1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Funakoshi_Ánh thái dương Karate-do

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nguoinguon, 22/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Funakoshi_Ánh thái dương Karate-do

    Karate-do có nguồn gốc sâu xa từ Thiếu Lâm Tự bên Trung Hoa, người dân Okinawa đã đón nhận môn thiếu lâm từ những năm đầu thế kỉ 14 và kết hợp võ của họ để tạo môn võ mới gọi là Okinawa_te ,trải qua thời gian Karate đã xuất hiện và trở thành môn phái mang bản sắc riêng.
    Nói đến những ai đam mê môn Karatedo(không thủ đạo) mấy ai lại không biết đến thầy Funakoshi Ghichin_người đã có công đầu tiên nghiên cứu, hệ thống hoá những tinh tuý của võ thuật để có được môn phái Karate như ngày nay.
    Thầy Ghichin sinh 1869 tại đảo Okinawa thuộc miền nam Nhật ,đây cũng là quê hương của Nunchanku(Côn nhị khúc),ngay từ nhỏ thầy đã được thọ giáo nhiều võ sư nổi tiếng của nhiều môn phái và thầy đã tỏ ra xuất sắc,có năng khiếu về võ học mà sau này thầy đã trở thành võ sư của những võ sư hàng đầu Nhật bản.
    Thầy Ghichin không chỉ là 1 người thầy dạy võ thông thường mà thầy còn là 1 tấm gương về nhân cách để chúng ta noi theo;
    Thầy Ghichin là 1 con người khiêm tốn, thầy luôn rèn cho mình và dạy cho môn sinh đức tính khiêm nhường,1 đức tính cần thiết để làm bản vị cho 1 người võ sinh. Thầy không chú ý đến những cuộc ganh đua,những lần tranh chức vô địch.Thầy chỉ chú ý đến mục đích cuối cùng là sự tự hoàn thiện của mỗi con người,có lần 1 võ sinh đã hỏi thầy về chữ "DO."(Đạo) ;...."Giữa con người thấp bé và con người đã đạt dược chữ "đạo" khác nhau làm sao?----"Thầy đáp" thật đơn giản,khi con người nhỏ bé thi đậu 1 đẳng,anh ta sẽ chạy về nhà và kể thật to với mọi người về chuyện đó.ngay khi đạt đến 2 đẳng anh ta sẽ leo lên mái nhà mà la thật to cho mọi người cùng biết và ngay khi đạt 3 đẳng anh ta sẽ nhảy vào xe,chạy khắp phố phường,bóp còi inh ỏi để chẳng 1 ai không biết kết quả của anh ta...Còn con người đạt đến chữ "đạo" thì lúc lên 1 đẳng sẽ cúi đầu xuống,khi đạt 2 đẳng sẽ cúi đầu thấp hơn , khi đạt 3 đẳng sẽ cúi khom cả người rồi lẳng lặng ra ngoài để chẳng ai biết đến mình''''
    Thầy Ghichin mất năm 1957 nhưng những bài giảng của thầy vẫn mãi là kim chỉ nam cho mọi võ sinh.
    Quá trình giảng dạy Karate-do ,thầy Ghichin luôn nhắc nhở môn sinh phải chú trọng tư duy võ thuật,thầy cho rằng 1 người biết suy ngẫm sẽ vượt lên trên được kĩ thuật đơn thuần,trong lời di huấn thứ 5(trong 20 lời di huấn ) thầy bảo rằng"Rèn luyện trực giác,tốt hơn chỉ luyện kĩ thuật đơn thuần,trực giác báo cho người biết mối nguy hiểm nào đó,trước khi nó kịp xảy ra , giúp cho họ có thể tránh được,trong khi nếu đương đầu nguy hiểm chỉ bằng kĩ thuật đơn thuần và sức mạnh cơ bắp ,thì bằng cách này hay cánh khác đều có thể gây tai hại cho mình"...và thầy đã kể lại 1 câu chuyện cho các môn sinh như sau:" Một bậc thầy về kiếm đạo,có một lần dạy 3 con trai về nghệ thuật của kiếm đạo, mong muốn được thấy sự tiến bộ của chúng. Ông gửi thư cho các con và cho biết"ông muốn có người kế vị và yêu cầu các con có mặt tại phòng của ông".Sau đó,ông đã đặt 1 cái gối gỗ trên tấm rèm cửa tại lối đi trong phòng của mình và sắp đăt sao cho mọi cử động nhỏ nhất cũng làm chiếc gối rơi trúng đầu người bước vào.
    Người con cả bước vào đầu tiên.Anh đến gần phòng,dừng lại trong vài giây,rồi bước vào cẩn thận ko làm lay động tấm rèm cửa,đẩy cái gối qua,bước vào trong và cẩn thận đặt nó lại chỗ cũ.
    Người thứ 2 bước vào chạm phải tấm rèm,làm gối rơi xuống,nhặt gối lên giữ trong tay,bước vào phòng và đặt nó vào chỗ cũ.
    Người thứ 3 có thể chất và kĩ thuật tinh xảo nhất nghĩ rằng anh ta có quyền kế vị tuyệt đối,nên khi được gọi,anh ta bước vào phòng,xô tấm rèm qua một bên,chiếc gối rơi trúng đầu anh ta.trong cơn bực tức,anh ta rút kiếm bổ đôi chiêc gối trước khi nó kịp rơi xuống sàn,đường gươm của anh ta trong lúc chém và động tác tra kiếm vào vỏ được thưc hiện với tốc độ chớp nhoáng nhanh mạnh, cực kì chính xác làm anh ta mỉm cười chắc mẫm.Người cha liền nhìn anh này và nói:"Mày đã làm hoen ố cái tinh tuý của kiếm đạo ; là nỗi nhục của gia đình, phải có trực giác nhiều hơn là kĩ thuật thuần tuý,cút khỏi nhà này và đừng bao giờ trở lại nếu chưa nhận ra điều đó."
    Với người con thứ 2 cha bảo"Con phải luyện tập hơn nữa và phải chuyên cần luyện tập đến cuối đời".Với người con cả ông tuyên bố:"Bây giờ cha có thể yên nghỉ thư thả,vì giờ đây con đã hiểu thế nào là nghệ thuật chiến đấu" và ông đã trao cho con thanh gươm gia truyền của gia đình.

Chia sẻ trang này