1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gái học yếu luận - Đàn chỉ luận - hay "kỹ thuật guitar đẽo gái"

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi cyberCloud, 15/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC
    (phần hai)
    (V) La thứ - Am.
    Nếu mà nói về dễ chơi thì Mi thứ có lẽ vẫn dễ hơn, nhưng mà La thứ đối với đa phần trong chúng ta thì vì sao đó vẫn luôn gây được cảm giác ?othân thiết ruột thịt? hơn, có thể vì cái âm giai có cùng tên gọi nó không bị ?ovênh?, tức là không cần phải thăng giáng nốt nào, mà liên quan tới việc tập tọe đọc nhạc của chúng ta thì cái này lại rất chi là quan trọng, tại vì nó sẽ dễ hẳn hơn, và thực tế thì đe?T0 hiểu sao gái cũng rất hay thích hát la thứ... có thể tại nhiều trai đệm đàn như chúng ta thường hay dụ dỗ gái hát bằng la thứ để đánh cho nó dễ, lâu dần thành quen, chúng lại cứ tưởng la thứ là hay... hoặc là có thể, lúc một mình ở trong buồng, ngoài một số cái việc bậy bạ khác, chúng cũng tập tọe học đọc nhạc như chúng ta (?)...
    xxx..Am
    E||--0----------------||
    B||--1(1)-------------||
    G||--2(3)-------------||
    D||--2(2)-------------||
    A||--0----------------||
    E||-------------------||
    Trực quan thì thấy, La thứ có 02 ngón bấm giống y như Đô trưởng. Để chuyển từ Đô trưởng về La thứ, chỉ cần nhấc ngón đeo nhẫn lên và chuyển nó về phím 02 dây 03 (dây Son). Tất nhiên là ngón tay giữa trong trường hợp này, một cách tự nhiên sẽ hơi phải ?odi? một chút trên phím để ?orộng chỗ? hơn cho ngón đeo nhẫn.
    Bài tập 05:
    xxx...Em..................Am................3x
    E||---0----------------|--0-----------------||
    B||---0----------------|--1-----------------||
    G||*--0----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--2----------------*||
    A||---2----------------|--0-----------------||
    E||---0----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Bài tập 06:
    xxx...Am..................D.................3x
    E||---0----------------|--2-----------------||
    B||---1----------------|--3-----------------||
    G||*--2----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--0----------------*||
    A||---0----------------|--------------------||
    E||--------------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Bài tập 07:
    xxx...G...................Em
    E||---3----------------|--0----------------|
    B||---0----------------|--0----------------|
    G||*--0----------------|--0----------------|
    D||*--0----------------|--2----------------|
    A||---2----------------|--2----------------|
    E||---3----------------|--0----------------|
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    ..Am..................D.................3x
    --0----------------|--2-----------------||
    --1----------------|--3-----------------||
    --2----------------|--2----------------*||
    --2----------------|--0----------------*||
    --0----------------|--------------------||
    -------------------|--------------------||
    ..1....2....3....4....1....2....3....4
    ..G
    --3----------------||
    --0----------------||
    --0----------------||
    --0----------------||
    --2----------------||
    --3----------------||
    xx1....2....3....4
    (VI) Mi trưởng ?" E.
    xxx..E
    E||--0----------------||
    B||--0----------------||
    G||--1(1)-------------||
    D||--2(3)-------------||
    A||--2(2)-------------||
    E||--0----------------||
    Bấm Mi trưởng giống y như bấm La thứ, chỉ khác là phải ?odịch lên trên? một dây. Hoặc là giống như Mi thứ chỉ có điều là phải bấm thêm ngón trỏ vào phím 01 dây 03.
    Bài tập 08:
    xxx...E...................Am................3x
    E||---0----------------|--0-----------------||
    B||---0----------------|--1-----------------||
    G||*--1----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--2----------------*||
    A||---2----------------|--0-----------------||
    E||---0----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Bài tập 09:
    xxx...E...................D.................3x
    E||---0----------------|--2-----------------||
    B||---0----------------|--3-----------------||
    G||*--1----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--0----------------*||
    A||---2----------------|--------------------||
    E||---0----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    (VII) La trưởng ?" A.
    Có 02 kiểu thường dùng để bấm La trưởng.
    Kiểu 01
    xxx..A
    E||--x----------------||
    B||--2(1)-------------||
    G||--2(1)-------------||
    D||--2(1)-------------||
    A||--0----------------||
    E||-------------------||
    Kiểu 02
    xxx..A
    E||--0----------------||
    B||--2(3)-------------||
    G||--2(2)-------------||
    D||--2(1)-------------||
    A||--0----------------||
    E||-------------------||
    Và cả 02 kiểu đều có những ưu điểm nhất định trong những tình huống khác nhau và với các ?ocấu hình? thân thể khác nhau. Nếu mà tay chân chúng ta thon thả, thì kiểu bấm thứ 02 nói chung không phát sinh vấn đề gì, nhưng nếu ta thuộc hàng ?omúp míp? thì việc ?onhét? 03 ngón liền vào một phím không phải là lúc nào cũng không gây ?ova quệt?. Với kiểu bấm thứ nhất, trên tab chúng ta nhận thấy ở dây 01 có chữ ?ox?, đấy là vì, bấm kiểu này rất khó ?onhả? hẳn được dây 01 để chơi dây buông, mà bấm cho nó kêu thì lại là nốt sai (nốt fa thăng, chả liên quan đe?T0 gì đến hợp âm La trưởng), cho nên, ngón trỏ tay trái phải hơi ưỡn ngược lên (y như là gái vậy) ở chỗ đốt thứ nhất kể từ đầu ngón tay, vừa đủ để ?obịt mồm? dây thứ nhất, tức là chặn nhẹ để cho nó bị câm. Còn nếu bấm theo kiểu 02, hãy hơi xoay cổ tay đi một chút, bấm sẽ dễ hơn.
    Bài tập 10:
    xxx...E...................A.................3x
    E||---0----------------|--0-----------------||
    B||---0----------------|--2-----------------||
    G||*--1----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--2----------------*||
    A||---2----------------|--0-----------------||
    E||---0----------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Bài tập 11:
    xxx...A...................D.................3x
    E||---0----------------|--2-----------------||
    B||---2----------------|--3-----------------||
    G||*--2----------------|--2----------------*||
    D||*--2----------------|--0----------------*||
    A||---0----------------|--------------------||
    E||--------------------|--------------------||
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    Bài tập 12:
    xxx...A...................D
    E||---0----------------|--2----------------|
    B||---2----------------|--3----------------|
    G||*--2----------------|--2----------------|
    D||*--2----------------|--0----------------|
    A||---0----------------|-------------------|
    E||--------------------|-------------------|
    xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
    ..E...................A.................3x
    --0----------------|--0-----------------||
    --0----------------|--2-----------------||
    --1----------------|--2----------------*||
    --2----------------|--2----------------*||
    --2----------------|--0-----------------||
    --0----------------|--------------------||
    xx1....2....3....4....1....2....3....4
    HURRAY!... như vậy là bạch tuyết đã làm thịt được 07 chú lùn đầu tiên, dễ dàng nhất, tiện dụng nhất... và quan trọng là đã có thể dùng chúng chúng để chơi ?orất rất? nhiều bài... hãy nắm vững chúng, càng nhanh càng tốt. Tóm tắt thêm một lần nữa, 07 chú lùn là:
    Em........C.........G.........D
    ||||||....||||*|....||||||....||||||
    |**|||....||*|||....|*||||....|||*|*
    ||||||....|*||||....*||||*....||||*|
    ||||||....||||||....||||||....||||||
    023000....x32010....320004....xx0132
    x...................210003
    Am........E.........A
    ||||*|....|||*||....||||||
    ||**||....|**|||....||***|
    ||||||....||||||....||||||
    ||||||....||||||....||||||
    x02310....023100....x01230
    x...................x0111x
    Còn sau đây là 03 ?oBài kiểm tra? cuối cùng, nếu có thể hoàn thành chúng một cách ?otrơn tru? thì coi như chúng ta đã nắm được 07 hợp âm mở ?oquan trọng? đầu tiên.
    Bài kiểm tra 01:
    xxx...G......................Em
    E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
    B||---0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
    G||*--0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
    D||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
    A||---2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
    E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
    ..C......................D
    --0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
    --1----1----1----1----|--3----3----3----3-----||
    --0----0----0----0----|--2----2----2----2----*||
    --2----2----2----2----|--0----0----0----0----*||
    --3----3----3----3----|-----------------------||
    ----------------------|-----------------------||
    ..G
    --3----3----3----3----|| (*)
    --0----0----0----0----||
    --0----0----0----0----||
    --0----0----0----0----||
    --2----2----2----2----||
    --3----3----3----3----||
    (*) Lưu ý là ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu, nói chung tab trên internet sẽ không có nhịp đi kèm như chúng ta đã sử dụng từ đầu đến giờ (dòng có ghi 1..2..3..4 ở dưới cùng), vì kể cả dùng cách ghi nhịp như vậy, thì cũng khó mà thể hiện bản nhạc được một cách đầy đủ như là sử dụng khuông nhạc thông thường, hơn nữa, gần như mặc định là tab phải được dùng chung với bản ghi audio.
    Bài kiểm tra 02:
    xxx...G......................Em
    E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
    B||---0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
    G||*--0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
    D||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
    A||---2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
    E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
    ..Am.....................D
    --0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
    --1----1----1----1----|--3----3----3----3-----||
    --2----2----2----2----|--2----2----2----2----*||
    --2----2----2----2----|--0----0----0----0----*||
    --0----0----0----0----|-----------------------||
    ----------------------|-----------------------||
    ..G
    --3----3----3----3----||
    --0----0----0----0----||
    --0----0----0----0----||
    --0----0----0----0----||
    --2----2----2----2----||
    --3----3----3----3----||
    Bài kiểm tra 03:
    xxx...A......................D
    E||---0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
    B||---2----2----2----2----|--3----3----3----3----|
    G||*--2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
    D||*--2----2----2----2----|--0----0----0----0----|
    A||---0----0----0----0----|----------------------|
    E||-----------------------|----------------------|
    ..E......................A
    --0----0----0----0----|--0----0----0----0-----||
    --0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
    --1----1----1----1----|--2----2----2----2----*||
    --2----2----2----2----|--2----2----2----2----*||
    --2----2----2----2----|--0----0----0----0-----||
    --0----0----0----0----|-----------------------||
    Ha ha... bây giờ thì đã có thể thỏa mãn ngay cả ?o...a?Tnh ơi, pao uơ ốp lốp dê trưởng a?Tnh nhá...? (anh ơi, ?opower of love?, rê trưởng anh nhá)
    Kỳ sau: ?oLUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT NHANH QUẠT CHẬM?
  2. ong_gia_va_bien_ca

    ong_gia_va_bien_ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    em vẫn đe''0 hiểu! em dốt nhạc lắm
    giả sử như Đại ca nói : con mái nó : anh ơi! quê nhà - trần tiến- si thứ nhé ! có nghĩa là bắt đầu bằng si thứ ah? hay như thế nào ?
    nói rõ hơn 1 chút đi mà.
    tuy đã luyện thành chiêu thức: "đánh ko được thì chạy" mà đại ca đã chỉ dạy nhưng dùng thì hơi thô 1 chút , mất hình tuợng quả cười nhếch mép tập mỏi cả mồm hàng tuần trước đó
    mà đại ca chỉ em cách quạt +tỉa luôn bài quê nhà trần tiến đi- để em đú tý!nhé
  3. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    (1) Nói thế là nó sẽ hát cái bài đấy bằng "giọng" si thứ. Đại ca HaiLúa cũng đã nói rất nhiều về chuyện này, lười như anh mà còn cặm cụi đọc cho bằng hết, mà cậu thì lại còn lười hơn cả anh... Để anh cố giải thích sao cho đơn giản xem... Cậu đã biết 07 nốt đô rê mi pha son la si rồi, cao lên thì là đố rế mí phá són lá sí, thấp xuống thì là đồ rề mì phà sòn là sì... v.v... Thì lúc đầu các tiền bối mới dùng những cái nốt như trên để hát. Hát một hồi thì nhận ra là từ cái kiểu 07 nốt lên xuống như trên thường hát được 02 kiểu bài khác nhau, kiểu thứ nhất nghe hơi "cưng cứng" thường liên quan nhiều đến các nốt đồ mi son, với nốt đồ là gốc, mới gọi những bài hát kiểu này là "giọng" trưởng, còn kiểu thứ hai nghe có vẻ "mềm mại" hơn, thường liên quan nhiều đến những nốt là đô mí, với nốt là là gốc, mới gọi những bài hát kiểu này là "giọng" thứ. "Giọng" mà chúng ta nói ở đây cũng chính là "âm giai" đấy.
    Như vậy "giọng" đô trưởng sẽ có các nốt xếp hàng như sau:
    |---------------...(đồ) vv (rê) vv (mi) v (pha) vv (son) vv (la) vv (si) v (đố)...|
    Còn "giọng" la thứ cũng gồm những nốt ấy, nhưng xếp hàng bắt đầu từ (la):
    |...(là) vv (sì) v (đồ) vv (rê) vv (mi) v (pha) vv (son) vv (la)...---------------|
    ở đây "vv" có nghĩa là hai cao độ cách nhau một "cung" - cũng giống như xếp hàng cách hai viên gạch, còn "v" là hai cao độ cách nhau nửa "cung" - xếp hàng cách một viên gạch, "gần" gấp đôi, nhưng mà là "gần" về cao độ.
    Do sắc thái của bài hát ở giọng đô trưởng và giọng la thứ khác nhau nên:
    Lúc đệm giọng la thứ, thì 03 hợp âm chính là Am, Dm, E7
    Còn đệm giọng đô trưởng, thì 03 hợp âm chính là C, F, G
    Nếu gái bảo là quê nhà trần tiến - la thứ thì tức là sẽ phải đệm theo cái kiểu Am, Dm, E7.
    Tương tự như vậy, thì quê nhà trần tiến - si thứ tức là cao hơn la thứ một "cung", tất cả các nốt trong "giọng" la thứ nếu đẩy lên cao một "cung" thì sẽ thành giọng si thứ, cho nên hãy đệm theo cái kiểu cao hơn Am, Dm, E7 một "cung", tức là thành cái kiểu Bm (Am cao lên một cung), Em (Dm cao lên một cung), F#7 (E7 cao lên một cung). Đại để nó thế.
    (2) Cái bài quê nhà trần tiến là anh lên sao mai điểm hẹn ngắm mũi mỹ dung, mới nghe thấy chú tùng dương hát, nên lấy làm ví dụ... cậu thích thì có thể chơi si thứ (gái hát si thứ chứ trai hát thì hơi bị cao đấy) như sau
    Mẫu đệm đoạn đầu

    E||------------------|-----------------2--------------|
    B||------------------|-----------------3--------------|
    G||------------------|------------4---------4---------|
    D||------------------|-------4-------------------4----|
    A||------------------|--2-----------------------------|
    E||------------------|--------------------------------|
    xxx......que nha toi...oi.........xu......doai..xa-a

    -----------------2--------------|-------...
    -----------------0--------------|-------...
    -----------------0--------------|-------...
    ------------0---------0---------|-------...
    -------2-------------------2----|-------...
    --3-----------------------------|--3----...
    vang...
    Từ đầu câu thứ 03 mỗi khổ, chỗ "nhớ thương..." nếu thích thì quạt chả xì lô khoảng một câu rưỡi.
    Mẫu đệm điệp khúc

    E||----------|--------------|--2-----------|-----...
    B||----------|-----------4--|-----4--------|-----...
    G||----------|--------4-----|--------4-----|-----...
    D||----------|-----4--------|-----------4--|-----...
    A||----------|--2-----------|--------------|-----...
    E||----------|--------------|--------------|--4--...
    xxx....a.a....oi.......hoa...bay...len-en...troi...
    Còn gam thì như sau

    Bm.......G7M......Em6......C#dim....F#7
    ||||||...||||||...||||||...||||||...||||||
    |*|||*...|*|||*...|**|*|...||*|*|...||||*|
    ||||*|...*|||||...||||||...|||*|*...|||*||
    ||**||...||||||...||||||...|*||||...|**|||
    B........G#m......D#m......A
    ||||||..4*||***..6|*|||*..2||***|
    |*|||*...||||||...||||*|...||||||
    ||||||...|**|||...||**||...||||||
    ||***|...||||||...||||||...|||||*

    Lời 01:
    Quê nhà tôi (Bm)ơi xứ đoài xa (G7M)vắng
    Khói chiều mênh (Em6)mông sông Đà ươm (C#dim)nắng
    Nhớ thương làng (Bm)quê lũy tre bờ (G7M)đê
    Ước mong trở (Em6)về nghe mẹ hiền (C#dim)ru bên thềm đá (F#7)cũ
    Quê nhà tôi (Bm)ơi con đường qua (G7M)ngõ
    Bóng mẹ liêu (Em6)xiêu trong chiều buông (C#dim)gió
    Nhớ thương đàn (Bm)con biết phương trời (G7M)nào
    Áo nâu mùa (Em6)đông thương mình lận (F#7)đận đêm buồn mẹ (Bm)ru
    (*) Điệp khúc:
    À (B)ơi hoa bay lên (G#m)trời cây chi ở (B)lại
    À (D#m)ơi hoa cải lên (G#m)trời rau răm ở (F#7)lại chịu (C#dim)lời đắng (Bm)cay
    Lời 02: (đệm như lời 01)
    Quê nhà tôi ơi Ba vì xanh tím
    Nón chiều che ngang mắt chiều hoang vắng
    Những đêm mùa đông khói hương trầm bay
    Bóng cha ngồi đây ngọn đèn lung lay bức tường vôi trắng
    Quê nhà tôi ơi quê người con gái
    Tóc dài da nâu dấu tình yêu dấu
    Mắt đen về đâu mắt đen của tôi
    Mắt đen chờ ai tháng ngày mỏi mòn mối tình long đong
    Điệp khúc:
    À ơi em đi lấy chồng anh vẫn một mình
    À ơi táo rụng sân đình riêng anh một mình, một mình nhớ em
    (*)
    À (B)ơi hoa bay lên (G#m)trời...
    À (D#m)ơi hoa cải bay (F#7)đi rau răm thôi (B)đành
    À (D#m)ơi hoa cải bay (F#7)đi rau răm thôi (A)đành ở (B)lại
    Nếu cậu có nhu cầu tỉa tót thêm vào cho gái xem thì bài này nó đi "tông nhật bản", nên cứ sài những nốt trong "ngũ âm nhật bản" mà táng. Mà anh đe''''0 hiểu sao nhạc bác Tiến từ "sắc màu" trở đi bài đe''''0 nào cũng cứ na ná như là nhạc Nhật vậy. Ngũ âm nhật bản ở si thứ nó gồm những nốt như sau

    E||--------------------------|--------2--3--||
    B||-----------------------0--|--2--3--------||
    G||--------------------0-----|--------------||
    D||--------------0--4--------|--------------||
    A||--------2--4--------------|--------------||
    E||--2--3--------------------|--------------||
    Ví dụ, chú có thể "ưỡn ẹo" một cái đường kiểu như thế này

    E||--7--7b-7--3--2~-------|--2--2b-2--------------|
    B||-----------------------|-----------3--2~-------|
    G||-----------------------|-----------------------|
    D||-----------------------|-----------------------|
    A||-----------------------|-----------------------|
    E||-----------------------|-----------------------|

    ----------------------|-------------------||
    --2~-------2----2b-2--|-------------------||
    ----------------------|--4~---------------||
    ----------------------|-------------------||
    ----------------------|-------------------||
    ----------------------|-------------------||
    Được cyberCloud sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 28/11/2004
  4. phien_khuc_mua_dong

    phien_khuc_mua_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    oây! cái bài quê nhà mà đại ca post lên cao vật vã! tý nữa đứt mị cái gân cổ!
    em thử khởi đầu bằng mi thứ thì có vẻ dễ hơn nhưng đ''''o biết chỉnh Gam cái đoạn : em đi lấy chồng kiểu gì cả
    em thử đoạn đầu rồi đại ca chỉnh hộ em nhé
    quê nhà tôi(Em)ơi!xứ Đoài xa (G)vắng ......
    mà đại ca dùng toàn gam khó ! trẹo cả tay
    -----------------------------------------------
    đại ca quên mất 1 phần để hoàn thành bí kíp :
    có 1 vấn đề nan giải :
    có những thằng bẩm sinh có sức hút : có nghĩa là chỉ hơi rung đàn cái thôi là các con mái nó bâu lại nhìn thất thần như bị hút hồn im phăng phắc! lại có những thằng ngồi rát cả 5 ngón tay mà chúng nó vẫn ngồi vừa nghe vừa nói chuyện thế có tức ko chứ! chẳng lẽ nhét cái khăn mà đại ca hai lúa dặn mang theo vào mồm chúng! khổ 1 cái chúng thì đông mà khăn ta thì có hạn
    đặc biệt cái thằng kia nó đ"o'' hơn gì mình
    em đ"o'' hiểu
    đấy! vấn đề nó ở chỗ đấy đấy đại ca ạ! cái côt lõi trong bí kíp đẽo gái quan trọng thế mà chả thấy đại ca đề cập gì cả
    chả lẽ lại dồn công lực xuống hữu thủ mà phừng phừng thì thô bỏ mị3 ! mất cả hình tượng
  5. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Liên quan đến những vấn đề cậu hỏi, anh cố đưa ra mấy ý kiến thử xem...
    (1) Cách chọn giọng để hát trên đàn cho nó thích hợp.
    Mỗi người có một ?okhoảng có thể hát được? khác nhau, là khoảng từ nốt thấp nhất ?omà mình có thể hát? đến nốt cao nhất ?omà mình có thể hát?. Nếu định chơi môn hát thì tốt nhất phải biết cái khoảng đấy của mình. Phương pháp như sau. Tìm cách lên dây một cái guitar cho đúng cao độ (nhờ chỗ nào có đàn oóc kiểm tra, ít ra là cho lần ?othử giọng? này). Sau đó thử gảy dây 01, phím 03, là nốt ?osón? (nói chung giọng trai việt hát cao đến đấy là kịch mẹ rồi), hát thử nốt đấy xem. Nếu lên được thoải mái thì bấm cao dần lên rồi hát thử, bao giờ đé0 thể lên được nữa thì thôi và nhớ lấy cái nốt cao nhất mà mình có thể hát. Trong trường hợp ?osón? đã là cao quá thì tụt dần xuống, lúc nào thấy lên được thì dừng lại, nhớ lấy cái nốt cao nhất mà mình có thể hát. Vậy là xác định xong nốt cao nhất trong ?okhoảng có thể hát? của mình. Bây giờ gảy dây 05 là nốt ?olà? (giọng trai việt nói chung hát thấp được đến đấy là kịch kim mẹ rồi) rồi làm tương tự như trên, xác định nốt thấp nhất trong ?okhoảng có thể hát của mình?. Nhớ lấy cái khoảng đấy.
    Ích lợi thứ nhất là khi vớ được một cái đàn chơ lơ, không có thanh mẫu, không có đàn oóc thì muốn lên dây cho nó gần đúng cao độ nhất, hãy thử với cái nốt cao nhất mà mình có thể hát, ví dụ lên dây 01 bấm thử phím 03, hát thử, thấy vẫn lên thoải mái thì căng tiếp dây lên, đến bao giờ thấy lên nốt ?osón? khó khăn thì thôi. Rồi lên các dây khác theo dây 01.
    Bây giờ nói đến chuyện hát bài hát trên tông nào cho nó hợp với giọng mình. Quy tắc là ?oưu tiên nốt cao? tức là hãy nghe qua bài hát (mà ca sĩ hát), chọn cái chỗ lên cao nhất trong bài ấy, đến lúc mình hát, hãy chuyển cái nốt cao nhất ấy về cái nốt cao nhất của mình, và hát cái bài đấy ở cái ?ogiọng? sao cho cái nốt cao nhất của bài bằng với cái nốt cao nhất mà mình có thể hát. ?oƯu tiên nốt cao? là vì cố hát ở mức cao nhất có thể như trên, giọng nó sẽ ?othoát? hơn, dễ ?ogào? hẳn hơn. Hãy để ý lúc chúng ta chửi nhau hay là cãi nhau, bao giờ cũng là cao giọng chứ không phải là thấp giọng, như thế nó mới ?obiểu cảm?, và nôm na thì hát cũng như vậy. Ví dụ, nếu ta ?odò? được chú tùng dương hát quê nhà trần tiến ở la thứ, và nốt cao nhất là dây 01 phím 03, chính là nốt ?osón? vừa nói đến ban nãy, nhưng mà cái ?okhoảng có thể hát? của ta chỉ có từ ?ođồ? (dây 05 phím 03) cho đến ?orế? (dây 02 phím 03), tức là ?osón? bị rơi về phía trên khoảng của ta, ta muốn không bị ặc ặc... thì phải hát cái bài đấy thấp hơn chú tùng dương, thế thì nếu ?obài hát lên cao nhất đến nốt ?osón? khi chơi ở la thứ? suy ra bài hát sẽ lên cao nhất đến nốt ?orế? khi chơi ở GIỌNG NÀO? Theo thứ tự đồ rê mi pha son la si đố mà đếm ngược lại, thì sẽ tính ra là ta phải chơi ở ?omi thứ?. Các hợp âm dùng để đệm cũng theo đúng khoảng cách đếm ngược như vậy mà ?otụt? xuống. Chúng ta thử đếm ngược những cái hợp âm đệm quê nhà trần tiến tùng dương si thứ tụt xuống thành quê nhà trần tiến tùng dương mi thứ xem thu được những hợp âm tương ứng nào... thế là xong, mà cái này thì chỉ đơn thuần là toán, x cần biết nhạc, x cần cầm đàn cũng có thể ngồi tính nhẩm ra được.
    (2) Chịu khó ngồi ?otính nhẩm? thử xem, rồi có thể kiểm tra theo kết quả dưới đây
    Em.......C7M......Am6......F#dim.....B7
    ||||||...||||||...||||*|...||*|*|...||*|||
    |**|||...||*|||...||**|*...*||*|*...|*|*|*
    ||||||...|*||||...||||||...||||||...||||||
    ||||||...||||||...||||||...||||||...||||||
    E........C#m......G#m......D
    |||*||..4**|||*..4*||***...||||||
    |**|||...||||*|...||||||...|||*|*
    ||||||...||**||...|**|||...||||*|
    ||||||...||||||...||||||...||||||
    Lời 01:
    Quê nhà tôi (Em)ơi xứ đoài xa (C7M)vắng
    Khói chiều mênh (Am6)mông sông Đà ươm (F#dim)nắng
    Nhớ thương làng (Em)quê lũy tre bờ (C7M)đê
    Ước mong trở (Am6)về nghe mẹ hiền (F#dim)ru bên thềm đá (B7)cũ
    Quê nhà tôi (Em)ơi con đường qua (C7M)ngõ
    Bóng mẹ liêu (Am6)xiêu trong chiều buông (F#dim)gió
    Nhớ thương đàn (Em)con biết phương trời (C7M)nào
    Áo nâu mùa (Am6)đông thương mình lận (B7)đận đêm buồn mẹ (Em)ru
    (*) Điệp khúc:
    À (E)ơi hoa bay lên (C#m)trời cây chi ở (E)lại
    À (G#m)ơi hoa cải lên (C#m)trời rau răm ở (B7)lại chịu (F#dim)lời đắng (Em)cay
    Lời 02: (đệm như lời 01)
    Quê nhà tôi ơi Ba vì xanh tím
    Nón chiều che ngang mắt chiều hoang vắng
    Những đêm mùa đông khói hương trầm bay
    Bóng cha ngồi đây ngọn đèn lung lay bức tường vôi trắng
    Quê nhà tôi ơi quê người con gái
    Tóc dài da nâu dấu tình yêu dấu
    Mắt đen về đâu mắt đen của tôi
    Mắt đen chờ ai tháng ngày mỏi mòn mối tình long đong
    Điệp khúc:
    À ơi em đi lấy chồng anh vẫn một mình
    À ơi táo rụng sân đình riêng anh một mình, một mình nhớ em
    (*)
    À (E)ơi hoa bay lên (C#m)trời...
    À (G#m)ơi hoa cải bay (B7)đi rau răm thôi (E)đành
    À (G#m)ơi hoa cải bay (B7)đi rau răm thôi (D)đành ở (E)lại
    (3) Còn trường hợp ?ocái thằng bẩm sinh có sức hút? thì biểu hiện cụ thể như cậu vừa mô tả là nó thì ?ohút hồn? gái, còn mình thì gái không buồn để ý, cho nên thực tế khó có thể nói rằng ?othằng kia nó đé0 hơn gì mình?. Là mình nghĩ như thế thôi, và cũng có thể là sự thật thì đúng như thế, nhưng theo bí kíp thì ?otâm sinh lý của gái hoàn toàn không giống như của chúng ta...? và trong trường hợp cụ thể này, hiển nhiên là gái đang nghĩ rằng ?othằng kia nó hơn?. Mà hiểu được gái nghĩ gì thì mới là quan trọng nhất. Bí kíp đã có ý là ?otrước tiên hãy chiều theo sở thích của gái, rồi sau đó mới lùa gái theo sở thích của mình?.
    Nếu mà những cái gái thích liên quan đến việc thằng kia đẹp trai hơn mình, bố thằng kia giàu hơn bố mình, thằng kia nó có một số bộ phận hoành tráng hơn mình... thì chúng ta đé0 nói ở đây (trong ?oGái học yếu luận? thì có hết, nhưng không phải ở quyển này). Còn nếu nói về đàn không thôi thì tất nhiên là có những người ?obẩm sinh có sức hút?, nhưng mà ngay cả thiên tài thì cũng đến chín mươi mấy phần trăm là ?omồ hôi? (là tự họ nói thế đấy). Liên quan đến chuyện này thì quá trình phát triển của một thằng đàn-gái nó thường qua những giai đoạn kiểu như thế này...
    Lúc đầu có một cái gì đó làm cho mình thích đánh đàn (mình thấy gái thích mấy thằng đánh đàn, mới cả lúc hội họp có gái, mấy thằng biết đánh đàn nó ?othể hiện? được, mình đé0 biết đánh, bị quê... hoặc có mấy gái nó hỏi bài hát với hợp âm, mình đé0 trả lời được, sau toàn thấy nó cặp kè với một thằng khác biết đánh đàn). Mình cay, mới lên mạng hỏi han, rồi đi mua một cái đàn. Xong rồi hì hụi tập đánh. Tập tọe biết đánh rồi, mang ra chỗ có gái đánh cho chúng nghe, thì chả thấy chúng quan tâm đé0 gì, biết là vẫn dốt, mới hì hụi tìm cách nâng cao, mới lên mạng vào các forum nhạc hỏi han, chát chít... cuối cùng rủ thêm được mấy thằng (cũng đang cay cú y như mình) về nhà, lập một hội, nghe đĩa bắt chước, hỏi tab, chơi được mấy bài hotel cali, thats why... nghe cũng không phô lắm... đi đú thì cũng được mấy con hơi ngơ ngơ đé0 xinh lắm nó khen mấy câu, rồi một hôm đến buổi tập, thấy mấy đứa chơi cùng dẫn đến một thằng mới, trông mặt nó cũng hiền hiền, nó còn trầm trồ khen mình có đàn đẹp với loa xịn, cũng đé0 thấy nó xin đánh cùng, nhưng mà mới ngồi nghe thats why có một tí nó đã nhe mẹ răng ra cười, ném cái toẹt ?ochỗ này là mi thứ, đé0 phải son trưởng?... hóa ra nó là một thằng giỏi đàn, có nhiều gái theo, mà những cái thằng được gái theo nhiều, thì trước sau gì cũng không tránh được những cái biểu hiện dễ ghét kiểu ?ođé0 phải son trưởng?, lúc đấy trong bụng mình ghét cái thằng đấy lắm, nhưng mà nó lại ngồi nghe rất tận tình, rồi sửa cho mình hết cả cách đánh cái bài thats why, mà mình chơi theo cách nó bảo, mặc dù vẫn còn tức đé0 muốn nói ra, nhưng trong bụng thì cũng phải thừa nhận là nghe hay hẳn hơn... rồi tiếp tục hội họp đàn sáo một thời gian thì ?ođồng thanh tương ứng?, ngoài mấy thằng vẫn chơi cùng, mình cũng bắt đầu có nhiều bạn đàn hơn, rồi chúng cũng rủ mình đến chỗ này chơi, đến chỗ kia chơi... rồi đến một hôm, mình chợt ngỡ ngàng nhận ra là chính mình cũng đang nhếch mép cười, ném toẹt một câu ?ochỗ này là mi thứ, đé0 phải son trưởng"... hô, bây giờ kiểm điểm lại thấy rõ ràng là mình cũng đã có nhiều gái theo...
    Chúng ta có thể thử dựa vào đấy mà phân tích thử xem. Cái gì cũng có nguyên do của nó, muốn thắng bạc thì có lẽ nên dùng cơ sở toán, chứ không thể chỉ dựa vào cảm tính. À mà chúng ta đã thống nhất là ?ogảy móng?, chứ còn ?orát cả 5 ngón tay? thì là sai ?obí kíp? mất rồi... còn nữa, anh HaiLúa dặn là nhét vào cái con đé0 biết hát làm cho mình đệm vất vả... chứ ai bảo cậu là đi nhét vào mấy cái con ngồi nghe... muốn áp dụng bí kíp cho hiệu quả thì phải ?ongâm cứu? kỹ một chút. Biết đâu ?ocái thằng kia? thực ra nó đang ?ovuốt ve? cái cần đàn và dùng kỹ sảo lên dây theo đúng trong bí kíp thì sao...
  6. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT NHANH QUẠT CHẬM
    (phần một)
    Ở trên đời cái gì cũng đều lặp đi lặp lại, từ những thứ vĩ mô nhất như vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, quả đất... cho đến những thứ bé tí, như là cái kim đồng hồ... từ những thứ hoành tráng cao cả đẹp đẽ sảng khoái nhất như là ?onguyệt chiếu bình sa hạ dạ sương?, cho đến những thứ tầm thường hạ tiện khó chịu nhất, ví dụ như là con bạn gái hiền hậu của chúng ta đé0 hiểu sao tháng nào cũng có mấy ngày bẳn gắt như chó...
    Lại nữa... ở trên đời cái gì cũng được chọn dần ra, từ những cái hay ho nhất cho đến những cái ngớ ngẩn nhất. Như lúc đầu, chúng ta có biết nói đé0 đâu... rồi đến khi biết thì đa phần toàn là nói lảm nhảm, hết nói lảm nhảm thì mới bắt đầu nói năng bình thường, rồi văn chương mới được ?ochọn? ra từ cái nói năng bình thường, rồi thì đến lượt văn chương cũng lại được mang chặt khúc ra, thêm vần điệu, niêm luật vào, mới thành thơ phú... được cái may là văn chương thơ phú thì nói chung ai cũng đều công nhận nó là cái hay ho, giá mà cái gì cũng được như thế thì quý quá, nhưng mà chán là có một số thứ, ví dụ như là gái chẳng hạn, thì nó lại đé0 được như thế, thuở còn hỗn mang, tất cả đều là freeware, đé0 ai phải đi đẽo gái, mà gái thì đứa nào cũng ngoan ngoãn dễ bảo cứ y như là cừu vậy... xong rồi đé0 hiểu là chọn lọc cái kiểu gì, thành ra bây giờ chúng ta thì phải ngồi bầy toàn những cái khổ nhục kế với nhau như thế này, còn gái thì ngày càng tai quái hư hỏng biến thái, đé0 còn biết đằng nào mà lần nữa...
    Cũng còn may là nhạc nó lại có vẻ giống với văn chương thơ phú hơn, nói gì thì ?ocầm, kỳ, thi, họa? nó vẫn đi với nhau. Thì lúc đầu, chúng ta có biết hát đé0 đâu, toàn là hú hét lăng nhăng, được một thời gian hú hét nhiều thì giỏi dần lên, bắt đầu biết hú hét một cách ?odu dương? hơn, ví dụ như là ?oố ố ô...?, ?onà nà nà...? hay ?oâu iế...?, rồi sau đó chắc là có một hai chú hay là cô tổ tiên nào đấy trong lúc hưng phấn đé0 chịu được mới hú mẹ nó thành lời, thế là thành biết hát... âm nhạc đã ra đời như thế. Và như đã nói ở trên, đã là một thứ ở trên đời thì nó cũng bị chi phối bởi tính chất lặp đi lặp lại, cho nên dù cho chúng ta chỉ định chơi theo bảng tab, hoặc chỉ định nghe và bắt chước, thì một cách bản năng hay cố ý, chúng ta vẫn phải có một hình dung cơ sở về ?onhịp?.
    Một bài hát nếu chia to, có thể chia thành nhiều câu hát, nhớ là câu hát thì trừ trường hợp trùng lặp, còn không thì nó không được giống như câu văn đầy đủ, ví dụ ?omột màu xanh xanh? thì là một câu hát, nhưng chưa phải là một câu văn đầy đủ, còn nếu chia nhỏ nữa thì thành từng ca từ, và một ca từ thì lại cũng có điểm không giống như là một từ theo nghĩa thông thường. Ví dụ, đé0 ai lại đi viết một câu văn là ?o...không mang nổi trái-ai tím-im một con-òn ngươi-ười...?, thế mà đé0 hiểu sao thanh lam của chúng ta đến lúc về già đổ đốn lại rất hay thích hát cái kiểu ?odày vò câu từ? như vậy. Tức là một ca từ nếu không thuộc loại ?ocộc lốc? thì vẫn có thể chia nhỏ tiếp ra cho đến mức còn một đơn âm. Một đơn âm như ?okhông?, ?omang?, ?onổi?, ?oim?, ?oười?... ở trên, ngoài chuyện liên quan đến lời của bài hát thì về khía cạnh âm thanh, nó được đăc trưng bởi (1) kiểu âm thanh (2) cường độ (3) cao độ (4) trường độ. Vì sao mà guitar của chúng ta thì kêu ?otưng tưng?, *** xô phôn thì ?otè te?, còn đàn tờ rưng thì lại cứ ?obong bong?, vì sao giọng hát của chúng ta thì ấm áp truyền cảm, còn giọng gái thì vừa chua vừa choe chóe cực kỳ chói tai... đấy là do ?okiểu âm thanh? khác nhau. Nếu vẽ ra thì sóng âm nào cũng có dạng hình sin, nhưng mỗi kiểu âm thanh thì lại vẽ cái hình sin ấy theo một trường phái loằng ngoằng dun dế khác nhau. Còn vì sao những cái lúc ?oem nhớ anh lắm... - ờ ờ... anh cũng thế... sao cái này chật thế...? thì chỉ có 02 người nghe thấy còn những cái lúc ?o...ối dồi ôi... sao mà tôi khổ thế này...? thì cả làng cả xóm đều nghe... thì đấy là do cường độ âm thanh khác nhau. Cái âm thanh ?oối dồi ôi...? ở ví dụ vừa rồi trên đồ thị hình sin sẽ có biên độ rộng hơn, tức là nhô lên cao hơn và tụt xuống thấp hơn, nhân thể nói thêm về vai trò quan trọng của cường độ âm thanh, ở vào một số ngữ cảnh tế nhị khác, với một biên độ thật nhỏ thôi, cũng là ?oối dồi ôi...? nhưng nghe cực thích, không hề khó chịu như ở ví dụ trên. Còn chuyện hát sắc màu trần tiến đến cái đoạn chuyển tông ở cuối, gái thì vẫn tiếp tục hát là ?omột đêm nhớ nhớ...?, còn chúng ta thì lại chuyển thành ?omột đêm ặc ặc...?... thì không phải là do quên lời mà là do cao độ. Hình sin của ?onhớ nhớ? sẽ ngắn hơn của ?oặc ặc?, tức là có tần số cao hơn, mà tần số cao quá thì giọng ấm áp truyền cảm của chúng ta lại đé0 lên được. Vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề muốn bàn ở đây, là ?otrường độ? thì chúng ta sẽ tiếp tục xem xét chi tiết, và theo một phong cách ?ohọc thuật? hơn.
    Cầm, kỳ, thi, họa... có vẻ như những cái môn này lúc đầu đều có xuất phát từ những cảm giác bản năng gốc của chúng ta. ?oNhịp? là một yếu tố tạo nên ?ocầm? nên chắc là nó cũng như vậy. Tìm hiểu phát xem sao... bây giờ chúng ta hãy thử vừa hát một cách chân phương (không đàn, không thể hiện ?oca đoạn?), vừa lấy bàn chân đánh nhịp đều đều (không cố tình dậm dật ngắt quãng)... 03 đoạn mà chắc là mọi người đều biết như sau:
    ?oMột đêm bước chân về gác nhỏ... chợt nhớ đóa hoa tường vi... bàn tay ngắt hoa từ phố nọ... giờ đây đã quên vườn xưa...?
    ?oNgoài hiên mưa rơi rơi... lòng ai như chơi vơi... người ơi nước mắt hoen mi rồi...?
    ?oGọi nắng... trên vai em gầy... đường xa áo bay... nắng qua mặt buồn... làm ong **** say...?
    Với một xác suất tương đối lớn, thì theo cảm nhận, mỗi nhịp chân của chúng ta, mặc dù không chủ ý, một cách tự nhiên, trong cả 03 trường hợp, sẽ trùng với một nốt đen trong bản nhạc (?ovẽ? trong bản nhạc là một hột màu đen, có một cái cần chổng lên trời hoặc chổng xuống đất).
    Bây giờ hãy dùng chân ?ođánh? nhịp một cách ?onhiều cảm xúc? hơn một chút, không đều đều nữa mà có phân biệt dậm mạnh, dậm nhẹ hẳn hoi. Ở ví dụ thứ nhất, hãy theo chu kỳ ?omạnh - nhẹ / mạnh ?" nhẹ...? tức là ?omột mạnh, một nhẹ? với dậm mạnh đầu tiên vào từ ?ođêm? là từ thứ hai ở đầu câu (nếu cảm nhận của chúng ta rơi vào trường hợp xác suất thấp thì ở bước này hãy ?ođiều chỉnh? luôn sao cho dậm mạnh thứ hai rơi vào từ ?ogác? là từ thứ sáu tính từ đầu câu). Ở ví dụ thứ hai, hãy theo chu kỳ ?omạnh ?" nhẹ - nhẹ / mạnh ?" nhẹ - nhẹ...? tức là ?omột mạnh, hai nhẹ? với dậm mạnh đầu tiên vào từ ?ohiên? cũng là từ thứ hai ở đẩu câu (điều chỉnh dậm mạnh thứ hai rơi vào từ ?orơi? thứ hai, là từ thứ năm từ đầu câu). Còn ở ví dụ thứ ba, hãy theo chu kỳ ?omạnh ?" nhẹ - nhẹ - nhẹ / mạnh ?" nhẹ - nhẹ - nhẹ...? tức là ?omột mạnh, ba nhẹ? với dậm mạnh đầu tiên vào từ ?onắng? cũng là từ thứ hai ở đầu câu (điều chỉnh dậm mạnh thứ hai rơi vào từ ?ogầy? là từ thứ sáu từ đầu câu).
    Kết quả cuối cùng như sau:
    Nhịp đều đều ?omạnh ?" nhẹ / mạnh ?" nhẹ...? với nhịp mạnh ?ophân bố? như sau (từ ở trong dấu ngoặc là đúng vào nhịp mạnh):
    ?oMột (đêm) bước chân về (gác) nhỏ chợt (nhớ) đóa hoa tường (vi) bàn (tay) ngắt hoa từ (phố) nọ giờ (đây) đã quên vườn (xưa)...?
    Nhịp đều đều ?omạnh ?" nhẹ - nhẹ / mạnh ?" nhẹ - nhẹ...? với nhịp mạnh phân bố như sau:
    ?oNgoài (hiên) mưa rơi (rơi) lòng (ai) như chơi (vơi) người (ơi) nước (mắt) hoen mi (rồi)...?
    Nhịp đều đều ?omạnh ?" nhẹ - nhẹ - nhẹ / mạnh ?" nhẹ - nhẹ -nhẹ...? với nhịp mạnh phân bố như sau:
    ?oGọi (nắng) trên vai em (gầy) đường xa áo bay (ngay trước từ ?onắng? ?" nhịp mạnh, cất chân lên thì hát ?onắng?) nắng qua mặt buồn làm ong **** (say)...?
    Với bài test ?othử cảm nhận? trên đây, thực chất chúng ta đã làm quen với những vấn đề cơ bản nhất như sau:
    (1) Nốt đen
    Một nốt nhạc kéo dài ?omột cái nhịp chân? như chúng ta vừa làm ở trên tính là một nốt đen. Trên bản nhạc là một ?ohột? đen có một cái ?ocần? chổng lên hoặc chổng xuống.
    Để hình dung thực tế, hãy thực hiện bài tập sau. Nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở ?ongoài hiên...?, giữ nhịp không đổi, bắt đầu đếm theo thành tiếng ?omột hai ba, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, một hai ba? ?" tất cả ?ongoài? ?ohiên? ?omưa? ?orơi? đều là một nốt đen.
    (2) Nốt tròn
    Một nốt nhạc kéo dài ?obốn cái nhịp chân? thì tính là một nốt tròn. Theo cách ?ocảm nhận nhịp? như vừa làm thì chúng ta bắt đầu từ nốt đen tại vì nó đúng bằng một cái nhịp chân. Còn theo cách đặt tên, thì người ta bắt đầu từ nốt tròn, gọi nốt tròn là ?onốt?, còn nốt đen bằng một phần tư nốt tròn nên gọi là ?onốt một phần tư?. Trên bản nhạc, nốt tròn là một hột trắng, nhưng chỉ là hột không, không có bất kỳ một cái cần nào.
    Hình dung: hãy nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở đoạn ?ogọi nắng...? trên, giữ nguyên nhịp chân không thay đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng ?omột hai ba bốn, một hai ba bốn, một hai ba gọi, nắng hai ba trên vai em, gầy hai ba bốn, một hai ba gọi, nắng...ắng...ắng...ắng, một hai ba bốn? ?" quả ?onắng... ắng...ắng...ắng? cuối cùng chính là một nốt ?onắng? ?otròn?.
    (3) Nhịp 2/4, 3/4, 4/4...
    Một bài hát theo nhịp nào, thì nó là lựa chọn của người nhạc sĩ, phụ thuộc vào cái mà họ muốn thể hiện, và cái cách mà họ muốn dùng để thể hiện... và đấy là việc của họ... còn việc của chúng ta là phải chơi cái bài của họ cho nó đúng nhịp, hoặc có định biến báo đi nữa thì cũng không được sai khác nhiều quá. Cụ thể, khi nhìn vào bản nhạc in, ta sẽ thấy ở ngay đầu khuông nhạc đầu tiên bao giờ cũng có một cái phân số 2/4, 3/4, 4/4, 6/8... hoặc một cái chữ giống như chữ ?oC? to... chữ ?oC? cũng tương đương với 4/4, còn các ?ophân số? thì ý nghĩa như sau.
    Theo bài tập nhịp chân mà chúng ta vừa làm, thì khoảng kéo dài từ một ?odậm mạnh? cho đến ?odậm mạnh? tiếp theo sẽ gọi là một ?onhịp?. Còn mỗi dậm mạnh hoặc dậm nhẹ trong một nhịp như vậy sẽ gọi là một ?ophách?.
    Theo cách ghi ?ophân số? thì ?otử số? bằng với số phách trong một nhịp, ở ?omột đêm bước chân về...? thì mỗi nhịp có 2 phách, ở ?ongoài hiên mưa rơi rơi...? thì mỗi nhịp 3 phách, còn ?ogọi nắng...? thì mỗi nhịp 4 phách.
    Còn mẫu số thì là số dùng để xác định trường độ (là thời gian ?ongân dài?) mỗi phách, theo công thức ?otrường độ mỗi phách = trường độ nốt tròn chia cho mẫu số?. Ví dụ ở ?omột đêm bước chân về...? thì trường độ mỗi phách của ta bằng một nhịp chân, tức là một nốt đen, bằng một phần tư nốt tròn, tức là bằng nốt tròn chia cho 4, mẫu số sẽ là ?o4?, bài này theo nhịp 2/4, tương tự thì ?ongoài hiên...? là 3/4, còn ?ogọi nắng...? thì là 4/4...
    (còn tiếp...)
  7. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT NHANH QUẠT CHẬM
    (phần hai)
    (4) Nốt trắng
    Đến đây chúng ta đã hình dung được là một nốt đen là nốt ?ongân dài? bă?ng một nhịp chân ?othông thường?, và để cho dễ tiếp cận, ta hãy coi đây như là ?omột đơn vị đo nhịp?. Tương tự như một đơn vị của hệ thập phân là ?omột?. Cũng như ở hệ thập phân, chúng ta không biểu diễn hai lần một là ?omột và một? mà là ?ohai?, thì ở đây, chúng ta cũng không thể hiện một nốt ?ongân dài? bằng hai lần nốt đen bằng cách viết 02 nốt đen mà dùng một ?onốt trắng? (hay nốt một nửa ?" vì ?ongân dài? bằng nửa nốt tròn). Nếu nốt đen là ?omột? thì nốt trắng là ?ohai?. Trong bản nhạc in nốt trắng được ?ovẽ? bằng một hột trắng và cũng có cần chổng lên hoặc chổng xuống.
    Hình dung: nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở ?ongoài hiên...?, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng ?omột hai ba, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, rơi hai lòng, ai như chơi, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, rơi...ơi lòng, một hai ba? ?" quả ?orơi..ơi? chính là một nốt ?orơi? ?otrắng?.
    (5) Nốt móc đơn
    Nếu nốt đen của chúng ta giống như là ?omột? thì nốt móc đơn là ?omột phần hai?. Nốt móc đơn ?ongân dài? bằng nửa nốt đen tức là ?ongân dài? bằng một phần tám nốt tròn, nên còn gọi là nốt một phần tám. Trên bản nhạc in, nốt móc đơn được ?ovẽ? bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đầu cái cần có một cái ?ongoằng? hoặc một gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.
    Hình dung: ở dưới đây, viết (lên) là lúc bàn chân ngóc lên, (xuống) là lúc bàn chân dậm xuống, nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở ?ogọi nắng...?, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng ?omột hai ba bốn, một hai ba bốn,(xuống)một (lên)đường (xuống)đi (lên)suốt (xuống)mùa (lên)nắng (xuống)lên (lên)thắp, (xuống)đầy hai ba bốn, một hai ba bốn? ?" tất cả ?ođường? ?ođi? ?osuốt? ?omùa? ?onắng? ?olên? ?othắp? đều là nốt móc đơn.
    (6) Nốt móc kép
    Nếu nốt móc đơn là một phần hai thì móc kép là ?omột phần tư?. Nốt móc kép ?ongân dài? bằng nửa nốt móc đơn, bằng một phần tư nốt đen, và bằng một phần mười sáu nốt tròn, cho nên còn gọi là nốt một phần mười sáu. Trên bản nhạc in, nốt móc kép được ?ovẽ? bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đuôi cái cần có hai cái ?ongoằng? hoặc hai cái gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.
    Hình dung: hát một đoạn ở bài ?ophôi pha? là ?oôm lòng đêm nhìn vần trăng mới về...?, hãy nhịp chân giống như đã nhịp chân ở ?ongoài hiên...?, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng ?omột hai ba, một hai ba, một hai (xuống)ôm (lên)lòng, (xuống)đêm...(xuống)êm (lên)nhìn vầng (xuống)trăng (lên)mới, (xuống)về hai ba, một hai ba? ?" nếu chúng ta giữ được nhịp chân không đổi thì ?onhìn? và ?ovầng? chính là hai nốt móc kép.
    (7) Nốt móc... cao hơn
    Ở ví dụ đếm nhịp chân trên, ta đã thấy nốt móc kép đã là ?onhanh? lắm rồi, tuy nhiên, nếu cần thiết, thì tùy nhu cầu thể hiện có thể sử dụng cả những nốt ?onhanh? hơn nữa là nốt móc ba (ba ngoằng hoặc ba gạch ở đuôi) ?ongân dài? bằng nửa nốt móc kép, hay nốt móc bốn (bốn ngoằng hoặc bốn gạch) ?ongân dài? bằng một phần tư nốt móc kép... tuy nhiên nếu mà chỉ lấy nhạc Trịnh mà làm ví dụ như chúng ta đang làm thì chắc đé0 thể nào mà tìm thấy mấy cái nốt này, muốn thử, chắc phải chuyển sang chơi flamenco...
    Còn những nốt ?onhanh? hơn nữa, nếu có nghe thấy đi nữa, chắc là cũng đé0 thể nào mà phân biệt được...
    (8) Chấm dôi
    Để làm cho con guitar của chúng ta kêu được một nốt, ta phải bấm một phím trên đàn (hoặc chọn một dây buông), gảy dây đang bấm (hoặc dây buông đã chọn), dây đàn sẽ bắt đầu kêu. Dây đàn sẽ kêu cho đến khi (một cách tự nhiên) tự ?ohết hơi?, tức là cho đến khi dây không còn dao động nữa, hoặc cho đến khi (một cách nhân tạo) ta nhấc ngón bấm lên (hoặc lấy tay chặn nó lại). Dùng cơ chế như trên, và theo cách nhịp chân, chúng ta đã có thể chơi các nốt móc kép, móc đơn, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn. Tuy nhiên, vẫn có những nốt ?ongân dài? một khoảng lửng lơ ở giữa các nốt mà ta đã biết. Ví dụ, bây giờ nhạc sĩ muốn thể hiện một nốt ?ongân dài? ba phách, tức là ba nốt đen liên tiếp, hoặc một nốt trắng một nốt đen, hoặc một nốt đen một nốt trắng, nhưng mà nếu chép vào khuông nhạc riêng ra như thế, nhìn kiểu gì nó cũng không phải là một nốt, trong khi thực chất nó lại chỉ là một nốt thôi... thế thì biết làm thế đé0 nào... Dấu ?ochấm dôi? sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Dấu này được sử dụng để thể hiện những cái nốt có độ dài ?omột rưỡi? kiểu như ở ví dụ trên. Đặt dấu chấm dôi (có hình dạng như một dấu chấm câu thông thường) ngay sau một nốt nhạc (ngang hàng với cái hột), sẽ được một nốt ?ongân dài? gấp rưỡi nốt nhạc ấy. Trong trường hợp ví dụ một nốt ?ongân dài? ba phách của chúng ta, chỉ cần ?ovẽ? một nốt trắng với một dấu chấm ngay đằng sau, ngang hàng với cái hột.
    (9) Dấu nối
    Với các nốt nhạc cơ sở và dấu chấm dôi, có thể nói ta đã có thể thể hiện được một nốt nhạc với bất kỳ kiểu ?ongân dài? ?ongân ngắn? nào. Ngon quá, đã có thể mang bản nhạc ra tập tọe đú đởn với gái rồi... Thì các nhạc gia tiền bối lúc đầu cũng nghĩ y như thế, thì là giỏi nhạc mẹ nó rồi, thế mà đến lúc đú một hồi thì lại có mấy chỗ gái hát mà các tiền bối cũng đé0 biết là phải chép ra như thế nào nữa... Vấn đề nó là ở chỗ, đã xác định được một nhịp là 2, 3 hay 4... phách rồi thì nếu không có đảo nhịp đảo phách gì, thì chép kiểu gì cũng phải tìm cách ?onhét? các nốt cho nó chui gọn vào từng khoang nhịp 2, 3 hay là 4... phách, đé0 thể nào mà lại đi ?ovẽ? một cái nốt vào đúng chỗ cái gạch dọc ở giữa hai ?okhoang? được. Nhưng mà bây giờ muốn hát là ?ogọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay?, từ chỗ bắt đầu một nhịp là chữ ?ogầy? đến hết chữ ?oáo? đã sài mẹ hết hai phách, bài này nhịp 4/4, tức là ở ?okhoang? này chỉ còn hai phách nữa là chuyển sang nhịp kế tiếp, thế mà cái chữ ?obay? chúng ta lại muốn ?ongân dài? không phải là hai, mà là ba phách chẳng hạn... ở trên vừa mới nói là nếu mà nốt ?ongân dài? ba phách thì ta dùng một nốt trắng chấm dôi, nhưng mà như đã nói, ở cái ?okhoang? đang chép lại chỉ còn mỗi hai phách, nên một nốt trắng chấm dôi đé0 thể nào mà nhét hết vào đấy được... thế thì biết làm thế đé0 nào... thế thì các tiền bối mới nghĩ thêm ra một cái ?ocòng còng? hơi vòng lên trên dùng để nối hai nốt (hai hột) lân cận trong những trường hợp như thế. Rơi vào tình huống như trên, chúng ta sẽ thấy trên bản nhạc có một nốt trắng ở cuối khoang trước, một nốt đen (cùng cao độ - trên cùng một hàng) ở đầu khoang sau, và một cái đường hơi còng còng lên trên nối hai nốt (hai hột) này.
    (10) Dấu lặng
    Cả cái nốt ?ogối nhịp? cũng đã sử lý được rồi, thế là các tiền bối lại hý hửng đi đú với gái, được một hồi thì lại tiếp tục sinh chuyện... hóa ra lúc đầu đé0 chịu để ý, là nếu mà cứ chép một bản nhạc với nốt nọ kế tiếp nốt kia liền tù tì thì về nguyên tắc là nốt này tắt thì nốt kia phải kêu ngay... nhưng mà thế thì thành ra bài đé0 nào cũng phải hát một hơi à, thế thì kể cả là ngực nở như ngực gái (là kỳ vọng thế) cũng lấy đé0 đâu ra đủ hơi mà hát, hơn nữa thiếu gì lúc hơi vẫn thừa, nhưng chỗ đấy đé0 muốn hát... thế thì biết làm thế đé0 nào... thế là các tiền bối mới nghĩ thêm ra các nốt ?ocâm? để ghi vào bản nhạc, nốt ?ocâm? cũng là một nốt nhưng mà đé0 kêu, cũng như một ?ongười mỹ trầm lặng? thì cũng vẫn tính là một con người chứ đé0 phải là con vật. Cái bối cảnh mà vợ thì nói, chồng thì câm mẹ đé0 dám nói... thường được các nhà văn nam giới diễn đạt trong chuyện là ?oanh im lặng không tranh luận? hoặc ?oanh chỉ ngồi lặng lẽ?... cho nên, nốt nhạc ?ocâm? cũng được gọi là dấu ?olặng?. Vợ nói dài bao nhiêu thì anh phải ?ongồi lặng lẽ? cũng dài bấy nhiêu, nên nốt nhạc có bao nhiêu kiểu ?ongân dài? thì dấu lặng cũng có đủ bấy nhiêu kiểu ?oim lặng dài?. Trên bản nhạc in, những gì hay nằm cùng ?okhu vực? với các nốt nhạc nhưng không phải là chấm dôi hay dấu nối thì nói chung đều là dấu lặng. Hột vuông nho nhỏ bị đè dưới dòng kẻ giữa khuông nhạc là lặng bốn phách, cũng hột đấy mà cưỡi được lên trên dòng kẻ này là lặng hai phách, con giun loằng ngoằng ngăn ngắn beo béo (nhớ phân biệt với một con khác cũng loằng ngoằng nhưng dài mà không béo ?" đấy là thứ khác) nằm theo chiều dọc là lặng đen một phách, hơi giống số bảy là lặng đơn nửa phách, còn những thứ trông như bàn chải đánh răng thì tùy vào số ?olông? bàn trải mà tính phách, hai lông thì chia đôi lặng đơn, ba lông thì chia bốn...
    À mà ?ohát? dấu lặng thì ?oanh chỉ ngồi lặng lẽ?, còn chơi dấu lặng trên guitar thì hoặc là dùng tay phải chặn nhẹ vào cái dây đang kêu, hoặc là hơi nhấc ngón tay trái đang bấm cái nối đang cần ?olặng?, sao cho ngón này vẫn còn chạm vào dây (hơi chạm vào thôi, không phải là nhấc lên rồi lại bấm lại ?" im hẳn, chứ đã im rồi lại cãi là dễ bị ăn tát đấy).
    (11) Chùm 03 nốt
    Chúng ta hãy thử nhịp chân lại một lần nữa ?omột đêm bước chân về gác nhỏ...?, từ ở trong ngoặc là đúng lúc chân chúng ta nhịp xuống.
    ?oMột (đêm) (bước) chân về (gác) nhỏ...?
    Bài này nhịp 2/4, nốt ?ođêm? ngân dài một phách, 03 nốt ?obước? ?ochân? ?ovề? cộng lại cũng phải ?obằng? đúng một phách, và chúng ta cũng rất muốn hát ?ođều? ba cái nốt ấy trong một phách. Nhưng mà như thế thì lại phát sinh một vấn đề có xuất phát điểm đơn thuần là toán học, đấy là ?omột đé0 thể nào mà chia hết cho ba được?... tức là toán học chứng minh là đé0 thể hát ?ođều? ba nốt trong một phách được... may mà nhạc đé0 cần phải chính xác chi li như là toán, nên là hoàn toàn có thể ?oxân xiu? một chút cũng không sao, nhưng mà hát thì xân xiu được, chứ còn viết ra thì như thế đé0 nào, dùng nốt đé0 nào mà viết, chả nhẽ dùng móc đơn móc kép viết thừa hoặc thiếu phách rồi mở ngoặc là ?oxân xiu?... cho nên ở đây phải sử dụng chùm ba nốt, là ba nốt liền nhau với một (như ở trường hợp trên), hai (nếu phải hát 3 nốt trong nửa phách) hoặc ba (ba nốt trong một phần tư phách)... gạch ngang nối ba cái cần với nhau, kèm theo một số ?o3? nho nhỏ ở trên (hoặc ở dưới nếu ba cái cần quay xuống).
    Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến chuyện nhịp phách. Nhưng mà cái này kể cả là thực hành nhịp chân, đếm mồm rồi chắc chúng ta cũng vẫn sẽ cảm thấy hơi ?olùng bùng?, không được ?othoải mái? lắm. Nên có lẽ cách tốt nhất để nắm được các vấn đề về nhịp, nhất là lại liên quan đến đàn guitar, là làm theo cách trong chủ đề ?oQuạt theo chiều gió?.
    Kỳ sau: ?oLUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT THEO CHIỀU GIÓ?
  8. axl_rose_vn

    axl_rose_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Thưa huynh CyberCloud
    Thằng đệ đọc đâu đó trong những bài viết hình như huynh có nói Đàn chỉ luận là quyển số 02 có phải không ạ?thế còn các quyển khác huynh cũng phải tư vấn cho anh em phát đi chứ:D cứ để mấy kon kia nó sống ngoài vòng tay chúng ta mà ko làm gì được thế này buồn đời lắm huynh ạ,mà bộ bí kíp của huynh thành công cao nhất là bao nhieu% thế
  9. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    À nhân tiện mình đang có "Unbreak my heart" - bản do "IL Divo" hát (regresa a mi) tại "miss world 2004" - nghe cũng hay lắm, nhưng mà không biết làm cách nào post lên cho mọi người cùng nghe...
  10. sagittarius0312

    sagittarius0312 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bác dùng cái này để upload lên mạng: www.yousen***.com
    Mọi người tranh thủ down cho nhanh link này không dùng đc lâu đâu

Chia sẻ trang này