1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gái học yếu luận - Đàn chỉ luận - hay "kỹ thuật guitar đẽo gái"

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi cyberCloud, 15/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhờ post lên đây rồi này
    http://plus.xdrive.com/u/62680658/993396859jxiC6PaApsZPq2u2zQO
  2. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT THEO CHIỀU GIÓ
    Có một câu đố, hình như là ở trong phim ?oHuyết chiến tử cấm thành?... là ?omột đàn bà thì có bốn chân, một đàn ông thì có năm chân, thế một đàn bà cộng một đàn ông thì có bao nhiêu chân??... trả lời là ?onó sẽ là tám chân, tám chân rưỡi, tám chân, tám chân rưỡi...?. Thực ra, câu trả lời như vậy là đúng về nguyên tắc thôi, chứ ai cũng hiểu là mọi chuyện nó không chỉ giản dị như vậy, nguyên cả chín chân hoặc là tám chân trùm chăn đến bệnh viện, lại còn ngoẹo đầu ngoẹo cổ, đứt dây phanh... là những chuyện vẫn xảy ra hàng ngày... Quạt chả của chúng ta cũng y như vậy, về cơ bản thì nó cũng chỉ có quạt xuống và quạt lên, nhưng mà còn biến báo đi thì tạo ra không biết bao nhiêu là kiểu khác nhau... Người vào sau, nếu nhảy ngay vào cái đống ?obiến báo? này, nếu ?ongộ? tính không cao thì sau một hồi sẽ không còn biết đâu mà lần, dễ bị lẫn lộn, hỏng tay cơ, tạo ra nhiều âm thanh lạ lùng... cho nên, cách tốt nhất là nên quay trở lại với những thứ khởi điểm, là những thứ cơ sở nhất.
    Bởi vậy cho nên ở đây trước tiên sẽ giới thiệu những ?omẫu quạt chả? cơ sở nhất, dùng để chơi loại nhịp cũng ?ocơ sở? nhất, chỉ có 02 phách một nhịp (2/4, 2/2...). Với mỗi mẫu cần tập chơi cho đến khi nghe thấy âm thanh phát ra hết sức tự nhiên và ?olọt tai?, không lộn xộn, không tậm tịt, không có tiếng ?omắc? dây... nhớ là dục tốc bất đạt, không cần phải vội vàng, nhiều thứ vội quá sẽ bị mất ngon...
    Hãy vừa quạt chả vừa nhịp chân, mỗi nhịp chân là một phách, số 1, 2 ghi ở dưới tab ứng với ?ođầu phách?, là lúc nhịp bàn chân xuống (?otám?), dấu ?o&? ghi ở dưới tab là lúc ngóc bàn chân lên (?otám rưỡi?). Đấy là ký hiệu liên quan đến chân, còn đối với tay phải, chữ ?oX? (?oXờ?) ghi ở trên tab là ?oXuống? - tức là quạt xuống, chữ ?oL? (?oLờ?) là ?oLên? ?" tức là quạt lên. Bây giờ đã có thể bắt đầu bài tập đầu tiên.
    Mẫu thứ nhất:
    Đây là mẫu cơ sở nhất, chỉ cần quạt xuống, quạt lên, quạt xuống, quạt lên... tức là liên tục luân phiên ?oXờ, Lờ, Xờ, Lờ?.
    o||...X..L..X..L..||
    E||---0--0--0--0--||
    B||---1--1--1--1--||
    G||---0--0--0--0--||
    D||---2--2--2--2--||
    A||---3--3--3--3--||
    E||---3--3--3--3--||
    o||...1..&..2..&..||
    Tập với dãy hợp âm C-C-F-F-G7-G7-C-C-F-F-G7-G7-C
    (*) tất cả các mẫu đều dùng dãy hợp âm này để tập thử, cho nên từ sau sẽ không nhắc lại câu này nữa.
    Mẫu thứ hai
    Mẫu này khác với mẫu thứ nhất là ở lần quạt lên đầu tiên ở nửa phách thứ nhất, chúng ta không chạm móng vào dây (tay thì vẫn hất lên như bình thường ?" thể hiện bằng chữ ?oL? trong dấu ngoặc đơn, hiểu là quạt lên, không chạm vào dây). Tức là chúng ta sẽ ?oXờ, không trúng Lờ, Xờ, Lờ?
    o||...X.(L).X..L..||
    E||---0-----0--0--||
    B||---1-----1--1--||
    G||---0-----0--0--||
    D||---2-----2--2--||
    A||---3-----3--3--||
    E||---3-----3--3--||
    o||...1..&..2..&..||
    Mẫu thứ ba
    Nếu như ở mẫu thứ hai chúng ta không chạm vào dây ở lần quạt lên thứ nhất, thì ở mẫu này, chúng ta không chạm vào ở lần quạt lên thứ hai (ở nửa phách thứ hai). Tức là chúng ta sẽ ?oXờ, Lờ, Xờ, không trúng Lờ?
    o||...X..L..X.(L).||
    E||---0--0--0-----||
    B||---1--1--1-----||
    G||---0--0--0-----||
    D||---2--2--2-----||
    A||---3--3--3-----||
    E||---3--3--3-----||
    o||...1..&..2..&..||
    Mẫu thứ tư
    Ở mẫu này chúng ta sẽ không chạm vào dây ở lần quạt xuống thứ hai ở phách thứ hai, tức là chúng ta sẽ ?oXờ, Lờ, Xờ không trúng, Lờ?
    o||...X..L.(X).L..||
    E||---0--0-----0--||
    B||---1--1-----1--||
    G||---0--0-----0--||
    D||---2--2-----2--||
    A||---3--3-----3--||
    E||---3--3-----3--||
    o||...1..&..2..&..||
    Mẫu thứ năm
    Còn bây giờ chúng ta sẽ bỏ qua hai lần quạt ở giữa, tức là chúng ta sẽ ?oXờ, không trúng Lờ, Xờ không trúng, Lờ?. Một điểm cần chú ý ở đây là do một là quãng nghỉ lâu, hai là không có mâu thuẫn về chuyện đà tay, cho nên nếu không cần vung tay lên xuống đều đều theo tốc độ nửa phách một (như chúng ta đang làm cho đến giờ) mà vẫn có thể giữ được đều nhịp không đổi, thì có thể nghỉ tay ở nửa phách thứ nhất và đầu phách thứ hai cho đến khi quạt lên ở nửa phách thứ hai, tức là chúng ta có thể ?oXờ, nghỉ, nghỉ, Lờ?.
    Một chú ý nữa là trong trường hợp quạt xuống, quạt lên đều đều, trường độ mỗi nốt sẽ đúng là một nốt móc đơn, ở đây có khoảng nghỉ ở giữa, nếu muốn giữ đúng trường độ như trên thì sẽ phải nhấp ngón hay chặn dây, tuy nhiên chúng ta sẽ không cần phải làm đúng như vậy, cụ thể là tay bấm để nguyên, mặc kệ cho các nốt ở lần quạt xuống thứ nhất ngân ?ohết đà?.
    o||...X.(L)(X).L..||
    E||---0--------0--||
    B||---1--------1--||
    G||---0--------0--||
    D||---2--------2--||
    A||---3--------3--||
    E||---3--------3--||
    o||...1..&..2..&..||
    Mẫu thứ sáu
    Ở mẫu này, chúng ta sẽ không chạm vào dây ở cả phách cuối cùng, tức là chúng ta sẽ ?oXờ, Lờ, Xờ không trúng, không trúng Lờ? hoặc ?oXờ, Lờ, nghỉ, nghỉ?.
    Tương tự như ở mẫu thứ năm, tay bấm luôn để nguyên, không chặn dây, để cho ngân ?ohết đà?.
    o||...X..L.(X)(L).||
    E||---0--0--------||
    B||---1--1--------||
    G||---0--0--------||
    D||---2--2--------||
    A||---3--3--------||
    E||---3--3--------||
    o||...1..&..2..&..||
    Sáu kiểu ?otổ hợp? quạt lên quạt xuống mà chúng ta vừa thực hiện trên đây có thể dùng (đã ?oxếp? sẵn từ trước hẳn hoi hoặc theo thói quen khi đánh) để tạo nên rất nhiều kiểu quạt chả khác nhau. Trước hết, ?ongấm? được những kỹ năng như thế này, chúng ta sẽ có thể thể hiện rất tốt những kiểu quạt chả theo đúng bài bản (xem ?oQuạt đánh gái? sẽ trình bày sau), sau nữa, chúng còn có thể hỗ trợ chúng ta trong những trường hợp nổi hứng ?oờ, tao thích quạt thế đấy...? mà vẫn đảm bảo không sai lệch so với ?odàn hát?.
    Kỳ sau: ?oLUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT TỐC VÁY?
    Được cyberCloud sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 14/12/2004
  3. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT TỐC VÁY
    Ngoại trừ một số điểm khác biệt có tính chất bảo hành bảo trì mà mọi người đều biết như là ?oxe máy thì nói chung trước phải bơm rồi sau mới cưỡi, còn gái thì trước phải cưỡi rồi sau mới bơm...? thì xét trên nhiều phương diện, gái và xe máy có nhiều điểm giống nhau... ví dụ như muốn sử dụng hợp pháp một ?ocon? (xe máy hoặc gái), chúng ta đều phải ?ođăng ký?, các trường hợp sử dụng không đăng ký, nếu bắt được đều bị sử phạt... giống như xe máy, gái luôn có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ... và cũng y như là xe máy, gái cũng hết sức là đa dạng, đa dạng về chủng loại, về hình thức, đa dạng về công dụng, đa dạng về ích lợi cũng như tác hại... cái này thì tiền nhân tự cổ cũng đã đúc kết được vô khối những kinh nghiệm xương máu. ?oGái học yếu luận? ?" vốn là một pho sách gái, cũng có bàn đầy đủ về chuyện này (ở chương khác), ví dụ như ?o...những cái đứa còng ngang lưng đa phần đều ngơ ngáo và vô duyên, mặt mũi đầy đặn mà mắt hay mở thao láo thì tính khí thất thường và hay cáu bẳn, mắt một mí mà ngực phòi mông tóp thì tham ăn tục uống, gò má cao mà lại có hai cằm thì chóng già và hay soi mói, thằng nào mà lấy phải loại này thì cả đời sẽ bị y như là thằng tù...? v.v... và v.v... nói chung là hết sức đa dạng và nhiều điểm bất ngờ... cho nên, đại trượng phu nếu tự nhiên có bị gặp phải một đứa vừa già, vừa xấu lại vừa lãng mạn thì mặt cũng đừng có mà đổi sắc... nói đến mới nhớ, mặc dù rất chi là thiên biến vạn hóa, nhưng đa phần chúng đều có cùng một đặc điểm chung là rất ?olãng mạn?, nói đúng hơn là rất ?othích những cái việc mà chúng cho là lãng mạn?... phải nói thế là bởi vì cái mà chúng cho là lãng mạn cũng là hoàn toàn chỉ theo cách nghĩ rất riêng, và nói chung là rất sai của chúng... lãng mạn, đối với chúng thường là ngồi mụ mị ngây độn cả người ra, mắt mũi thì đờ đẫn toàn là lòng trắng để thưởng thức những thể loại phim phò có nhiều trai gái bệnh tật ốm đau, đứa nào cũng như là sắp chết đến nơi (nhất là gái, rất chi là hay chửa hoang), toàn là những bọn đau khổ uất ức đầy người, cáu gắt như chó, nói năng thì cấm cảu, giật cục, thỉnh thoảng lại có đứa gào ầm lên như là bị dở người, rượu thì đé0 biết uống, toàn say, rồi thì hai con ngoáo đi tranh nhau một thằng chã hoặc hai thằng chã nhảy dựng lên vì một con ngoáo (đương nhiên, cũng phải thành thật xác nhận là một số con ngoáo trong phim cũng đúng là ngon không thể tả, nhưng mà cái đấy lẽ ra phải để dùng vào việc khác, và theo một cách khác, chứ đé0 phải như là mấy thằng trong phim)... (xong rồi đến lúc tranh được rồi, thì tự nhiên cái thằng/con ấy lại bị làm sao đó, mà lại cố tình dấu dấu diếm diếm không nói với ai, rồi tự lăn ra chết mẹ), đúng là ngớ ngẩn đé0 thể tả... người hàn quốc từ bé đã phải ăn sâm củ như là ăn sắn, ăn thịt chó như là ăn thịt lợn (cái nước ấy thiên nhiên vốn không ưu đãi, lúa ngô khoai sắn thịt cá đều thiếu, chỉ có sâm với củ cải là nhiều... cho nên mới phải ăn uống y như là người dân tộc vậy) thì những triệu chứng như trên cũng là hợp lý về cả phương diện tâm sinh lý cũng như logic, nhưng mà người việt... thì tội tình đé0 gì... nếu mà cũng như thế, thì rõ là dở hơi rồi, nhưng mà từ đầu đến giờ chúng ta đã thống nhất quan điểm là ?okiểu gì cũng phải chiều chuộng chúng thôi?... cho nên liên quan đến chuyện oánh đàn, ta cũng không thể không chuẩn bị sẵn một số kỹ năng căn bản liên quan đến những vấn đề nặng phần lả lướt, thậm chí là ưỡn ẹo một chút... tất cả những cái đấy, đối với gái thì đều là biểu hiện của sự ?olãng mạn?...
    Tương tự như ở nội dung trước, ở đây cũng sẽ trình bày một số mẫu ?oquạt chả?, nhưng là đối với loại nhịp 4/4 (lần trước là 2/4...), loại nhịp ?ovua? của nhạc việt nam... biết làm thế đé0 nào, thì chúng ta vốn là nho giáo, lại ở gần đường xích đạo, cho nên non sông ta tươi đẹp, nhạc sĩ ta giàu nữ tính... âu cũng là ý trời...
    Có một gợi ý nho nhỏ, trước là để cho dễ tập lúc ban đầu, sau là ngay cả khi đã thạo rồi, mặc dù không để ý nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn thường làm như vậy một cách tự nhiên mỗi khi cần chuyển hợp âm nhanh, và cuối cùng (quan trọng nhất) là mặc dù có làm như vậy, thực ra nghe nó cũng đé0 ảnh hưởng gì lắm... đó là nếu không thể chuyển hợp âm mà không bị ?ogiật cục? thì ở quạt chả cuối cùng trước khi chuyển sang một hợp âm mới, chúng ta có thể quạt dây buông (sẽ có thêm thời gian để chộp kịp hợp âm tiếp theo), đại khái là ?o...choang choang choang choang choang choang xình...? nếu không được thì ?o...choang choang choang choang BÙNG xình...?, về căn bản là vẫn có thể đi cùng với ?okhi...biết tin em rồi? mà không gây ra hiệu ứng gì lộ liễu lắm. Oki, bây giờ đã có thể bắt đầu với mẫu quạt chả 4/4 đầu tiên (nhớ là như đã giải thích ở nội dung trước, mẫu quạt chả có thể coi như một ?ođoạn kỹ năng?, chứ chưa phải là một ?ođiệu? cụ thể như đít xcô hay là xì lô... cái này là ở bài sau)
    À mà hệ thống ký hiệu của chúng ta thì vẫn theo quy ước đã thống nhất từ bài trước, nhịp chân thì là 1 & 2 & 3 & 4 &... còn tay thì là X L X L...
    Mẫu thứ nhất
    Ở mẫu này chúng ta cứ đều đều chân thì dậm, ngóc, dậm, ngóc... tay thì quạt xuống, quạt lên, quạt xuống, quạt lên... tức là ?oXờ, Lờ, Xờ, Lờ...?, và nếu lúc chuyển hợp âm mà không giữ được đều nhịp thì ở quạt lên cuối cùng (nửa phách thứ tư) có thể quạt dây buông.
    o||...X..L..X..L..X..L..X..L
    E||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
    B||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
    G||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
    D||---2--2--2--2--2--2--2--2---||
    A||---2--2--2--2--2--2--2--2---||
    E||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Vả lại mục đích ở đây là tập quạt chả, cho nên hợp âm cũng không cần thiết phải dụng đến cái phức tạp, hãy tập với dãy hợp âm Em-Am-Em-Am-Em-Am
    (*) Cần tập như vậy với tất cả các mẫu, cho nên từ sau sẽ không nhắc lại câu này nữa
    Mẫu thứ hai
    Nếu như ở mẫu thứ nhất chúng ta chơi theo kiểu 08 nốt móc đơn, mỗi móc đơn một quạt chả thì mẫu thứ hai bắt đầu bằng một nốt đen và nối tiếp bằng 06 nốt móc đơn. Ta vẫn chơi như cũ, nhưng ở lần quạt lên thứ hai (nửa phách đầu tiên) sẽ không chạm vào dây, và nhớ là tay vẫn để nguyên để cho dây ngân tiếp trong lúc quạt ?otrượt? này, tức là ta sẽ ?oXờ, không trúng Lờ, Xờ, Lờ, Xờ, Lờ, Xờ, Lờ...?
    o||...X.(L).X..L..X..L..X..L
    E||---0-----0--0--0--0--0--0---||
    B||---0-----0--0--0--0--0--0---||
    G||---0-----0--0--0--0--0--0---||
    D||---2-----2--2--2--2--2--2---||
    A||---2-----2--2--2--2--2--2---||
    E||---0-----0--0--0--0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Mẫu thứ ba
    Mẫu này là ?oXờ, Lờ, Xờ, Lờ, Xờ không trúng, Lờ, Xờ, Lờ...?, tức là sẽ quạt trượt ở đầu phách thứ 3.
    o||...X..L..X..L.(X).L..X..L
    E||---0--0--0--0-----0--0--0---||
    B||---0--0--0--0-----0--0--0---||
    G||---0--0--0--0-----0--0--0---||
    D||---2--2--2--2-----2--2--2---||
    A||---2--2--2--2-----2--2--2---||
    E||---0--0--0--0-----0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Mẫu thứ tư
    Cái này giống như sự trộn lẫn giữa mẫu thứ hai và mẫu thứ ba. Bây giờ chúng ta đã thạo kiểu tab này rồi, nên có lẽ khỏi cần giải thích dài dòng về cách ?oquạt? và ?oquạt trượt?. Điều cần nói nhất ở đây, là mẫu này là mẫu đáng chú ý nhất trong tất cả 07 mẫu 4/4 mà chúng ta có ở đây. Có thể nói đây sẽ là một trong những kiểu quạt chả được chúng ta sử dụng nhiều nhất trong thực tế đánh gái. Mẫu này có thể gọi là mẫu ?ohoang đảo?... còn về khái niệm ?ohoang đảo? thì như sau, giả sử như bây giờ ta là ?ochàng bạch tuyết? đang dẫn bảy ?ocon lùn? đi đú, thì bị chìm mẹ thuyền, phải cố sức mà bơi vào một hoang đảo, bơi vào có một mình thì sau này biết làm cái đé0 gì trên đấy, thà chết mẹ cho xong, khác đé0 gì, cho nên phải cố mà cứu thêm gái lên, nhưng mà sức người có hạn, có cố hết sức thì cũng chỉ có thể cứu thêm được một con lùn thôi, mà cả bảy con đều lùn như nhau, thế thì biết cứu con đé0 nào... thì chính là con này, con thứ tư.
    o||...X.(L).X..L.(X).L..X..L
    E||---0-----0--0-----0--0--0---||
    B||---0-----0--0-----0--0--0---||
    G||---0-----0--0-----0--0--0---||
    D||---2-----2--2-----2--2--2---||
    A||---2-----2--2-----2--2--2---||
    E||---0-----0--0-----0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Mẫu thứ năm
    Nếu đã chơi quen con thứ tư rồi thì chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì rắc rối lúc làm thịt con thứ năm này.
    o||...X.(L)(X).L.(X).L..X..L
    E||---0--------0-----0--0--0---||
    B||---0--------0-----0--0--0---||
    G||---0--------0-----0--0--0---||
    D||---2--------2-----2--2--2---||
    A||---2--------2-----2--2--2---||
    E||---0--------0-----0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Mẫu thứ sáu
    Trông thì tưởng là rắc rối, nếu thử chuyển hợp âm vài lần thì sẽ thấy ?ochu kỳ? quạt chả ở mẫu này là tương đối đơn giản, nó theo kiểu ?oba cái một?.
    o||...X.(L).X..L..X.(L).X..L
    E||---0-----0--0--0-----0--0---||
    B||---0-----0--0--0-----0--0---||
    G||---0-----0--0--0-----0--0---||
    D||---2-----2--2--2-----2--2---||
    A||---2-----2--2--2-----2--2---||
    E||---0-----0--0--0-----0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Mẫu thứ bảy
    Nếu như vừa xem vừa chịu khó tập thử, thì đến đoạn này, mỗi chúng ta có thể nói đều đã quạt chả hơi bị thạo rồi, cho nên mẫu cuối cùng này chắc là sẽ thấy dễ thôi. (Còn nếu mà vẫn thấy khó, thì có lẽ nên chịu khó đi lại một lượt nữa từ đầu bài trước, mà cứ việc đi thong thả thôi, chắc là sẽ không thừa đâu).
    o||...X.(L).X.(L).X..L..X..L
    E||---0-----0-----0--0--0--0---||
    B||---0-----0-----0--0--0--0---||
    G||---0-----0-----0--0--0--0---||
    D||---2-----2-----2--2--2--2---||
    A||---2-----2-----2--2--2--2---||
    E||---0-----0-----0--0--0--0---||
    o||...1..&..2..&..3..&..4..&
    Hết bài này, kỹ năng quạt chả của chúng ta có thể coi là đã hơi ổn ổn... và chắc là sẽ không ai gặp phải khó khăn gì trong việc ?otriển khai? một số ?ođiệu? cơ bản sẽ giới thiệu ở bài sau. Nốt bài sau, thì, nếu như còn đang đi học ở trường, có thể nói là chúng ta đã hơn được rất nhiều trai khác ở trường rồi... nhưng mà không nên lầm tưởng là cái đấy là do chúng ta tài giỏi gì hơn người, đây thực chất chỉ là do đám kia lười nhác, chỉ ham hát hò kiểu ?ochữ chạy chạy...?, chứ nếu gào kiểu đấy một hồi, tự thấy đần (không phải ngẫu nhiên mà cái ?ochữ chạy chạy...? của mấy chú lùn động cái là tự mổ bụng cho nó thối inh lên được trao giải ?ophản nobel? ?" là một giải ?omâm xôi? khoa học), chúng cũng đi thửa đàn về rồi hì hục tập tành thì chỉ sau một hồi là lại ?oxưa kia bà đẹp nhất trần...? ngay thôi. Vấn đề là thạo những cái này rồi, lại còn phải biết cách dùng chúng để biến báo... tại vì quạt chả, muốn đơn giản thì đơn giản thôi, còn muốn phức tạp bao nhiêu thì có phức tạp bấy nhiêu... Chúng ta ở đây hẳn nhiều người đã biết cách bật đàn oóc lên, chọn một điệu thích hợp rồi chộp hợp âm để cho nó tự đệm, thỉnh thoảng thì bấm nút để cho nó tự ?odồn? một phát... lúc đầu thấy nó ồn ồn dậm dịch lên thì cũng hứng thú ra phết... nhưng mà sau một hồi, nghe mãi cái kiểu nhạc đấy nhiều người sẽ bắt đầu thấy nó như là một cái món ăn rất chi là bứ, ngấy phè... Có thể dùng cái này như một cái mô tả tương đối sát thực cho việc quạt chả của chúng ta... Cơ bản, không sai thì thế, còn muốn cho hay, cho không bị bứ, thì phải thành thạo hơn, phải ?ongấm? thêm một mức những cái kỹ năng đã đề cập đến, nếu có thể thì nghĩ thêm ra cả những kỹ năng khác nữa, và dùng chúng để biến mọi bản đệm thành một cái gì đó theo kiểu của riêng ta... còn chuyện làm thế nào để cho cái kiểu của riêng ta chiếm được cảm tình của gái thì chắc không còn cách nào khác ngoài cách phải cố gắng đánh gái cho nhiều, vừa đánh vừa đúc kết kinh nghiệm... nhưng mà đây là chuyện dài nhiều tập, và phụ thuộc vào các vấn đề rất riêng của mỗi người, còn những thứ cơ bản, thì nói chung vẫn cứ nên càng chắc cối càng tốt...
    Kỳ sau: ?oQUẠT ĐÁNH GÁI?
  4. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận ?" LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT ĐÁNH GÁI
    (phần một)
    Xác định cách đệm một bài nhạc theo ?ođiệu? nào, muốn bảo là dễ thì là dễ, còn nếu muốn làm ?otheo kiểu khó? thì muốn khó bao nhiêu thì có khó bấy nhiêu, vì bản thân vấn đề tự nó đúng là có bản chất không đơn giản, ví dụ như có những bài nhạc có thể chỉ thích hợp với một ?ođiệu? nhất định, lại có những bài có thể thích hợp với nhiều ?ođiệu? khác nhau, hơn nữa trong cùng một bài nhạc lại có thể (hoặc buộc phải) chơi 2, 3 hoặc nhiều ?ođiệu? khác nhau... và đến lượt cái mà chúng ta quen gọi là ?ođiệu? tự nó lại cũng bao gồm nhiều ?ochi tiết? con con khác nhau, ví dụ như nó liên quan đến kiểu nhịp (2/4, 3/4, 4/4, 2/2, 6/8...), đến mức độ nhanh chậm, đến cách thể hiện câu nhạc, v.v... và v.v... Dễ nhận thấy là nếu ngay từ đầu đã xà ngay vào cái đống mặc dù không phải là lùng bùng nhưng lại vô cùng bát nháo ấy, thì đảm bảo chưa đánh được con gái nào thì đã chán mẹ đánh đàn là chắc. Nó như đoạn đường dài, tốt nhất là ta cứ nên thong thả mà đi, và quan trọng là đi đến đoạn nào thì phải tranh thủ đánh gái ngay ở đoạn đấy... có đánh được gái, thì mới có hứng thú để mà đi tiếp... trước đã bàn là gái cũng giống như xe máy, đâu đâu cũng có, lại đa dạng nhiều chủng loại lắm mà... cho nên dốt thì đánh gái ngơ ngơ, khá rồi thì gái cũng khá theo, còn giỏi rồi thì... thôi đé0 nói...
    Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng, là học đánh đàn nó cũng có điểm giống như học ngoại ngữ, nhiều người mặc dù có vốn từ nhiều, ngữ pháp cũng đầy mình, nhưng giao tiếp lại cực kỳ tệ hại, nói năng vất vả, vừa nói vừa hì hục ?otìm cách nói? tương đối mệt mỏi... trong khi có nhiều người tuy chỉ mới học thôi, cả vốn từ và ngữ pháp đều ít hơn, nhưng giao tiếp lại ?othoải mái? hẳn hơn, lại còn vẫn cứ đong được gái đều đều... lý do chính là những người ở trường hợp thứ nhất khi muốn nói gì thường nghĩ trong đầu cái muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ, rồi mới tìm cách ?odịch? sang thứ tiếng đang giao tiếp, nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ, về phương diện ngôn ngữ học là nghĩ ?otheo kiểu phức tạp?, và những người này sẽ luôn gặp khó khăn trong việc ?odịch? cái phức tạp đấy sang ngôn ngữ đang giao tiếp... còn ở trường hợp thứ hai, những người này suy nghĩ trực tiếp bằng cái ngôn ngữ đang dùng để giao tiếp, cho nên giữa ý nghĩ và khả năng thể hiện nó không bị mâu thuẫn, thành ra họ ?olưu loát? hơn, biết còn ít thì tìm cách diễn đạt đơn giản dễ hiểu thôi, văn hoa làm bẹn gì xong rồi lại đé0 biết nói như thế nào... hơn nữa ?othân kiếm hợp nhất?, nhóm thứ hai sẽ tiến bộ nhanh hơn hẳn nhóm thứ nhất. Chúng ta cũng biết là à ờ... cái vấn đề đấy nó phức tạp lắm, nhưng mà bây giờ có bao nhiêu thì cứ dùng bấy nhiêu rồi cố thể hiện cho thật tốt, cứ tự tin mà chơi... Hơn nữa tập trung ngồi luyện đàn cho giỏi mà phải nhịn đánh gái suốt một thời gian dài thì đé0 ai mà chịu cho được, học đàn có phải là chuyện ngày một ngày hai đé0 đâu, cho nên đé0 chơi kiểu ?ogiỏi rồi mới đánh gái?, nói như vậy là đé0 hiểu gì, đánh gái khác với đánh nhau, không giỏi thì bất quá chịu bẽ bàng chút thôi chứ cũng đé0 bị ai đánh chết (mà về chuyện bẽ bàng thì ngay cả giỏi rồi cũng sẽ vẫn tiếp tục bị, gái cơ mà, lường trước thế đé0 nào được... mới cả bẽ bàng thì sợ lịt gì), cho nên, phải vừa học đàn vừa đánh gái thì mới thích... Mà cũng giống y như là ngoại ngữ, nhiều người đàn giỏi hẳn hoi, nhưng mà đánh gái vẫn cực kỳ vất vả. Cho nên xác định lại thêm một lần nữa, là ?oĐÀN? và ?oĐÀN-GÁI? vẫn là hai môn khác hẳn nhau, ngay cả Các Mác Ăng Ghen cũng đâu có phải là hai vợ chồng, là bốn người khác hẳn nhau mà.
    Thống nhất về quan điểm rồi, bây giờ đã có thể bắt đầu làm quen với những vấn đề rất hay dùng để đi đánh gái. Vấn đề thứ nhất là Disco...
    (*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/992560226MChEwZSAjnr2KM30ZOV với các tên file tương ứng.
    (**) Với mỗi ?ođiệu?, nói chung nên
    (1) Lấy mẫu về nghe thử
    (2) Chơi thử mẫu theo tab
    (3) Nghe và chơi thử đoạn ví dụ theo hợp âm có trong bài

    Disco
    (1) File mẫu - ?oDisco Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C
    E||------0-0----0-0----0-0----0-0-|
    B||------1-1----1-1----1-1----1-1-|
    G||*--0--0-0-0--0-0-0--0-0-0--0-0-|
    D||*--2------2------2------2------|
    A||---3------3------3------3------|
    E||-------------------------------|
    o.G7...............................C
    -----1-1----1-1----1-1----1-1--||--0---||
    -----0-0----0-0----0-0----0-0--||--1---||
    -----0-0----0-0----0-0----0-0-*||--0---||
    --0------0------0------0------*||--2---||
    --2------2------2------2-------||--3---||
    --3------3------3------3-------||------||
    (3) File minh họa - ?oDisco Accompaniment.mid?
    ?o(A)...
    By the river of (A)Babylon
    There we sat down.
    Yeah we (E7)wept.
    When remembered (A)Zion...?
    (River Of Babylon ?" Boney M)
    (*) Ghi nhớ: Bài nào thấy ?ocó vẻ giống? như kiểu ?oRiver OF Babylon? thì chơi Disco
    Tương tự như vậy với tất cả các ?ođiệu? và các bài minh họa còn lại
    Slow
    (1) File mẫu - ?oSlow Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C...................|..F
    E||---0----0----0----0----|--1----1----1----1----|
    B||---1----1----1----1----|--1----1----1----1----|
    G||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
    D||*--2---------2---------|--3---------3---------|
    A||---3---------3---------|--3---------3---------|
    E||---3---------3---------|--1---------1---------|
    o.G7...................||..C
    --1----1----1----1-----||--0----------------||
    --0----0----0----0-----||--1----------------||
    --0----0----0----0----*||--0----------------||
    --0---------0---------*||--2----------------||
    --2---------2----------||--3----------------||
    --3---------3----------||--3----------------||
    (3) File minh họa - ?oSlow Accompaniment.mid?
    ?o(Bm)...
    Gọi (Bm)nắng trên vai em gầy đường xa áo (Em)bay
    Nắng qua mắt buồn lòng hoa **** (F#7)say (Bm)
    Lối em đi về trời không có (Em)mây
    Đường đi suốt (F#7)mùa nắng lên thắp (Bm/D)đầy (Bm)...?
    (Hạ trắng ?" Trịnh Công Sơn)
    Slow Rock
    (1) File mẫu thứ nhất - ?oSlow Rock Pattern 01.mid?
    (2) Tab thứ nhất

    o||...C
    E||---0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--|
    B||---1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
    G||*--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--|
    D||*--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--|
    A||---3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
    E||---3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
    o.F
    --1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
    --1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
    --2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--|
    --3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
    --3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
    --1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
    o.G7...................................||..C
    --1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1---||--0---||
    --0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0---||--1---||
    --0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--*||--0---||
    --0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--*||--2---||
    --2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2---||--3---||
    --3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3---||--3---||

    (3) File mẫu thứ hai ?" ?oSlow Rock Pattern 02.mid?
    (4) Tab thứ hai

    o||...C
    E||------------0-----------------0--------|
    B||------1--1--1--1--1-----1--1--1--1--1--|
    G||*-----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0--|
    D||*--2--2--2-----2--2--2--2--2-----2--2--|
    A||---3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
    E||---3-----------------3-----------------|
    o.F
    -----------1-----------------1--------|
    -----1--1--1--1--1-----1--1--1--1--1--|
    -----2--2--2--2--2-----2--2--2--2--2--|
    --3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
    --3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
    --1-----------------1-----------------|
    o.G7
    -----------1-----------------1---------||
    -----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0---||
    -----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0--*||
    --0--0--0-----0--0--0--0--0-----0--0--*||
    --2--2--2-----2--2--2--2--2-----2--2---||
    --3-----------------3------------------||
    o.C
    --0----------------||
    --1----------------||
    --0----------------||
    --2----------------||
    --3----------------||
    --3----------------||
    (5) File minh họa ?" ?oSlow Rock Accompaniment.mid?
    ?o(Dm)... (Dm)... (E)...
    Ngày mai em (Am)đi
    Biển nhớ tên em gọi (Dm)về
    Gọi hồn liễu rủ lê (E)thê
    Gọi bờ cát trắng đêm (Am)khuya...?
    (Biển nhớ - Trịnh Công Sơn)
    Valse
    (1) File mẫu - ?oValse Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||..C..............|..Em.............|..Am
    E||-------0----0----|-------0----0----|-------0----0----|
    B||-------1----1----|-------0----0----|-------1----1----|
    G||-------0----0----|-------0----0----|-------2----2----|
    D||-----------------|-----------------|-----------------|
    A||--3--------------|--2--------------|--0--------------|
    E||-----------------|-----------------|-----------------|
    o.F..............|..G7.............|..C
    -------1----1----|-------1----1----|-------0--------||
    -------1----1----|-------0----0----|-------1--------||
    -------2----2----|-------0----0----|-------0--------||
    -----------------|-----------------|-------2--------||
    --3--------------|-----------------|--3----3--------||
    -----------------|--3--------------|----------------||
    (3) File minh họa ?" ?oValse Accompaniment.mid?
    ?o(Gm)...
    Mẹ ngồi ru (Dm)con tiếng hát lênh (Gm)đênh
    Mẹ ngồi ru (Bb)con ru mây vào (Gm)hồn
    Mẹ dạy cho con tiếng nói quê (Cm)hương
    Mẹ nhìn con (Bb)đi phút dây bàng (F)hoàng (Gm)...?
    (Ca dao mẹ - Trịnh Công Sơn)
    Boston
    Có thể đánh y như Valse nhưng chậm hơn, hoặc theo cách sau
    (1) File mẫu - ?oBoston Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||..C.................|..Em
    E||--------0-----0-----|--------0-----0-----|
    B||--------1-----1-----|--------0-----0-----|
    G||-----0-----0-----0--|-----0-----0-----0--|
    D||--------------------|--------------------|
    A||--3-----------------|--2-----------------|
    E||--------------------|--------------------|
    o.Am................|..F
    --------0-----0-----|--------1-----1-----|
    --------1-----1-----|--------1-----1-----|
    -----2-----2-----2--|-----2-----2-----2--|
    --------------------|--------------------|
    --0-----------------|--3-----------------|
    --------------------|--------------------|

    --------1-----1-----|-------0--------||
    --------0-----0-----|-------1--------||
    -----0-----0-----0--|-------0--------||
    --------------------|-------2--------||
    --------------------|--3----3--------||
    --3-----------------|----------------||
    (3) File minh họa ?" ?oBoston Accompaniment.mid?
    ?o(Dm)...
    Biển rộng xanh nhớ cánh buồm xa xôi
    (Gm)Sông uốn khúc chảy mãi về (Dm)nơi đâu
    (Bb)Ôi cuộc sống xinh tươi như (Dm)mộng đời
    (A7)Lưu luyến trong tâm hồn bao (Dm)người...?
    (Come Back To Sorriento ?" E. Curtiss)
    (còn tiếp... Rumba, Cha cha cha, Tango, Surf ?" Slow Surf, Bepop, Marche, Fox)
  5. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận ?" LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT ĐÁNH GÁI
    (phần hai)
    Nước ta ở gần đường xích đạo, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều, có gió mùa thổi... rất nhiều chim và ****... có lẽ ngày xưa được thiên nhiên ưu đãi, nhởn nhơ chơi bời sung sướng quá nên tâm hồn trai gái ta nói chung đều bay bổng và xa rời thực tế, trai thì hay thích bóng gió, gái thì ưa tỏ ra ngây thơ... cho nên trai thì có thói quen nói ẩn dụ vòng vèo, còn gái thì thích chơi kiểu giả vờ không hiểu, biết mẹ rồi vẫn cứ hay làm bộ hỏi đi hỏi lại... lâu dần thành một cái đặc tính cố hữu rất là khó chịu ở gái ta, là ?ohỏi nhiều?. Mà nếu nói riêng về chuyện đàn-gái, thì cái việc hay hỏi này phải nói là một trong những cái việc khó chịu nhất... Ví dụ như là chúng ta đã bỏ công sức chịu khó đi dần dần đến hết bài trước của ?oĐàn chỉ luận?, nắm vững từng ấy ?ođiệu? thì thực chất là đã có thể tự tin mà vác đàn xông vào bất cứ đám gái nào, và đệm tuốt các bài mà chúng có thể hát... Đã được hầu hạ tận tình và ?ocó năng lực? đến thế rồi, nếu biết điều và hiểu chuyện thì cũng nên chuyển dần sang giai đoạn ?oban phát? chi chi đó đi... thích hát thì đã được hát, thích có thằng đệm đàn thì đã có thằng đệm đàn, cuộc đời tưởng như thế cũng là viên mãn mẹ rồi, ấy thế mà nhiều khi chúng vẫn cứ tiếp tục dở chứng, ví dụ... ?oanh ơi, em thấy con bạn em khoe là đi học nhảy cha cha cha hay lắm, cha cha cha nó như thế nào hở anh, anh đánh thử cha cha cha đi...?... trong đầu chúng ta lúc đấy nói chung sẽ là ?ocha cha cha nó là cái con mẹ mẹ ******...?, nhưng mà ở ngoài mặt thì vẫn sẽ phải là ?oà.. à.. ờ... nó cũng hay lắm nhưng mà hơi phức tạp... để lúc khác anh chơi cho mà xem...? (rồi sau đó sẽ phải là một quá trình nhọc nhằn lên mạng vào khắp các diễn đàn âm nhạc và ?ođại ca nào làm ơn chỉ cho em cha cha cha, gấp gấp gấp ?" em sắp phải đi thi văn nghệ ở trường?). Và chuyện này nhiều khi còn có thể khó chịu hơn nữa, ví dụ... ?oanh ơi, đêm đông văn thương mi thứ anh nhá?, ok ngay, với khả năng của chúng ta hết bài trước, đêm đông mi thứ là chuyện nhỏ hơn con hổ... nhưng mà chính vào lúc ta đang yên ổn với đêm đông xì lô rốc, tự dưng thấy tình yêu im mẹ đé0 hát tiếp, lại còn hơi nhăn nhăn... ?oanh ơi không giống trong băng, ở đấy nó hơi dật dật, em thấy trong sách nhạc hình như nó ghi là tăng gô, anh đang chơi điệu gì đấy...?... dme... gái thì nghe băng chép lời rồi bắt chước mà hát cũng đã là quá lắm rồi, lại còn đi nghe cả phần đệm với đọc cả sách nhạc nữa thì rốt cuộc nó sẽ thành ra là thế đé0 nào, hay là để tao làm gái, mày đệm đàn đi này... đã mất bao nhiêu là công sức rồi, còn muốn gì nữa... ấy thế mà ngoài mặt thì lại vẫn cứ phải ?oờ... ờ..., thì anh đang chơi tăng gô đấy, nhưng mà giọng em nó thanh nên phải cố chơi cho ?omềm? nó mới hợp... mà bài này khó thể hiện ca từ lắm, hay để lần sau, bây giờ em hát tuổi hồng thơ ngây đi, anh cũng thích bài đấy lắm...? (rồi tiếp theo lại là ?o...tăng gô, gấp gấp...? ở trên mạng). Đã đành là liên quan đến các vấn đề với gái thì ?oờ... ờ...?, ?oà... à...?... với các thể loại ?obiến báo? khác là không thể thiếu, và có thể nói không oan là cũng hết sức thú vị, tuy nhiên, có thú vị mấy thì nó cũng nên có mức độ thôi, quá cái mức ấy đi, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng khó chịu... Cho nên để tránh rất nhiều những quả ?ogấp gấp gấp... em sắp phải đi thi văn nghệ ở trường? trên mạng thì rất nên tham khảo thêm những nội dung sẽ trình bày dưới đây.
    Lưu ý lại một lần nữa về phương pháp
    (*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/992560226MChEwZSAjnr2KM30ZOV
    với các tên file tương ứng.
    (**) Với mỗi ?ođiệu?, nói chung nên
    (1) Lấy mẫu về nghe thử
    (2) Chơi thử mẫu theo tab
    (3) Nghe và chơi thử đoạn ví dụ theo hợp âm có trong bài

    Rumba
    (1) File mẫu ?" ?oRumba Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C.......................|.....F.................G7
    E||------0--0-----0--0-----0--|-----1--1-----1--1-----1--|
    B||------1--1-----1--1-----1--|-----1--1-----1--1-----0--|
    G||*-----0--0-----0--0-----0--|-----2--2-----2--2-----0--|
    D||*-----------2--------------|--------------------3-----|
    A||---3-----------------------|-----------3--------------|
    E||---------------------3-----|--1-----------------------|
    o..............................C
    -----1--1-----1--1-----1---||------||
    -----0--0-----0--0-----0---||------||
    -----0--0-----0--0-----0--*||------||
    --------------------0-----*||------||
    -----------2---------------||--3---||
    --3------------------------||------||

    (3) File minh họa ?" ?oRumba Accompaniment.mid?
    ?o(Am)...
    The shadow of your (Bm7)smile when (E7)you are (Am)gone
    Will color all my (Dm7)dreams and (G7)light the (C)dawn (F)
    Look into my (Dm)eyes my (E7)love and (Am)see (C7)
    All the lovely (F)things you (B7)are to (E7)me (Am)...?
    (The Shadow Of Your Smile ?" Johnny Mandel/Paul Francis Webster
    )

    Cha cha cha
    (1) File mẫu ?" ?oCha Cha Cha Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||..C.....................|..F
    E||--0----0-----0----0--0--|--1----1-----1----1--1--|
    B||--1----1-----1----1--1--|--1----1-----1----1--1--|
    G||--0----0-----0----0--0--|--2----2-----2----2--2--|
    D||--2---------------------|--3---------------------|
    A||--3-------3-------------|--3---------------------|
    E||------------------------|--1-------1-------------|
    ..G7....................|..C
    --1----1-----1----1--1--|--0----0-----0----0--0--||
    --0----0-----0----0--0--|--1----1-----1----1--1--||
    --0----0-----0----0--0--|--0----0-----0----0--0--||
    --0---------------------|--2---------------------||
    --2---------------------|--3-------3-------------||
    --3-------3-------------|------------------------||

    (3) File minh họa ?" ?oCha Cha Cha Accompaniment.mid?
    ?o(Dm)...
    Besame, besame (Gm)mucho
    Each time I cling to your kiss I hear (A7)music di(Dm)vine.
    (D7)Besame, besame (Gm)mucho
    (Dm)Hold me my darling and (E7)say that you''ll (A7)always be (Dm)mine...?
    (Besame Mucho ?" Consuelo Velasquez/English Lyric - Sunny Skylar)
    Tango (argentin)
    (1) File mẫu ?" ?oTango Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C............|..F............|..G7
    E||---0--0--0--0---|--1--1--1--1---|--1--1--1--1---|
    B||---1--1--1--1---|--1--1--1--1---|--0--0--0--0---|
    G||*--0--0--0--0---|--2--2--2--2---|--0--0--0--0---|
    D||*---------------|---------------|---------------|
    A||--------------3-|---------------|---------------|
    E||----------------|-------------1-|-------------3-|
    o.C
    --0--0--0--0----||--0--------||
    --1--1--1--1----||--1--------||
    --0--0--0--0---*||--0--------||
    ---------------*||--2--------||
    -------------3--||--3--------||
    ----------------||-----------||

    (3) File minh họa ?" ?oTango Accompaniment.mid?
    ?o(D)...
    Xa xa đàn chim ưng dang cánh biếc trời mây tung (A7)hoành
    Sương lam lắng chìm trong hoàng hôn khi tâm tư tan (D)tành
    Thuyền ai đang lênh đênh vượt (A7)sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
    Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc (D)đầu...?
    (La Paloma - Sebastian Yradier/Jerry Costillo)
    (còn tiếp... Surf ?" Slow Surf, Bepop, Marche, Fox)
  6. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận ?" LUẬN QUẠT CHẢ
    QUẠT ĐÁNH GÁI
    (phần ba)
    Xưa có thằng đàn-gái đi làm ở một cơ quan. Cơ quan hắn là kỹ thuật, có rất ít con gái. Mà phàm những chỗ ít gái thì gái cũng không xinh, hơn nữa, ?ogái cơ quan?, y cũng chẳng hiểu sao lại ?ogái cơ quan?, nhưng thấy mọi người nói nhiều về chuyện này, ngại. Nhưng mà cái cơ quan bên cạnh thì lại khác... đúng y như là cái trường chuyên ngữ thời hắn còn đi học. Rồi một dịp không nhớ rõ là noel hay là tết ta gì đó, hai cơ quan mới cùng tổ chức giao lưu, và đương nhiên là hai bên đoàn thanh niên sẽ tổ chức văn nghệ. Thân làm thằng đàn-gái, đương nhiên là hắn sách con guitar ruột đến. Rồi thì biểu diễn văn nghệ, cũng say sưa lắm, lại là sở học bình sinh, hắn vừa đàn hát vừa đưa mắt bao quát đám gái cơ quan bạn, và một cách không mấy khó khăn, cảm nhận ngay được một ánh mắt rất ?olạ?. Cảm nhận của dân chuyên nghiệp quả là ?ođúng đé0 thể tả?, hết tiết mục, lúc hắn đang nhâm nhi ly bia với mẩu bánh kẹp, thì ?oánh mắt? xà đến bên cạnh, vẫn ?olạ? như thế, rồi thì kèm theo một nhỏ nhẹ ?o...hôm nào rảnh, a qua nhà em chơi, nhớ mang cả guitar...?, họ thống nhất là chủ nhật cuối tuần. Trước chủ nhật cuối tuần, hắn đã kịp tìm hiểu ?oánh mắt? đã có chồng và 01 con, mà chồng thì lại đang biệt phái chi đó ở mãi tận bên tây... đúng là chỉ có mà ngu mới không hiểu.
    Rồi thì cũng đến chủ nhật, lúc hắn và con guitar ruột ?" cả hai đều đã được lau chùi láng cóng ?" bấm chuông bính bong, nàng ra đón, nhận bó hoa nho nhỏ hắn mang đến với một sự vui sướng hết sức trẻ thơ. Họ ngồi với nhau trong gian bếp ấm cúng, nàng mở một hộp sôcôla rượu, bảo là chồng mới gửi về, hắn thì tìm trong ngăn đựng đồ bếp được một cái mở nút chai và loay hoay rút nút chai vang đà lạt ban nãy vừa ghé vào mua ở shop. Leng keng, chúc sức khỏe, vài câu chiếu lệ về chuyện hai cơ quan, rồi hỏi han những chuyện đời sống riêng, rồi thì cái gì phải đến cũng đến... Con guitar mậu dịch bóng loáng được rút ra khỏi chiếc túi đựng trăm hai, hắn hát toàn tình ca... nàng ngồi nghe vẫn với một ánh mắt rất ?olạ?. Được khoảng ba bài, nàng xà lại gần, ghé sát vào tai ?oanh chờ em một chút...?, thoang thoảng mùi nước hoa miss sài gòn, rồi đi ra... Còn lại một mình trong bếp, hắn tự rót thêm một ly vang đà lạt, hớp một ngụm, nuốt xuống từ từ, như tự cảm nhận được uy lực đàn-gái của mình, và chờ đợi nàng xuất hiện trở lại trong khung cửa, với một trang phục và một sự mời mọc chắc là gần gũi hơn... trong phim toàn thế. Và để hoàn thiện cái phân cảnh như trong phim, lúc đấy, hắn sẽ cầm con guitar mậu dịch đứng dậy, vừa khe khẽ tỉa đoạn đầu bài ếch-chan-tơ, vừa thong thả tiến về phía nàng... nghĩ vậy, tay phải hắn xốc lại đàn, tay trái để sẵn ngón út lên phím thứ bảy, dây mí, đầu cúi xuống, chờ đợi. Chiếc đồng hồ trên tường thả từng tiếng tích tắc đều đều, thời gian như chảy chầm chậm... và rồi cái gì phải đến cũng đến. Nàng xuất hiện, nhưng mà lần này, không phải chỉ có một mình. Bên cạnh nàng là một bé trai với cặp mắt mở to vẫn còn lộ rõ vẻ hốt hoảng. Nàng quay sang đứa bé, nói chầm chậm nhưng rõ ràng: ?oTừ nãy đến giờ đã nghe thấy gì chưa? Nếu mà không chịu nghe lời mẹ chăm chỉ tập đàn hàng ngày, thì sau này lớn lên cũng sẽ y như thế!..?.
    Năm mới chúc mọi người trong box ?oHappy New GuitarYear!?.

    Lưu ý lại về phương pháp
    (*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/992560226MChEwZSAjnr2KM30ZOV với các tên file tương ứng.
    (**) Với mỗi ?ođiệu?, nói chung nên
    (1) Lấy mẫu về nghe thử
    (2) Chơi thử mẫu theo tab
    (3) Nghe và chơi thử đoạn ví dụ theo hợp âm có trong bài

    Năm mới, có lẽ bắt đầu của chúng ta cũng hơi du dương một chút...
    Surf ?" Slow Surf
    Điệu ?oSurf? được chơi ở nhịp 4/4 hay 2/2, nếu chơi chậm, thì là ?oSlow Surf?
    (1) File mẫu ?" ?oSlow Surf Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C......................|..F
    E||--------0--0--------0--0--|-------1--1--------1--1--|
    B||--------1--1--------1--1--|-------1--1--------1--1--|
    G||*--0----0--0--0--0--0--0--|-------2--2--------2--2--|
    D||*--2----------2--2--------|--3----------3--3--------|
    A||---3----------3--3--------|--3----------3--3--------|
    E||--------------------------|--1----------1--1--------|
    o.G7......................||..C
    -------1--1--------1--1---||--0----------------||
    -------0--0--------0--0---||--1----------------||
    -------0--0--------0--0--*||--0----------------||
    --0----------0--0--------*||--2----------------||
    --2----------2--2---------||--3----------------||
    --3----------3--3---------||-------------------||

    (3) File minh họa ?" ?oSlow Surf Accompaniment.mid?
    ?o(Dm)...
    Nhánh sông thân yêu ngày xưa biết buồn
    Đã ru tôi trọn thời thơ (Gm)ấu
    Ngỡ quên theo cùng năm tháng (C)dài
    Sao giờ bỗng đầy hồn ước (F)mơ... dòng sông (A7)cũ...?
    (La Maritza - Sylvie Vartan)
    Bepop
    (1) File mẫu ?" ?oBepop Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C
    E||---0------0------0------0------|
    B||---1------1------1------1------|
    G||*--0------0------0------0------|
    D||*-----2-2----2-2----2-2----2-2-|
    A||------3-3----3-3----3-3----3-3-|
    E||------0-0----0-0----0-0----0-0-|
    o.G7...........................||..C
    --1------1------1------1-------||--0----------------||
    --0------0------0------0-------||--1----------------||
    --0------0------0------0------*||--0----------------||
    -----0-0----0-0----0-0----0-0-*||--2----------------||
    -----2-2----2-2----2-2----2-2--||--3----------------||
    -----3-3----3-3----3-3----3-3--||--0----------------||

    (3) File minh họa ?" ?oBepop Accompaniment.mid?
    ?o(Em)...
    Một căn nhà xinh anh họa sĩ
    Gửi vào tranh vẽ những vui (B7)buồn
    Lòng anh thầm yêu cô ca sĩ
    Cô gái rất yêu những bông (Em)hồng...?
    (Một triệu bông hồng ?" Alla Pugatrova)
    Marche
    (1) File mẫu ?" ?oMarche Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...Am
    E||---0--------0----0----0----|--0--------0--------|
    B||---1--------1----1----1----|--1--------1--------|
    G||*--2--------2----2----2----|--2--------2--------|
    D||*--2--------2----2----2----|--2--------2--------|
    A||---0--------0----0----0----|--0--------0--------|
    E||---------------------------|--------------------|
    o.E7
    --0--------0----0----0----|--0--------0---------||
    --3--------3----3----3----|--3--------3---------||
    --1--------1----1----1----|--1--------1--------*||
    --2--------2----2----2----|--2--------2--------*||
    --2--------2----2----2----|--2--------2---------||
    --------------------------|---------------------||

    (3) File minh họa ?" ?oMarche Accompaniment.mid?
    ?o(C)...
    Nào anh em ta cùng (F)nhau sông pha lên (C)đàng
    Kiếm nguồn tươi sáng
    Ta (G7)nguyện đồng lòng điểm (C)tô non sông
    Từ (F)nay ra sức anh (C)tài...?
    (Lên đàng ?" Nhạc Việt nam)
    Fox
    (1) File mẫu ?" ?oFox Pattern.mid?
    (2) Tab

    o||...C...........|..F...........|..C
    e||------0-----0--|-----1-----1--|-----0-----0--|
    B||------1-----1--|-----1-----1--|-----1-----1--|
    G||*-----0-----0--|-----2-----2--|-----0-----0--|
    D||*--------------|--3-----------|--------------|
    A||---3-----------|--------3-----|--3-----------|
    E||---------3-----|--------------|--------3-----|
    o.G7
    -----1-----1---||
    -----0-----0---||
    -----0-----0--*||
    --------------*||
    --2------------||
    --------3------||

    (3) File minh họa ?" ?oFox Accompaniment.mid?
    ?o(F)...
    We had joy, we had (F/A)fun, we had (Gm)seasons in the (Dm)sun
    But the (Gm)hills that we (C7)climbed were just seasons out of (F)time...?o
    (Seasons In The Sun ?" Terry Jacks)
    Chỗ này nói đến Fox, nên lại nghĩ đến chuyện ?oCáo và Xe tăng? (Fox tiếng anh là con cáo) mà nhiều người trong chúng ta đã biết. Cáo đang đi chơi trong rừng thì gặp phải Xe tăng, Xe tăng ?" vốn to khỏe và hay bắt nạt người khác ?" quát ?oCáo, sao đuôi mày xù thế?. Cáo lễ phép ?oDạ, là để lúc bị hổ nó đuổi, em vừa chạy trên tuyết vừa dùng đuôi xù để xóa dấu vết ạ?. Xe tăng lại ?oCáo, sao cánh tai mày to thế?. ?oDạ, để em nghiêng trước nghiêng sau phát hiện ra hổ lúc nó chưa đến gần, mới cả nghe xem thỏ đang chạy sột soạt ở đâu ạ?. ?oCáo, sao mũi mày dài thế?. ?oDạ, là để em thò vào bụi hay hốc cây đánh hơi ạ?. ?oCáo, thế còn mắt mày, sao lại thô lố thế, mới cả lông mày sao lại là màu vàng...?. Đến nước này thì Cáo đé0 thể nhịn được hơn... ?oXe tăng, dme... ****** còn chưa hỏi sao c.c mày lại ở trên trán đấy...?
    Gái của chúng ta thì không hẳn như xe tăng, trán của chúng cũng bình thường, đúng là chúng có một số chỗ to hơn của chúng ta thật nhưng nhìn chung thì không khỏe bằng chúng ta, tuy nhiên, chúng giống xe tăng ở chỗ cũng rất chi là thích bắt nạt người khác. Cho nên mới kể chuyện này ở đây là để nhắc, là nếu chúng ta đã bỏ công sức từ năm trước đến năm nay để luyện qua cả 03 bài ?oQuạt đánh gái? từ Disco cho đến Fox ở đây, thì giả dụ chẳng may vẫn cứ gặp phải một con ả ngơ ngáo nào đấy ?o...anh ơi... em thấy con bạn em... em thấy trong sách ghi...? thì tất nhiên là vấn đề này vẫn cứ tùy thuộc vào bản lĩnh và khả năng chịu đựng của mỗi người, nhưng mà về nguyên tắc, thì chúng ta đã hoàn toàn có thể sử sự như con cáo ở trong chuyện...

    Kỳ sau: ?oLUẬN RẢI?
  7. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận ?" LUẬN RẢI
    CÁC ĐƯỜNG HỢP ÂM TRƯỞNG
    (phần một)
    Người vùng nào thì sẽ nói năng theo kiểu vùng đấy, ví dụ chúng ta là dân hà nội, bây giờ hãy thử kéo nhau đi huế chẳng hạn, đến đấy thì chui vào một cái quán, ví dụ như là quán cơm Âm phủ, rồi ngồi gọi món theo cách chúng ta vẫn thường gọi ở hà nội nhà ta, thể nào cũng sẽ bắt gặp vài nét ngỡ ngàng trên mặt cô phục vụ... và cho đến khi cô ấy nhỏ nhẹ hỏi lại một câu, thì ta mới vỡ ra là chúng ta nói năng nó quá ư là ?oliến láu?, ở đấy cái ?onét nói? của mọi người nó khác. Đánh đàn, nó cũng có chuyện ?ocái nét? như vậy, trong đầu ta là cái kiểu nhạc gì, thì lúc ta đánh thường nó cũng sẽ ra cái kiểu đó, từ bé ta toàn nghe nhạc sến, đến lúc chơi thử rock ta cũng sẽ luyến láy thành một kiểu rock sến... Người chơi cổ điển thì cái ?onét? nhạc trong người của họ khác với người chơi blues... Hơn nữa riêng cái vấn đề ?onét? này, sâu sa thì vốn dĩ nó không phải là thứ có thể tập mà thành được, tức là có thể được, nhưng mà ở đâu đó vào khoảng 60% thôi, còn muốn 100% thì nó lại phải liên quan đến rất nhiều các vấn đề khác như ?onhững cái đã tạo ra ta, nội dung tiềm ẩn, giống má, môi sinh, tiềm thức tập thể...?, cho nên khi người Pháp bắt đầu chơi rock thì người Anh cười khẩy ?oPháp có mà rock l`n...?, được cái người Pháp là giống văn minh, không cố chấp, nên sau một hồi chúng giường như cũng hiểu ra, và nói chung là lại tiếp tục trung thành với ?oComme Toi? (Jean Jacques Goldman) của mình...
    (tự kiểm duyệt... chỗ này không hợp với nội dung trong box, bỏ)
    Nói tiếp về cái ?onét?... non sông ta tươi đẹp, trai ta giàu chất chèo quan họ cải lương... đây là đặc tính cố hữu, vả lại nếu cứ được y như thế thì ổn, còn sẽ rất chi là hay... nhưng mà khổ cái là ta cũng đé0 được yên ổn với cái chất chèo quan họ cải lương nhà ta... ta chót bị tây nó chăn mẹ rồi, nên bây giờ ta đang cố mặc quần áo giống như nó, ở nhà kiểu nó, đi xe do nó làm ra... nghe nhạc của nó, và sáng tác nhạc cũng theo cái cách bắt chước (hoặc là ăn cắp thẳng cánh - như anh bảo chấn, em phương uyên... - của) chúng nó... và dở hơi nhất, là kể cả là bắt chước thế chứ có mà bắt chước nữa, thì chúng ta cũng vẫn đé0 phải và đé0 bao giờ phải là nó, đời sẽ vẫn chỉ tiếp tục có những thằng ý tóc đen mắt xanh nước biển, đé0 bao giờ có thằng việt tóc đen mắt xanh nước biển... ta bây giờ là dở ông dở thằng, cho nên gái ta thì vẫn xấu y như là gái ta nhưng mà lại ?otự tin? y như là gái tây... còn trai ta thì vẫn đẹp trai thông minh y như là trai ta nhưng mà lại phải ôm đàn guitar của tây và hì hục một cách nhọc nhằn và hoàn toàn đé0 tự tin để cố gắng che dấu đi những cái đường lead eo éo đậm màu sắc chèo quan họ cải lương của mình... giá kể như mà đám gái ta chúng tự ý thức được đúng thân phận... mà từ từ, chỗ này mà nói thế mất hết nam tính... tại vì thực ra chuyện này không thể đổ lỗi cho gái được, gái cũng chỉ là bị hoàn cảnh xô đẩy, chúng vô can... một cách công bằng hơn, phải nói là, giá kể như mà đám trai tiền bối ta đủ khả năng khẳng định được những cái món chơi của mình, đừng để bị tây nó chăn, chứ cũng chưa cần nói đến chuyện chăn được tây, thì chúng ta bây giờ cứ việc đàn nhị sáo trúc với kẹp hai cái chén vào ngón tay rồi ngả đầu vào lòng gái mà gõ cóc cóc... chơi kiểu cô đầu như các lão ***** ngày xưa có phải là sướng khoái bao nhiêu... còn như bây giờ tất cả lũ hậu bối chúng ta đều đã chót bị xô giạt vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan, sau lưng thì các tiền bối đã chết mẹ từ lâu, chẳng để lại cho chúng ta được món hưởng thụ nào cho ra hồn, còn trước mặt thì cái đé0 gì cũng toàn của tây... thôi thì tự ta ta phải dốc lòng, chứ còn biết làm thế đé0 nào, chẳng lẽ ngồi đần mặt ra với nhau làm phỗng cả...
    Thống nhất quan điểm là vậy, nên bây giờ không phải là lúc quay trở lại bàn chuyện nên chơi guitar hay nên chơi đàn bầu, đã thống nhất là guitar, mà nhạc guitar thì nói chung là phải khác nhạc đàn bầu, cho nên bây giờ việc quan trọng là chúng ta sẽ phải bàn cách để cố gắng tẩy bớt cái chất guitar eo éo của ta. Muốn đẩy một thứ ra, thì một trong những phương pháp giải quyết mang đậm cơ chế của hệ tiêu hóa là phải tìm cách tống một thứ khác vào, nếu mà không bị tẩu hỏa nhập ma, thể nào cũng đẩy ra được một ít... cho nên tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm cách ?otống vào? một số thứ ?okhông eo éo?.
    Chúng ta đang nói về chuyện ?orải?, thế thì sao lại phải học ?orải??... thì... không học cũng được, nhưng mà học được thì tốt hơn, dễ đánh gái hơn... Cứ để ý mà xem, ở trường những chú chăm chỉ gạo bài mà được điểm cao toàn diện, nói chung vẫn đé0 được gái ngưỡng mộ cho lắm, đối tượng mà gái thích nhất lại là những thằng ham chơi, thích đàn sáo, học hành có vẻ láng tráng nhưng điểm các môn chính lại cao... Kiều Phong (Thiên long bát bộ - Kim Dung) chẳng hạn, từ võ công đến nhân phẩm... cái gì cũng không thể chê vào đâu được, nhưng mà gái (là đang nói đến gái đọc chuyện chứ không phải gái trong chuyện) lại không khoái bằng cậu chàng Dương Qua (Thần điêu đại hiệp ?" Kim Dung), mà chú này thậm chí còn loay hoay làm thịt cả sư phụ là Tiểu Long Nữ... vấn đề là gái luôn thích những gì gây được ấn tượng ?otài ?" tật? hay ?otài tử? một chút... mà chơi đàn, muốn thể hiện được cái vấn đề ?otài tử? này, thì không thể thiếu những cái đoạn mà ta vẫn thường gọi là ?ongẫu hứng?... mà như đã nói ở trên, ngẫu hứng của chúng ta nếu cứ để tự nhiên thì thể nào cũng theo kiểu chèo quan họ cải lương... cho nên một trong những công dụng quan trọng của học ?orải? là nếu học tốt môn này, ta có thể ngẫu hứng được những cái đoạn nó nam tính và giàu sức thuyết phục hơn, phù hợp hơn với cái thể loại nhạc vốn dĩ liên quan trực tiếp đến cây đàn guitar.
    À mà còn một chuyện nữa nhìn từ khía cạnh nào cũng hết sức là quan trọng, là dân guitar chuyên nghiệp, đến một mức độ nào đó thì bắt đầu phân biệt hơn kém bằng chuyện ?ophong thái?, ví dụ như mô tả một người ?ochơi một bài hay bằng đàn guitar? thì khác, còn một người ?oôm ấp vuốt ve cây guitar và làm cho nó phát ra những âm thanh mê mẩn lòng người? thì rõ ràng lại là một cái khác... gái thì hiển nhiên là đé0 thể cao siêu được như thế, nhưng mà cũng có những đặc điểm mô phỏng về việc phân biệt ?ophong thái?, mặc dầu cái này của gái nặng phần soi mói hơn là hiểu biết. Ví dụ, khi chơi những bài ở ?ogiọng? mi thứ, la thứ... tay trái chúng ta nói chung thường loanh quanh ở khu vực đầu cần đàn, nếu là giọng rê thứ hay son thứ, thì tay trái bắt đầu mới phải chuyển động lên xuống một chút... gái tất nhiên là đé0 quan tâm đến việc ta đang chơi ở cái giọng lịt nào, cũng như chơi hay chơi dở, chơi như thế là hợp lý hay không hợp lý... mà những chuyện đấy kể cả là có quan tâm đi nữa thì chúng cũng đé0 thể nào mà hiểu được, nhưng có lẽ vì các lý do trực quan, chúng luôn thích những thằng có thể vuốt tay lung tung và chơi ở nhiều vị trí khác nhau trên cần đàn... đơn giản vì chúng nghĩ chơi được như thế mới là hay, là tài, loanh quanh một ?ochỗ? thì chúng sẽ coi như là cả bài chỉ chơi được có mỗi một hợp âm, mà như thế là lùn... Cho nên, muốn nói là để chơi cho giỏi cũng được, là vì phải chiều theo những cái quái gở của gái, hoặc là cả hai thứ, cũng đều được, nói chung là kiểu gì thì cũng đều rất nên nắm bắt cho tốt các vấn đề sẽ được trình bày dưới đây.
    Trước tiên ta sẽ làm quen với các ?onét? hợp âm trưởng, sau đó là các ?onét? hợp âm thứ. Như ở các nội dung trước đã sử dụng, trên tab, số ghi ở trong ngoặc đơn ngay sau số phím bấm là chỉ ngón bấm, ngón trỏ tay trái số (1), ngón giữa số (2), ngón đeo nhẫn số (3), ngón út số (4).
    Trước đây chúng ta đã nói đến các khái niệm âm giai và hợp âm, âm giai là một tổ hợp một số nốt nhất định có cao độ khác nhau (ví dụ đồ, rê, mi, pha, sol, la, si là cái mà chúng ta vẫn quen thuộc một cách bản năng thực ra cũng chỉ là một thứ âm giai, ví dụ khác như Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống ?" gần giống như đồ, rê, pha, sol, la ?" thì là ngũ âm của việt nam ta...), còn hợp âm thì là tổ hợp một số nốt trong một âm giai dùng để chơi cùng với nhau, lúc ta quạt chả là ta đã chơi những nốt này cùng một lúc, còn nếu ta chơi lần lượt từng nốt một, thì đấy chính là cái kiểu chơi đang nói đến ở đây. Có vấn đề khác là lúc chơi quạt chả cùng một lúc mấy nốt, thì thế tay bấm bị ?okhó? ở chỗ là phải làm sao để cùng một lúc bấm được tất cả các nốt cần chơi, còn chơi lần lượt thì không bắt buộc, do đó mặc dù vẫn là các nốt trong cùng một hợp âm như vậy nhưng lại có thể chơi theo một cách tương đối phong phú hơn, có thể sử dụng so sánh trực quan như sau, quy ước là chữ ?oo? là ký hiệu nốt ?ochủ? (như ?ola? ở âm giai hay hợp âm la trưởng).
    Một âm giai trưởng ở một ví trí nào đó trên cần đàn có thể sử dụng sơ đồ nốt như sau

    |....|
    |***|*
    o*||*o
    ||**||
    **o**|
    |....|
    EADGBe

    Hợp âm trưởng có cùng tên với âm giai (ví dụ âm giai la trưởng, hợp âm la trưởng), chỉ bao gồm một số nốt trong âm giai (3 trong số 7 nốt chính), sẽ có sơ đồ nốt như sau

    |....|
    |*||||
    o|||*o
    |||*||
    |*o|||
    |....|
    EADGBe

    Để ?ochạy? lần lượt hết các nốt này thì dùng sơ đồ ngón bấm như sau (số được ghi là số ngón tay theo quy ước đã nói)

    |....|
    |1||||
    2|||22
    |||3||
    |44|||
    |....|
    EADGBe

    Ở sơ đồ trên, nếu ta bắt đầu từ nốt chủ - cũng là nốt thấp nhất (ngón thứ hai bấm dây ?omì? ?" số 6, trên cùng) chơi lần lượt cao dần lên theo thứ tự đến nốt cao nhất (ngón thứ hai bấm dây ?omí? ?" số 1, dưới cùng) rồi lại chơi ngược trở lại thấp dần theo thứ tự về nốt thấp nhất, những nốt chơi kiểu như vậy sẽ gọi là một ?ođường hợp âm trưởng?. Cụ thể trong trường hợp ở đây là ?ođường hợp âm trưởng? với ?ogốc? ở dây thứ 6, phải nói như vậy là tại vì cùng một hợp âm trưởng còn có thể ?ođi? các ?ođường? khác, với gốc ở dây 5, dây 4... Nếu ngón trỏ ta ?ophụ trách? phím số 4, ngón giữa phím 5, ngón đeo nhẫn phím 6, ngón út phím 7 và chơi như trên, là ta đã chơi đường hợp âm La trưởng với gốc ở dây 6.
    (*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/992560226MChEwZSAjnr2KM30ZOV
    với các tên file tương ứng. Lúc đầu chơi chậm cho kêu giống trong bản audio mẫu rồi tăng tốc độ lên
    La trưởng gốc ở dây 6 ?" sơ đồ 1
    (1) File audio ?" ?oA major 6th string 01.mid?
    (2) Tab

    E||--------------------------5(2)--------------------------|
    B||----------------------5(2)----5(2)----------------------|
    G||------------------6(3)------------6(3)------------------|
    D||--------------7(4)--------------------7(4)--------------|
    A||-----4(1)-7(4)----------------------------7(4)-4(1)-----|
    E||-5(2)----------------------------------------------5(2)-|

    Có một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi chơi đường hợp âm như trên, chúng ta thường phải dùng cùng một ngón tay để bấm liên tiếp (lần lượt) 2 (hoặc có thể còn nhiều hơn) dây trên cùng một ?ohàng? phím (ở ví dụ này là ngón 4 dây 5 và 4 phím 7, ngón 2 dây 2 và 1 phím 5), trong trường hợp này hãy cố gắng ?olăn? ngón tay từ dây này sang dây kia, không ?ochặn? ngón (dùng một ngón bấm một lúc mấy dây), cũng không nhấc hẳn ngón bấm lên khỏi dây khi chuyển sang dây khác. Lúc đầu chơi kiểu ?olăn? ngón này sẽ có vẻ không được thoải mái cho lắm, nhưng tập quen như vậy rồi, chúng ta sẽ có thể chơi ?otrơn tru? hơn.
    Cùng một đường hợp âm trưởng y như trên, cũng có thể chơi theo một sơ đồ nốt khác

    |....|
    ||||||
    1|||11
    |||2||
    |33|||
    ||||||
    4||||4
    |....|
    EADGBe

    Trong trường hợp này cả thế tay chuyển hẳn lên phía trên một phím, và có thể chơi thêm một nốt cao ở dây 1, nốt trước đây bấm bằng ngón 1 ở dây 5 bây giờ chuyển sang bấm bằng ngón 4 ở dây 6, dễ nhận thấy là hơi bị ?ovới? một tí. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nhiều đường ?ochạy? hợp âm khác nhau đưa ra không phải là để tham khảo và chọn cái nào ?othuận tay? nhất, mà là để luyện tất, có như thế thì đến lúc lâm trận mới có thể ?otiện đâu đánh đấy? được, nhớ.
    Theo sơ đồ này, nếu đặt ngón trỏ từ phím thứ 5, ta sẽ có la trưởng với gốc ở dây 6
    La trưởng gốc ở dây 6 ?" sơ đồ 2
    (1) File audio ?" ?oA major 6th string 02.mid?
    (2) Tab

    E||--------------------------5(1)-9(4)-5(1)--------------------------|
    B||----------------------5(1)--------------5(1)----------------------|
    G||------------------6(2)----------------------6(2)------------------|
    D||--------------7(3)------------------------------7(3)--------------|
    A||----------7(3)--------------------------------------7(3)----------|
    E||-5(1)-9(4)----------------------------------------------9(4)-5(1)-|

    Sơ đồ nốt tiếp theo của hợp âm trưởng với gốc ở dây 6 như sau

    |....|
    ||111|
    ||||||
    |3||||
    4|||44
    |....|
    EADGBe

    La trưởng cũng có thể chơi theo sơ đồ này với ngón trỏ bắt đầu từ phím 2
    La trưởng gốc ở dây 6 ?" sơ đồ 3
    (1) File audio ?" ?oA major 6th string 03.mid?
    (2) Tab

    E||--------------------------5(4)--------------------------||
    B||-----------------2(1)-5(4)----5(4)-2(1)-----------------||
    G||-------------2(1)----------------------2(1)-------------||
    D||---------2(1)------------------------------2(1)---------||
    A||-----4(3)--------------------------------------4(3)-----||
    E||-5(4)----------------------------------------------5(4)-||

    Ở thế tay này, nhớ ?olăn? ngón trỏ từ dây này sang dây kia trên các dây 4, 3, 2, phải nhắc như vậy là vì trong trường hợp này rất là dễ ?otiện tay? dùng ngón trỏ chặn cả ba dây này, tuy nhiên, rất nên cố gắng chơi ?otách riêng? từng nốt.
    (còn nữa...)
  8. mr_leanguy

    mr_leanguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Vote...Công phu vậy mà chỉ có hai sao thôi à?
  9. ong_gia_va_bien_ca

    ong_gia_va_bien_ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    bác cyber hiểu biết nhiều nhỉ? tiếc răng em ko có thời gian đọc kĩ từng chi tiết
    để em vote 5* trợ chiến cho bác nhé
  10. cyberCloud

    cyberCloud Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đàn chỉ luận ?" LUẬN RẢI
    CÁC ĐƯỜNG HỢP ÂM TRƯỞNG
    (phần hai)
    Trên đây chúng ta đã chạm tới các sơ đồ nốt và sơ đồ ngón bấm dùng đi các đường hợp âm trưởng với gốc trên dây 6. Tiếp theo, chúng ta chuẩn bị sờ xuống dây 5, cũng là với các đường hợp âm trưởng. ?oĐi? từ dây 5, cũng vòng vo hơn một chút:
    1. Bắt đầu từ nốt gốc trên dây 5
    2. Đi ngược xuống lần lượt đến nốt thấp nhất trên dây 6
    3. Đi ngược lên lần lượt đến nốt cao nhất trên dây 1
    4. Đi ngược xuống lần lượt và kết thúc ở nốt gốc trên dây 5.
    Sơ đồ thứ nhất với nốt gốc ở dây 5, bấm bằng ngón 2, như sau

    |....|
    ||1|||
    22|||2
    ||||||
    ||444|
    |....|
    EADGBe

    Ví dụ để ?ođi? rê trưởng, hãy bắt đầu ngón trỏ ở phím 4.
    Rê trưởng gốc ở dây 5 ?" sơ đồ 1
    (1) File audio ?" ?oD major 5th string 01.mid?
    (2) Tab

    E||------------------------------5(2)----------------------||
    B||--------------------------7(4)----7(4)------------------||
    G||----------------------7(4)------------7(4)--------------||
    D||-------------4(1)-7(4)--------------------7(4)-4(1)-----||
    A||-5(2)----5(2)--------------------------------------5(2)-||
    E||-----5(2)-----------------------------------------------||

    Sơ đồ thứ hai với nốt gốc ở dây 5, bấm bằng ngón 1, như sau

    |....|
    11|||1
    ||||||
    ||333|
    ||||||
    |4||||
    |....|
    EADGBe


    Cũng sẽ là rê trưởng, nếu ngón trỏ bắt đầu từ phím 5.
    Rê trưởng gốc ở dây 5 ?" sơ đồ 2
    (1) File audio ?" ?oD major 5th string 02.mid?
    (2) Tab

    e||-------------------------------5(1)----------------------||
    B||---------------------------7(3)----7(3)------------------||
    G||-----------------------7(3)------------7(3)--------------||
    D||------------------7(3)---------------------7(3)----------||
    A||-5(1)----5(1)-9(4)-----------------------------9(4)-5(1)-||
    E||-----5(1)------------------------------------------------||

    Sơ đồ tiếp theo, với nốt gốc ở dây 5, bấm bằng ngón út, như sau

    |....|
    1||1|1
    ||||2|
    ||3|||
    44|||4
    |....|
    EADGBe

    Với ngón trỏ bắt đầu từ phím 2, ta cũng có rê trưởng với gốc ở dây 5
    Rê trưởng gốc ở dây 5 ?" sơ đồ 3
    (1) File audio ?" ?oD major 5th string 03.mid?
    (2) Tab

    E||-----------------------------------2(1)-5(4)-2(1)-----------------||
    B||-------------------------------3(2)--------------3(2)-------------||
    G||---------------------------2(1)----------------------2(1)---------||
    D||-----------------------4(3)------------------------------4(3)-----||
    A||-5(4)--------------5(4)--------------------------------------5(4)-||
    E||-----5(4)-2(1)-5(4)-----------------------------------------------||

    Sơ đồ cuối cùng ở nội dung này là sơ đồ nốt và ngón bấm cho hợp âm trưởng, với nốt gốc ở dây thứ tư.

    |....|
    |11|||
    ||||||
    3||3|3
    ||||4|
    ||4|||
    |....|
    EADGBe

    Ví dụ, với ngón trỏ bắt đầu từ phím 5, chúng ta sẽ có đường hợp âm Son trưởng với gốc ở dây 4.
    Son trưởng gốc ở dây 4
    (1) File audio ?" ?oG major 4th string.mid?
    (2) Tab

    E||----------------------------------7(3)------------------||
    B||------------------------------8(4)----8(4)--------------||
    G||--------------------------7(3)------------7(3)----------||
    D||-5(1)------------5(1)-9(4)--------------------9(4)-5(1)-||
    A||-----5(1)----5(1)---------------------------------------||
    E||---------7(3)-------------------------------------------||

    Cho đến đoạn này, ta đã có thể chơi thử - nhét vào đầu ?" chơi
    (1) 3 thế tay rải hợp âm trưởng với gốc ở dây 6
    (2) 3 thế tay rải hợp âm trưởng với gốc ở dây 5
    (1) 1 thế tay rải hợp âm trưởng với gốc ở dây 4
    Tốt nhất là hãy tập cho quen và ghi nhớ y như là ta đã ghi nhớ các thế tay bấm hợp âm để quạt chả trước đây.
    Đoạn này hơi phức, có lẽ sẽ mất nhiều thời gian và công phu hơn, nhưng mà đáng.
    Kỳ sau: CÁC ĐƯỜNG HỢP ÂM THỨ

Chia sẻ trang này