1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gan không núng, chí không mòn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Excocet, 04/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (TT)
    Trại Phú Thọ (tt)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. adamantan

    adamantan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    130
    Nhà tù Côn Đảo thời Pháp
    [​IMG]
  3. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Những người hùng ở nhà lao Cây Dừa
    Sau giải phóng, hòa bình lập lại, những người tù vượt ngục năm xưa lặng lẽ hòa mình vào cuộc sống đời thường, họ không có cơ hội gặp lại nhau. Mãi đến năm 2003, những người tù vượt ngục ở thành phố Hồ Chí Minh mới tình cờ gặp nhau, tập hợp nhau lại, lập nên Ban liên lạc của những người tù vượt ngục
    Chưa ghé Cây Dừa, chưa hiểu Phú Quốc
    Nghe bạn bè kháo nhau, mùa hè bây giờ ra Phú Quốc du lịch là ?omốt thời thượng?, tôi háo hức lên đường. Nghe nói Phú Quốc là địa danh khá ?ođộc?: nào là hòn đảo xinh đẹp có diện tích ngang bằng đảo quốc Xin-ga-po, nào là xứ sở của nước mắm cá cơm ngon tuyệt, nào là mấy hãng thông tấn quốc tế vừa bình chọn những bãi tắm đẹp nhất thế giới thì Phú Quốc cũng có một bãi. Biển Phú Quốc lại là ngư trường giàu hải sản nhất Việt Nam nên một người nghiện đồ biển như tôi ra đây, cứ tha hồ mà? ẩm thực! Còn về phương tiện đi lại, đi máy bay có thể cất cánh từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc từ sân bay Rạch Giá - thị xã của tỉnh Kiên Giang, tùy tâm! Nếu không, đi ô-tô, xe Mai Linh chạy thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh xuống rồi đi tàu du lịch cũng rất tiện. Ở bến tàu thị xã Rạch Giá có tới dăm loại du thuyền cao tốc của các hãng: Dương Đông, Hải Âu, Tramexco, Superdon, Vietrosko? hoạt động như con thoi.
    Quả không sai, ra Phú Quốc, tôi hoàn toàn mãn nguyện với việc thăm thú hàng loạt địa danh như: thăm vườn Quốc gia, ngắm thắng cảnh Dinh Cậu, viếng chùa Sư Muôn, tắm suối Đá Bàn, bơi Bãi Trường, Bãi Sao? Bất ngờ, bữa ấy, trong ?otua? du lịch, cô hướng dẫn viên nói rằng:
    - Hôm nay, chúng ta ghé thăm một địa danh tuy không đẹp, nhưng rất quan trọng. Ai đến Phú Quốc mà chưa ghé đây, coi như chưa hiểu Phú Quốc. Đó là nhà tù Phú Quốc, hay còn gọi là nhà lao Cây Dừa!
    Sau 15 phút chạy ô tô du lịch từ thị trấn Dương Đông, chúng tôi đã xuống An Thới, nơi còn lưu dấu tích nhà lao Cây Dừa năm xưa. Trong ánh nắng chói chang một ngày giữa hạ, dãy nhà lợp tôn sẫm màu nổi bật giữa vùng cây lá xanh um. Phía ngoài cánh cổng có bảng đề ?oDi tích nhà tù Phú Quốc?. Ngó quanh đâu có thấy cây dừa nào mà ngay cạnh cổng chỉ có cây dừa mới trồng đứng lẻ loi như một tên lính gác. Thế thì sao gọi là nhà lao Cây Dừa nhỉ?
    ?oGọi là nhà lao Cây Dừa vì vùng đất này từ thời Pháp thuộc có nhà tư sản Pháp cho phu phen từ miền Trung vào lập đồn điền trồng rất nhiều dừa. Những năm 1942-1943, sau Nam Kỳ khởi nghĩa, Pháp đã thiết kế, tập hợp nguyên liệu xây nhà lao song chưa kịp xây thì Cách mạng Tháng Tám nổ ra. Độ những năm 1952-1953, nhà lao hình thành, giam giữ khoảng 3.000 chiến sĩ cách mạng. Nhưng đến thời Mỹ - ngụy, nhà lao Cây Dừa mới thực sự biến thành địa ngục trần gian. Những năm đó, Mỹ - ngụy san nơi đây thành bình địa không còn cây dừa nào, lập nên những trại giam bằng tôn, sắt, dây thép gai khổng lồ, dài dằng dặc. Ngay từ những năm đầu khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền đã cho gạn lọc, chuyển tù chính trị ra Côn Đảo. Nhà lao Cây Dừa biến thành ?ođiểm đến? dành riêng cho những tù binh chiến tranh từ khắp mọi miền đất nước dồn về, lúc cao điểm nhất, con số tù binh lên tới 40.000 người?. Lời giải thích của cô hướng dẫn viên khiến chúng tôi xuýt xoa, kinh ngạc. Giờ thì tôi đã hiểu sự khác nhau giữa nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc?
    Ước mơ của những ?ongười hùng?
    Chúng tôi mê mải đi giữa những di tích mà chỉ nhìn thấy đã gai người. Nào là chuồng cọp kẽm gai, nào là ?oroi cá đuối?, ?olộn vỉ sắt?. Hàng trăm bức ảnh tư liệu: bức nói về thủ đoạn dùng chày vồ đập chết tù binh, bức ?obẻ răng, lấy móng tay, móng chân?. Có bức là chiếc sọ một tù binh được khai quật, còn nguyên một cái đinh ba cắm qua xương sọ, dấu vết kẻ địch tra tấn anh đến chết?
    Thật may mắn cho chúng tôi bữa ấy, có một đoàn khách đặc biệt tới cùng tham quan. Đoàn gồm mươi người, tóc đã bạc phơ. Họ đều khoác trên mình những bộ quân phục bạc màu. Họ đi lại cuống quýt. Ngắm chỗ này, chỉ chỗ kia, có người bốc một nắm đất lên mũi ngửi, có người nhảy hẳn xuống đường hầm? ra chừng họ rất thông thạo nơi này. Thấy vậy, tôi tò mò lại gần hỏi thăm. Thì ra, đó chính là những cựu tù Phú Quốc, vừa từ thành phố Hồ Chí Minh đi tàu cao tốc ra đây. Đoàn thuộc Ban liên lạc cựu tù Phú Quốc vượt ngục tại thành phố Hồ Chí Minh, do bác Vương Chí Dũng, Phó trưởng ban liên lạc dẫn đầu. Bữa nay, các bác ra Phú Quốc, vừa ?ovề thăm chốn xưa?, vừa đi tìm hài cốt một đồng đội đã ngã xuống.

    ?oNgười già thường sống nặng lòng với những hoài niệm. Được về lại chốn này nhớ lắm cháu à? ?" bác Dũng tâm sự. Thành lập từ năm 1967 ?" 1973, chỉ trong 6 năm nhưng nhà lao Cây Dừa thật sự là địa ngục đày đọa những người lính đánh Mỹ. Ra đây, lại nhớ bao đồng đội đã chết vì những thủ đoạn tra tấn dã man chưa từng có trong lịch sử loài người: bỏ người vào bao bố rồi đổ nước sôi cho đến chết, luộc người trong chảo nước sôi sùng sục, đóng đinh 10mm vào người, xả súng bắn không thương tiếc? Đày đọa, giam cầm với mấy chục lớp hàng rào dày đặc chông, mìn, chó béc-giê, rắn? vậy mà những tù binh vẫn tổ chức hàng chục cuộc vượt ngục. Sáu năm tù đày, trong số hơn 40.000 tù binh ấy đã có hàng trăm người lính can trường, thông minh vượt ngục thành công. Theo số liệu của Ban liên lạc cựu tù Phú Quốc, đã có 42 lần với 400 tù binh tìm cách vượt ngục, nhưng chỉ có 242 người còn sống tìm về với cách mạng, với Đảng, tiếp tục cầm súng chiến đấu. Có đủ kiểu vượt ngục độc đáo, có một không hai trong lịch sử các nhà tù như: chui rào 14 lần, đào đường hầm xuyên lòng đất 4 lần, đánh quân cảnh cướp súng để trốn 7 lần, đu gầm xe, ngồi trong thùng rác trốn?
    ?oSau giải phóng, hòa bình lập lại, những người tù vượt ngục năm xưa lặng lẽ hòa mình vào cuộc sống đời thường, họ không có cơ hội gặp lại nhau. Mãi đến năm 2003, những người tù vượt ngục ở thành phố Hồ Chí Minh mới tình cờ gặp nhau, tập hợp nhau lại, lập nên Ban liên lạc của những người tù vượt ngục?- Bác Ba Hà, chánh văn phòng của Ban liên lạc kể lại- Chúng tôi miệt mài đi tìm nhau, tập hợp mãi, đến giờ mới tìm được 60 anh em còn sống trong số hơn 200 người vượt ngục thành công. Từ đó đến giờ, đã tổ chức họp mặt được 3 lần ở thành phố Hồ Chí Minh. Còn nguyện vọng ra Phú Quốc thăm lại nhà lao xưa thì chưa thực hiện được, mới tổ chức được vài chuyến nhỏ lẻ 5-7 anh em, chứ tổ chức cỡ cả 60 anh em trên toàn quốc thì kẹt quá, chưa có tiền; dù anh em rất có nguyện vọng. Năm ngoái, số anh em ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ?ohành hương? về nguồn, ra Phú Quốc, may mà có hòa thượng ở chùa Vĩnh Nghiêm ?otài trợ? cho 3 triệu đồng, Tổng công ty cao su Việt Nam cho 10 triệu đồng, chứ không cũng khó! Mấy chục năm tìm lại nhau, cũng buồn vì anh em thời chiến thì chiến đấu hăng thế, vượt ngục giỏi thế mà sau này chẳng mấy ai thành đạt, phần đông kinh tế khó khăn, một chuyến du lịch ra Phú Quốc thế này là cả gánh nặng tài chính.
    Bác Hà nói rồi thở dài, nhìn ra xa. Trời Phú Quốc mùa này xanh quá, ?oxanh như rút ruột mà xanh?? Tôi bỗng thấy lòng mình se lại. Mình ra Phú Quốc đơn giản vì? du lịch, nào hay có bao nhiêu người lính đã hy sinh xương máu chỉ mong một lần về nhìn lại chốn lao tù năm xưa mà không thể. Tôi bỗng nhớ mới đây, tình cờ lướt web, thấy có người thương binh cũng là cựu tù Phú Quốc tên là Nguyễn Đức Thắng ở Hà Nội mở Công ty cổ phần Đồng Đội và lập trang web dongdoi.com.vn để ?okết nối? những cựu tù Phú Quốc năm xưa. Trên web, ông nói, công ty đang hướng mở dịch vụ, mở các tua du lịch đưa đồng đội về thăm chiến trường xưa. Lúc đọc đoạn này, tôi thoáng nghĩ: Ông này lãng mạn quá! Mấy ai đi du lịch về chiến trường xưa. Nhưng nay, ra Phú Quốc thì tôi đã hiểu. Liệu trong số 40.000 tù binh Phú Quốc năm xưa, còn biết bao người mong về lại chốn xưa mà chưa một lần thực hiện ước mơ ấy?
    Nguồn in tơ léc......
    http://dongdoi.com.vn/index.php?at=article&go=News&sid=1079
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TÙ CÔN ĐẢO(TT)
    CHUỒNG CỌP PHÁP
    - Xây dựng năm 1940
    - Tổng diện tích: 5.475m2
    - Diện tích phòng giam: 1.408m2
    - Phòng tắm nắng: 1.873m2
    - Khoảng trống: 2.194m2
    - Bao gồm: 120 phòng biệt giam (chia làm 02 khu, mỗi khu 04 phòng)
    Bên trên có song sắt kiên cốvà có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn).
    Ngoài ra, còn có 60 phòng không có mái che được gọi là phòng "phòng tắm nắng" (chia làm 04 dãy, mỗi dãy 15 phòng).
    Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn.
    Cuối năm 1970 Mỹ-Thiệu ra lệnh giải tỏa chuồng cọp (họ biến khu biệt lập này thành chuồng nuôi thỏ) để xoa diệu làn sóng đấu tranh của tù nhân cũng như phong trào yêu nước của miền Nam và dư luận Quốc tế.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (TT)
    Chuồng cọp Pháp (tt)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (TT)
    Chuồng cọp Pháp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (TT)
    Trại Phú Sơn

    BANH II: Còn gọi các tên: Lao II, trại NHÂN VỊ, Trại 3 và sau cùng là trại PHÚ SƠN.
    - Xây dựng năm 1916, nằm cạnh Banh I
    - Tổng diện tích: 13.228m2
    - Trong đó diện tích phòng giam: 2.414m2
    - Nhà phụ thuộc: 854m2
    - Khoảng trống, cây xanh: 9.960m2
    - Bao gồm: 13 phòng giam tập thể, 01 khu biệt lập có 14 xà lim
    - 01 phòng tối (nằm cạnh văn phòng giám thị)
    Ngoài ra còn có các công trình phụ như: phòng y tế, nhà ăn, nhà bếp, câu lạc bộ, phòng hớt tóc, phòng trật tự, văn phòng giám thị và sân vườn
    Là nơi gia giữ những chiến sĩ cách mạng: Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. C23E8F395

    C23E8F395 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    7
    Trước mình cũng có xem bộ phim "Vượt sóng" của các chú "Vịt Ngan Cọng Hành" làm mô tả về cuộc sống "khổ cực" của những cựu binh cọng hành trong các trại cải tạo của VC.
    Đúng là không thể hòa hợp hòa giải dân tộc với những cái đầu làm bộ phim này được, thối không thể ngửi
  9. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Chừng nào Việt Nam chưa công khai số liệu về số người bị đưa đi cải tạo, thời gian giam giữ, số người bị đau ốm, bệnh tật và chết trong thời gian cải tạo thì sẽ còn nhiều bộ phim như thế. Che giấu thông tin lúc nào cũng là mảnh đất màu mỡ cho tuyên truyền và phao tin mà cả hai bên cùng nhau vun xới và thu hoạch.
  10. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    NHÀ TỪ CÔN ĐẢO (TT)
    Trại Phú Sơn (tt)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này