1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gan không núng, chí không mòn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Excocet, 04/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Nếu không có những hình ảnh này, ít ai có thể hình dung được ở TK 21 của sự văn minh và tráng lệ vẫn còn những cảnh tượng giống như thời "chiếm hữu nô lệ".
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    lạc đề cái, mong MOD đừng xóa của em nha
    Thế Kỷ 20 bác ạ, thế kỷ 21 thì đây đúng là Thiên Đường (nghĩa đen) với bờ biển cát trắng mịn, những con tàu đánh bắt xa bờ, khu nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch..... . Sau này lấy vợ PQ để tới đây du lịch thường xuyên
  3. borin1705

    borin1705 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    19
    không biết có liên quan gì không ta
    [​IMG]
  4. TungPDT

    TungPDT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ----------------------------------------

    Tôi thấy OV10 thích châm chọt Ếch quá. Bao nhiêu tuổi không quan trọng, nếu đã là liệt sĩ thì thói thường gọi là Anh Chị hết. Không lẽ giờ dạy học sinh tiểu học gọi chị Võ Thị Sáu là Bà/ Bác/ Cô Võ Thị Sáu. Gọi Anh Chị cũng là hình thức nhắc nhở các liệt sĩ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của họ.
    Nếu kĩ hơn nữa, thì đối với cựu tù, thì gọi các cô chú/ các bác (nam nữ). Vậy là ổn rồi.
  5. TungPDT

    TungPDT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    Tôi có dịp đi Phú Quốc mấy lần, lần nào cũng ghé khu vực trại giam trên đảo, nằm ở phía Nam, mặt phía của dảo Đông của đảo.
    Giờ thì người dân sinh sống chung quanh cũng nhiều, di tích không còn đủ hơn 20 trại như trước, chỉ giữ lại cỡ hơn 2 dãy nhà thôi.
    Đi vào nhà trưng bày ngay tại di tích thì thật sự nhiều cái thấy rất dã man, như:
    - các mẩu xương tay, mặt,... còn nguyên các cây đinh đóng vào (tra tấn đến chết). có cả 2 tủ kính trưng bày xương kiểu này.
    - 1 cái chảo cực to, cỡ bạn nào tầm dưới 1m7 ngồi lọt thỏm, dùng để "chiên" tù nhân (là tù binh chiến tranh). từ chết đến tàn phế chắc
    - các tấm ghi sắt (trải trên sân băng máy bay dã chiến) lấm lem máu. Hướng dẫn viên của nhà trưng bày kể: trò mà bọn Ngụy dùng là: để tấm ghi ngoài trời nắng cho thật nóng, rồi lột trần tù binh ra, bắt nằm lên, rồi kéo lê người trên đó --> bỏng, da thịt cứ thế mà bật ra theo.
    - ...còn nhiều thứ cũng rất dã man.
    Đặc biệt, cái thằng cha Trưởng trại giam năm xưa, còn sống trên đảo (vượt biên không thành?) giờ vô rừng sống, khi nào chính quyền kêu ra mới ra. nhưng nhờ hắn, mà chính quyền biết được nhiều chỗ chôn liệt sĩ.
    P.S: nhà tù Phú Quốc là nhà tù giam tù binh chiến tranh, khác hẳn Côn Đảo, Chí Hòa,...

    Được tungPDT sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 09/03/2010
    Được tungPDT sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 09/03/2010
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Cuối năm 1949 đầu năm 1950, quân Quốc dân đảng Trung Hoa bị Quân giải phóng Trung Quốc đánh bại, phải chạy dạt sang biên giới phía bắc Việt Nam. Đám tàn quân này có trên 3 vạn người, được Pháp đưa ra trú ngụ ở phía nam đảo Phú Quốc. Sau khi Tưởng Giới Thạch rời khỏi Đại lục, tháo chạy ra đảo Đài Loan và tuyên bố hòn đảo này thuộc sự kiểm soát của Quốc dân đảng, đám tàn quân này trở về với chủ cũ.
    Lợi dụng một số nhà cửa có sẵn của trại tàn binh, quân Pháp lập một trại giam tù binh trên một diện tích gần 40 ha, gồm 4 khu giam A, B, C, D; được gọi là ?oCăng Cây Dừa? (Trại Cây Dừa). Những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt ở các chiến trường Trung, Nam, Bắc bị chúng tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc, khoảng 14.000 người, phần đông từ ?oCăng? Đoạn Xá (Hải Phòng), được chở ra Phú Quốc bằng tàu thủy.
    Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Pháp đã trao trả cho phía cách mạng hầu hết tù binh ở trại này.
    Cuối năm 1955, trong lúc giao thời ?othay thầy đổi chủ?, ngụy quyền Sài Gòn tranh thủ lập một trại giam cũng ở địa điểm ?oCăng Cây Dừa? cũ, trên một diện tích rộng 4 ha, gồm có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão, được chúng đặt tên là ?oTrại huấn chính Cây Dừa?, có lúc gọi là ?oNhà lao Cây Dừa?.
    Đầu tháng 1/1956, ngụy quyền Sài Gòn đưa 598 người tù, quê quán từ 33 tỉnh ở trại ?oTrung tâm huấn chính Biên Hòa? đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống chiếc tàu vận tải của hải quân, mang tên Hắc Giang, rời bến Sài Gòn ngày 2/1/1956.
    Chiều ngày 5/1/1956, tàu Hắc Giang đến Phú Quốc. Về sau, chúng đưa lẻ tẻ thêm một số tù nhân ra ?oNhà lao Cây Dừa?. Những người bị chúng đưa đến ?oTrại huấn chính Cây Dừa? là tù chính trị mà chúng gọi là ?oViệt C ộng? hoặc ?othân C ộng?.
    Năm 1957, chính quyền Sài Gòn đưa số tù chính trị ở ?oTrại huấn chính Cây Dừa? về đất liền, một số bị đày ra Côn Đảo.
    Cùng với việc leo thang chiến tranh, tăng cường các phương tiện chiến tranh và đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam, Mỹ-ngụy chủ trương, bắt tất cả những người chúng có thể bắt được ở vùng giải phóng hoặc vùng tranh chấp, gắn bừa cho hai chữ ?oViệt C ộng? rồi tống vào nhà giam để làm cạn nguồn nhân lực của quân cách mạng. Từ đó, chúng chủ trương xây dựng hàng loạt trại giam tù binh C ộng sản ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, có cả Trại giam tù binh nữ ở Quy Nhơn... Riêng ở Phú Quốc, năm 1966, Mỹ - ngụy lại lập một trại giam ở thung lũng An Thới, cách ?oCăng Cây Dừa? cũ 2km, rộng hơn 400 ha.
    Trại giam gồm 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, với trên 400 nhà giam, được gọi là ?oTrại giam tù binh c ộng sản Việt Nam / Phú Quốc?, thường được gọi là ?oTrại giam tù binh Phú Quốc?. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng dành cho tù binh ở, còn có 2 phòng nằm ngang, song song phía trước, trong đó một phòng nằm gần dãy tù binh để khi cần, gọi tù binh đến thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam trong phân khu...
    Tất cả 11 phòng kể trên đều bằng vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai. Địch bố trí một pháo đài chung quanh mỗi khu giam.
    Trên pháo đài có đặt súng đại liên, có 2 vọng gác cổng chính của khu giam. Hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam. Một vọng tổng kiểm soát đốc canh, cứ 2 giờ địch thay phiên gác, liên tục canh gác 24/24 giờ. Ban đêm, địch còn tăng cường các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và đặt thêm 10 vọng gác di động.
    Đó là một trại giam tù binh trung tâm toàn miền Nam của địch, giam giữ hơn 32.000 tù binh (nếu kể cả tù chính trị nhiều thời kỳ, con số lên khoảng 40.000 người). Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một tên trung tá hoặc đại úy ngụy, có lúc là một chuẩn tướng, đứng đằng sau là một cố vấn Mỹ, do một tên trung tá cầm đầu. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam có 4 tiểu đoàn quân cảnh ác ôn, một liên đội địa phương quân lành nghề, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển.
    Theo tài liệu của Phòng 1 - Bộ Tổng tham mưu ngụy, từ ngày 10/12/1965 về trước, những chiến sĩ vũ trang của cách mạng bị bắt bị chúng coi là những phần tử phiến loạn, chưa được công nhận là tù binh chiến tranh. Từ ngày 10/12/1965, ?onhững phần tử phiến loạn? ấy được hưởng theo chế độ tù binh nhưng về danh nghĩa, chúng vẫn xem những tù binh này là ?ophiến loạn C ộng sản?.
    Sau Mậu Thân 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ngồi vào Hội nghị Paris để giải quyết cuộc chiến tranh ở Việt Nam, từ ngày 24/8/1968 trở đi, theo Huấn thị số 6524 của Bộ Quốc phòng chế độ Sài Gòn, chúng buộc phải chính thức công nhận những phần tử vũ trang của đối phương bị bắt là tù binh C ộng sản Việt Nam, được hưởng những quy chế về tù binh.
    Việc được công nhận tên gọi ?oTrại giam tù binh C ộng sản Việt Nam / Phú Quốc? cũng là cả quá trình đấu tranh đẫm máu của những chiến sĩ cách mạng. Khi trại giam tù binh Phú Quốc hoạt động, những chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang trước kia bị giam ở Côn Đảo và các nhà tù khác, lần lượt được đưa về trại giam Phú Quốc.
    Nhiều hình phạt, cách tra tấn tù nhân khốc liệt hơn cả thời Trung cổ: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, liệng vào chảo nước sôi, đốt thiêu sống, chôn sống... đã khiến hơn 4.000 tù binh C ộng sản đã vĩnh viễn nằm lại ở Phú Quốc.
    Bọn chỉ huy ở nhà tù Phú Quốc có những tên ác ôn khét tiếng như thiếu tá Đoàn Đức Hải, trung tá Nguyễn Hữu Phước, trung tá Phan Ngọc Thủy, trung tá Bùi Bằng Dực, có cả tên chúa ngục từ thời Pháp, như đại tá Trần Vĩnh Đắc, từng là thiếu tá giám đốc ?oCăng Cây Dừa? thời 1953-1954, giám đốc trại giam Phú Lợi năm 1956 và bọn quản ngục tàn bạo như trung úy Hiển, trung úy Ngũ, thượng sĩ Nhu...
    Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc họ đã vô cùng phẫn nộ khi bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
    Những tên giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Chúng bắt anh em cởi áo, để khi đánh, gai cá đuối bấu vào da thịt. Chúng đánh mà như làm xiếc, quất thẳng cánh, cho chiếc roi quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo, máu chảy ròng ròng. Rồi chúng lấy muối ớt xát vào da thịt, làm cho nạn nhân bị nóng rát và đau đớn tận cùng.

    Ở phòng tra tấn của Bộ chỉ huy trại giam, bọn cai tù thường dùng những chiếc đinh 3 phân đóng vào các ngón tay của tù binh. Đóng đinh một ngón tay chúng hỏi một câu. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị bể nát. Thấy đinh 3 phân vẫn không lay chuyển được các tù binh kiên cường, chúng chuyển sang thủ đoạn dùng đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc đóng vào người tù.

    Sau ngày hòa bình, khi bốc mộ những tù binh hy sinh, được chôn cất ở nghĩa địa trên Đồi 100, đem về Nghĩa trang liệt sĩ Đông Dương (Phú Quốc) an táng, người ta còn tìm thấy những chiếc đinh còn nguyên vẹn trong hài cốt những người tù.

    Như đồng chí Nguyễn Căn Có, sinh năm 1931, tại Quảng Ngãi, hy sinh ngày 6/5/1972, bị 3 cây đinh loại 8 phân đóng vào chân. Anh Lâm Văn Rô, sinh năm 1944, hy sinh ngày 2/11/1971, có đến 7 cây đinh 8 phân đóng vào người.

    Anh Châu Văn Khánh, sinh năm 1950 tại Bình Định, hy sinh ngày 4/12/1972, bị 2 cây đinh 8 phân đóng vào mu bàn chân trái. Tìm lại những tài liệu của địch còn lại ở TGTBPQ, đồng đội của anh Châu Văn Khánh dễ dàng tìm ra một sự thật.

    Đêm ấy, anh Khánh cùng Trần Trinh từ phòng 2 Phân khu A bò ra tới cổng chính của liên Phân khu A, bị tên quân cảnh Phạm Thấu bắn. Anh không chết ngay như theo phiếu trình đề ngày 8/12/1972 của tên trung tá Bùi Bằng Dực - chỉ huy trưởng TGTBPQ mà chết vì bị đánh đập, tra tấn, bị đóng đinh đến chết.

    Khủng khiếp hơn, anh Nguyễn Thanh Long, sinh năm 1949, hy sinh ngày 9/4/1970, vì bị đóng 7 cây đinh 8 phân và 1 tấc vào người. Trong đó, có 2 cây đóng vào hai bên màng tang, cách hốc mắt 3 phân, 1 cây đóng ở khớp xương vai phải, 1 cây đóng ở cổ chân trái và 1 cây đóng ở cổ chân phải xuyên qua mắt cá.

    Anh Đặng Hồng Sơn, quê ở Hà Nội - nguyên là chiến sĩ đặc công thủy, vào Nam chiến đấu, bị địch bắt đưa ra giam ở Phú Quốc. Anh cùng một số đồng chí đào hầm, tìm cách vượt thoát nhưng bị lộ, và chúng đưa qua D3 - trại chiến sĩ quê miền Nam, bị đánh đập rất dã man.

    Căm thù tột cùng bọn khát máu, anh đánh lại chúng. Chúng trói anh lại, lấy đinh đóng vào mắt cá, ống quyển và nhiều nơi khác cho đến khi anh hy sinh. Khi bốc mộ, đồng đội anh còn nhìn thấy 9 cây đinh găm vào xương cốt anh!
    Bí thư Đảng ủy Phân khu A2, Nguyễn Văn Nichỉ đạo cuộc nổi dậy của tù binh bị chúng đưa vào biệt giam khổ sai, tra tấn bằng cách lấy cọng sắt bùng nhùng đốt đỏ, rồi đâm qua bắp chân anh. Mỗi lần sắt đâm vào bắp chân, anh ngất xỉu. Tỉnh lại, anh mắng chúng là bọn bán nước. Và anh nhiều lần hô khẩu hiệu: "Đả đảo Mỹ-Thiệu. Hồ Chí Minh muôn năm!".

    Cùng hành hạ anh Nguyễn Văn Ni có tên thượng sĩ nhứt Nhu, tên thiếu úy quân cảnh Chu Quốc Minh (còn có tên Cóc). Bị anh Bảy Ni gọi là lũ "bán nước", tên Cóc dùng đục, đục lấy hai xương bánh chè của anh. Tiếp đó, tên Cóc lấy sắt nung đỏ châm vào chỗ đầu gối của anh máu đang chảy lênh láng.

    Đến khoảng 20h ngày 22/12/1969, anh Bảy Ni trút hơi thở cuối cùng trên tay anh Đoàn Thanh Phương - người tù binh ở cùng biệt giam 2. Sau này anh Phương kể: "Đồng chí Ni trước khi chết còn gắng sức hô khẩu hiệu: "Đả đảo đế quốc Mỹ và tay sai. Hồ Chí Minh muôn năm!".
    Chúng bắt đồng chí Nguyễn Hải Phú* (số tù 1925, quê Phú Yên, công tác giáo dục ở Củ Chi) - được anh em tù binh cử làm đại diện, sau được anh em bầu làm trưởng phòng giam số 14 lên phòng điều hành, đánh đập chết đi sống lại nhiều lần, rồi tống vào biệt giam khổ sai ngoài trời (biệt giam 2). Chúng bắt anh Gương, quê ở Thái Bình, đánh bằng cọc sắt đến chết.
    Sáng ngày 30/1/1971, ở Phân khu B10, 15 người bị địch tình nghi là "đầu sỏ" bị giám thị đưa qua Phân khu D10 - khu chiêu hồi. Trước sự phản ứng quyết liệt của các tù binh, bọn trật tự ra sức đánh đập tàn nhẫn anh em tù.

    Tức giận trước việc anh Minh (Đặng Văn Bê, quê Cai Lậy, Mỹ Tho) mắng chúng là quân bán nước, chúng nhét anh vào bao chỉ xanh rồi nắm miệng bao, lôi xềnh xệch anh vào nhà bếp. Thật không thể tưởng tượng nổi, chúng ném anh vào chảo nước sôi. Khi chúng lôi anh ra, anh đã ngừng thở, da bị vuột trắng xát.

    Một số tù binh chứng kiến hình phạt khủng khiếp này kể lại: "Chúng tiếp tục lấy bao bố trùm lên anh Mỹ, ném vào chảo nước sôi một lúc mới lôi ra. Anh Mỹ giãy giụa rồi bất động, không biết sống chết ra sao?.
    Tổng hợp tuwf Google.
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    cám ơn fddinh đã bổ sung thông tin, mình thật thiếu sót (hoặc i ốt.. hehe) khi chưa đưa thêm nội dung vào hình. bữa nào vào bảng tàng chứng tích CT chụp tiếp
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Căng -nguyên gốc là Camp(Trại) , Căng Máy Chai à một trong những nơi giam giữ, tập trung những người yêu nước, để trung chuyển đi nhiều nơi giam giữ khác như Phú Quốc, Côn Đảo...
    Máy Chai ngày nay là tên phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Trước 1813 thuộc địa bàn xã Gia Viên, tổng Gia Viên, huyện An Dương , phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Từ 19-7 -1888 thuộc thành phố Hải Phòng. Từ 1981 là phường Máy Chai quận Ngô Quyền như hiện nay.
    Cơ sở sản xuất chai lọ thuỷ tinh có từ thời Pháp thuộc, sau khi Hải Phòng giải phóng đã trở thành xí nghiệp Thuỷ tinh.
    Sau ngày 24 tháng 11 năm 1946, lực lượng ta rút khỏi Thành phố, các đơn vị Vệ quốc đoàn, công an xung phong, tự vệ chiến đấu lần lượt rút ra các vị trí đã quy định, Hải Phòng thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
    Tại các vùng địch kiểm soát, ngoài việc tung tiền bạc mua chuộc dụ dỗ một số phần tử xấu làm tay sai cho chúng trong kế hoạch bình định và chiếm đóng lâu dài. Thực dân Pháp còn liên tục vây ráp, bắt bớ, thẳng tay đàn áp những cơ sở kháng chiến của ta, đồng thời lập lên nhà tù, trại giam ở một số nơi hòng khủng bố những tinh thần yêu nước cuả nhân dân ta một lòng một dạ hướng về cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Căng Máy Chai đươc lập đầu năm 1947.
    Sở dĩ quân giặc chọn địa điểm thiết lập bộ máy đàn áp, giam cầm chiến sĩ và lực lưưọng kháng chiến của ta tại Máy Chai bởi những lý do:
    Địa điểm này có sẵn hai kho lớn của công ty Oxygenes và Acetylen của Pháp bị phá sản bởi chiến tranh những kho này chuyển thành nơi giam giữ với số lượng lớn lên tới hàng nghìn người. Vị trí nhà kho cũ lại ở sát bờ sông, thông ra cửa Nam Triệu rất thuận tiện cho việc di chuyển cơ động, thậm chí dùng mọi cực hình thủ tiêu tù nhân. Căng Máy Chai lại gần trụ sở phòng nhì xây 3 tầng, gần vị trí nay là trường tiểu học Lạc Viên. Từ trụ sở phòng nhì (nay là Bệnh viện của công ty xuất nhập khẩu), chúng có thể thường xuyên bao quát tới hoạt động giam giữ, khủng bố đối với lực lượng kháng chiến yêu nước của ta ở Căng Máy Chai và Căng Đoạn Xá.
    Ngoài hai kho lớn chưa hóa chất được chuyển thành trại giam chứa tù binh nam. Giặc Pháp kịp thời xây thêm một trại giam nhỏ kề sát hai trại giam kia để giam tù binh nữ. Ngay cạnh đâý chúng còn xây dựng một ngôi chùa nhỏ, một nhà thờ nhỏ để kiêm việc cầu hồn cho những người lĩnh án tử hình. Cũng trong khuôn viên nhà tù cũ, một quán rượu bánh kẹo cũng được lập ra để bán cho các cai tù, lính gác.
    Nhà tù Máy Chai có diện tích gần 2.000 mét vuông, chia hai khu vực giam giữ, một bên là nhà tù nam giới, diện tích gần 1.600 mét vuông. Một bên là nhà tù giam nữ giới chiếm khoảng trên 200 mét vuông . Chia ra thành 7 phòng, mỗi phòng độ 25 mét vuông giam 120 nữ tù nhân, có lúc đông chúng nhét tới 160 người. Nhà tù mới xây xong nền còn chưa láng, giặc đã giam giữ đầy chị em, không còn lối đi vào nơi vệ sinh, làm nhiều chị em ốm yếu phải sống ngột ngạt không chịu nổi. Chế độ nhà tù hà khắc, địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man đối với các chiến sỹ cách mạng , riêng chị em phụ nữ, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn nhục hình tàn nhẫn, thâm độc như: quay điện, thay nhau hãm hiếp, tra tấn dã man làm rất nhiều chị em bị tàn tật, mắc chứng bệnh tâm thần ...
    Bản lược đồ Căng Máy Chai cho thấy rõ vị trí, kích thước của từng cụm công trình được phân bố trong mặt bằng tổng thể của cụm di tích Máy Chai: Ngoài hai kho lớn chứa hoá chất cần được di chuyển thành nơi giam giữ tù binh nam, nữ; ở phía tây khu vực Căng còn có 2 dãy nhà (kích thước 22m x 32m) đứng song song, dùng làm nơi giam giữ những tù nhân chưa phân loại. Theo ghi chép của các nhân chứng: số người bị giam giữ tại Căng là những nạn nhân trong cách cuộc càn quét bắt bớ tình nghi do mật thám được bọn chỉ điểm dẫn đường... ở các làng xã ngoại thành có kho đông tới hai ba nghìn người. Số người bắt dựa vào trại giam bị phân thành từng loại khác nhau:
    - Loại nặng nhất: đem ra nhà Laval (trụ sở Phòng nhì của thực dân Pháp lập ra trong thời kỳ tạm chiếm 1916 ?" 1955), tại khu vự số 51 Lạch Tray, để tra tấn cho đến chết, hoặc đầy đi Phú Quốc, Côn Đảo.
    - Loại vừa: sau khi làm thủ tục điều tra, tra tấn dã man, sau đó tù nhân bị đưa xuống Căng Đoạn Xá.
    - Loại nhẹ: Gồm những người bị tình nghi, thì giặc giam giữ ngay tại Căng Máy Chai
    Những tù nhân này được phân loại, những người có nghề: Nề, mộc, gò, hàn, cơ khí... Để bổ sung cho các xí nghiệp bị thiếu hụt người, do những cuộc đình công của công nhân liên tiếp xảy ra. Do đó khoảng đầu năm 1952 đã có một số người tù được ra ngoài làm việc tại xí nghiệp không có lương hoặc dọn dẹp vệ sinh tại nơi công cộng.
    Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải rút quân vào miền Nam, tại HảI Phòng chúng rục rịch chuyển vũ khí, dụng cụ máy móc đI theo và định bứt 300 tù binh Căng Máy Chai theo cùng. Nhưng được sự báo trước của tổ chức yêu nước do những đảng viên hoạt động bí mật ở nội thành, đồng bào đã tổ chức cuộc đấu tranh có quy mô lớn, hàng ngàn người tập trung xung quanh khu vực Căng Máy Chai thậm chí còn nằm đầy cả đường suốt từ xưởng Đóng tàu 1 đến nhà máy điện Cửa Cấm, ngày đêm kiên trì theo dõi động tình giữ 300 tù nhân lại.
    Phối hợp với cuộc đấu tranh bên ngoài bên trong tù nhân hò reo phá trại giam. Những ngày đấu tranh cam go ấy diễn ra từ cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4 năm 1955. Trong thời gian này còn có pháI đoàn của Uỷ ban Quốc Tế đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị định Giơnevơ tại Hải phòng nên đối phương đành chịu bó tay và trả lại tự do cho mọi người.
    Sống ở nhà từ máy chai có rất nhiều tấm gương chi em nữ tù chính trị trung kiên bất khuất. Khi hoạt động không may bị bắt hầu hết họ đều chưa có chồng con nhưng đều một dạ trung thành với con đường cách mạng, kiên quyết đấu tranh với địch giữ vững khí tiết cách mạng, không hề phản bội xưng khai. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giảI phóng, nhiều chị em ra tù trở về gia đình tiếp tục tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể tiêu biểu như chị Hà Nhân - Nguyên giám đốc nhà Hát tuổi trẻ, chị Vũ Thị Duyên - Ban bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (theo tham luận của bà Nguyễn thị Hằng tại hội Thảo về chế độ lao tù Hải Phòng thời tạm chiếm)
    Cảnh quan khu vực Căng Máy Chai ngày nay đã có nhiều thay đổi. Ghi chép của bảo tàng Hải Phòng 1976-1977: ?o2 căn nhà giam chuyển thành lò đúc và công trường xây dựng, nền xi măng của ngôi chùa nhà thờ nhỏ và căn nhà của tên chủ trại giam vẫn còn rõ ràng??
    Trích "Di tích lịch sử địa phương - quận Ngô Quyền, Hải Phòng"
  9. RedDevil89

    RedDevil89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    thich châm chọt thì chọt lại bác ov10 : "câu chuyện óc sên thế nào rồi ạ?"
    Hình tượng về những người lính của dân tộc ta luôn gắn với hình tương thanh niên trai trẻ đầy hào khí vì thế gọi là "Các Anh " "Các Chị" cũng chả hề gì!
  10. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ khác, người Việt chẳng ai gọi người bằng tuổi cha chú mình bằng anh.
    Mấy mươi năm trước gọi chị Sáu, bây giờ phải gọi ít nhất là cô Sáu... Họ là những người có tên có tuổi cả mà?

Chia sẻ trang này