1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gái Việt - Chồng Đài Loan (thực trạng và giải pháp)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    Hiện nay, theo quy định của pháp luật Đài Loan, có 2 con đường công nhận việc ly hôn:
    1 - Bằng văn bản thoả thuận ly hôn giữa hai vợ chồng được đăng ký tại Phòng Hộ Tịch
    2 - Bằng bản án của Toà án khi giải quyết vụ án ly hôn.
    Trong khi tại Việt Nam, Luật hôn nhân gia đình chỉ quy định có một cách công nhận ly hôn là Bản án của toà án.
    Do Việt Nam và Đài Loan chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên các bản án ly hôn cũng chỉ được các Tòa án Việt Nam xem như một tài liệu tham khảo để giải quyết ly hôn khi đương sự yêu cầu mà không công nhận và giải quyết ly hôn từ đầu.
    Chính vì vậy trường hợp của bạn, nếu hai vợ chồng đang ở Đài Loan, nếu giải quyết ly hôn theo pháp luật Đài Loan (mình ko nắm rõ thời hạn giải quyết như thế nào) thì có thể chọn một trong hai cách trên (lập văn bản thoả thuận ly hôn hoặc yêu cầu Toà án Đài Loan tuyên án Ly hôn). Nhưng khi về tới VN, muốn lấy chồng, vợ lần 2 - phải trình được thoả thuận ly hôn hoặc bản án ly hôn theo quy định của PL Đài Loan với Toà án VN để được công nhận tình trạng chưa hôn thú nhằm tiếp tục được kết hôn với người khác.
    Trong trường hợp chồng ở Đài Loan đánh đập tàn nhẫn, không chịu làm thoả thuận ly hôn, vợ có thể trở về VN làm thủ tục đơn phương xin ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, BLDS và pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự Việt Nam.
    Theo các quy định trên, với hôn nhân có yếu tố nước ngoài (người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với nhau; người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, người không quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài), khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn phải về Việt Nam làm đơn gửi TAND tỉnh, thành phố nơi người kia trước khi ra nước ngoài cư trú để xin giải quyết.
    Trường hợp cả hai người không thể về Việt Nam, nếu pháp luật nước ngoài cho phép, họ có thể yêu cầu tòa án nước ngoài xử cho ly hôn, sau đó gửi bản án về Việt Nam xin công nhận tại Việt Nam.

    =====================​
    Hậu tạ tớ cái gì thì đừng hậu tạ to quá nhé - tớ ngại lắm ...
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    MỜI BẠN THAM KHẢO BÀI VIẾT NÀY ĐỂ CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUÁT HƠN VỀ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.​
    Những cuộc hôn nhân ?ongoại? -nhìn từ những phiên tòa ​

    - Trung bình mỗi tháng tòa án nhân dân TP.HCM xử khoảng 50 vụ ly hôn, trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm 85%. Có một thực tế là những cuộc hôn nhân này đám cưới luôn rình rang, xôm tụ nhưng những phiên tòa xử ly hôn luôn thiếu vắng bóng dáng một người?

    Thực trạng những cuộc hôn nhân ?ongoại?:
    Theo số liệu thống kê, từ năm 1993-2002 có gần 16 nghìn trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó tỷ lệ lấy chồng Đài Loan chiếm 81%. Thời gian chung sống dưới ba tháng của những cặp vợ chồng chiếm đến 67%.
    Tham dự các phiên tòa ly hôn có yếu tố nước ngoài mới biết có hàng nghìn lý do để các cô gái Việt Nam lấy ?ochồng ngoại?. Người vì tình, kẻ vì tiền. Nhưng cũng có nhiều người có những lý do đôi khi chẳng giống ai. Kim Tuyết, 24 tuổi quyết định lấy chồng Đài Loan để ?ođược đi máy bay?. Thùy Anh, 22 tuổi thì mơ mộng đến ngớ ngẩn ?olấy chồng Trung Quốc sẽ được sang đó ở, được nhìn thấy tuyết hàng ngày?. Nhất Lan, đang là sinh viên cũng quyết định lấy chồng người Đức chỉ vì ?ocó mấy đứa bạn ở bên Đức, mình muốn qua đó cho? vui?
    Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. Tuy nhiên, hiện tượng những cô gái trẻ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan vẫn tiếp tục bùng phát. Năm 2000, chỉ riêng tỉnh Cần Thơ có 1.800 cô gái lấy chồng ngoại. Có những xã như Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ), Hưng Thành và Hưng Hội (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), việc ?okiếm? chồng nước ngoài rộ lên thành phong trào.
    Bị hành hạ là chuyện thường ngày.

    Trong một cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Đài Loan cho biết, ở Đài Loan mặc dù chính quyền các cấp kiểm tra giấy tờ rất nghiêm khắc song vẫn ?olọt lưới? một số trường hợp người có vợ hoặc mắc bệnh tâm thần vẫn xin được giấy chứng nhận độc thân, sức khỏe bình thường để lấy vợ Việt Nam. Đa số người Đài Loan lấy vợ ngoài lãnh thổ là do hoàn cảnh đặc biệt, bị dị tật, tuổi cao. Ông Thứ trưởng cho rằng con số 15-20% cô dâu Việt Nam sống không hòa thuận với gia đình chồng như Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan công bố là hơi thấp. Thực tế, tỷ lệ này cao hơn vì sau hôn nhân nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp, khiến nhiều cô dâu nước ngoài thất vọng.
    Nếu biết phải trả giá quá đắt không hiểu các cô gái và gia đình họ có dám bước vào ?ocon đường chồng ngoại?? Nhưng có vẻ như những ?otấm gương bất hạnh? tuy nhiều song lại hiện ra khá mờ nhạt trong mắt mọi người. Hình ảnh những căn nhà vách đất được ?olên đời? sau khi gia đình có con lấy chồng ngoại lại gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân nông thôn hơn. Hơn nữa, do số phụ nữ bị bạc đãi từ quê chồng trở về thường bỏ đi làm ăn xa hoặc không muốn nói lên sự thật. Mộng Thảo, đã ly hôn với người chồng Đài Loan tâm sự: ?oEm còn mặt mũi nào mà về quê. Biết hoàn cảnh em như thế này, chắc cha mẹ cũng chẳng vui vẻ gì khi sống trong căn nhà được sửa lại khang trang bằng số tiền em đem về khi mới lấy chồng Đài Loan?. Hiện nay, M.T đang làm tiếp viên nhà hàng ở thành phố. Một số cô sau khi về nước lại làm môi giới cho những bạn gái khác kiếm chồng ngoại để kiếm hoa hồng.
    Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: ?oTrước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu? Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống?cha nó?. Nói xong, cô cười khoe tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ ?oquyết tâm? ly hôn cho bằng được, cũng như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu.
    Những vướng mắc trong thủ tục giải quyết ly hôn:​
    Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng, nguyên phó Chánh tòa dân sự TAND TP.HCM cho biết: Việc ly hôn đa số do công dân Việt Nam đứng nguyên đơn. Phần lớn là xét xử vắng mặt một bên. Nội dung giải quyết phần lớn chỉ là quan hệ hôn nhân, các quan hệ khác như quyền nuôi con, tài sản? thường không có hoặc đã được thỏa thuận từ trước. Khi giải quyết quan hệ hôn nhân, việc xác định tình trạng hôn nhân đã có mâu thuẫn trầm trọng, nguyên nhân ly hôn thường rất phức tạp. Việc điều tra đối với bên ở nước ngoài thường không có kết quả. Trong khi đó, Luật Hôn nhân có điều khoản quy định: ?oNếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích, tuyên bố chết ?. Theo quy định của luật tố tụng dân sự, việc thông báo đến bị đơn được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam, niêm yết việc xét xử tại nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích, chết. Trên thực tế, thủ tục được quy định như vậy là chưa hợp lý và chặt chẽ. Cần có hình thức nào khác để người ở nước ngoài có thể biết được việc thông báo này thì mới bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họ.
    Những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về lĩnh vực này thì dù các đương sự đã ly hôn ở nước ngoài, có bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án cơ quan có thẩm quyền thì tòa án Việt Nam cũng chỉ coi đây là văn bản có giá trị tham khảo, không có hiệu lực thi hành. Điều này đã làm cho việc giải quyết ly hôn tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên. Ngoài ra, việc cập nhật, phổ biến các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký với các nước cũng rất hạn chế, dù chỉ là trong ngành tư pháp, tòa án. Phần lớn các thẩm phán không có đủ các văn bản để nghiên cứu, áp dụng trong khi xét xử.
    Theo thẩm phán Vân Hồng, đối với các vụ xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, nội dung tranh chấp thường đơn giản, phần lớn chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, nội dung vụ việc tương đối giống nhau nên thời gian xét xử rất ngắn (khoảng 10 vụ/ngày). Nên chăng cần có một thủ tục giải quyết rút gọn, tuyên bố vắng mặt các đương sự để giảm thiểu được thời gian, chi phí cho các bên.
    ======================
    Ảnh tư liệu:
    Cô dâu Việt Nam Đoàn Nhật Linh trong ngày bị ném ra đường
  3. beatlaw

    beatlaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    To Minh Trinh: Bác nhầm rồi. Về đến Việt Nam rồi mới nói chớ. Nhịn nhục đủ rồi bây giờ muốn lấy chồng mới cơ, mà muốn lấy chồng mới thì phải bye ông chồng Đài Loan đã.
    Các bác giúp đỡ đi!
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Vậy là bạn hiền không đọc phần tư vấn của tớ ở trên - hay phần tư vấn ở trên có gì chưa rõ?
  5. beatlaw

    beatlaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    To No-fear: Bây giờ em mới đọc được phần hồi âm của Bác. Quả là....hảo hảo lớ.
    Em hỏi khí không phải chứ Bác thích hậu tạ gì nhỉ?
    (Bác cứ trả lời thành thật đừng ngại. Em thích những người tốt bụng với em như Bác lắm
    Thanks!
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hậu tạ hả, đơn giản lắm, bạn vote cho tớ một phát - sau đó mong bạn quay lại đây tham gia cùng bọn tớ. Thế là phần hậu tạ giá trị nhất. Bạn có làm được không?
    Rất vui được làm quen với bạn, mong bạn cùng tham gia với bọn tớ. Cạch một phát nhé
  7. beatlaw

    beatlaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bác đúng là người ham danh vọng. Vote cho Bác thì có khó gì đâu,.Nhưng phỏng có ích gì, chỉ làm cho Bác thêm ham mê hư vinh thôi.
    Vậy là hỏng rồi Bác ạ.
    Nhưng vẫn phải cạch với Bác một phát
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đâu có, chẳng qua chẳng biết bác định hậu tạ cái gì, ở cái thế giới ảo này, ngoài cái vote ra thì cũng biết đòi bác cái gì? Phải không? Vote sao thì gọi là có chứ ai ham hố gì - chẳng nhẽ lại bảo bác mời bữa bia... e rằng hơi lố, thế cho nên, vote và ở lại đây sinh hoạt cùng là thiết thực nhất. Đâu đã hỏng, phải ko?
    Ờ thôi, cạch bia ảo cũng được
  9. beatlaw

    beatlaw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chứ không phải
    LÀM ƠN HÁ DỄ MONG NGƯỜI TRẢ ƠN
    hay sao?
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, mấy hôm nay Magic về quê không có internet nên không thể online được cũng buồn lắm, hôm nay vớ được cái PC có net mừng quá vội post lên vài cảm xúc của mình với cái đề tài cũ xì này của anh Minhtrinh,
    Xem qua một số bài báo ít ỏi đăng trên báo chí và các website , mới thấy những đường dây buôn người mà ai cũng biết, gọi là "chợ tình" tôi thật sự cảm thấy quá buồn.

    Dư luận gần đây một lần nữa lại nêu lên thảm cảnh của những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan bị ngược đãi, bị xem thường. Họ không còn được diễm phúc làm mẹ, làm vợ. Những cô gái trẻ đẹp Việt Nam kém may mắn đã bị ép buộc bằng đủ cách, phải phục vụ ******** cho tập thể, cho ma cô và đau đớn thay, họ phải phục vụ ******** và làm lao nô cho cả gia đình bên "chồng".. Những hình ảnh thương tâm, với thân thể đầy thương tích của cô gái bị đánh đập, bị bỏ đói gần chết, được cảnh sát Đài Loan phát hiện và giải cứu, đã được báo Đài Loan loan tải. Họ bị bơ vơ nơi đất của "chồng" vì đã quyết định sai lầm theo tin đồn và lời đường mật trục lợi của kẻ môi giới. Thảm cảnh này xẩy ra rất thường và ít khi được đưa ra ánh sáng
    - Tiếng kêu cứu lạc lõng của những người đàn bà con nhà nghèo, ít học, bị dụ dỗ trước viễn ảnh có tiền để đưa gia đình của họ thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. Với lập luận đơn giản "Thà hy sinh một người, còn hơn là để cả gia đình chết đói". Những cô thiếu nữ đã phải quên đi những thiệt thòi của mình để nhắm mắt bỏ xứ lấy chồng Đài Loan. Khốn thay, hạnh phúc và may mắn không xẩy đến cho mọi người mà những bất hạnh cô thế lại mở ra nơi quê người, không ai bênh vực. Rất nhiều người phải sống lang thang "ở không xong, về không được" và họ lại bị rơi vào hoàn cảnh bi đát khác, bị ép buộc làm điếm hay làm lao nô.
    - Khốn nạn hơn, họ lại là món "đồ ...chơi" miễn phí không hơn không kém cho những người đàn ông trong cùng gia đình. Tin tức lọt ra ngoài đã vượt ra khỏi lương tâm con người. Phản ứng của thế giới vẫn không ngừng lên án hành động "vô liêm sỉ" này
    + Vấn đề ở đây là :
    - Tại sao ở VN không có cô dâu Đài loan , Trung quốc , Singapore hay Hàn quốc mà ở những nước này có cô dâu Việt nam?
    - Tại sao đã ở vào thế kỷ 21 , khi mà dân chúng trong đa số các quốc gia trên thế giới đều đã sống trong sự văn minh phát triển mà các cô gái VN phải tiếp tục sống trong kiếp nô tỳ?
    - Tại sao các cô gái VN nghèo biết là khi lấy chồng Đài loan họ có khả năng bị biến thành nô lệ mà vẫn cứ nhào vô ?
    - Luật pháp chúng ta không thể đưa ra những điều luật cấm lấy chồng nước ngoài hay Đài loan được, chỉ có thể thay đổi từ trong ý thức của mỗi người dân chúng ta mà thôi.
    Làm thế nào các bác đưa ra thêm ý kiến nhé.
    - Nhân dịp topic của satthutìnhdoi sắp thảo luận chúng ta kéo cái topic này lên cho vui vẻ.

Chia sẻ trang này