1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gái Việt - Chồng Đài Loan (thực trạng và giải pháp)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 28/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Có những chuyện thật đau lòng, tuy nhiên có cung thì phải có cầu thôi phải không ? anh mua cái tôi có mà tôi cần bán thì tôi sẽ bán thôi, quy luật thương mại, không có gì đáng chê cười cả, đôi khi ngồi nghĩ lại thấy cũng chí phải, vì chúng ta trong hòan cảnh khác, theo sơ đồ nhu cầu của MASLOW thì chúng ta có thể nhiều người đang ở cấp thứ 3 , nghĩa là có ăn có mặc - không thiếu nợ, v.v.v.
    Còn ngược lại các vùng quê xa xôi hẻo lánh, các cô gái thì sao? các bạn thử 1 lần về vùng quê xem sẽ biết , cuôc sống túng quẫn gia đình nợ nần.v.v.v gái lớn lên chẵng lẽ lấy 1 anh chàng vô công rỗi nghề cùng xóm? rồi lại tiếp tục đời này qua đới khác cái nghèo dai dẵng ? mà dân nghèo thì Xã hội khá lên sao được ?
    Đọc đến đây thôi chắc các bạn cũng thông cảm, cho các cô gái kia , chính tôi đã từng được nói chuyện một cách chân tình với các cô gái đó nên tôi hiểu lý do,
    Đôi khi cũng đau lòng thắt dạ khi tình cờ bắt ghặp một bài báo viết về Nổi khổ của các cô dâu lấy chồng ngọai,

    Trích thư 1 khổ chủ :
    Anh Tư thân mến,
    Năm cô gái đang ngồi đây, sàn sàn tuổi 18-20, mỗi cô một tên: Út chảnh, Tư đẹp, Năm cao..., mỗi cô một thẻ chứng minh, một mái gia đình ở các nơi hẻo lánh như xóm chài Bạc Liêu, vùng xa Tân An, chân núi Tây Ninh hoặc ven sông Đồng Tháp...
    Theo yêu cầu mấy cô, ta cứ gọi là cô Lan, cô Sứ, cô Mận, cô Chanh, cô Đào.
    Cô Lan xinh nhất đám, tươi nhất và cũng vui nhất vì vừa cưới được một ông chồng Đài Loan, đang chờ visa để lên máy bay. Cô đã kể về ngày cô lên xe bông với thái độ hồn nhiên, vô tư cứ như cái lúc cô được má cho tiền, vẫy xe đò lên Sài Gòn để đi chơi Đầm Sen hay Suối Tiên. Cô cho biết mình đã là một cô dấu đám cưới tập thể, diễn tiến như sau:
    Đám cưới "tập thể 17 cô" được tổ chức tại nhà hàng khu giải trí Kỳ Hoà, không được dềnh dang gì hết mà chỉ gói trọn trong đó có... 1 tiếng đồng hồ buổi trưa, để cho các nhà gái còn kịp lên xe đò về quê.
    Hôm đó họ hàng nhà Lan kéo lên dự cưới những 18 người. Nhưng cả họ vừa mới ngồi vào bàn thì lập tức bà mối đã mắng sa sả:
    -"Tui đã nói trước là chỉ 12 người thôi, đi đông vậy làm sao đủ tiền trả? Mấy người liệu mà ngồi ăn chung, tôi không có dư tiền mà đặt thêm đồ ăn đâu!".
    Nghe thật tội nghiệp cho cái cảnh vu quy, "cô dâu về nhà chồng! Thôi thì đành ngồi dồn lại chứ sao. "Nó" chỉ cho có 12 người nhà gái thôi!!!
    Thực đơn chẳng có gì, con heo quay chặt ra, chia đều cho 17 họ nhà gái, thêm ít chả đùm, bánh mì, nước ngọt... nhưng bù lại có quay phim, chụp hình nhoang nhoáng, lại có cả dàn nhạc giúp vui nữa. Thôi, như vậy cũng... mát mặt rồi!
    Chỉ bực cái ông anh của Lan, vì say xỉn sao đó, giữa buổi tiệc đã đứng ngay lên, xung phong hát bài "Bông điên điển", khi đến câu:"Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa... biết ngày nào thăm... đường xa em khó về...", làm cô dâu Lan đang vui vẻ cụng ly với bạn bè, bỗng động lòng khóc lên tức tưởi. Chắc vì đồng bệnh tương lân sao đó, báo hại các cô dâu kia cũng bật lên khóc khiến cho họ mạc của cả 17 nhà đều cũng nhất loạt sụt sùi. Ôi, cái cảnh chia ly ngay sau tiệc cưới, sao mà nó không buồn vậy!!!
    Thế là đám cưới đang vui vẻ bỗng nhuốm màu sắc của cuộc chia tay, không hẹn ngày gặp lại. Chỉ riêng các chú rễ xứ Đài thì cứ ngẩn tò te ra nhìn hết nhà gái này đến nhà gái khác, mặt nghệt ra, y hệt... các chú Tàu nghe kèn.
    Sau màn nhậu nhẹt, 17 ông bà nhạc liền được hướng dẫn, đứng lên ra xếp hàng dài trên sân khấu để đợi bên các nhà trai phát bao lì xì.
    Gộp cả tiền bà mối đưa, trừ hết chi phí, mẹ Lan còn nhận được... 3 triệu đồng (gần 200 USD). Vậy cũng còn may cho Lan, vì trong đám chú rễ, chồng Lan thuộc vào loại trẻ, mới... 64 tuổi thôi, chân tay còn đủ cả, chỉ phải cái "kỹ tính", nghe nói là dù đã nắm trong tay cái giấy chứng nhận cô dâu vẫn còn trinh rồi, thế mà "cụ" còn chưa tin, phải "tận mục sở thị" mới chịu.
    Cái việc "kiểm tra" này được thực hiện ở ô-ten từ hôm trước. Khổ nỗi Lan chưa biết gì về cái chuyện đó, "cụ" rễ lại chẳng còn "gân" lắm, nên hì hục suốt cả ngày mới thấy ló ra được vài vệt hồng hồng trên đêm trắng muốt, coi như là cái bằng chứng cụ thể của một "đêm tân hôn". Nhưng cũng nhờ thế mà Lan mới chính thức được vào danh sách xin visa lên máy bay đi xứ Đài.
    Kể tới đây cô cười rinh rích:
    "Nhìn thấy cái "của nợ" đó rớt trên đệm, thằng chả mừng còn hơn trúng số. Ấy, nghe nói người Tàu họ tin dị đoan kỳ cục như vậy..."
    Nhưng với cô Sứ thì không! Không may, cái "của nợ" đó, cô đã "cho không, biếu không" người yêu đầu đời nơi quê nhà trong một đêm trăng sáng vườn chè rồi, bởi vậy má cô phải chi tới 300 ngàn đồng để thực hiện cái việc "vá víu" và nhờ đó, cô mới lọt được qua "sơ tuyển". Còn những vòng sau thì cũng chưa biết ra sao? Cô tặc lưỡi:
    "Ba thằng đó nốc rượu vào rồi thì còn biết con mẹ gì, cứ thấy khăn giường đo đỏ là mừng hết biết..."
    Nói vậy thôi, các chú rễ Đài Loan ranh ma ra phết! Mới đầu tháng Tư vừa qua, Lin Ming Wei, du khách Trung Hoa vừa đặt chân xuống xứ mình, ba ngày sau chú đã cưới cô Võ Thị Hồng N., 21 tuổi, người Cần Thơ, ba ngày sau nữa, chú lại cưới thêm cô Tăng Thị Thanh cùng xã, cũng tuổi với cô mới rồi. Chú bị nhà chức trách Việt Nam phạt... "vi cảnh" 10 triệu đồng về tội... "có hành vi không đúng với mục đích xin nhập cảnh". Chẳng qua lỗi tại bà mai, có một mối mà đi "mai" những hai cô để ăn hai lần tiền.
    Riêng cô Sứ được má H., tức bà mai, nghe nói đàng hoàng lắm, về tận dưới quê đòn lên Sài Gòn. Má chẳng cần hứa hẹn, rủ rê gì nhiều, cứ nghe tin "má về" là các cô trong xóm rần rần kéo tới. Lọt vào mắt của má đâu phải dễ, 10 cô mới được 5 cô.
    Lên tới Sài Gòn, Sứ được má H. cho ở nhà trọ, đưa đi "lên đời" tại mỹ viện như làm tóc, móng chân, móng tay, cạo lông mày, lông mi cho mô-đen rồi chụp ảnh, đo ba vòng, học ba câu thưa gửi tiếng Tàu, vài ngày sau được đi thi vòng đầu gọi là đi "chào đoàn".
    Đoàn khách Đài từ 3 đến cả 20 người, tập trung trong phòng kín của một khách sạn mini. Các cô "làm bài" bằng sự đi tới đi lui kiểu người mẫu biểu diễn thời trang để cho "khách" quay phim chụp hình, rồi khi má giơ tay ra hiệu, đồng loạt phải thoát y, thân thể chẳng còn mảy may mảnh vải nào để má giới thiệu "ba số đo" trên từng người.
    Vì mới "chào" lần đầu chưa quen, Sứ còn rụt rè chưa chịu cởi áo, mà H. đã quắc mắc lên:
    "Mày không chịu cởi thì đi ra ngoài! Con gái hơ hớ sợ gì xấu. Phải làm như thế thì mới bắt vào mắt khách được nhanh chứ".
    Thế là Sứ cũng đành tuân lệnh thôi. Hôm đó có tới 20 cô "thi", nhưng chỉ "đậu" có 5 người. Sứ cũng rớt nên phải quay về nhà trọ. Rồi thi mãi tới lần thứ 3, Sứ mới được một ông khách chỉ tay vào người. Vậy là coi như cô đã qua được vòng 1.
    Sang vòng 2, khách xem chân, xem tay, ngó mình mẩy, lại còn sờ nắn để coi của thật hay của giả, rồi lại bắt há cả miệng ra coi răng, coi lợi. Hết màn khám người thì đến màn xét hồ sơ lý lịch, y ba, giấy chứng nhận vẫn còn trinh. Xong xuôi, Sứ về nhà trọ nằm chờ mãi ba ngày. Rồi Sứ được má H. báo tin mừng là cô đã "trúng tuyển".
    Lúc này má mới giới thiệu "chú rễ", tuy tóc bạc vậy nhưng mới ngoài 50, nom hơi "xia cà que" nhưng các bộ phận khác vẫn còn tốt, lại có quầy bán bánh bao ngoài chợ, làm vợ ổng sướng thiệt sướng. Sứ chẳng cần quan tâm ông chồng tương lai gốc gác, sinh sống ra sao, cứ "trúng tuyển" là... mừng rồi. Cô điện ngay cho bá mà trong 2 ngày tới phải lên gấp Sài Gòn dự đám cưới. Giờ cô chỉ còn hơi lo chút xíu về cái vụ "vá víu", liệu có qua mặt được "lão chệt" trong đêm hợp cẩn hay không?
    Cô Mận thì lại không được suôn sẻ như cô Lan, cô Sứ. Là do sự thể như sau. Cô đã "trúng tuyển", đã được hẹn ngày cưới, chẳng may lúc trò truyện cô lại thân mật quá, kề miệng sát mũi ông "chồng sắp cưới" kiên cho ổng phát hiện ra hơi thở của cô có "vấn đề", có thể vì bị viêm xoang. Thế là cô bị "từ hôn" cái rụp, báo hải cả gia đình đã kéo nhau lên Sài Gòn tính ăn cưới lại phải quay về. Hiện cô đang "cấp tốc" chỉnh trang răng miệng, xịt dầu cấp tập cho hơi thở thơm tho chờ... "thi" đợt mới.
    Còn lại hai cô Chanh, cô Đào xui xẻo hơn cả, một cô lùn quá, một cô lại hơi đen, nên thuộc loại thí sinh "tự do", không được các mối chuyên nghiệp lại dắt, đành nằm nhà trọ chờ mấy chàng xe ôm nghe ngóng xem có vụ "chào hạng hạng hai" nào thì tới chở đi.
    Các cuộc "thi" hạng hai này rất xô bồ, cùng lúc cả 200 cô chen chúc ra mắt quý ông Đài Loan kiếm vợ "giá bèo", chấp nhận chi phí tôi đa 50 ngàn Đài tệ (khoảng hơn 20 triệu VN đồng, tức trên 1000 USD). Gả con gái xong, mẹ cô dâu nhận về chừng 1 triệu đến triệu rưỡi, tức khoảng 100 USD. Có bà chỉ cầm có 500 ngàn, tức ba chục đô. Cô Chanh than thở:
    "Em nằm nhà trọ 3 tháng nay rồi, má không còn tiền gửi lên, đành vay nóng, chờ hết tuần nay mà "thi không đậu" chắc phải đi bán bia ôm quá.
    Tôi kêu lên:
    "Vậy mấy cô không có đọc báo, đang ầm ĩ lên kìa, cô Đoàn Nhật Linh bị chồng dùng kim đâm vào 10 đầu ngón tay rồi nhúng nước muối, cầm dao chém vào lưng, lấy ná thun bắn vào mặt. Cô Nguyễn Thị Phương mang thai vẫn phải một mình nuôi hơn trăm con heo. Có lần chết một con, chồng liền trói tay, treo lên, đến sắp giẫy chết mới thả xuống, cứ hai ngày lại ăn đòn nhừ tử. Có cô bị chồng lấy băng keo trói lại, dán miệng khiêng đi bán cho động mại dâm. Như thế là mấy cô không sợ à?"
    Cô Đào cười ngỏn nghẻn:
    "Có biết chữ đọc báo đâu mà biết để sợ!!" "Nay đã biết rồi. Lấy chồng Đài Loan khổ sở, nguy hiểm vậy sao mấy cô còn ham?"
    Cô Lan cười nhạt:
    "Em lớn lên nhà đã nghèo, sợ nhất ngày ngày thấy ba nhậu từ sáng đến tối, đánh đập má tàn nhẫn, nhà có bao nhiêu tiển ổng đem nhậu hết..."
    Cô Sứ cũng hùa theo:
    "Anh trai em cũng như ba em, nhậu lia chia. Nhìn chị dâu héo hon mà em rùng mình, chả hoá ra mai sau mình cũng vậy ư? Thôi đành nhắm mắt đưa chân còn hơn ở nhà lấy phải loại người như mấy chả..."
    Anh Tư thân mến,
    Tính tới nay chắc cũng gần 80 ngàn cô dâu Việt trên xứ Đài và cũng ngót ngét 50 ngàn Đài con sinh ra và lớn lên ở đó. Suy cho cùng, đây cũng là một cách vượt biên", không phải vì đi tìm tự do mà hoàn toàn vì lý do kinh tế! Lại cũng không phải xuống ghe ra biển mà đi bằng... máy bay hẳn hoi. Dĩ nhiên là không phải trốn tránh mà là ngày trước những cặp mắt thờ ơ vô cảm của đám quan chức nhà nước.
    Nhưng nói cho công bằng thì thân phận của các cô dầu xứ Đài không phải ai cũng hẩm hiu như thế. Bên cạnh phần đông mang số phận kinh hoàng như cô Linh, cô Phương... nhưng cũng cố một số không nhỏ các cô gái minền Nam nghèo nàn về kinh tế, thấp kém về văn hoá, khi may mắn gặp được người chồng tử tế thì sẽ được "nâng cấp con người" trong một xã hội công dân và phồn vinh cho xứ Đài.
    Một hai chục năm nữa, họ sẽ trở thành một cộng đồng người Việt xứ Đài và những nỗ lực của họ nơi xứ người chắc cũng sẽ đóng góp xứng đáng cho quê hương.
    Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi được là, bằng vào sự ra đi đầy vô vọng hiễn vẫn còn đang tiếp diễn, những người con gái nhỏ nhoi đó đang viết lên một trang đau buồn và xót xa cho lịch sử Việt Nam. Tổ Quốc cần trân trọng và ghi nhớ những đứa con của mình đang bị dập vùi trong bể khổ mà vẫn tồn tại thẳng thắn trên xứ người.
    Chúc anh Tư vui vẻ và hạnh phúc.
    ******************************************************
    Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho giới nam thanh niên Việt nam, phải tự kiểm lại mình xem vì sao các cô gái lấy chồng ngọai, và làm cách nào để cứu lấy các cô gái ây ? trong khi thật tình mỗi lần về Việt nam các cô gái rất thảm thương rất ngèo mà đành vơ hết số tiền có và vay mượn để về Việt Nam làm ra vẻ hạnh phúc lắm ..... Kể tới đây uất ức quá đi thôi.
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 18/9/2004, 09:30 GMT+7

    Tây Ninh có hơn 10.000 cô gái đi làm dâu xứ Đài

    Ở thị trấn Bến Cầu, nằm sát biên giới VN - Campuchia, ai cũng biết chị Trịnh Thị Út - người lập "kỷ lục" về sự chênh lệch tuổi tác khi kết hôn với một chú rể Đài Loan già hơn 45 tuổi. Mối tình tồn tại được hơn 2 tháng thì cô dâu vội vã trốn về VN.
    Trong đợt khảo sát ở 4 huyện Bến Cầu, Gò Dầu, Tân Biên và Hòa Thành, đoàn liên ngành tỉnh Tây Ninh đã ghi nhận nhiều trường hợp cười ra nước mắt. Tại xã Long Thành Nam, huyện Hoà Thành, chị Nguyễn Thị Thu đã có người yêu, nhưng bị gia đình ép buộc lấy chồng Đài Loan. Được gần năm tháng, cô trốn về Việt Nam khi đã mang thai với ông chồng lạ hoắc. Nghe tin, người yêu cũ đến "chuộc" một triệu đồng và được gia đình chấp nhận cho chung sống với cô như vợ chồng. Giờ đây, chưa đến 24 xuân xanh nhưng cô Thu có một đứa con mang quốc tịch Đài Loan kháu khỉnh và hai ông chồng hai quốc tịch khác nhau.
    Tại buổi hội thảo mới đây do chính quyền địa phương tổ chức, bà Huỳnh Thị Ru, khu phố thị trấn Bến Cầu nói rằng: "Gả con cho Đài Loan thì cũng giống như chơi xổ số. Tui không ép mà cũng không cản". Điều đáng nói là gia đình bà Ru thuộc loại có của ăn của để nhưng vẫn thích cho con gái lấy chồng Đài Loan. Chính tâm lý không muốn thua kém nhau đã tạo nên cơn sốt lấy chồng ngoại, mà hệ quả ở Tây Ninh đã có hơn 10.000 cô gái làm dâu ở tận xứ Đài. Riêng 8 tháng đầu năm 2004, đã bùng phát gần 2.000 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, mà tỷ lệ lấy chồng Đài Loan chiếm đến 83,5%. Trong đó, 95% chị em có học vấn thấp. Hiện các đường dây giới thiệu lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đang cạnh tranh ráo riết trong việc tìm người.
    Các ban ngành, đoàn thể ở Tây Ninh đều lúng túng khi xử lý những hệ quả như số vụ ly hôn tăng cao, thủ tục làm khai sinh và quốc tịch cho trẻ em gốc Đài Loan còn nhiều vướng mắc... Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, các trường hợp cưới gả cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đều được phép theo Nghị định 68/CP của Chính phủ. Nhưng cơn sốt này đã ảnh hưởng không hay đến tình hình an ninh trật tự, đến đạo đức gia đình, truyền thống sinh hoạt cư dân địa phương.
    Đại diện Sở Công an Tây Ninh cũng thông báo đã phát hiện 22 trường hợp chưa đủ tuổi kết hôn nhưng gian lận giấy tờ thông qua cò môi giới hôn nhân. Để chấm dứt tình trạng này, các ban ngành ở Tây Ninh đề nghị Trung ương xem xét lại Điều 119 BLHS về quy định mua bán phụ nữ để có cơ sở pháp lý xử lý môi giới hôn nhân nước ngoài.
    *Tên nhân vật đã được thay đổi.
    (Theo Lao Động)

    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/09/3B9D699F/
  3. UKWAI

    UKWAI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Quả thực, nhiều lúc không hiểu nổi người ta làm cái quỷ gì nữa,, có còn coi con người là con người hay không?
    Cô dâu việt được trưng bày như trong bể cá cảnh. Cám cảnh thật. Xin đọc ở link:
    http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/03/395473/
    hồi trước box mình bàn loạn về dâu Việt lấy chồng Đài, rồi cũng chẳng đến đâu. Bây giờ đến Sing, Hàn, rồi mai mốt tới mấy ông châu Phi, Ả Rập chắc cũng chẳng thay đổi được gì hết .
    Quay lại bài báo e vừa trích, muốn hỏi các bác:
    - công ty Link Agency đó làm ăn như thế có hợp pháp không? họ đăng ký kinh doanh là gi? Điều này chắc ai phải hiểu luật Sing mới giải thích được nhỉ. Nhưng VD là công ty đó ở VN (có khối rồi đấy) thì trong ngành nghề KD sẽ gọi là gì ạ?
    - Những hành động đó vi phạm pháp luật ở mức nào? Tại sao ko một ai phía VN lên tiếng về vấn đề này?
    Em cứ cho là các cô dâu VN ko quan tâm đến việc bị trưng bày như món hàng đi, nhưng ít nhất, những tổ chức xã hội như hội phụ nữ cũng phải phản ứng chứ. Những điều đó được coi là xâm phạm danh dự nhân phẩm cho phụ nữ cả 1 quốc gia cơ mà.
    Vâng, những người phụ nữ được trưng bày như trong bể cá!
  4. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bạn YKWAI .
    Việc trưng bày này, chẳng có gì gọi là bất hợp pháp đối với 1 số nước, đối với VN thì chắc là vi phạm .
    Còn ở bên Sing ., anh thấy họ để riêng ra 1 vùng tha hồ .... thì chắc những trò này tại đấy là chuyện bình thường .
    Hơn nữa, trưng bày " sản phẩm " cũng là do tự nguyện và nhập gia tùy tục . Trò ngồi đánh số cho khách làng chơi chọn lựa chẳng có gì mới mẻ , Vừa ra khỏi sân bay, lên 1 xái Taxi là đã có quảng cáo, in hình và chương trình chi tiết .
    Nếu qua Thailand, Kampuchia ... trò này lại nằm trong kế hoạch phát triển du lịch ; con gái VN sánh vai cùng con gái các nước bạn, ngồi trong các ***g kính khổng lồ có đánh số cho đàn ông chọn . gía rất " mềm " ( Tại Kampuchia, chỉ có 5$ 1 giờ ) và chương trình 150 phút cũng đủ bài bản .
    Thành ra :
    Chúng ta không thể ngăn chặn bằng pháp lý mà chỉ có giải pháp nâng cao đời sống về kinh tế và giáo dục đề cao nhân phẩm phụ nữ .
    Mà giáo dục nhân phẩm phụ nữ cũng khó đấy, chẳng phải có tiền hay có học mà đã dễ chấp nhận những điều đưa ra để giáo dục vì phụ nữ càng ngày càng có nhu cầu " khoe của " , đôi khi, " của " không được hay ho thì lại tìm cái khác ra khoe ... chẳng lẽ cứ mất công giáo dục mãi .
    Vả lại, ngày nay giới trẻ cũng có quan niệm khác về đạo đức ... tại nhiều nơi, các cô bán phấn, buôn hương làm trò này vì thích và yêu nghề chứ không phải cần tiền; khá nhiều cô là con nhà gia giáo, có học vẫn làm .
    Do đó, chỉ có thể phán xét về mặt đạo đức và xã hội ; Cản trở bằng luật chưa chắc đã hay .
    Còn các Cty hành nghề môi giới họ có đủ cách để lách luật, cứ suốt ngày lo làm luật để hạn chế sinh hoạt của họ cũng vất vả .
    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 21/03/2005
  5. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Không thấy ai nhận ra 1 phần trách nhiệm là của xã hội . Ai đã tạo ra cái xã hội đó ? Trong khi các cô gái quê nghèo đói chịu nhục nhã làm nô lệ đó thì cha con ông thứ trưởng bộ TM và các bộ khác nhậu hàng ngàn USD trong các night clubs . Ông Cố Vấn với lòng từ tâm thì tặng từ thiện 1 triệu USD ! Bạn thử suy nghĩ xem ông ta có bao nhiêu mà tặng từ thiện 1 triệu đô ? Nếu đem hết tất cả tiền tham nhũng thì có thể cứu các cô gái đó không ? ít nhất là hơn phân nửa !.
    Trong thời chiến tranh với hàng chục ngàn quân ngoại quốc tại VN, tình trạng cũng không bằng 1% của sự tệ hại hôm nay .
    Hòa bình đã 30 năm rồi nhỉ ????????????

Chia sẻ trang này