1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gái học yếu luận - Đàn chỉ luận - hay "kỹ thuật guitar đẽo gái"

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi cyberCloud, 15/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN TRÍCH
    (phần một)
    Lưu ý: Nội dung trình bày sẽ có một số điểm sửa đổi so với dàn bài lúc ban đầu.
    (1) Nội dung ?Luận hốt? sau rất nhiều cố gắng vẫn không tìm ra một cách diễn đạt khả dĩ hay ho, có thể một phần do nội dung này bao gồm nhiều các chi tiết kỹ thuật thuộc loại khó diễn đạt một cách đơn giản, hơn nữa khả năng trình bày của người viết cũng có nhiều hạn chế, do đó, có lẽ nội dung này sẽ được trình bày sau, dưới dạng một phụ lục kỹ thuật.
    (2) Nội dung ?oLuận hội? sẽ được rút gọn và gộp vào cùng nội dung ?oLuận trích?

    Phàm đã vác guitar xông pha giang hồ, đối địch với gái, đương nhiên việc đầu tiên là phải biết đánh đàn... hơn nữa còn phải khổ luyện để đánh càng giỏi càng tốt. Tuy nhiên nếu chỉ như thế không thôi thì vẫn chưa đủ. Ngày xưa có chuyện đệ tử xuất sơn, sư phụ cứ dặn đi dặn lại là ?ovới võ công của con bây giờ trong thiên hạ thực ra không còn mấy người là địch thủ, nhưng có 04 chữ, con luôn phải ghi nhớ, không bao giờ được quên - ?~đánh không lại, chạy?T...? Vì giang hồ hiểm ác, và ?ochiêu thức lợi hại nhất lại không nằm trong võ công cái thế...? (Phong Thanh Dương ?" Tư quá nhai).
    Nhà hát lớn, cổ điển thính phòng, nhạc trưởng đuôi tôm, nhạc công trông như toàn viện sĩ hàn lâm, khán giả toàn là khả kính đoan trang mẫu mực... trong cái khung cảnh như thế hắt xì hơi đã là chuyện điên rồ, sao còn dám thả ra những cái âm thanh đặc chủng khác... Nhưng mà nếu nhạc rock ở ngoài sân vận động thì lại khác hẳn, ném vỏ chuối, đội gái lên đầu, hét hò, chửi bới, huýt sáo, gào rú... đến hụt hơi khản tiếng còn chưa là đinh, huống hồ là 03 cái âm thanh đặc chủng lẻ tẻ... là 02 chỗ khác nhau, thì cách biểu diễn cũng cần phải khác nhau. Cách đây nhiều năm, lũ chúng tôi đi xem một đại nhạc hội rock ở moscow với sự tham gia của nhiều ban nhạc trên thế giới, từ rock ?osến? tây đức Scorpions cho đến loảng soảng chói tai nhức óc Cinderela, hay khàn đặc softmetal Bon Jovi... đều có mặt, chúng chơi xa luân chiến từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm, còn lũ chúng tôi thì ăn uống ngủ và nghe nhạc ?olăn lóc? trên sân vận động trung ương mang tên Lê-nin. Có một chi tiết trong việc tổ chức cái show này, đó là ban tổ chức sau một hồi tìm kiếm kết luận là không thể tìm được một hệ thống trang âm nào đủ công xuất trên khắp lãnh thổ Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, cuối cùng phải dùng máy bay trở toàn bộ hệ thống trang âm rock mạnh nhất lúc bấy giờ của Bon Jovi sang. Nói vậy để thấy hết tầm quan trọng của ?oyếu tố kỹ thuật?.
    Nói là quan trọng, nhưng cần phải hiểu, vấn đề muốn nhấn mạnh ở đây không phải là ?ocó điều kiện tốt thì mới chơi, không thì thôi...?, bởi vì việc chúng ta có chơi hay không thực ra lại chỉ phụ thuộc vào mỗi một vấn để là ở đấy có gái hay là không có gái. Tức là nói chung chúng ta luôn không thể chủ động về điều kiện kỹ thuật - Bon Jovi đe?T0 đâu, và đây mới chính là điểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Điều kiện hoàn cảnh tuy quan trọng, nhưng đàn tốt, trang âm tốt... đều chỉ là vật ngoại thân... chiêu thức đỉnh cao là vô chiêu vô thức, đã là cao thủ thì vớ cái gì đánh cái đấy, mà phải đánh hay, không cò kè đòi hỏi công cụ... Cho nên giỏi đàn là rất quan trọng, nhưng còn một cái kỹ năng khác còn quan trọng hơn nữa là ?otrong cái điều kiện như thế, phải làm thế nào thì nó mới hay?, cái này mới là đẳng cấp cao nhất.
    Bây giờ hãy bàn một chút về các vấn đề kỹ thuật nghiêm túc, tức là cái chuyện ?otrước tiên vẫn cần phải biết đàn hát... mà càng giỏi càng tốt?. Trước, hãy nói về đàn, muốn lái xe giỏi, hãy chọn một con xe thật bẩn để tập lái, đây là một nguyên tắc vàng, chúng ta cũng hãy chọn một cái điều kiện tồi tệ nhất, là đàn mậu dịch, đám đông gái ồn ào và dốt nhạc... nếu mà ngay cả trong trường hợp như vậy, chúng ta vẫn có thể ?olàm đà? để lùa được một vài nữ khán giả yêu âm nhạc từ cái đám đông dốt nhạc ấy đi nghe romance đánh lỗi ở cuối đoạn 02 của chúng ta vào một dịp khác... thì đây hiển nhiên đã là khởi đầu cho một tương lai tươi sáng... Oánh đàn trong điều kiện như trên, không cần thiết phải cầu kỳ hay là bài bản lắm. Quy tắc thứ nhất, ?ohãy chơi nhiều dây to?. Hãy bấm nhiều các hợp âm chặn đủ 06 dây rồi cứ mấy cái dây to ở trên mà táng cho thật mạnh vào các phách nặng, muốn hiểu đấy là bass hay là hợp âm nặng đều được. Quy tắc thứ hai, hãy chơi với một phong cách ngẫu hứng, những chỗ sai, những chỗ lạc phách... đơn giản là hãy tiếp tục ?obắt đầu chơi từ chỗ đấy? một cách ?okhông hề bối rối?, thậm chí là lạc hoàn toàn, sai hoàn toàn và chúng ta cũng biết rõ như vậy, vẫn phải tiếp tục tươi cười như thể mọi thứ đều tuyệt vời và chơi như là đang ?onhập đàn? kinh lắm, và nếu như không phải là ta đang hát mà là đang đàn cho đứa khác hát, hãy nhếch mép nở một nụ cười cao ngạo, như thể ta đàn chuẩn còn nó thì hát sai... cùng thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng của chúng ta sẽ ngày càng phong phú, sai sót sẽ bớt dần, nhưng sẽ vẫn mãi mãi không hết hẳn và còn sẽ tiếp tục phát sinh thêm... cho nên, ?ohãy yêu như chưa yêu lần nào, hãy chơi như chưa chơi sai lần nào?... Quy tắc thứ ba, như chúng ta sẽ thấy trong chương ?oLuận quạt chả?, khi quạt chả, nói chung là chúng ta sẽ chặn dây tay phải hay bóp cần tay trái ở những chỗ cần phải làm cho gọn tiếng, nhưng khi chơi ở điều kiện ?obiểu diễn? như trên, hãy cứ khua tay cho hết đà, đừng chặn dây, đừng bóp cần, cứ ?oxoảng? một phát vô tư rồi để cho kêu hết đà... riêng môn giữ cần khư khư, không nhấp không bóp nếu chơi lâu sẽ đòi hỏi một thể lực phi phàm... nếu mỏi tay quá mà vẫn chưa hết bài thì phải cố mà chuyển sang chơi hợp âm mở (nhiều dây buông, không phải chặn). Quy tắc cuối cùng, mặc dù đã thủ rất nhiều móng đàn, nhưng vẫn sẽ có rất nhiều trường hợp chúng ta không có sẵn, cũng không thể tìm đâu ra móng đàn, lúc đấy vẫn không được chơi ?ochân phương?, hãy vớ lấy thậm chí là cái đóm, cái que, mảnh mi ca, mảnh gỗ dán... để thay móng, và nếu không có đến cả những cái mảnh đấy, thì hãy dùng cả 04 ngón tay mà ?ovảy? thật lực... hình dung thì nó hơi thô thiển, nhưng mà không thể khác được... nói hay mà không ai nghe thấy thì cũng khác đe?T0 gì thằng câm, phải nghe thấy đã, rồi bàn chuyện hay dở sau. Đàn ?omậu dịch? (hoặc đàn đẹp của bạn ta...) có thể sau cái cuộc đú đởn ấy trông sẽ rất buồn cười (thể nào ?omóng que? chả quào trúng mặt đàn), và cả ngón tay, móng tay chúng ta cũng vậy, nhưng mà đàn (nhất là không phải đàn của ta) và tay đe?T0 có gì là quan trọng hết, mục đích của chúng ta là gái. Tiếp, hãy nói về hát, hết sức ngắn gọn thôi, ?ohát giống y như là nói với người đứng ở xa? (nếu chưa bao giờ nghĩ thế thì hãy thử xem, bảo đảm giọng nó sẽ ?ora?), cho nên, trong đám đông, hãy trọn lấy một con mái có cái bản mặt ngơ ngáo nhất, ngồi ở xa nhất (có một sự thú vị hoàn toàn không tình cờ, mang tính logic chặt chẽ, là những con mái ngơ ngáo nhất bao giờ cũng ngồi ở xa nhất, vấn đề này có thể tự kiểm nghiệm), và hãy coi như là chúng ta phải hát cho y thị nghe, chúng ta phải ?othuyết phục? y thị, chúng ta phải cố hết sức để gây ấn tượng với y thị... nguyên tắc vàng của chúng ta vẫn nhất quán là ?ohãy chọn con xe bẩn nhất?.
    Chúng ta, từ thằng lớn đến thằng bé, hẳn đứa nào cũng đã từng ?ophải lòng? rất là nhiều vẹo... chúng có ở khắp nơi, chúng học cùng trường, cùng lớp ta, chúng ngồi cùng bàn với ta, chúng chạy lông nhông đầy đường, chúng là hàng xóm ở cạnh nhà ta, chúng ở trong cùng khu tập thể với ta, chúng là bạn thân của chị hay em gái ta, thậm chí... chúng là con thầy, là vợ bạn, là gái cơ quan ta... nhưng có lẽ ít người nào trong chúng ta đã từng một lần tự hỏi ?othế thì rốt cục... cụ thể là vì lý do đe?T0 gì mà ta lại đi kết một con mái?. Thì hãy phân tích một chút... Là chúng ta quan tâm đến ả trước rồi mới ngồi nghe chuyện đời ả, hay là cái việc nghe ả kể chuyện đời ả làm cho chúng ta quan tâm đến ả... Rõ ràng cái việc ?onghe chuyện đời ả? trong cả hai trường hợp đều là ngớ ngẩn và phải chịu đựng khổ sở như nhau, nhưng ở trường hợp đầu thì chúng ta chịu đựng được là vì chúng ta quan tâm đến ả, còn trường hợp sau thì rõ là đe?T0 khả thi. Tiếp, thế thì vì sao mà chúng ta lại quan tâm đến ả... thì ?oanh hùng tự cổ giai hiếu sắc?, nói vòng vèo kiểu gì thì rồi cũng là thế thôi. Thế thì ?osắc? sao lại quan trọng thế... thì bởi vì sắc nó là chân dài, là mông nở, eo thon... là những cái luôn lùng bùng trong tâm hồn trai của chúng ta, một cách tổng quát, nó là những ấn tượng gây cho chúng ta sự thích. Việc thích một bài hát hay thích một đứa hát cũng y như vậy, nó là ở những yếu tố ?ogây ấn tượng?. Những cái bài mà gái thích, kiểu gì cũng phải có những chỗ lâm luy, kể cả là rock cũng vậy. Nhưng mà thường những cái đoạn lâm luy, mang ra một chỗ hỗn loạn, lại không được trang âm và nhạc cụ nó ?onâng? lên, thì hoàn toàn không có cách nào để mà có thể gây được ấn tượng... Nếu mà cứ theo cái cách truyền thống, hát lẩm bẩm đe?T0 có ai quan tâm, mình thành ngơ ngáo là chắc... Bài bản là lúc tập ở trên chùa, còn ra giang hồ nó khác, chắp tay xin phép rồi sàng đi sàng lại là ngu nhất, tốt nhất là bất ngờ lúc nó đe?T0 để ý, táng ngay, có khi chỉ cần một chiêu là xong... Cho nên, đi đàn hát đẽo gái, trong túi phải thủ sẵn một ít ?oca đoạn? bửu bối, để lúc cần thì vác ra choảng. Đặc điểm của những ca đoạn này là có thể hát theo kiểu gần như ?ovo? (chỉ cần quào hợp âm vào những đoạn kết câu), và quan trọng nhất là có thể rống lên một cách thảm thiết. Trừ một số cái bài đặc chủng như kiểu ?obài thánh ca đo?To?To?T... còn nhớ không em...? nó ?ovo? và thảm thiết ngay từ câu đầu... còn thì đa số những cái đoạn ấy nó nằm ở những chỗ cao trào, điệp khúc... mà hầu như bài nào cũng có (bài nào tìm mãi không ra cái đoạn đấy thì tốt nhất đừng có mà đem ra chỗ đám đông, bất kể là nó hay bao nhiêu... nhớ). Cho nên, trong những bài mà mình hay hát, hãy chọn ra một số những cái đoạn như thế, và luyện riêng với một cái cách thể hiện sao cho thật là thống thiết, thật là lâm luy bi đát. Trực quan thì hiểu ngay thôi... chúng ta ăn mặc gọn gàng, đầu tóc nghiêm chỉnh, đứng trước đám đông gái đang buôn dưa lê ầm ĩ, nhỏ nhẹ giới thiệu ?osau đây tôi xin trình bày bài bông hồng thủy tinh của bức tường...?, sau đó dùng guitar mậu dịch tỉa ngón đoạn ?otí ti-í ti, tí ti-í tì...? thậm chí còn cố bồi cho được một phát ở cuối... rồi cất giọng ?onếu những đắm say vội vã...?... còn một trường hợp khác thì ta cùng với đội chân gỗ của mình sẽ gây ồn ào chỗ chúng ta ngồi, rồi làm như thể bị đun đẩy, ta mới tươi cười đứng phắt lên, kéo ghế, đạp chân, so vai rút móng, nhếch mép cười trịch thượng như một ngôi sao (đã mô tả chi tiết ở các nội dung trước)... các chân gỗ của chúng ta thì bắt đầu vỗ tay và huýt sáo ầm ĩ, chờ chúng huýt sáo xong, ta mới giơ tay kiểu ?otrấn an quần chúng?, rồi hiên ngang quào một đường móng ?oroeng... oeng... oeng? rồi rống lên thống thiết ?oXin cho cơn mơ như bông hoa sẽ mãi mãi trong tim ta...? nhưng mà đừng có dại mà đi hát hết cả đoạn điệp khúc, với khả năng thanh nhạc như của chúng ta, 04 câu ?ovo? liên tục đứng ngoài mà nghe nó sẽ đe?T0 ra làm sao cả ?" Mỹ Linh đe?T0 đâu. Hãy hát gần hết 02 câu, và đội chân gỗ bắt đầu nhao nhao lên ?obông hồng thủy tinh... bông hồng thủy tinh...? cũng cùng một bài hát thôi, nhưng hiệu ứng rõ ràng là có khác biệt.
    (còn tiếp...)
  2. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN TRÍCH
    (phần hai)
    Bằng vào tính đa dạng của những hoàn cảnh mà chúng ta có thể rơi vào khi đàn hát với gái, đặc biệt là bằng vào tính đa dạng và không thể lường trước của gái, trước hết, ta phải có một ?otúi? bửu bối tương đối phong phú và liên tục được bổ xung cũng như đào thải. Đã đành vô chiêu vô thức là cảnh giới tột đỉnh, nhưng mà để đạt tới cái cảnh giới đó, thì không thể không qua giai đoạn phải có rất nhiều chiêu thức. Giỏi rồi làm đe?T0 gì chả được, nhưng mà làm thế nào để giỏi... thì lại phải bắt đầu từ những thứ đơn giản. Ví dụ dưới đây là ?othảm thiết? của ?oTuổi hồng thơ ngây?:

    .............E....E.......A
    E||----------0----0----|--0----------------|
    B||----------0----0----|--2----------------|
    G||----------1----1----|--2----------------|
    D||----------2----2----|--2----------------|
    A||----------2----2----|--0----------------|
    E||----------0----0----|-------------------|
    ..A..........................F#m
    --0--------0----0----0----|--2----------------|
    --2--------2----2----2----|--2----------------|
    --2--------2----2----2----|--2----------------|
    --2--------2----2----2----|--4----------------|
    --0-----------------------|--4----------------|
    --------------------------|--2----------------|
    Khi.....bie^''t..tin..em....ro^`i..........Lo`ng
    ..Bm.......................E
    --2----------------2----|--0------------0----0----|
    --3----------------3----|--0------------0----0----|
    --4----------------4----|--1------------1----1----|
    --4----------------4----|--2------------2----2----|
    --2---------------------|--2----------------------|
    --2---------------------|--0----------------------|
    to^i....bo^~ng.se.tha(''t...la.i.................Va`
    ..C#7........................D
    --4-----------------------|--2----------------|
    --6-----------------------|--3----------------|
    --4-----------------------|--2----------------|
    --6-----------------------|--0----------------|
    --4-----------------------|--0----------------|
    --4-----------------------|--2----------------|
    khi..tie^''ng.chuo^ng.gia''o.duo`ng....do^?.nga^n
    ..Bm
    --2----------------||
    --3----------------||
    --4----------------||
    --4----------------||
    --2----------------||
    --2----------------||
    .xa...

    Còn đây là ?othống thiết? trong ?oĐường xưa?

    .....Em
    E||--0------------|--------------|
    B||--0------------|--------------|
    G||--0------------|--------------|
    D||--2------------|--------------|
    A||--2------------|--------------|
    E||--0------------|--------------|
    ...........................va`.anh
    .................Em
    --------------|--0------------|
    --------------|--0------------|
    --------------|--0------------|
    --------------|--2------------|
    --------------|--2------------|
    --------------|--0------------|
    se~.buo''c.choi...voi..khi.nguoi
    ...................Am
    -------0--------|--0------------|
    -------0--------|--1------------|
    -------0--------|--2------------|
    ----------------|--2------------|
    ----------------|--0------------|
    --0-------------|---------------|
    khuat.xa.chan......tro`i
    .................D7
    --------------|-------2--------|
    --------------|-------1--------|
    --------------|-------2--------|
    --------------|--0-------------|
    --------------|----------------|
    --------------|----------------|
    se~.hap.ho''i.....trong.de^m.mu`
    ..G
    --3------------|--------------|
    --0------------|--------------|
    --0------------|--------------|
    --0------------|--------------|
    --2------------|--------------|
    --3------------|--------------|
    kho+i...........se~ tha''y bo''ng
    -------0--------|--------------|
    -------3--------|--------------|
    -------1--------|--------------|
    ----------------|--------------|
    ----------------|--------------|
    --0-------------|--------------|
    to''i....vay tu`ng..no~i.dau.xanh
    .......Am..........Em
    -------0--------|--0------------|
    -------1--------|--0------------|
    -------2--------|--0------------|
    -------2--------|--2------------|
    --0----0--------|--2------------|
    ----------------|--0------------|
    ngo`i.........xa...va''ng......roi
    ...................Em
    -------2--------|--0------------||
    -------0--------|--0------------||
    -------2--------|--0------------||
    ----------------|--2------------||
    --2-------------|--2------------||
    ----------------|--0------------||
    nhu~ng.khi.be^n....nguo`i...

    Các đoạn ?otrích? đại để nó như vậy.
    Trên đây, chúng ta đã phần nào đả động đến một phần kiến thức ?oLuận hội? khi đề cập đến ?ođội chân gỗ của mình?. Thực chất đây là một chủ đề lớn, nhớ là có cả một môn công nghệ, và một ngành công nghiệp lăng-xê, ở đây chỉ đưa ra một số nét chính liên quan đến chúng ta. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là bài toán hát-gái của chúng ta có nhiều nét giống với mô hình ?olàm chính trị? hơn là ?omô hình cờ bạc?, ở vào trường hợp thứ 02, ưu thế là thuộc về số ít, còn ở trường hợp thứ nhất, nó thuộc về số đông. Ở đây ?ochủ nghĩa anh hùng cá nhân? là quan trọng chỉ khi không có tập thể, hoặc trong những trường hợp ?omật ít ruồi nhiều?, không có cơ hội mở rộng thị trường, còn nói chung, chúng ta nên liên kết một số cá thể giống nhau thành một đám để ?ochân gỗ lẫn nhau?, theo cái cách na ná như đã mô tả ở trên. Cả miếng bánh sẽ to hơn, chia nhau mỗi người một phần cũng còn to hơn là một mình ôm nguyên một miếng bé tí. Hơn nữa mặc dù tất cả chúng ta, ở vào một số thời điểm đặc chủng, ai cũng sẵn sàng trở thành một kẻ ăn mảnh, ai cũng sẵn sàng làm một con sâu bỏ rầu nồi canh... nhưng mà đời thì lại vẫn sẽ luôn có những cái đứa đặc biệt xấu, là những đứa lúc nào cũng tìm cách ăn mảnh. Với đội chân gỗ, rất dễ dàng điều trị những cái đứa chã này.
    Kỳ sau: ?oLUẬN NHĨ?
  3. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN NHĨ
    Mỗi người trong chúng ta (nhất là những kẻ lại còn quan tâm đến cái box này) hẳn đã có vài lần bắt gặp (hoặc chủ ý tìm tòi) đâu đó những bảng xếp hạng các guitarist theo nhiều tiêu chí khác nhau, với sự thay đổi khác nhau về vị trí xếp hạng... tuy nhiên, nếu để ý một chút, sẽ nhận thấy một điểm ít có sai số, đó là, nói chung, trong các bảng xếp hạng, kể từ vị trí thứ 02 trở đi, thứ tự có thể thay đổi loanh quanh với một số tên tuổi như Jimy Page, Eddie Van Halen, Carlos Santana, John Petrucci, Eric Clapton, Brian May... và cả Chuck Berry của một thời rất xa xưa... còn riêng ở vị trí thứ nhất, gần như lúc nào cũng luôn là 01 cái tên ?" ?oJimi Hendrix?. ?oWoodstock Music and Art Fair? tại New York, Jimi xuất hiện trên sân khấu và chơi quốc ca Mỹ (?oThe Star Spangled Banner?) theo phiên bản Jimi?Ts rock-guitar... những cái chuyện như thế không ai và không bao giờ có thể quên được... và cũng có thể ngồi mà kể mãi cũng không biết chán... Tuy nhiên, chi tiết mà chúng ta muốn đề cập đến ở đây là trong suốt cuộc đời đầy ấn tượng của thiên tài guitar này, kể từ lần đầu tiên sờ vào cây guitar lúc 05 tuổi cho đến khi từ giã cõi đời lúc 27 tuổi, Jimi Henrix chưa bao giờ biết đọc nốt nhạc và cũng chưa bao giờ thử làm cái việc ấy.
    Âm nhạc là trò chơi của âm thanh. Những gì trực tiếp liên quan đến âm thanh đối với con người là khả năng tạo ra và khả năng cảm nhận âm thanh. Cái nói sau, chính là ?otai nghe?. Lý thuyết nhạc, bản nhạc, nốt nhạc... chỉ là những công cụ chuyển tải, cũng như ý tưởng là ở trong đầu, sách vở, chữ viết chỉ là công cụ chuyển tải... Cho nên, nếu chúng ta đang muốn đánh đàn hay, thì việc luyện tai nghe sẽ là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Như đã đề cập, gái, muôn thuở chúng luôn là, đang là và sẽ là đa dạng và thất thường. Và vấn đề bất hạnh nhất đối với cái môn ?ođàn-gái? của chúng ta là ở chỗ chúng lại mang đầy đủ cả 02 cái tính khí chết tiệt đấy vào cái việc hát hò của chúng. Cụ thể là chúng sẽ luôn vào sai nhịp, vào sai tông, rồi đang hát yên ổn thì tự nhiên (hoặc tại cao (thấp) quá đe?T0 lên (xuống) được) lại đổi nhịp, đổi tông chả theo bất kỳ một cái quy luật đe?T0 nào... điên nhất là có một số đứa đe?T0 biết học ở đâu được cái cách hát vào khoảng giữa những cái nốt trên đàn của chúng ta. Đã đành là về lý thuyết, không ai cấm thăng giáng vào những cái cao độ lửng lơ ăn trộm ăn cắp, thêm bớt khoảng một phần tư nốt đấy, nhưng mà thỉnh thoảng làm một hai phát thì còn được, mà như thế cũng là tương đối kỳ quái rồi, chứ cứ ỷ thế là gái mà làm như vậy cả một đoạn dài thì nó ra thế đe?T0 nào, quái gở thì nó cũng có giới hạn thôi chứ... nếu mà là đệm đàn óc thì còn có thể bấm vài nút tinh chỉnh được, chứ còn guitar, đe?T0 ai mà đi vặn lại cả 06 cái dây lúc đang chơi dở bài như thế được, còn có mỗi một cách là vít dây, mà phải vít cả 6 dây, nhưng mà vít kiểu gì thì nó cũng chỉ đỡ phô hơn thôi, chứ còn thì vẫn lơ lớ đe?T0 ra đâu vào đâu, vả lại còn rất chi là mỏi tay, chơi như thế phải gọi là đánh đu chứ đe?T0 thể gọi là đánh đàn được... Nhưng mà chuyện nó thế, cần thì kể cả là đánh đu cũng thì cũng vẫn phải đánh thôi. Và muốn đánh đu được với gái, thì cái khả năng ?obiết nghe? chúng hát lại là một trong những yếu tố then chốt. Muốn ?onghe thấy? gái hát sai, đánh đu được theo đúng cái sai của gái, trước, phải luyện tai nghe, sau, phải chinh chiến cho nhiều, cả hai yếu tố đều không thể thiếu, yếu tố thứ 02, chỉ có mỗi một cách là phải mạnh dạn vác đàn lăn xả vào những cái chỗ có nhiều gái, còn ở dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn liên quan đến yếu tố thứ nhất.
    (1) Để luyện tai nghe, tốt nhất là nên bắt đầu với một số bài hát đơn giản, với tốc độ chuyển hợp âm thong thả, và đàn bass chơi chắc nhịp vào các nốt chủ (được dùng để ghi tên hợp âm như A, Am, C, Dm...) của hợp âm, tức là nếu hợp âm phải chơi là A hay Am thì bass chơi ?oLà?. Nhạc Trịnh Công Sơn với các phiên bản ?osài gòn cũ?, ví dụ như ?oSơn Ca 07? có thể là một đề cử tốt (hơn nữa giai điệu Trịnh gia luôn trong sáng và gần gũi với tất cả chúng ta).
    (2) Hãy chú ý nghe hợp âm đầu tiên. Lưu ý ?" ?ođừng vừa nghe vừa thử luôn trên đàn?, đây chưa phải là lúc ?olâm trận?, sau này, khi đã ?othạo nghề?, chúng ta có thể làm như vậy, và nói chung là sẽ làm như vậy, nhưng lúc đầu thì rất không nên, lúc này tai chúng ta chưa ?otinh?, khả năng ?obóc tách? âm thanh của chúng ta còn đuối, rất có thể chúng ta sẽ lầm tưởng cái âm thanh đang phát ra từ đàn của chúng ta chính là cái âm thanh của bản nhạc, mặc dù thực tế thì lúc đầu, 02 cái loại âm thanh này nói chung sẽ là 02 thứ khác hẳn nhau.
    (3) Tìm nốt nhạc chủ của hợp âm đầu tiên. Hãy nghe vài lần mấy câu đầu của bài hát, chú ý vào tiếng bass, sau khi đã ?onhớ? mang máng trong đầu, hãy tắt máy nghe nhạc, vớ ngay lấy đàn, đánh lần lượt tất cả các nốt trên dây 06 (to nhất) từ dây buông (phím 0) cho đến phím 11. Thông thường, với những bài đơn giản, người chơi bass đa phần sẽ chơi những nốt nhạc chủ của hợp âm vào một khoảng thấp hơn một quãng tám so với nốt trên đàn của chúng ta (đàn ta là ?omì? thì đàn bass sẽ chơi là ?omỉ?, nhưng mà cách một quãng tám, nghe nó cũng na ná như nhau). Thử trên dây 06 như vậy là chúng ta đã ?olướt? hết tất cả các khả năng có thể, chỉ cần tinh tai một chút là cái nốt mà chúng ta cần sẽ ?onghe ra? ngay. Nếu vẫn chưa ra, hãy thử lần nữa. Nếu vẫn chưa ra, hãy dùng một phương pháp khác có xuất phát điểm toán học là ?ochia để trị?. Cụ thể là hãy chơi một nốt vẫn trên dây 06, nhưng ở đâu đó khoảng giữa cần đàn. Cố xác định xem cái nốt mà mình nghe thấy ở bài hát là thấp hay cao hơn so với nốt vừa chơi, rồi đẩy tay lên hay kéo tay xuống tùy theo trường hợp tương ứng. Điều chỉnh như thế vài lần, thể nào cũng ra. Nhớ là tìm được nốt ?ogần giống nhất? là đạt yêu cầu rồi, vì nốt ?ogiống y như thế? trong nhiều trường hợp là không tồn tại, thứ nhất vì đàn chúng ta nói chung sẽ lên dân không thật chuẩn, thứ hai cùng một bản ghi chơi trên các máy khác nhau có thể sẽ bị cao thấp khác nhau, tức là cũng không được chuẩn.
    (4) Oki, bây giờ chúng ta đã xác định được nốt chủ của hợp âm đầu tiên, việc tiếp theo là phải xác định xem cái kiểu hợp âm được chơi là hợp âm gì. Với các bài đơn giản, nói chung sẽ chỉ cần hợp âm Trưởng, hợp âm Thứ và hợp âm Bảy là đủ. Đơn giản hơn nữa, những chỗ chơi hợp âm Bảy, có thể chơi Trưởng ?ocũng được?. Tức là chỉ cần cố phân biệt trưởng và thứ là đã có thể chơi ?okhông sai? được rồi. Một cách chung nhất và dễ hình dung nhất, hợp âm trưởng liên quan đến những âm thanh ?osung sướng?, hợp âm thứ liên quan đến những âm thanh ?obuồn bã?. Nhớ là đây là cảm giác về âm thanh/hợp âm riêng lẻ chứ không phải là cả bài hát, tức là một bài hát chảy sệ, vẫn phải dựa trên những âm thanh như chúng ta gọi là ?osung sướng?, và ngược lại. Đấy là về cách cảm nhận, còn thủ pháp thì như sau. Hợp âm trưởng và hợp âm thứ với cùng một nốt nhạc chủ được phân biệt bởi một nốt nhạc khác nhau. Ví dụ la thứ và la trưởng đều có 03 nốt có tên ?oLà?-?oĐô?-?oMí?, nhưng ở la thứ thì là ?oĐô? xịn, còn la trưởng thì là ?oĐô? thăng. Với cái nốt chủ mà chúng ta vừa xác định (ở ví dụ trên là A), hãy xác định cái nốt phân biệt trưởng/thứ vừa nói đến ở trên (ở ví dụ trên là C và C#). Bây giờ hãy bật lại bài nhạc đến cái chỗ cần xác định, lúc nào ở đó chơi đến cái hợp âm đang đoán, thì chơi đi chơi lại 02 cái nốt đấy, sẽ có một cái nghe rất chi là ?ophô?, lộ ra ngay, cái kia rơi vào hợp âm nào (trưởng hay thứ) thì chọn hợp âm đấy.
    (5) Bước tiếp theo là xác định hợp âm thứ hai. Có thể dùng cách y như đã làm khi xác định hợp âm thứ nhất. Hoặc có thể sáng tạo hơn một chút, hãy bật bài nhạc, lúc nào bass của hợp âm thứ hai vừa chơi thì chơi ngay cái nốt chủ của hợp âm thứ nhất mà chúng ta vừa mới xác định, bằng cách đấy sẽ dễ dàng xác định được hợp âm thứ hai nó cao hơn, hay thấp hơn hợp âm thứ nhất, cho nên đây gọi là phương pháp thử dây, tại nó cũng na ná như lúc chúng ta lên dây đàn vậy, phải so sánh 02 nốt cao thấp. Tiếp theo là thử các nốt theo hướng cao hơn hay thấp hơn tương ứng. Sau khi đã xác định nốt chủ, tiếp tục làm theo cách đã làm với hợp âm thứ nhất để xác định toàn bộ hợp âm thứ hai.
    (6) Dùng cách đã làm để xác định các hợp âm còn lại của bài hát. Nhớ để ý đến các hợp âm được lặp đi lặp lại. Một bài hát kiểu gì cũng chỉ quay đi quay lại với một số hữu hạn các hợp âm, trong trường hợp đơn giản thì con số này không vượt quá 6. Ví dụ, nếu bài hát chơi ở La thứ hoặc Đô trưởng (là 02 giọng trưởng thứ với âm giai dựa trên những nốt như nhau) thì hợp âm có thể loanh quanh trong khoảng C, F, G7 (lúc đầu hoặc lúc ?ongại? có thể chơi là G), Am, Dm, E7 (lúc đầu hoặc lúc ?ongại? có thể chơi là E), hoàn toàn tương tự với các giọng khác. Và ngay cả cái cách lặp đi lặp lại hợp âm nhiều khi cũng theo cùng một thứ tự (nôm na thì lời bài hát nói chung nó na ná như lời bài thơ, mà thơ thì dù lỏng dù chặt cũng theo một số ?oniêm luật? nhất định ?" tất nhiên là đe?T0 nói đến cái loại thơ ngớ ngẩn kiểu vi thùy linh chi đó ?" chứ nếu không thì gọi mẹ là ?ovăn xuôi chặt khúc? chứ gọi là thơ làm đe?T0 gì, và nhạc thì ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng (mặc dù không bắt buộc) bởi cái tính niêm luật này), hoặc chỉ thay đổi chút chút... nếu bắt đầu ?ocó nghề? chúng ta sẽ càng ngày càng dễ nhận ra những chi tiết này.
    Nếu chúng ta là người mới bắt đầu và chưa xác định rõ nên bắt đầu từ đâu thì những chỉ dẫn trên đây sẽ là một phương cách tương đối hữu hiệu. Có một số dấu hiệu để xác nhận sự ?ohoàn thành? giai đoạn ban đầu này, ví dụ, có một lúc nào đó trong lúc đang chăm chú nghe một bản nhạc, chúng ta chợt tình cờ nhận ra là thực chất mình chả quan tâm đe?T0 gì đến nội dung của bài hát cũng như giọng hát của ca sĩ, mà chỉ chăm chú hóng hớt mỗi cái phần bass. Việc này có thể tự kiểm nghiệm trong thực tế. Tuy nhiên (và rất chi là đáng mừng) là trong chúng ta đã có nhiều người bắt đầu bằng nhiều cách khác nhau, và đều đã qua được ?ocái thuở ban đầu?... mệt mỏi này. Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với một số thính pháp kỹ thuật khác, nhằm nâng cao kỹ năng ?onghe? của mình. Hãy thường xuyên sử dụng những kỹ năng này, khả năng của chúng ta sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
    (I) ?oChuyển biên bằng tai? hay có thể gọi là ?oNghe bóc tách? các bài hát thành hợp âm, giai điệu, các đoạn solo,... với một cây guitar trong tay.
    (II) Hãy tập tọe đọc sách nhạc lý cơ bản, và làm cái việc ?oNghe bóc tách? trên đây nhưng với một cây bút và một quyển vở chép nhạc trong tay. Hãy nghe đi nghe lại, sửa đi sửa lại bản chép nhạc đến bao giờ cảm thấy là mình chép ?ođúng? lắm rồi, thì hãy vớ lấy đàn guitar và ?othể hiện? lại cái mình đã chép ra. Phải biết là do được ?ocấu hình? khác nhau, mỗi người trong chúng ta sẽ có một ?omẫu nghe sai, chơi sai? đặc trưng của mình. Và theo phương pháp này, sau một thời gian, tự chúng ta sẽ phát hiện ra điều đó, ví dụ có một số người sẽ luôn tưởng là phải chơi Dm vào những chỗ trong bài nhạc nó là G7, chơi E7 vào những chỗ trong bài nhạc nó là Em... và sau khi đã phát hiện ra thì những lỗi có hệ thống này cần phải có biện pháp tập trung khắc phục trong tương lai.
    (III) ?oHát? (không viết nhầm đâu, đúng là hát thật, mà hát thành tiếng, hát to hẳn hoi ?" nhớ là tai mũi thông nhau) âm giai. Hãy bắt đầu với các âm giai trưởng. Sau đó có thể thêm âm giai thứ tự nhiên, thứ hòa âm, ngũ âm, âm giai blues v.v... (có thể sẽ trình bày chi tiết các loại âm giai này như một phụ lục kỹ thuật)
    (IV) Hát quãng - tức là hát từng cặp 02 nốt với cao độ khác nhau.
    (V) Hát ?orải? hợp âm - tức là hát lần lượt từng nốt trong hợp âm, ví dụ ?olààà ?" đôôô ?" mííí?, trước tiên hãy bắt đầu ?orải? lần lượt 03 nốt các hợp âm trưởng, sau đó chuyển sang hợp âm thứ.
    (VI) Tiếp tục tập tọe đọc sách nhạc lý cơ bản và tập hát theo bản nhạc, nhớ chọn những bản dễ để bắt đầu.
    (VII) Nghe bóc tách nhịp ?" tương tự như đã làm với giai điệu, hợp âm... nhưng chỉ ghi lại nhịp vào giấy thôi.
    (VIII) Thử ?ongẫu hứng? một số giai điệu mới, một số đoạn solo mới... dựa theo ?ođường? hợp âm của một bài hát. Nhớ là bất biết kết quả ra sao (trong đa phần các trường hợp nói chung là nó sẽ đe?T0 ra làm sao cả... không thì thành nhạc sĩ hết a), thì cảm giác khi làm cái việc này luôn rất chi là khoái.
    (IX) ?oNghĩ? trong đầu từng đoạn giai điệu ngắn khoảng 3, 4 nốt, sau đó thử chơi đoạn đó trên guitar.
    (X) Hãy chơi ?ongẫu hứng? một đống thật nhiều hợp âm lung tung khác nhau, thuộc 02 loại trưởng và thứ (nhớ là không lặp lại quá nhiều lần cùng một hợp âm), ghi lại (vào băng nhạc, vào file) tất cả những gì vừa chơi, sau đó bật lên nghe lại và cố gắng phân biệt đâu là hợp âm trưởng, đâu là hợp âm thứ.
    Muốn chơi đàn sao cho gái thích (chứ chưa cần nói đến việc chơi cho hay) thì ?oluyện tai nghe? là một trong những vấn đề mang tính quyết định. Luyện tai nghe, dù ở bất kỳ trình độ nào cũng đều là một công việc ở vào hàng ?okỹ năng cao cấp?, và đòi hỏi một đức tính không thể thiếu ?" là tính kiên trì. Đáng mừng là vấn đề ?okiên trì? ở đây là hết sức khả thi, vì đằng nào ở vào cái thời buổi ?ocông nghệ cao? như hiện nay, cả gái lẫn chúng ta, kể cả là những cái đứa cục mịch, thô tháp, thiếu thẩm mỹ, ngu dốt nhất... ai ai cũng đều nghe nhạc rất chi là nhiều, mà đằng nào cũng phải nghe, mất gì mà không tranh thủ tìm cách ?oluyện tai nghe?. Hơn nữa ở đời, nếu đọc một hai cuốn dã sử, chúng ta sẽ nhận thấy là có rất nhiều các công trạng phi thường vốn có xuất phát điểm từ những mục đích rất chi là thấp hèn, ngày xưa chả đã có bao nhiêu cuộc thập tự chinh với cả đống anh hùng đi vào sử sách đấy thôi, mà rốt cục thì cũng chỉ là để tranh gái chứ làm đe?T0 gì... Cho nên, kẻ sớm người muộn, sẽ có một lúc nào đấy, gái đối với chúng ta đe?T0 còn mang một cái ý nghĩa lớn lao như lúc ban đầu, hoặc là vẫn còn lớn lao, nhưng mà ta đã có nhiều cách giải quyết khác, không còn cần dùng (hoặc nhận thấy không đáng phải dùng đến) đàn guitar nữa, nhưng cái ?otính chất? là một người ?ogiỏi nghe nhạc, giỏi chơi đàn? thì vô tình đã trở thành một phần cấu thành của ta, sẽ còn mãi, và không thể phủ nhận là nó góp phần nâng cao một cách đáng kể ?ochất lượng cuộc sống? của chúng ta.
    Kỳ sau: ?oLUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC?
  4. phien_khuc_mua_dong

    phien_khuc_mua_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    đệ bái phục ! đệ sẽ ghi nhớ chiêu thức này
    tiếp đi đại ca!
  5. axl_rose_vn

    axl_rose_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    heheh huynh cyber ngày xưa mấy phảy Văn thế?thằng đệ đọc Văn của huynh mà *** nhịn được cười,mấy con mái trong quán cứ quay qua nhìn ngại vật.Huynh chỉ giùm đệ vài đoạn solo cái đệm hát cho nó máu,hay chỗ nào có solo chạy nốt gì cũng được,đệ chơi Mắt Đen mà *** biết nó tỉa kiểu gì lên mạng tìm cũng ko thấy mà cứ quạt chả mãi nhàm bỏ mẹ phải ko huynh,giúp đệ cái đê,vote huynh phát cổ vũ.mà sao hình như cái topic này của huynh ít thằng đọc nhỉ,phí!
  6. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Chờ làm xong nốt mấy cái về "quạt chả", anh sẽ cố bổ xung một số vấn đề cơ bản liên quan đến "vài đoạn solo đệm hát cho nó máu" của cậu... yên tâm, rồi thì "chỗ nào có solo" cậu cũng sẽ "chạy" được thôi.
    Chán cái là nhạc Vn anh ít nghe, "Mắt Đen" của cậu là Bức Tường đúng không, post file mp3 lên, a nghe rồi sẽ "tách" cái "*** biết nó tỉa kiểu gì" ấy ra cho cậu.
    Mọi người chưa đọc nhiều chắc tại a viết chưa hay thôi.
  7. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Chỉ nhìn thoáng cũng thấy được tập luận này là một tác phẩm khá đồ sộ, các phần được phân lập rõ ràng, với cách xếp đặt hợp lý. Đủ thấy tác giả là người tâm huyết. Xét về mặt nội dung, tại hạ cũng không dám múa ba tấc lưỡi trước các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, nhưng cũng muốn góp đôi lời bàn luận cho thêm phần sôi nổi. Ưu điểm thì tập luận này đề cập khá đầy đủ và chi tiết đến các kỹ năng căn bản cả lý thuyết và thực tiễn, nhiều ví dụ minh hoạ gắn với thực tế. Về nhược thì cũng có một vài điểm, chưa có ảnh minh hoạ, cách trình bày chưa được bắt mắt cho lắm.
    Chuyện ít người vào chắc cũng do phần trình bày, huynh Cyber không chơi chữ đậm, không chơi chữ màu, không chơi ảnh ... phần xuống dòng nhiều khi chưa hợp lý và trong một số bài có phần "tiết kiệm". Tại hạ cũng có vài lời là, nếu huynh có thời gian sửa lại phần trình bày thì chắc chắn tập luận sẽ thành công hơn gấp bội.
    Cũng tranh thủ một công, mong các cao thủ danh môn chính phái lẫn bàng môn tả đạo có nhã ý đóng góp kinh nghiệm của mình, có thể sau này trong giang hồ giới cầm học sẽ có nhưng tập luận nổi tiếng sánh cỡ "Cửu âm chân kinh", "Quỳ hoa bảo điển", "Tịch tà kiếm phổ" hay "Lục mạch thần kiếm" ... như trong giới võ lâm.
  8. phien_khuc_mua_dong

    phien_khuc_mua_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    tiếp đi đại ca!
    sao lâu thế!
    đại ca này ! có trường hợp hi hữu nào : con mái nó ngồi ngoài cùng < xinh nhất - tất nhiên là thế > nhưng nó gào khoẻ nhất
    em đe''0 hiểu thế nào ! mi.e
    đấy có phải con gà ko đại ca??????
  9. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Xác suất là trên số lớn, còn trường hợp hi hữu thì lúc nào mà chả có có. Mà hi hữu thì bao giờ cũng khó phân thích hơn. Để anh cố thử xem...
    Giả thiết 01: (liệt kê ra)
    (1) Xinh nhất
    (2) Ngồi ngoài cùng
    (3) Còi to nhất
    Giả thiết 02: (suy luận)
    (1) Ả yếu (physical) -> đe''0 chen được lên
    (2) Ả ngu nên -> đe''0 ý thức được là mình xinh -> đe''0 chen lên chỗ mặt tiền
    (3) Ả ngây thơ -> đe''0 ý thức được xinh là rất quan trọng -> nên cũng đe''0 chen lên
    (4) Ả rất chi là khôn, chảnh
    Giả thiết 03: (phân tích)
    (1) Nếu ả yếu thì còi ả không thể to -> loại bỏ 02.(1)
    (2) Nếu như chú mô tả đúng là "nó gào khỏe nhất" thì ả *** phải "rất chi là khôn, chảnh" -> loại bỏ 02.(4)
    Kết luận cuối cùng: có 02 khả năng
    (1) Đây là một con vợ lý tưởng hội tụ cả 03 ưu điểm lớn là "Xinh - Ngoan - Ngu"
    (2) Mắt chú có vấn đề
  10. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC
    (phần một)
    Jimi Hendrix biết chơi guitar, chúng ta cũng biết chơi guitar... tuy nhiên nếu để ý một chút (hoặc là nhiều chút cũng được), sẽ thấy là có rất nhiều ?othứ? Jimi Hendrix ?obiết làm? trên đàn guitar còn chúng ta thì không biết, hoặc là biết ?ocái cách làm? nhưng mà không thể làm được. Có thể lấy Eddie Van Halen để làm ví dụ cho trường hợp sau, chúng ta biết rất rõ rằng y kẹp móng đàn bằng 01 ngón giữa tay phải rồi dùng ngón trỏ tay phải ?otáp? (bấm+nhả, mổ+gảy...) dây đàn, nhưng mà là biết vậy thôi, chứ ít ai mà làm được hay thế... À, như vậy hóa ra là có rất nhiều thứ mà một người biết đánh đàn guitar hẳn hoi vẫn có thể không biết. Cụ thể thì cũng dễ hình dung thôi. Bây giờ giả sử là có hẳn một đứa gái biết hát hẳn hoi, lại còn bảo hẳn là ?oanh ơi, quê nhà trần tiến tùng dương, si thứ anh nhá?, có thể nhận thấy trường hợp này có thể coi là không thể ngon lành hơn được nữa rồi, thế mà cũng vẫn còn đầy vấn đề... Thứ nhất, có thể chúng ta không biết quê nhà trần tiến tùng dương... Thứ hai, có thể chúng ta biết quê nhà trần tiến tùng dương nhưng không biết đệm quê nhà trần tiến tùng dương... Thứ ba, có thể chúng ta không biết si thứ... Thứ tư, có thể chúng ta biết cả 03 thứ trên, nhưng vẫn không biết chơi quê nhà trần tiến tùng dương bằng si thứ... Thứ năm, có thể chúng ta biết chơi quê nhà trần tiến tùng dương bằng si thứ hẳn hoi, nhưng cái đàn hôm đấy bị mấy thằng chơi trước nó lên dây cao quá, đến đoạn ?onhớ thương làng quê...?, tự nhiên thấy gái lấy đà, lên gân xong rồi tịt mẹ, đe?T0 thấy hát nữa, quay sang bảo ?oanh ơi cao quá tụt xuống một chút...?, thế là mình bắt đầu cóng ... Mặc dầu vậy, bất biết ta có bị rơi vào cái nào trong 05 cái ?ocó thể? liệt kê ở trên hay không, ta cũng vẫn có thể vỗ ngực mà tuyên bố một cách hùng hồn rằng ta là kẻ ?obiết chơi guitar?, và nói như vậy là hoàn toàn đúng, tuyệt nhiên không có gì là ngoa ngoắt cả. Tuy nhiên, có vẻ như nói như vậy sẽ khó mà chấp nhận được nếu như giả thiết là ?o...có thể chúng ta không biết quạt chả?. Có thể nói không quá, rằng cả chúng ta, cả Jimi Hendrix, và tất cả những ai ở trong khoảng từ chúng ta cho đến Jimi Henrix... những kẻ ?obiết chơi guitar? tất cả đều phải biết quạt chả. Thống nhất là như vậy, bây giờ chúng ta sẽ nói về ?oquạt chả?.
    Thường thì chúng ta sẽ sốt sắng lên ngay... hà hà, quạt chả a, hay quá, ừ, thế thì chơi xì lô như thế nào, van xơ như thế nào... mà sẽ không để ý đến một số vấn đề mang tính ?oviên gạch? hơn, ví dụ, có rất nhiều bài nhạc theo nhịp 4/4, 3/4... nhưng không phải bài nào cũng phải hoặc cũng có thể chơi bằng xì lô hay van xơ... mà bản thân xì lô thì cũng có mấy kiểu xì lô, van xơ cũng vậy... và ngay cả một bài đã chơi bằng một cái xì lô hay van xơ nào đó rồi, thì cũng không phải là sẽ chỉ việc chơi đều đều như vậy từ đầu chí cuối... lại nữa, nghe thấy van xơ trên đàn oóc nó là bùm chát chát rồi, nhưng mà ?ođánh? bùm chát chát trên guitar thì nó như thế nào... v.v... và v.v... Cho nên ở đây, trước, chúng ta sẽ làm quen với những hợp âm ?othông thường? nhất hay sử dụng trong thực tế đánh gái... à mà đàn ông đang nói chuyện học thuật, gái cũng chỉ là thứ yếu thôi, quan trọng là đây là những thứ hết sức hữu dụng cho người mới bắt đầu, chúng ta sẽ dùng những hợp âm này trong việc học quạt chả, tiếp, chúng ta sẽ làm quen với những vấn đề cơ bản nhất về nhịp, với 02 thứ này, ta đã có thể làm quen với 06 kỹ năng quạt chả cơ bản (những kỹ năng này không phải cụ thể là van xơ hay xì lô, mà là những thứ có thể dùng để giải quyết việc thể hiện van xơ hay xì lô trên guitar), và cuối cùng mới là một số nội dung cụ thể liên quan tới xì lô ?" được đề cập đến như là một ví dụ. Cái chuyện về mối tương quan giữa cái lý thuyết với cái cụ thể nó luôn phải là như vậy. Nếu mà suốt ngày chỉ mải mê với việc ?ođóng gạch? (đóng gạch theo nghĩa đen hẳn hoi ấy, chứ không phải là cái chuyện bậy bạ...) thì muôn đời cũng không thể dựng xong được cái lều, tuy nhiên nếu mà lại chỉ chăm chăm vào mỗi cái việc ?odựng lều? thôi(dựng lều cũng là theo nghĩa đen hẳn hoi, chứ không phải là cái chuyện bậy bạ...), thì thể nào cũng đến lúc bị gái nó phát hiện ra là đe?T0 biết ?ođóng gạch?... gái rất chi là giỏi săm soi... nhớ.
    Đâu đó trong những nội dung đã trình bày, chúng ta đã từng nhắc nhau ?onếu mà mỏi tay quá thì hãy tìm cách chơi hợp âm mở...?, nói vậy là bởi vì hợp âm mở dễ bấm hơn, ít mỏi tay hơn, đỡ bị tịt tiếng hơn... tức là nói một cách ngắn gọn... nó nhiều ?osảng khoái? hơn. Có 07 thứ sảng khoái nhất sẽ được kể ra ở đây. Tuy nhiên, trước hết hãy đề cập đến một số điểm cần chú ý mỗi khi bắt đầu tập chơi các hợp âm mới.
    (1) Hãy bấm hợp âm và thử lần lượt gảy riêng tất cả các nốt của hợp âm, để đảm bảo là tất cả các nốt đều kêu một cách ?otrong trẻo?, không bị ?obịt mồm bịt miệng?, tức là ?ođồồồ...? không bị kêu là ?ođộ!?.
    (2) Tập chuyển qua lại giữa các hợp âm khác nhau và cố giữ nhịp ?ođều đều như cũ? khi làm cái việc đấy, tức là nếu chúng ta đang nhịp bằng chân, thì lúc chuyển hợp âm, không phải dừng lại rồi đánh nhịp lại từ đầu, hoặc là không phải ?ongóc? chân lên rồi mãi mới hạ được xuống... cũng tức là âm thanh mà cái đàn phát ra khi chúng ta làm cái việc chuyển hợp âm ấy nó cũng không bị ?onghỉ lấy hơi? một cách thiếu tự nhiên. Nhớ là mỗi người sẽ luôn có những lỗi đặc trưng phụ thuộc vào cấu hình riêng của mình, hãy cố khắc phục ngay những lỗi này.
    Khi tập chuyển hợp âm, hãy sử dụng nhịp 4/4 và làm lần lượt như sau
    (1) Mỗi nhịp, tức là mỗi ?obộ? 04 phách đếm đều đều 1, 2, 3, 4 chỉ ?oquạt? 01 phát ở phách đầu tiên. Việc này sẽ giúp chúng ta có đủ thời gian để ?ochộp? sang hợp âm khác mà vẫn có thể giữ nguyên nhịp.
    (2) Tăng cường độ, ?oquạt? ở phách đầu tiên và phách thứ 03 mỗi nhịp.
    (3) Cuối cùng, hãy ?oquạt? ở cả 04 phách.
    Oki, giờ đã có thể bắt đầu với 07 hợp âm mở đầu tiên.
    (I) Mi thứ - tên giao dịch là Em.
    Nếu chúng ta mới bắt đầu sờ đến đàn, và hoàn toàn không muốn chỉ gảy đánh vần ?ođồ rê mi con chim ri...? thì Mi thứ là hợp âm đầu tiên mà chúng ta nên học. Không phải chỉ vì nó kêu hay, mà còn vì nó dễ chơi nhất... tức là nếu như chúng ta chơi mãi Mi thứ theo cái tab dưới đây mà thấy nó vẫn tậm tịt nghe đe?T0 ra làm sao cả thì nhiều khả năng là phải mang nguyên cái đàn mà ta đang đánh đi hỏi xem nó có đúng là đàn guitar hay không...
    xxx..Em.....(*)
    E||--0----||
    B||--0----||
    G||--0----||
    D||--2(3)-||
    A||--2(2)-||
    E||--0----||

    (*) Ở đây chữ số trong ngoặc đơn chỉ ngón tay trái dùng để bấm dây, quy ước là ngón trỏ số (1), ngón giữa (2), ngón đeo nhẫn (3), ngón út (4).
    Chỗ này nhân tiện nói luôn một chút về việc dùng tab để ?ochép? nhạc. Đại khái là bên cạnh cách thể hiện theo khuông, nốt... nhạc thì tab là một cái hệ thống thể hiện khác giành cho đàn guitar. Tuy nhiên những cái tab mà chúng ta thường lấy ở trên internet về mặc dù có nhiều điểm giống như tab thường thấy trong sách in, nhưng nếu để ý một chút cũng sẽ thấy có nhiều những điểm không giống. Cho nên có thể gọi riêng cái cuối cùng là ?oInternet Tab?, là thứ có lẽ là để giành riêng cho những cái loại người na ná như chúng ta, tức là cái loại có đủ 02 thứ đặc trưng, một là thích loay hoay nghịch đàn, hai là mê mẩn tối ngày lọ mọ trên Internet, mặc dù là nhiều lúc cũng đe?T0 hiểu là để làm gì nữa, chỉ là đe?T0 dứt ra được... hơn nữa lại cũng chính là do cái loại người này (nhưng mà là của tây) sáng tạo thêm ra cái internet tab hay ho nói trên. Oki, riêng về nội dung này, có lẽ sau này sẽ phải bỏ thời gian trình bày thành một phần riêng, đầy đủ chi tiết hơn. À mà có cái này thì nên ghi nhớ luôn, là khi viết tab nhớ dùng các loại phông chữ có gốc Courier, như Courier, Courier New, .VnCourier, .VnCourierNew... vì đây là loại phông chữ có chiều rộng tất cả các chữ đều bằng nhau (?oi? cũng chiếm hết một chiều ngang y như là ?om?, các thứ khác như Arial hay Times New Roman... thì đe?T0 phải vậy), như thế khi trình bày mới không bị ?oxô lệch?, bảo đảm chính xác.
    Về cách viết hợp âm, ví dụ như mi thứ đang đề cập ở đây, còn có thể gặp các cách thể hiện khác như

    Em:022000
    (là số phím bấm lần lượt theo các dây mì là rề son si mí theo thứ tự từ trái sang phải)
    hay là
    Em
    |||||| (la` phi/m)
    |**||| (la` da^y ba^/m tre^n phi/m)
    ||||||
    ||||||
    023000 (la` so/ ngo/n du`ng de^? ba^/m)
    ...
    Ở đây chúng ta thống nhất phương pháp ghi trên tab đang được sử dụng.
    (II) Đô trưởng ?" C.
    Theo cách bấm ?omở? như ở đây, chúng ta sẽ chỉ chơi 05 dây ở dưới thôi (trừ dây ?omì? số 06 ?" trên tab không thấy ghi số, tức là đừng động vào nó... nhớ)
    xxx..C
    E||--0----||
    B||--1(1)-||
    G||--0----||
    D||--2(2)-||
    A||--3(3)-||
    E||-------||
    Bây giờ hãy bắt đầu bài tập sau, chỗ này chưa nói về cách quạt lên, quạt xuống (nội dung sau), cho nên thống nhất là chỗ nào có ghi hợp âm thì có bao nhiêu dây cần gảy (có số trên tab), gảy lướt móng qua tất cả các dây đấy xuống phía dưới một phát.
    Bài tập 01:
    xxx...Em..................C.................3x (*)
    E||---0----------------|--0-----------------||
    B||---0----------------|--1-----------------||
    G||*--0----------------|--0----------------*||
    D||*--2----------------|--2----------------*||
    A||---2----------------|--3-----------------||
    E||---0----------------|--------------------||
    x.....1....2....3....4....1....2....3....4
    (*) Ở đây những khoảng bị chặn hai đầu bởi 02 dấu sao ở mỗi đầu, tức là phải chơi đến chỗ hai dấu sao sau thì quay trở lại chơi lại từ chỗ hai dấu sao trước, không thấy gì thêm thì chỉ chơi lại một lần, còn nếu ở trên chỗ hai dấu sao sau có ghi ?o3x? thì phải chơi vòng lại 03 lần. Dãy số ghi ở dưới tab là phách, có thể dùng chân mà nhịp 1, 2, 3, 4. Còn nếu như không biết nên nhịp như thế nào là ?ovừa?, không quá nhanh hay quá chậm, thì làm như sau:
    ?oNgay.mai.em.|di............bien..nho..ten..em...goi.|.ve...?
    ?ox...........|.1....&....2....&....3....&....4....&..|..1...?
    ở đây dấu ?o&? chỉ chỗ nửa phách (là lúc bàn chân ta ?ongóc? lên), còn hát ?oBiển nhớ? của Trịnh gia như thế nào cho không quá nhanh hay quá chậm, hẳn là tất cả chúng ta đều mang máng ước lượng được.
    Nếu thấy đã có vẻ ?otrơn tru? thì tăng cường độ lên
    xxx...Em........Em........C.........C.......3x
    E||---0---------0------|--0---------0-------||
    B||---0---------0------|--1---------1-------||
    G||*--0---------0------|--0---------0------*||
    D||*--2---------2------|--2---------2------*||
    A||---2---------2------|--3---------3-------||
    E||---0---------0------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Lại thấy có vẻ ?otrơn tru?, thì lại tăng cường độ lên
    xxx...Em...Em...Em...Em...C....C....C....C..3x
    E||---0----0----0----0-|--0----0----0----0--||
    B||---0----0----0----0-|--1----1----1----1--||
    G||*--0----0----0----0-|--0----0----0----0-*||
    D||*--2----2----2----2-|--2----2----2----2-*||
    A||---2----2----2----2-|--3----3----3----3--||
    E||---0----0----0----0-|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Một số người có thể thắc mắc là ?odễ thế sao không chơi nhanh ngay từ đầu cho nó máu...?, thì, thứ nhất là không phải với ai cũng đã là ?odễ thế?, thứ hai là không phải cái gì chơi nhanh ngay từ đầu cũng đã là hay, nhớ là đàn và gái vốn có rất nhiều điểm chung...
    (III) Son trưởng ?" G.
    Son trưởng trong thực tế vẫn thường được bấm theo 02 cách
    xxx..G
    E||--3(4)-||
    B||--0----||
    G||--0----||
    D||--0----||
    A||--2(2)-||
    E||--3(3)-||
    hoặc
    xxx...G
    E||--3(3)-||
    B||--0----||
    G||--0----||
    D||--0----||
    A||--2(1)-||
    E||--3(2)-||
    Ở đây có lẽ chúng ta nên ?ocố gắng? tập bấm theo cách thứ nhất, dùng các ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón út. Và nói chung ?otránh? không dùng cách bấm thứ hai. Có thể, về ấn tượng ban đầu mà nói thì bấm cách thứ nhất có vẻ như bất tiện hơn, tại vì chúng ta phải dùng ngón thứ 04 là ngón út, cũng là ngón ?oyếu? nhất, thường hay gây ?otạp âm? nhiều nhất trong các ngón bấm. Và thực tế là có rất nhiều người vẫn toàn sử dụng cách bấm thứ hai. Tuy nhiên nếu chơi nhiều, chúng ta sẽ có thể tự kiểm nghiệm được cái nào là tiện lợi hơn. Ví dụ điển hình cho việc ?obài trừ? cách bấm thứ hai là việc thử chuyển đổi giữa Son trưởng và Đô trưởng, nếu mà dùng cách bấm thứ hai, tay trái sẽ phải hoạt động ?ophức tạp? hẳn hơn.
    Bài tập 02:
    xxx...G...................C.................3x
    E||---3----------------|--0-----------------||
    B||---0----------------|--1-----------------||
    G||*--0----------------|--0----------------*||
    D||*--0----------------|--2----------------*||
    A||---2----------------|--3-----------------||
    E||---3----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Nếu thấy ?otrơn tru? thì tăng tốc lên theo cách như ở Bài tập 01.
    (IV) Rê trưởng ?" D.
    xxx..D
    E||--2(2)-||
    B||--3(3)-||
    G||--2(1)-||
    D||--0----||
    A||-------||
    E||-------||
    Thêm hợp âm rê trưởng, cộng với 03 hợp âm ở trên, thì chúng ta đã có thể đệm rất nhiều bài hát rồi. Vấn đề hay gây lỗi nhất cần lưu ý khi bấm Rê trưởng là phải bảo đảm rằng dây 01 (dây ?omí?) kêu bình thường, tại vì rất nhiều người (nhất là nếu chúng ta lại hơi bị ?ochuối mắn?) hay để ngón tay đeo nhẫn (đang bấm dây 02 là dây ?osi?) chạm vào dây 01, làm tiếng bị tịt... cho nên thực tế là đã xuất hiện cả kiểu bấm chặn ngón trỏ vào cả 03 dây 1, 2, 3 ở phím 02 rồi bấm ngón giữa vào dây 2 phím 03, tuy nhiên cái này có vẻ cũng không được nhiều người hưởng ứng lắm.
    Bài tập 03:
    xxx...G...................D.................3x
    E||---3----------------|--2-----------------||
    B||---0----------------|--3-----------------||
    G||*--0----------------|--2----------------*||
    D||*--0----------------|--0----------------*||
    A||---2----------------|--------------------||
    E||---3----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Tập cho ?otrơn tru? rồi tăng tốc lên như ở Bài tập 01.
    Đến đây đã có thể chơi ?odài? hơn một chút.
    Bài tập 04:
    Chơi (son trưởng - mi thứ - đô trưởng ?" rê trưởng) 04 lần rồi kết bằng son trưởng.
    xxx...G...................Em
    E||---3----------------|--0----------------|
    B||---0----------------|--0----------------|
    G||*--0----------------|--0----------------|
    D||*--0----------------|--2----------------|
    A||---2----------------|--2----------------|
    E||---3----------------|--0----------------|
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    x.C...................D.................3x
    --0----------------|--2-----------------||
    --1----------------|--3-----------------||
    --0----------------|--2----------------*||
    --2----------------|--0----------------*||
    --3----------------|--------------------||
    -------------------|--------------------||
    x.1....2....3....4....1....2....3....4
    x.G
    --3----------------||
    --0----------------||
    --0----------------||
    --0----------------||
    --2----------------||
    --3----------------||
    x.1....2....3....4
    Cũng chơi cho ?otrơn tru? rồi tăng tốc lên theo cách như ở Bài tập 01 (bài nào cũng phải làm như thế, cho nên cái câu này về sau sẽ không cần nhắc nữa).
    (còn tiếp...)
    Được cyberCloud sửa chữa / chuyển vào 04:25 ngày 28/11/2004

Chia sẻ trang này