1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Games: ghép chữ thành truyện (trang 14)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi sun_forever, 11/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaithuonglp

    hoaithuonglp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bạn Huân thân mến!
    Theo như bài viết của bạn như vậy thì không đúng. Ít ra là so với những tài liệu mà tôi may mắn có được trong tay. Bởi vì theo bạn thì MTS không có tài chỉ nhờ vào thân thế của cha nên mới được phong chức Chánh cơ. Tôi có đọc trang 9 của bộ sách QUỐC TRIỀU CHÍNH BIÊN TOÁT YẾU nhưng trong đoạn này chỉ nói rất vắn tắt về MTS, lại càng không có những nhận xét về việc "...MTS không có công đánh giặc ngoại xâm, không biết có lo cho dân được cái gì không...". Thử hỏi nếu ông không có tài thì làm sao được phong chức Tham tướng? Nếu ông không có công với vùng đất Trấn Giang thì làm sao dân chúng tưởng nhớ ông bằng cách đặt tên con rạch nơi ông hy sinh là rạch Tham tướng? Xin nói thêm địa danh của rạch Tham tướng là do dân vùng Trấn Giang đặt cho trước khi được chính quyền sau này công nhận.
    Còn chuyện MTS được phong Chánh cơ thì QTCBTY viết quá vắn tắt làm cho người đọc có cảm tưởng là MTS được phong chức Chánh cơ là vì thân thế của cha. Tuy nhiên nếu bạn biết được sự việc Mạc Thiên Tứ qua Xiêm và bị mất thì sẽ hiểu tại sao chúa Nguyễn lại tin dùng MTS và phong Chánh cơ cho ông.
    Còn đây là sơ lược về tiểu sử của Mạc Tử Sanh:
    Dày công khai thác miền Nam, lại tận trung tận lực với chúa Nguyễn đến thịt nát xương tan mà chẳng quản gì, thật không ai hơn họ Mạc. Từ đời cha đến đời con, cháu không ai là không trung thành phục vụ đồng bào miền Tây mặc dù họ Mạc không phải là người Việt chính tông. Nếu như Mạc Thiên Tứ đã dày công xây dựng vùng đất Trấn Giang (tức Cần Thơ ngày nay) thì Mạc Tử Sanh lại càng có công phục vụ cho nhân dân Trấn Giang nhiều hơn nữa, thậm chí ông đã phải bỏ mình nơi vùng rạch mà ngày nay người dân Cần Thơ vẫn gọi là rạch Tham tướng.
    Mạc Tử Sanh là con của Quốc lão Đô đốc Quận công Mạc Thiên Tứ (hay Mạc Thiên Tích). Ông từng sát cánh với cha trong việc khai thác vùng đất Hậu Giang, đặc biệt là vùng huyện Trấn Giang. Trong khi thân phụ ông cai quản trấn Hà Tiên thì ông đã vâng mệnh cha đi tiếp xúc với các chính quyền Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) và Long Xuyên (Cà Mau) tận tâm mưu lợi ích cho dân chúng.
    Năm Nhâm Thìn (1772), quân Xiêm tràn sang đánh phá Hà Tiên, ông đương cự với địch nhiều trận quyết liệt, mở đường máu cho cha ông rút về Trấn Giang cố thủ. Quân Xiêm chiếm cứ Hà Tiên, hung hăn tàn bạo, đốt phá thành trì, tàn hại dân chúng vô số. Ông đã cùng với cha củng cố lực lượng để phản công lấy lại Hà Tiên. Sau khi đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi bờ cõi, ông đã đôn đốc dân chúng tái thiết lại những công trình đã đổ vỡ, an ủi những gia đình tang tóc do nạn đao binh. Chính vì lòng nhiệt thành của ông mà dân chúng đều cảm mộ oai đức.
    Hà tiên vừa lấy lại chưa được bao lâu thì lại có tin nhà Nguyễn - Tây Sơn thắng thế, đánh đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Hai cha con họ Mạc vội vã đến Gia Định yết bái chúa Nguyễn, tỏ dạ trung thành. Chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần lấy làm cảm động và tín nhiệm họ Mạc nên phong Mạc Thiên Tứ làm Quốc lão Đô đốc, tước Quận công còn Mạc Tử Sanh được phong làm Tham tướng (Tham tướng là chức quan võ có từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát).
    Sau khi đầu phục chúa Nguyễn, Mạc Tử Sanh đã cùng với cha kêu gọi nhân dân Trấn Giang hãy sẳn sàng phù tá chúa Nguyễn đang bị thất quốc lưu vong. Sự kêu gọi của ông đã được dân chúng cũng như các anh hùng hào kiệt vùng đất Trấn Giang hưởng ứng nhiệt liệt theo giúp chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn.
    Năm Đinh Dậu (1777), Tây Sơn ồ ạt tấn công đánh tràn xuống Hậu Giang. Chúa Nguyễn Phúc Thuần thua luôn mấy nơi nên chạy xuống Cà Mau lánh nạn. Tây Sơn đuổi đến Cần Thơ, Mạc Tử Sanh huy động lực lượng ở cả 2 mặt thủy và bộ chống đỡ quyết liệt. Tuy nhiên do quân đội của Tây Sơn quá mạnh, cả thủy lẫn bộ của Mạc Tử Sanh đều chống không nỗi. Tin cấp báo nhiều nơi đã bị Tây sơn tiêu diệt thế nhưng anh hùng họ Mạc vẫn không nao núng gan lì chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ông đã ngã xuống tại con rạch mà người dân ngày nay đã đặt tên bằng chức vị của ông: Rạch Tham tướng.
    Sống vì Trấn Giang, chết cũng vì Trấn Giang. Mạc Tử Sanh xứng đáng là người anh hùng của đất Cần Thơ.
  2. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Em phà?i cĂng nhẶn là? trì?nh 'Ặ cù?a càc anh cao siĂu wĂ, nhưng nẮu tiẮp tùc như vẶy thì? coi chư?ng làc chù? 'Ă? nhe. Ơ? 'Ăy là? ra 'Ắ và? già?i 'Ắ, ai già?i 'ùng thì? mì?nh tf̣ng wĂ, ai sai thì? mì?nh chì?nh sư?a. Hoan nghĂnh tinh thĂ?n tìch cực tham gia cù?a bàc [nick]hoaithuonglp[ơ/nick], khĂng biẮt bàc ơ? 'Ău nhì??
  3. hoaithuonglp

    hoaithuonglp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bạn Huân thân mến!
    Nếu đọc kỹ lại QTCBTY thì dù đoạn nói về MTS rất ngắn nhưng lại chứa đầy mâu thuẩn cho thấy tài liệu về lịch sử của cuốn sách này có vấn đề rồi.
    1. Lúc MTT qua Xiêm thì MTS không có đi cùng mà vẫn ở lại Trấn Giang để phò chúa Nguyễn giữ đất Cần Thơ. Chính vì ông ở lại nên mới bị Tây Sơn tiêu diệt ở rạch Tham tướng chứ không phải ông được vua Xiêm tha không giết. Kỳ thật thì sau khi MTT tự vận chết tại Xiêm do vua Xiêm nghi MTT qua Xiêm để lại gián điệp thì đoàn người theo cùng MTT hơn 50 người đều bị chém đầu chỉ có 3 người thiếp và 4 người cháu nội do còn nhỏ tuổi nhỏ tuổi nên được 1 số người Xiêm xin để làm con nuôi nên thoát chết.
    2. MTS được ghi nhận tử trận năm 1777 thế nhưng 1784 vẫn được chúa Nguyễn phong Chánh cơ và cho theo hầu. Sau đó lại còn được phong Tham tướng để giữ trấn Hà Tiên.
    3. Theo QTCBTY thì vì MTT mất bên Xiêm nên chúa Nguyễn nghỉ tình MTS là con cháu công thần nên phong làm Chánh cơ và cho theo hầu. Điều này lại sai vì MTS chết năm 1777 còn MTT chết năm 1780 thì làm sao chúa Nguyễn vì cái chết của MTT mà phong Cháng cơ cho MTS được?
    Bạn thấy chỉ 1 đoạn ngắn nói về MTS đã chứa nhiều mâu thuẩn nên tôi cho rằng quyển QTCBTY không đáng để tin cậy.
    ***
    Chúng ta hãy qua câu hỏi khác vậy.
    Là câu hỏi cũng được, câu đố cũng được, các bạn hãy cho biết:
    "Hai chữ CẦN THƠ từ đâu mà có?"
  4. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Cần Thơ à? Theo em nghĩ thì là tại vì do lúc trước dân ta hơi bị "dốt" về thơ nên mới đặt tên là Cần Thơ!!! Hii..hi..
    Nhưng nói vậy thôi chứ em biết rùi, chờ các anh chị giải trước đó! Không thì em giải trước à!
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Công nhận cái này.
    Công nhận luôn cái này.
    Không công nhận cái này. MTS có công kêu gọi nhân dân chống lại người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ ư ? Người ta có nói : cái gì lợi cho dân thì làm, không có lợi cho dân thì không làm. Đó là cái kế sách lâu dài của người làm chính trị. Công MTS đến đâu thì công nhận đến đấy. Nếu cái này tính công cho MTS thì hóa ra cho rằng Tây Sơn là giặc ru ?
  6. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Theo như lời dân gian truyền tụng, xưa kia tại Ninh Kiều vào những đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập qua lại trên sông, khách tài tử, giai nhân đất Tây Đô thường cùng nhau lĩnh xướng thơ ca. Do vậy, bến còn có tên gọi là Cầm Thi, và chính tên gọi Cầm Thi được gọi trại ra thành tên của đất Cần Thơ bây giờ.
    Bạn có thể đọc thêm tại đây :
    http://ttvnol.com/cantho/108206.ttvn
  7. hoaithuonglp

    hoaithuonglp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Từ trước tới nay, chúng ta học sử chỉ biết rằng Tây sơn với Nguyễn Huệ là anh hùng của dân tộc, đó là đối với Lịch sử VN. Bởi vì ông đã thống lĩnh dân quân VN đánh tan quân đại Thanh xâm lược VN. Tuy nhiên phân tranh giữa nhà Nguyễn Tây Sơn và chúa Nguyễn (đều này trong lịch sử của chúng ta cũng có đề cập tới) thì đâu là giặc đâu là thù thì chúng ta không thể phân biệt. Nếu đối với dân chúng Bắc phần thì chúa Nguyễn là giặc còn đối với dân miền Nam thì quân Tây Sơn lại là giặc. Bạn không biết 1 điều đó là trong cuộc nội chiến này, đối với dân miềm Nam nói chung và dân miền Tây nói riêng thì quân Tây sơn là nỗi kinh hoàng nhất của họ. Tây sơn mỗi khi tiến vào Nam để truy bắt chúa Nguyễn đều đều gieo bao tang tóc đau thương cho người miền Nam. Đất miền Nam không phải là lãnh địa của Tây Sơn bởi vì vùng đất này còn hoang sơ hoang vắng. Họ chỉ vào để đuổi bắt chúa Nguyễn rồi sau đó lại rút trở lại Phú Xuân mà không hề lưu ở lại. Mỗi khi họ đến và đi thì để lại cho dân chúng miền Nam biết bao mất mác đau thương. Điều này là sự thật không thể chối cải. Chính vì điều này mà người dân miền Nam tỏ ra ưu đãi chúa Nguyễn cũng như bao che cho ông mỗi khi Tây Sơn tiến đánh. Người dân miền Nam theo tiếng gọi của cha con MTT và MTS để chống lại Tây Sơn là đều rõ ràng trong lịch sử . Bạn có thể tìm hiểu thêm phần lịch sử này ở những người hiểu biết về lịch sử nhà Nguyễn sau này.
  8. hoaithuonglp

    hoaithuonglp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi: Vì lý do gì MTS phải chống lại Tây sơn để rồi tử nạn nếu không vì chúa Nguyễn? Nếu chống lại Tây Sơn thì MTS đương nhiên là giặc vậy thử hỏi khi ông chết một kẻ phản loạn như ông làm sao có thể để cho dân chúng miền Nam lưu danh ông bằng tên gọi của rạch Tham tướng?
  9. hoaithuonglp

    hoaithuonglp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời hoàn toàn chính xác. ạnh xứng đáng được trọn 5 điểm.
    Cầm thi đọc trại thành Cần Thơ hay Saicón được đọc thành Sài gòn, Soctre đọc thành Bến Tre, Poléo đọc thành Bạc Liêu. Tuy nhiên lại có 1 truyền thuyết khác nữa khi cho rằng xứ Cần Thơ trước đây là nơi có nhiều rau Cần và rau Thơm nên có người gọi đó là xứ Cần Thơm. Lâu ngày đọc trại thành Cần Thơ.
    Cả 2 giả thuyết trên không biết cái nào là đúng. Hoặc giả 2 chữ CẦN THƠ đều xuất xứ từ 2 sự kiện trên không chừng
  10. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Rùi! chưa kịp post bài nữa. Anh ngthhuan này nhanh tay thiệt, mà anh hoaithuonglp gì đó ơi! Anh vote vào nick ớ chứ đừng có vote vào bài! * của em ở đây là * cho nick!

Chia sẻ trang này