1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gatsby vĩ đại

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi fangdi, 17/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Gatsby vĩ đại

    Trong tác phẩm Rừng nauy,Toru Watanabe rất thích tác phẩm Gatsby vĩ đại. (Nagasawa cũng thế) bắt đầu từ hôm nay,mình sẽ post tác phẩm này.Nếu có trong diễn đàn rồi thì nhờ các Mod xoá hộ nhé.
  2. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Tác giả: Scott Fitzgerald
    Dịch giả: Hoàng Cường
    Nhà xuất bản Tác phẩm mới
    Hội nhà văn Việt Nam ?" 1985
    ---------------------------------
    Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay:
    -Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ rằng không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đâu.
    Ông không nói gì thêm, nhưng vì hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác. Vì vậy tôi không thích bình phẩm một ai hết. Lối sống ấy đã mở ra cho tôi thấy nhiều bản tính kỳ quặc, nhưng đồng thời khiến tôi trở thành nạn nhân của không ít kẻ chuyên quấy rầy người khác. Những đầu óc không bình thường nhanh chóng nhận ra và gắn bó với đức tính này khi nó biển lộ ở một người bình thường. Bởi vậy, ở trường đại học tôi bị mang tiếng oan là kẻ ranh mãnh vì tôi nghe thấu những nỗi đau khổ thầm kín của những tay ăn chơi bừa bãi mà tôi không quen biết. Phần lớn không phải do tôi tìm cách moi chuyện. Thường tôi giả vờ ngủ hay đang chăm chú vào việc gì đó, thảng hoặc còn tỏ ra hơi khó chịu nữa, mỗi khi tôi nhận thấy qua những dấu hiệu không thể nhầm được là sắp lại có một chuyện tâm sự gì đây. Bởi vì những chuyện tâm sự của các chàng trai trẻ, hay ít ra những lời lẽ mà họ dùng để diễn đạt, thường là cóp nhặt của người khác và mất hết ý nghĩa vì rõ ràng đã bị bớt xén đi nhiều chỗ. Không bình phẩm nghĩa là còn hy vọng, hy vọng mãi. Tôi e còn bỏ sót một điều gì đó nếu tôi quên nói, như cha tôi đã khẳng định một cách hợm hĩnh và tôi hợm hĩnh nhắc lại ở đây, rằng ý thức về những phép xử thế lịch sự cơ bản không được chia đều cho mọi người khi họ ra đời.
    Sau khi đã khoe tính tôi khoan dung như thế rồi, tôi phải thú nhận rằng sự khoan dung của tôi cũng có giới hạn. Cách cư xử của con người ta có thể đặt trên nền tảng là đá rắn hay đầm lầy, nhưng quá một mức nào đó thì tôi bất cần biết nó xây dựng trên nền tảng nào. Khi tôi ở miền Đông trở về mùa thu vừa rồi, tôi như muốn tất cả mọi người đều mặc đồng phục và vĩnh viễn đứng ở tư thế nghiêm về đạo đức. Tôi không còn muốn những cuộc thâm nhập ồn ào với những đặc quyền dòm ngó vào tận trái tim con người. Trong phản ứng ấy, tôi chỉ chừa ra có Gatsby, người được lấy tên đặt cho cuốn sách này, một con người tiêu biểu cho tất cả những gì mà tôi thành thật khinh bỉ. Nếu nhân cách là một chuỗi liên tục những cử chỉ đúng dụng ý của mình thì ở con người này có một cái gì huy hoàng, một sự nhạy cảm sắc bén với những hứa hẹn của cuộc đời, tưởng chừng người ấy giống như những cỗ máy phức tạp ghi lại những trận động đất cách xa hàng vạn dặm. Sự ứng cảm nhạy bén ấy hoàn toàn không phải là tính dễ xúc cảm mềm yếu được tâng bốc là ?okhí chất sáng tạo?. Nó là một khả năng hy vọng hiếm có, một sự sẵn sàng ứng tiếp các biến cố trong đời, sẵn sàng đến lãng mạn, mà tôi chưa hề thấy có ở một ai khác và có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Không, kết cục Gatsby hoá ra là một con người tốt. Chính những gì ám ảnh Gatsby, chính làn bụi nhơ nhuốc cuộn theo sau những giấc mơ của Gatsby đã tạm thời làm tôi mất hứng thú quan tâm đến những nỗi đau buồn ngắn ngủi và những niềm vui chốc lát của con người.
    -----------------
    Gia đình tôi là một gia đình danh giá và sung túc, đã sinh cơ lập nghiệp từ ba đời nay tại một thành phố miền Trung ?" Tây này. Dòng họ Carraway hợp thành một thứ gia tộc riêng và tục truyền chúng tôi thuộc dòng dõi các quận công Buccleuch, nhưng người thực sự sáng lập ra chi họ chúng tôi là em trai ông nội tôi. Người ông ấy của tôi đã đến thành phố này năm 1851, cử người thay mình tham gia cuộc Nội chiến (Civil War), và khai trương nghề bán buôn đồ ngũ kim. Nghề kinh doanh ấy, cha tôi còn tiếp tục cho đến nay.
    Tôi chưa từng gặp người ông ấy, nhưng hình như tôi giống cụ, nhất là căn cứ vào bức chân dung sơn dầu mô tả một bộ mặt khá sắt đá treo trong phòng giấy của cha tôi. Tôi tốt nghiệp đại học ở New Haven năm 1915, đúng một phần tư thế kỷ sau cha tôi, và ít lâu sau tôi tham gia cuộc di dân muộn màng của người Teuton (Teutonic) mà người ta gọi là cuộc Đại chiến thế giới (the Great War). Tôi vui thích với cuộc phản công đến nỗi sau khi trở về quê hương, tôi cứ đứng ngồi không yên. Miền Trung Tây không còn là trung tâm ấm áp của thế giới nữa, mà tôi thấy nó bây giờ như một đường riềm rách nát của vũ trụ. Bởi vậy tôi quyết định đi New York học nghề giao dịch chứng khoán. Tất cả những người tôi quen đều ở ngành giao dịch chứng khoán, vì vậy tôi cho rằng nghề này có thể nuôi sống thêm một anh chàng chưa vợ nữa. Các bậc cô dì chú bác của tôi tề tựu đông đủ để bàn luận về việc này y như thể đây là việc chọn trường dự bị đại học cho tôi vậy. Cuối cùng, cả nhà kết luận: ?oỜ cũng được?, với vẻ mặt rất nghiêm trang và do dự. Cha tôi đồng ý chu cấp cho tôi trong một năm, và sau mấy lần hoãn đi hoãn lại, tôi đến ở New York, tưởng là vĩnh viễn, vào mùa xuân năm 1922.
    Tìm chỗ ở ngay tại thành phố có lẽ thuận tiện hơn, nhưng nay đang vào lúc thời tiết ấm áp mà tôi lại vừa mới rời một nơi có những bãi cỏ rộng thênh thang và những hàng cây thân ái, cho nên khi có một đồng nghiệp trẻ tuổi ngỏ ý với tôi cùng thuê chug một ngôi nhà ở ngoại ô, tôi coi ngay đấy là một ý kiến tuyệt diệu. Anh ta tìm được một ngôi nhà gỗ đơn sơ đã dãi dầu mưa nắng với giá thuê là 80 USD một tháng, nhưng đến phút chót anh ta được lệnh của công ty phái đến làm việc tại Washington, và thế là tôi về sống một mình ở ngoại ô. Tôi có một con chó ?" ít nhất cũng là trong vài ngày trước khi nó bỏ đi -, một chiếc xe Dodge cũ và một chị giúp việc người Phần Lan (Finland ?" Finnish) để dọn dẹp nhà cửa và vừa sửa soạn bữa sáng cho tôi vừa lẩm bẩm một mình những câu cách ngôn Phần Lan trên bếp điện.
    Tôi cảm thấy bơ vơ lạc lõng mất vài hôm cho đến một buổi sáng có một người đến đây sau tôi, chặn tôi ngang đường, hỏi với vẻ ngơ ngác:
    - Làng West Egg đi lối nào, thưa ông?
    Tôi chỉ đường cho ông ta. Sau đấy, khi bước đi tiếp, tôi không còn cảm thấy lạc lõng nữa. Tôi đã là một người dẫn đường, một người mở đường, một người dân gốc ở đây rồi. Người kia đã tình cờ trao cho tôi quyền cư trú ở chốn này.
    Và thế là cùng với vầng dương rực rỡ và những lùm cây đâm chồi nảy lộc tua tủa mau lẹ như những hình ảnh chớp nhoáng trong một bộ phim quay nhanh, trong tôi đã trỗi dậy niềm tin tưởng quen thuộc là cuộc sống lại bắt đầu cùng với mùa hè.
    Trước hết có bao cuốn sách cần đọc, biết bao nhiêu sức khỏe cần thu lượm ở làn không khí tươi trẻ đem lại sức sống cho con người. Tôi mua khoảng một chục cuốn sách nói về công việc ngân hàng, tín dụng và đầu tư. Những cuốn sách ấy xếp thành hàng đỏ rực và vàng chóe trên giá sách của tôi như những đồng tiền mới toanh vừa mới đúc, hứa hẹn sẽ tiết lộ cho tôi biết những bí quyết óng ánh mà chỉ Midas và Morgan và Maecenas (chú thích người dịch ?" các nhân vật nổi tiếng giàu có trong huyền thoại) nắm được. Ngoài ra tôi còn có tham vọng đọc nhiều cuốn sách khác. Hồi ở đại học, tôi khá thích văn chương, có năm tôi đã viết một loạt bài xã luận rất long trọng và dễ hiểu cho tờ ?oTin tức trường Yale?. Bây giờ tôi sẽ đưa tất cả những thứ đó trở lại cuộc sống của tôi và lại trở thành một trong những chuyên gia cực kỳ hiếm hoi là ?ocon người toàn diện?. Đây không phải là một lời châm biếm ?" xét cho cùng, cuộc đời sẽ dễ hiểu hơn nhiều khi ta nhìn nó từ một cửa sổ duy nhất.
    Ngẫu nhiên mà ngôi nhà tôi thuê lại nằm ở một trong những cộng đồng kỳ lạ nhất Bắc Mỹ. Nó nằm trên hòn đảo mảnh khảnh và huyên náo phơi mình về phía Đông New York. Ở đó, trong số nhiều cảnh lạ có hai địa hình khác thường. Cách thành phố khoảng hai mươi dặm có hai quả trứng khổng lồ giống hệt nhau về hình dáng nhô ra dải nước mặn bị thuần hoá nhất ở Tây bán cầu, tức là cái sân gia cầm khổng lồ ẩm ướt mà người ta gọi là Eo biển Long Island (Long Island Sound). Hai quả trứng ấy cách nhau một vũng nước được gọi là vịnh cho lịch sự. Chúng không phải là những hình bầu dục hoàn hảo; giống quả trứng trong câu chuyện về Columbus, chúng bị dẹt lại ở đầu tiếp xúc với đất liền, nhưng sự giống nhau về hình dạng của chúng hẳn phải làm cho đám hải âu bay lượn bên trên không bao giờ hết băn khoăn lúng túng. Còn đối với các sinh vật không cánh thì hiện tượng đáng chú ý hơn lại là sự khác nhau giữa hai quả trứng ấy về mọi mặt, trừ hình dáng và kích thước.
    Tôi sống ở West Egg, phía kém sang trọng hơn, tuy rằng đó chỉ là một cách nói hết sức sơ sài về sự tương phản kỳ quặc và khá bi thảm giữa hai nơi. Ngôi nhà của tôi nằm ở đúng đầu quả trứng, cách Eo biển chưa đến năm mươi thước và bị kẹp giữa hai tòa nhà đồ sộ cho thuê với giá mười hai hoặc mười lăm nghìn USD một vụ nghỉ mát. Tòa nhà bên phải tôi là một công trình kiến trúc khổng lồ, dù ta lấy bất cứ tiêu chuẩn nào để đánh giá. Nó đúng là phiên bản của một tòa thị chính nào đó ở Normandy, với một ngọn tháp ở một đầu mới toanh dưới những đám dây trường xuân lưa thưa, một bể bơi bằng cẩm thạch và hơn bốn mươi mẫu Anh (acre) thảm cỏ và vườn cây. Đó là tòa lâu đài của Gatsby. Hay nói cho đúng hơn ?" vì tôi không quen biết ông Gatsby- đó là tòa lâu đài của một nhà quý tộc tên là như vậy đang ở. Còn ngôi nhà của tôi, nó là một vật gai mắt, nhưng chỉ là cái gai vặt nên người ta đã bỏ qua nó khiến cho nhà tôi có một mặt trông ra biển, một mặt trông sang một phần thảm cỏ nhà láng giềng, và được cái an ủi là sống cạnh những bậc triệu phú. Tất cả chỉ mất có 80 USD một tháng.
    Được fangdi sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 17/03/2007
  3. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Ở mé bên kia cái vịnh nhỏ xíu, các dinh thự trắng toát của làng East Egg sang trọng lung linh bên bờ nước, và lịch sử của mùa hè vừa rồi bắt đầu vào tối hôm tôi lái xe sang bên ấy ăn tối với vợ chồng Tom Buchanan. Daisy là cô em họ xa của tôi, còn Tôm chồng thì tôi quen hồi ở đại học. Ngay sau chiến tranh tôi đã về ở với vợ chồng họ hai ngày tại Chicago.
    Trong những mặt giỏi giang về thể xác của Tom, phải kể anh ta là một trong những cầu thủ bóng bầu dục khoẻ nhất tại New Haven, có thể nói đó là một nhân vật tầm cỡ quốc gia, thuộc loại những kẻ đã đạt tới đỉnh cao của tài năng ở tuổi hai mươi mốt, đến nỗi mọi thành tích sau đấy đều bị lu mờ. Gia đình Tom cực kỳ giầu có, ngay hồi ở đại học cung cách tiêu sài của Tom cũng đã bị chê trách. Nhưng nay Tom đã rời Chicago đến New York với một bầu đoàn đông đúc đến nỗi làm người ta phải nín hơi kinh ngạc: ví dụ Tom đem từ Lake Forest đến cả một bầy ngựa để chơi polo. Khó tưởng tượng được một người ở tuổi tôi lại giầu tới mức có thể ăn chơi xa xỉ đến vậy.
    Tôi không biết vợ chồng Buchanan đến sống ở miền Đông này để làm gì. Họ đã sang Pháp ở một năm không vì một lý do gì đặc biệt, rồi sống nay đây mai đó, ở đâu có những kẻ chơi polo và giầu có tụ tập lại với nhau. Lần này họ đến ở hẳn đây ?" Daisy báo cho tôi biết vậy qua điện thoại, nhưng tôi không tin. Tôi không biết gì về những chuyện tâm tình của Daisy, nhưng về Tom, tôi cảm thấy anh ta sẽ mãi mãi sống một cuộc đời lãng du, luyến tiếc tìm kiếm sự hỗn loạn bi thảm của một trận đấu bóng nào đó không bao giờ gặp lại.
    Và thế là vào một buổi chiều nóng nực và lộng gió, tôi lái xe sang East Egg thăm hai người bạn cũ mà tôi không hiểu biết gì mấy. Nơi ở của họ là một tòa nhà lộng lẫy quá sự chờ đợi của tôi: một tòa lâu đầu theo kiểu kiến trúc thời thuộc địa Geogia với những mầu trắng và mầu đỏ vui mắt, trông xuống mặt vịnh. Thảm cỏ bắt đầu từ sát bãi biển chạy dài một phần tư dặm cho đến cổng chính, nhẩy qua những đồng hồ mặt trời, những lối đi lát gạch, những luống hoa rực rỡ, để rồi cuối cùng như thể đang đà chạy va phải tòa nhà bật lên thành những dây nho leo tường. Để bớt đơn điệu, mặt trước tòa nhà được trổ một dẫy cửa sổ kiểu Pháp dài xuống sát sàn nhà. Những cửa sổ ấy giờ đây đang lấp lánh những ánh phản chiếu của vàng bạc và được mở rộng để đón buổi chiều nóng nực lộng gió. Trong bộ quần áo đi ngựa, Tom Buchanan đang đứng xoạc chân trên bậc thềm cửa chính.
    Tom đã thay đổi nhiều so với hồi học ở New Haven. Giờ đây Tom là một gã đàn ông ba mươi tuổi, lực lưỡng, tóc mầu vàng rơm, khoé miệng tàn nhẫn và dáng điệu ngạo mạn. Đôi mắt long lên xấc xược áp đảo cả gương mặt và làm cho Tom lúc nào cũng có vẻ hung hăng, đầu chúc về phía trước. Ngay cả vẻ sang trọng mềm mại của bộ quần áo đi ngựa cũng không che giấu nổi sức khoẻ ghê gớm của tấm thân. Hai bắp chân Tom nhét chật căng đôi ủng bóng loáng đến mức gần làm đứt tung cả dây buộc, và có thể nhìn thầy những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên từng múi mỗi khi Tom cử động đôi vai dưới chiếc áo veston mỏng. Đây là cơ thể có một sức khoẻ ghê gớm, một tấm thân tàn bạo.
    Giọng nói của Tom, một giọng nam cao rè rè thô lỗ, càng làm tăng thêm vẻ cáu kỉnh lúc nào cũng toát ra từ con người Tom. Trong dáng điệu ấy có một chút gì đó kênh kiệu kẻ cả, ngay cả đối với những người mà Tom ưa thích. Vì vậy ở New Haven có những kẻ ghét cay ghét đắng Tom.
    Dáng Tom như có ý bảo người ta: ?oNày, đừng vội nghĩ rằng ý kiến của tôi về những vấn đề này là quyết định chỉ vì tôi khoẻ hơn và đàn ông hơn anh?. Chúng tôi thuộc cùng một hội sinh viên trong năm chót, và tuy chúng tôi chưa bao giờ chơi thân với nhau, nhưng xưa nay tôi vẫn cảm tưởng Tom thích tôi và muốn làm tôi thích anh bằng kiểu cách ân cần thô lỗ và kênh kiệu của anh.
    Hai chúng tôi nói chuyện với nhau vài phút trên bậc thềm ngập nắng. Tom khoe với tôi, đôi mắt long lên đảo đi đảo lại liên hồi:
    - Tôi kiếm được nơi này thú vị ra trò.
    Nắm lấy cánh tay xoay người tôi lại, Tom duỗi bàn tay to bè khoát một vòng rộng giới thiệu khung cảnh bầy ra trước mắt, gộp cả vào trong cái khoát tay ấy một khu vườn kiểu chìm kiểu Italia, một phần tư hécta trồng một loại hồng gắt hương, một chiếc xuống máy mũi dẹt nhấp nhô theo sóng nước ngoài khơi.
    - Nhà này trước của Demaine, ông trùm dầu lửa.
    Tôm lại vặn người tôi lại, lịch sự nhưng đột ngột:
    - Ta vào nhà đi.
    Chúng tôi đi qua một hành lang cao dẫn đến một gian phòng sáng sủa phơn phớt hồng, hai đầu nối với tòa nhà một cách mảnh dẻ bằng hai cửa sổ kiểu Pháp, bậu cửa thấp sát sàn như cửa ra vào. Các cánh cửa sổ mở hé, trắng lấp lánh trên nền cỏ tươi mát bên ngoài và cỏ dường như mọc len cả vào trong nhà một chút. Một ngọn gió nhẹ thổi qua gian phòng làm cho rèm cửa sổ ở một đầu phòng cuộn bay vào trong, và ở đầu kia cuộn bay ra ngoài như những lá cờ nhàn nhạt, xoắn chúng lại và hất lên về phía bánh cưới rắc đường là trần nhà. Sau đó nó lướt qua tấm thảm đỏ thẫm mầu rượu vang, tạo thành một cái bóng gợn trên mặt thảm như gió trên mặt biển.
    Vật duy nhất hoàn toàn bất động trong gian phòng là một chiếc đi văng lớn có hai phụ nữ trẻ đang tựa lưng y như đang ngồi trong chiếc giỏ treo của một khinh khí cầu bị néo vào cột. Cả hai đều mặc đồ trắng, áo họ phập phồng và uốn lượn như thể vừa mới được gió cuộn về đây sau khi bay phấp phới khắp gian phòng. Tôi đã phải đứng sững một lúc lâu, lắng nghe tiếng phần phật của các rèm cửa và tiếng kẽo kẹt của bức tranh treo trên tường. Sau đó có tiếng sầm một cái khi Tom đóng cửa sổ sau lại. Bị giam hãm, ngọn gió lặng dần trong gian phòng và các rèm cửa, chiếc thảm cùng hai người phụ nữ trẻ được quả khí cầu hạ từ từ xuống sàn nhà.
    Trong hai người phụ nữ ấy, người trẻ tôi không quen. Cô ta nằm duỗi dài ở một đầu đi văng, hoàn toàn bất động, cằm hơi hếch lên một chút như thể đang đỡ ở chóp cằm một vật gì lăm le chực rơi. Ví thử có liếc mắt thấy tôi, cô ta cũng không để lộ ra - thực vậy, suýt nữa tôi buộc mồm lẩm bẩm câu xin lỗi vì đã chót đến quấy rầy cô ta.
    Người thứ hai là Daisy. Nàng ngồi dậy, hơi chúi người ra phía trước với một vẻ chăm chú rồi buông ra những tiếng cười nho nhỏ duyên dáng và ngớ ngẩn. Tôi cũng cười theo và bước vào phòng.
    - Em tê-ê dại vì sung sướng.
    Daisy lại cười, cứ y như đã nói một câu gì dí dỏm lắm. Nàng giữ bàn tay tôi trong tay nàng một lúc, ngước mắt nhìn lên mặt tôi với vẻ như không có ai trên đời nàng mong gặp bằng tôi. Đó là một kiểu cách của nàng. Bằng một giọng thì thào nho nhỏ, Daisy cho tôi biết cô gái đang làm trò tung hứng kia tên là Baker. (Tôi nghe nói Daisy thấp giọng thì thào là cốt làm cho người nghe phải ngả người về phía nàng. Lời chỉ trích đó không đúng và cũng không làm mất đi tí nào vẻ duyên dáng của nàng).
    Dù sao, đôi môi Baker cũng mấp máy, cô gật đầu với tôi rất nhẹ, hầu như không thể nhận thấy, rồi lại nhanh chóng ngả đầu ra đằng sau ?" có lẽ cái vật cô đang đỡ suýt nữa lại rơi, khiến cô lo sợ. Một câu gì như xin lỗi lại suýt nữa buột ra ở miệng tôi. Hầu như mọi sự biểu thị cao độ của tính tự mãn đều làm tôi sững sờ khâm phục.
    Tôi quay lại cô em họ tôi khi nàng bắt đầu hỏi chuyện tôi bằng một giọng trầm trầm lôi cuốn. Giọng nói ấy làm tai người nghe cứ phải đưa lên đưa xuống như thể mỗi câu là cả một sự sắp xếp những nốt nhạc không bao giờ lặp lại nữa. Gương mặt nàng âu sầu và diễm lệ với nhiều điểm sáng lấp lánh: đôi mắt long lanh, khoé miệng nồng nàn lóng lánh. Nhưng giọng nàng mới có một sức quyến rũ mà những ai đã đem lòng yêu nàng khó có thể quên: một lời nài ép véo von, những tiếng thì thầm êm ái ?oNghe em bảo này?, một câu báo tin nàng vừa mới có những chuyện vui vui thích thú và một giờ nữa sẽ lại có những chuyện vui vui thích thú khác.
    Tôi kể với Daisy là trên đường đi New York, tôi đã dừng một ngày ở Chicago, và có đến hơn một chục người nhờ tôi chuyển đến nàng những tình cảm quý mến.
    - Mọi người có nhớ em không? ?" Daisy say sưa kêu lên.
    Cả thành phố buồn rầu, ủ ê. Tất cả các xe hơi đều sơn đen một vòng
    ở bánh sau bên trái như một vành hoa tang, và những tiếng nỉ non kéo dài suốt đêm ở mé hồ phía bắc.
    - Tuyệt quá! Tom ơi, ta trở về đi, ngay ngày mai!
    Rồi Daisy nói thêm, không ăn nhập vào đâu:
    - Em dẫn cháu ra anh xem nhé.
    - Anh rất thích
    - Cháu đang ngủ. Nó lên ba rồi đấy. Anh chưa thấy nó bao giờ à?
    - Chưa.
    - Thế thì em phải để anh gặp cháu. Nó?
    Tom Buchanan từ nẫy vẫn luôn chân đi loanh quanh gian phòng, bây giờ đứng lại, đặt tay lên vai tôi:
    - Nick, dạo này anh làm gì?
    - Tôi làm nghề giao dịch chứng khoán.
    - Anh làm cho hãng nào?
    Tôi nói với Tom tên hãng thuê tôi. Anh ta đáp lại bằng một giọng dứt khoát:
    - Tôi chưa nghe thấy tên đấy bao giờ.
    Câu nói ấy làm tôi bực mình, tôi đáp lại cộc lốc:
    - Rồi anh sẽ nghe thấy thôi, nếu anh còn ở lại miền Đông này.
    - Ồ, anh khỏi lo, tôi sẽ ở lại đây chứ. - Tom liếc mắt nhìn Daisy rồi lại nhìn tôi như sẵn sàng đối đáp thêm những câu khác. - Tôi có họa là ngốc mới đi sống ở nơi khác.
    Vừa đúng lúc ấy, cô Baker buông ra một tiếng ?oĐã hẳn!? đột ngột đến nỗi làm tôi giật mình. Đây là lời nói đầu tiên của cô suốt từ khi tôi đến đây. Rõ ràng nó làm cô ngạc nhiên không kém gì tôi, vì cô ngáp một cái và sau một loạt động tác nhanh nhẹn khéo léo, cô đứng dậy.
    - Em mỏi nhừ cả người, - Baker phàn nàn. - Em nằm dài ở cái đi văng này không biết từ cái thuở nào.
    - Đừng có mà trách chị, - Daisy bác lại. - Chị đã cố kéo em đi New York suốt chiều này cơ mà.
    Ông chủ nhà nhìn Baker, vẻ không tin.
    - Thật không? - Nói rồi, Tom cầm cốc rượu uống cạn một hơi như thể chỉ có một giọt rượu dưới đáy cốc. - Bao giờ cô làm được một việc gì thì tôi mới ngạc nhiên.
    Tôi nhìn Baker, không biết cái việc mà cô ta ?ocó thể làm được? ấy là cái gì. Tôi thích nhìn cô ta. Baker là một cô gái mảnh mai, bộ ngực nhỏ nhắn, thân hình thẳng đuỗn mà cô làm cho nó càng thêm ngay đơ bằng cách ưỡn ngực và đưa vai ra đằng sau y như một thiếu sinh quân. Đôi mắt xám mệt mỏi vì ra nắng nhiều, trên một gương mặt uể oải, duyên dáng và bực bội, đang nhìn lại tôi cũng với một vẻ hiếu kỳ lễ độ. Bây giờ tôi chợt nhận ra là đã gặp cô hay đã nhìn thấy ảnh cô ta ở đâu rồi.
    Baker hỏi với giọng khinh khỉnh:
    - Ông ở West Egg à? Tôi có quen một người bên ấy.
    - Tôi lại không quen biết một ai cả.
    - Ông hẳn phải biết Gatsby chứ.
    - Gatsby à? - Daisy xen vào, - Gatsby nào nhỉ?
    Được fangdi sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 17/03/2007
  4. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa kịp trả lời Gatsby là láng giềng của tôi thì người lên báo bữa tối đã dọn xong. Thọc mạnh cánh tay rắn chắc của anh khoác lấy tay tôi, Tom Buchanan lôi tuột tôi ra khỏi gian phòng như đẩy một quân cờ từ ô này sang ô khác. Hai người phụ nữ trẻ, dáng thon thả, uể oải, tay chống nhẹ lên hai bên hông, bước đi trước chúng tôi ra hàng hiên phơn phớt hồng đã được mở ra đón ánh hoàng hôn. Ở đó, trên mặt bàn đã có bốn ngọn nến run rẩy trước làn gió bây giờ chỉ còn hây hây nhè nhẹ.
    - Nến làm gì? - Daisy cau mày phản đối. Nàng nhón tay dụi tắt mấy ngọn nến. - Hai tuần nữa là đã đến ngày dài nhất trong năm rồi. - Nàng nhìn tất cả chúng tôi, nét mặt tươi roi rói. - Phải chăng người ta bao giờ cũng chờ đợi ngày dài nhất trong năm để rồi nó trôi qua lúc nào không hay? Tôi bao giờ cũng chờ đón ngày dài nhất trong năm nhưng rồi lại bỏ lỡ.
    - Ta phải bàn với nhau làm cái gì đi, - Baker vừa ngáp vừa ngồi xuống bên bàn, loay hoay y như định ngả mình xuống giường.
    - Đúng đấy, nhưng mà là cái gì? - Daisy nói, rồi nàng quay sang tôi, giọng phân vân: - Những người khác, họ làm gì nhỉ?
    Tôi chưa kịp trả lời thì Daisy đã cúi xuống nhìn ngón tay út của mình, vẻ kinh hoàng.
    - Xem này, - Daisy kêu lên, - ngón tay em đau.
    Tất cả chúng tôi cùng nhìn: một đốt ngón tay bị tím bầm.
    - Tom, chính mình gây ra đấy, - giọng Daisy cáo buộc. - Không phải mình cố ý nhưng mà là TẠI MÌNH. Thật đáng đời cho em vì đã lấy phải một gã thô lỗ, to xác.
    - Tôi ghét cái từ to xác này, dù là đùa, - Tôm cáu kỉnh gạt đi.
    - To xác! - Daisy lại càng nhấn mạnh thêm.
    Đôi khi Daisy và Baker cùng nói một lúc, nói một cách kín đáo, lửng lơ, cợt nhả, không bao giờ đi đến chỗ huyên thuyên mà chỉ là những lời mát lạnh như các tà áo trắng và đôi mắt trống rỗng không chứa đựng một ham muốn nào hết của họ. Họ ngồi đó, chấp nhận sự có mặt của Tom và tôi, chỉ nhẹ nhàng và lịch sự cố giải trí chúng tôi hoặc để chính họ được giải trí. Họ biết rằng chẳng mấy chốc sẽ xong bữa tối, rồi ít phút nữa buổi tối cũng sẽ qua đi và sẽ bị vô tình xếp xó. Cuộc sống ở đây khác hẳn với miền Tây, nơi các buổi tối diễn ra dồn dập hết phần này đến phần khác cho tới lúc kết thúc, trong sự chờ đón luôn luôn thật vọng hoặc trong nỗi buồn khiếp sợ chính giây phút hiện tại.
    Sau cốc rượu thứ hai, một thứ rượu vang chát đỏ nồng mùi nút chai, nhưng trong thời kỳ cấm rượu lúc này thứ rượu ấy cũng đã là khá ghê gớm rồi, tôi thú thực:
    - Daisy, cạnh em, anh cảm thấy không còn là một người văn minh nữa. Em không thể nói đến mùa màng hay một chuyện gì khác được à?
    Tôi không có chủ ý gì đặc biệt khi nói câu này nhưng lời tôi được dẫn lại một cách bất ngờ. Tom lớn tiếng, giọng gay gắt:
    - Nền văn minh sắp bị phá tan tành rồi. Tôi vô cùng bi quan về tình thế. Anh đã đọc cuốn ?oBước hưng thịnh của các đế quốc da màu? của một gã tên là Goddard chưa?
    - Tại sao, chưa, - tôi trả lời, hơi ngạc nhiên trước giọng Tom.
    - Đó là một cuốn sách hay mà mọi người cần phải đọc. Cuốn sách nêu lên ý kiến là nếu chúng ta không cẩn thận thì giống người da trắng cuối cùng sẽ bị hoàn toàn nhấn chìm. Ý kiến rất khoa học, nó đã được chứng minh.
    - Anh Tom dạo này rất uyên thâm, - Daisy nói với một vẻ buồn rầu vô cớ, - Anh ấy đọc những cuốn sách ác liệt, có những từ dài dằng dặc. Cái từ mà chúng ta?,
    - Những cuốn sách đấy đều rất khoa học, - Tom nhấn mạnh, con mắt bồn chồn nhìn Daisy. - Gã này đã nghiên cứu vấn đề rất sâu. Chúng ta, nòi giống thống trị, phải coi chừng, nếu không các nòi giống khác sẽ ngoi lên cầm đầu.
    - Anh lẽ ra đã phải sống ở California, - Baker bắt đầu, nhưng Tom đã cắt ngang lời cô và nặng nề xoay người trên ghế.
    - Tác giả đưa ra ý kiến nói rằng tất cả chúng ta đều là dân phương Bắc: tôi này, anh này, cô này, và?,- sau một phần giây đồng hồ ngập ngừng, Tom gộp cả Daisy bằng một cái gật đầu nhẹ, và nàng lại nháy mắt với tôi, - và chúng ta là những người đã sản xuất ra tất cả những gì tạo nên nền văn minh - nào là khoa học, nghệ thuật, và mọi thứ khác. Anh hiểu không?
    Có một vẻ bi ai trong cách Tom nặn óc suy nghĩ, tưởng đâu tính tự mãn của anh bây giờ mạnh hơn trước nhưng vẫn không đủ đối với anh nữa. Ngay cùng lúc ấy, chuông điện thoại réo vang trong nhà, và người hầu phòng rời khỏi hàng hiên đi vào. Daisy lợi dụng sự gián đoạn chốc lát này ngả người về phía tôi, thì thào giọng hào hứng.
    - Em tiết lộ với anh một điều bí mật trong nhà nhé. Đó là cái mũi của người hầu phòng. Anh có muốn nghe chuyện cái mũi của người hầu phòng không?
    - Chính vì chuyện ấy mà tôi đến đây đấy.
    - Hoá ra, xưa nay không phải ông ta chỉ làm hầu phòng đâu. Trước kia ông ta chuyên đánh bóng các bộ đồ ăn bạc cho một gia đình ở New York, họ có một bộ đồ ăn gần hai trăm thực khác. Ông ta phải lau chùi đánh bóng suốt từ sáng đến tối, việc ấy cuối cùng ảnh hưởng đến cái mũi của ông ta.
    - Tình hình ngày một tệ hơn, - Baker nhắc.
    - Phải rồi, tình hình ngày một tệ hơn, đến nỗi cuối cùng ông ta phải bỏ nghề.
    Trong giây lát, tia nắng cuối cùng rọi lên gương mặt rạng rỡ của Daisy với vẻ âu yếm lãng mạn. Giọng nàng làm tôi phải nén thở ngả người về phía nàng khi nghe nàng nói? Thế rồi vầng sáng ấy tan dần, các tia nắng nấn ná luyến tiếc khi phải rời nàng, như lũ trẻ con phải bỏ hè đường náo nhiệt về nhà lúc chiều tối
    Được fangdi sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 17/03/2007
  5. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Người hầu phòng trở lại, nói nhỏ vào tai Tom vài ba câu. Tom cau mày xô ghế, bỏ vào trong nhà không nói một lời. Y như sự vắng mặt của Tom đã khơi dậy ở Daisy một điều gì đó, nàng lại ngả người về phía trước, giọng rạng rỡ véo von:
    - Em rất thích có anh tại bàn ăn, anh Nick ạ. Anh làm em nghĩ đến? một bông hồng, đúng là một bông hồng. Có đúng anh ấy giống một bông hồng không? - Daisy quay sang Baker tìm lời xác nhận. - Đúng là một bông hồng!
    Nói thế không đúng. Tôi không có vẻ gì giống một bông hồng. Daisy chỉ nói tào lao thế thôi, nhưng một làn hơi ấm áp làm cho người ta xao xuyến toả ra từ người nàng như thể trái tim nàng ẩn náu trong những lời nói nhẹ như không vương hơi thở và say đắm lòng người kia muốn trào ra đến với ta. Bỗng nhiên, Daisy quẳng khăn ăn lên mặt bàn, xin lỗi rồi vào trong nhà.
    Baker và tôi đưa mặt vội nhìn nhau, cố tình không bộc lộ gì trong ánh mắt đấy. Tôi toan nói thì Baker đã nhanh nhẹn ngồi nhỏm dậy, khẽ nhắc nhở: ?oSuỵt!?. Có tiếng rì rầm sôi nổi trầm trầm trong phòng bên, và Baker không chút ngượng nghịu nghiêng người cố dỏng tai nghe. Tiếng rì rầm vang lên to gần tới mức nghe rõ lời, sau lắng xuống rồi lại nổi lên sôi nổi và cuối cùng thì im bặt.
    - Ông Gatsby mà cô nói là láng giềng của tôi,?- tôi mở đầu câu chuyện.
    - Ấy, đừng nói, ông. Để tôi nghe xem lại có chuyện gì.
    - Chuyện gì? - Tôi ngây thơ hỏi.
    Baker thành thật ngạc nhiên:
    - Ông không biết ư? Tôi tưởng mọi người biết hết cả.
    - Tôi không biết.
    - Ơ kìa?, - cô ta ngập ngừng, - Tom có một ả nhân tình ở New York mà.
    - Tom có một ả nhân tình? - tôi ngây ngô nhắc lại.
    Baker gật đầu:
    - Lẽ ra ả phải biết phép lịch sự không gọi điện thoại vào đúng bữa tối chứ. Có phải không ông?
    Tôi gần như chưa kịp hiểu lời cô ta thì đã có tiếng áo xột xoạt và tiếng giầy da kêu xin xít. Tom và Daisy trở lại bàn ăn.
    - Không dừng được mà! - Daisy reo lên với giọng vui vẻ gay gắt.
    Nàng ngồi xuống, dò xét nét mặt trên Baker rồi nhìn sang tôi, nói tiếp:
    - Em vừa mới ra ngoài vườn một phút, ngoài vườn rất thơ mộng. Trên bãi cỏ có một con chim. Em chắc là một con họa mi đã theo chuyến tầu White Star Line hoặc Cunard. Nó vừa tung cánh bay đi vừa hót. - Giọng nàng véo von: - Thật là thơ mộng, có phải không Tom?
    - Rất thơ mộng, - Tom đáp, rồi quay sang tôi với giọng thiểu não. - Ăn xong, nếu trời còn đủ sáng, tôi sẽ dẫn anh đi xem chuồng ngựa.
    Chuông điện thoại trong nhà vang lên làm mọi người giật mình. Daisy nhìn Tom lắc đầu một cách dứt khoát, và thế là vấn đề đi thăm chuồng ngựa, và thực ra là mọi vấn đề, đều tan ra mây khói. Giữa những mẩu chuyện rời rạc trong năm phút cuối cùng bên bàn ăn, tôi còn nhớ là mấy ngọn nến lại được thắp lên, tuy không cần thiết, và tôi cảm thấy muốn nhìn thẳng vào mặt mọi người, nhưng đồng thời lại muốn tránh mọi con mắt. Tôi không đoán nổi Daisy và Tom đang nghĩ gì, nhưng tôi chắc rằng ngay cả Baker là người xem chừng đã tạo được cho mình một thái độ hoài nghi dầy dạn, cũng không hoàn toàn xua nổi khỏi đầu tiếng kêu lanh lảnh chói tai giục giã của người thực khách thứ năm kia. Tùy tâm tình, có người có thể thấy tình thế này hay hay. Còn tôi thì bản năng thúc giục tôi phải gọi điện ngay cho cảnh sát.
    Khỏi phải nói là chuyện ra xem ngựa không được nêu lại nữa. Tom và Baker đi cách nhau vài ba bước trong ánh sáng lờ mờ về phòng sách như để đứng canh bên một thi thể bằng xương bằng thịt, còn tôi, cố làm ra vẻ hào hứng và hơi giả điếc nữa, tôi đi theo Daisy qua một dẫy hành lang nối liền nhau đến tận những bậc thềm đằng trước. Tôi và nàng ngồi xuống cạnh nhau trên một chiếc ghế mây đôi trong bóng tối dầy đặc.
    Daisy lấy hai bàn tay đỡ mặt như vuốt ve những đường nét kiều diễm, đôi mắt nàng thong thả đưa đi đưa lại nhìn vào bóng hoàng hôn mượt như nhung. Thấy nàng bị xúc động dữ dội, tôi hỏi chuyện về con gái nàng vài ba câu cho khuây khỏa.
    - Anh Nick ạ, anh và em không hiểu biết nhau nhiều, dù chúng mình là anh em họ với nhau. - Daisy đột ngột nói. - Anh đã không đến dự đám cưới của em.
    - Lúc đó anh ở mặt trận chưa về.
    - Ừ nhỉ. - Nàng ngập ngừng. - Đời em đã có lúc bất hạnh, anh Nick ạ, và bây giờ em oán ghét hết cả.
    Tất nhiên Daisy có lý do gì đấy để oán ghét. Tôi chờ nghe tiếp nhưng nàng không nói gì thêm. Một lúc sau, tôi rụt rè trở lại chuyện con gái nàng.
    - Anh chắc rằng con bé nói? nó ăn, và đã làm được nhiều trò rồi, em nhỉ.
    - À vâng, - Daisy nhìn tôi với vẻ thẫn thờ, - Anh Nick, em bảo này, em sẽ kể cho anh nghe em đã nói gì sau khi sinh nó. Anh có muốn nghe không?
    - Có chứ.
    - Chuyện này sẽ cho anh thấy em đã đi đến chỗ nghĩ như thế nào về? cuộc sống. Anh ạ, con bé ra đời chưa được một giờ thì Tom đã đi đâu không biết. Em tỉnh dậy sau khi tan thuốc mê với một cảm giác bơ vơ trơ trọi vô cùng. Em hỏi ngay người nữ y tá xem con trai hay con gái. Chị ta bảo là con gái thế là em quay mặt đi và khóc. Sau em tự nhỏ: ?oThôi được, con gái càng hay. Hy vọng lớn lên nó sẽ ngu ngốc. Trên đời này, không có gì tốt cho bằng đối với một đứa con gái - xinh xắn và ngu ngốc?.
    Daisy nói tiếp, giọng quả quyết:
    - Anh thấy đấy, em nghĩ cuộc đời thật kinh khủng. Mà ai cũng nghĩ như em, cả những người tân tiến nhất. Em biết thế. Em đã đi khắp mọi nơi, đã thấy đủ mọi chuyện và đã làm đủ mọi điều. - Đôi mắt nàng đảo quanh với những ánh thách thức, gần giống Tom, và nàng cười khanh khách với một giọng khinh bỉ xúc động. - Hiện đại, ôi lạy Chúa, em là một con người hiện đai.
    Khi tiếng nàng tắt đi, thôi bắt tôi phải chú ý và phải tin lời nàng, tôi đã cảm thấy ngay sự không thành thật cơ bản ở những lời nàng vừa mới nói ra. Nó làm tôi khó chịu, như thể cả buổi tối nay chỉ là một trò đùa nhằm khai thác một xúc cảm ở tôi để góp phần vào trò đùa đó. Tôi chờ đợi, và tôi đã không lầm. Chẳng mấy chốc, nàng nhìn tôi với một nụ cười hoàn toàn giả dối trên gương mặt xinh đẹp, khác nào để cho tôi hiểu rằng nàng năm trong một cái hội kín khá quý phái mà cả nàng lẫn Tom đều là hội viên.
    *
    * *
    Trong nhà, gian phòng mầu đỏ thẫm được thắp những chùm đèn toản sáng như những chùm hoa nở rộ. Tom và Baker mỗi người ngồi ở đầu một chiếc đi văng dài. Baker đang đọc tờ ?oBưu điện chiều thứ bẩy? cho Tom nghe - rì rầm và đều đều, những từ mắc quyện vào với nhau thành một giọng làm tâm hồn thư thái. Ánh đèn phản chiếu sáng chói trên đôi ủng của người đàn ông và mờ đục trên mái tóc vàng rực mầu lá thu của người phụ nữ, hắt lại đánh loáng một cái trên các trang báo mỗi khi Baker giở sang một trang mới làm cho những bắp thịt thon thon hơi di động trên cánh tay cô.
    Thấy chúng tôi vào, Baker giơ tay ra hiệu bảo chúng tôi hãy im lặng một lúc đã.
    - Còn nữa, xin xem tiếp phần sau trong số tới, - cuối cùng Baker nói và vứt tờ báo lên bàn.
    Cô ưỡn thẳng người, rung rung đầu gối rồi đứng dậy.
    - Mười giờ, - Baker nói, tưởng đâu như nhìn giờ trên trần nhà. - Đã đến giờ ngủ đối với một cô gái ngoan.
    Daisy giải thích:
    - Jordan sẽ đấu giải ngày mai tại Weschester.
    - Ồ, cô là Jordan BAKER à?
    Bây giờ tôi đã hiểu tại sao trông cô ta quen thế - vẻ mặt câng câng đáng yêu ấy đã nhìn tôi nhiều lần từ những bức ảnh trên các báo trong mục sinh hoạt thể thao tại Asheville, Hot Springs and Palm Beach. Tôi cũng đã được nghe kể một chuyện về cô ta, một chuyện không hay ho, hàm ý chê bai, nhưng là chuyện gì thì tôi quên mất từ lâu rồi.
    - Chúc chị ngủ ngon, - giọng Baker dịu dàng. - Đánh thức em dậy vào lúc tám giờ nhé.
    - Nếu em chịu dậy.
    - Em sẽ dậy chứ. Ông Carraway, chúc ông ngủ ngon. Mong sớm gặp lại ông.
    - Tất nhiên là sẽ gặp lại rồi, - Daisy xác nhận - Quả thực, em đang tính đến chuyện làm mối đấy, anh Nick ạ. Anh hãy năng đến đây chơi đi, em sẽ? ồ? em sẽ ghép hai người lại với nhau. Anh hiểu chứ, em sẽ giả vờ vô tình nhốt cả hai người vào trong tủ, cho lên thuyền rồi đẩy ra biển, đại khái như vậy.
    - Chúc tất cả ngủ ngon nhé, - Baker từ trên cầu thang nói vọng xuống. - Em không nghe thấy gì cả đâu
  6. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Một cô bé hay đáo để, - một lúc sau Tom cất lời - Lẽ ra họ không nên để cô ấy đi lăng quăng khắp nơi như thế.
    - Họ là ai? - Daisy hỏi, giọng lạnh lùng.
    - Gia đình cô ấy.
    - Gia đình cô ấy chỉ có một bà cô già đến mười thế kỷ. Vả lại, anh Nick sẽ trông nom cô ấy, có phải không, anh Nick? Mùa hè năm nay, hầu như tất cả các ngày nghỉ cuối tuần Jordan Baker đều sẽ về chơi đây. Em nghĩ không khí gia đình sẽ rất tốt đối với cô ấy.
    Daisy và Tom bỗng im lặng nhìn nhau.
    - Cô ấy là người New York à? - tôi vội hỏi.
    - Người Louisville. Hai chúng em đã sống tuổi thơ ấu trong trắng bên nhau ở đấy. Tuổi thơ ấu trong trắng đẹp đẽ?
    - Mình đã huyên thuyên tâm sự với anh Nick ở ngoài hiên rồi phải không? - Tom đột nhiên hỏi.
    - Em ấy ư? - Daisy nhìn tôi. - Em không nhớ nổi, nhưng hình như em với anh Nick nói chuyện với nhau về giống người phương Bắc thì phải. Đúng thế. Ngẫu nhiên bập vào chuyện ấy rồi, chưa kịp nhận ra thì?
    - Anh không nên nghe gì cũng tin, Nick ạ, - Tom khuyên tôi.
    Tôi trả lời nhẹ nhàng là tôi không nghe được một điều gì cả, và mấy phút sau tôi đứng dậy ra về. Họ tiễn tôi đến tận cửa và đứng cạnh nhau trong một khoảng ánh sáng tươi vui. Tôi vừa mới nổ máy chiếc xe của tôi thì Daisy gọi to, giọng như ra lệnh:
    - Khoan đã! Em quên chưa hỏi anh cái này, rất quan trọng. Nghe đâu anh đã đính hôn với một cô gái ở miền Tây rồi thì phải.
    Tom thân mật phụ họa:
    - Đúng. Nghe đâu anh đã đính hôn rồi.
    - Người ta bịa đấy. Tôi quá nghèo.
    - Nhưng chúng em có nghe thấy thế, - Daisy vẫn một mực khẳng định, lại cởi mở như một bông hoa khiến tôi ngạc nhiên, - Có ba người nói, vậy phải là có thật.
    Tất nhiên, tôi biết họ ám chỉ đến chuyện gì, nhưng tôi chưa phải đã đính hôn, dù là mập mờ. Có những kẻ mách lẻo đã tung tin đính hôn và đó là một trong những lý do làm tôi phải chuyển đến miền Đông này. Ta không thể ngừng giao du với một người bạn lâu năm chỉ vì có những lời đồn đại, mặt khác tôi không muốn bị đẩy đến chỗ lấy người ấy chỉ vì có những lời xào.
    Sự quan tâm của họ làm tôi khá xúc động và làm cho họ bớt xa cách trong cảnh giàu sang của họ. Tuy nhiên, khi lái xe ra về, tôi thấy băn khoăn và hơi ngao ngán. Tôi dường như cảm thấy Daisy lẽ ra phải bế con chạy khỏi cái nhà này, nhưng rõ ràng nàng tuyện nhiên không có ý định đấy. Còn Tom, việc anh ta ?ocó một người tình ở New York? thực sự không làm tôi ngạc nhiên bằng việc anh ta chán nản sau khi đọc một cuốn sách. Có một cái gì đó làm anh ta phải đớp lấy những tư tưởng cũ rích như thể cái tấm thân ích kỷ lực lưỡng của anh không còn nuôi nổi quả tim hống hách bên trong nó nữa.
    Mùa hè đã đến từ lâu trên nóc các quán ăn và trước cửa các hiệu sửa chữa xe cạnh đường với những cột bơm xăng sơn đỏ mới toanh đứng sừng sững trong những vũng ánh sáng. Về đến nhà ở West Egg, tôi cất xe rồi ra sân ngồi một lúc trên một chiếc máy xén cỏ hỏng. Gió lặng, để lại một đêm trăng sáng vằng vặc ồn ào những tiếng chim đập cánh trong các vòm cây và tiếng ì ộp không dứt của lũ ếch nhai trong bụng căng đầy hơi thở của trái đất. Bóng một con mèo ăn đêm chập chờn dưới ánh trăng. Khi ngoái đầu nhìn theo con mèo, tôi nhận ra không phải chỉ có một mình tôi ngồi đây - cách tôi năm mươi bước, từ trong bóng đen của toàn lâu đài cạnh nhà tôi nổi lên một bóng người, hai tay thọc trong túi quần, đang đứng nhìn những vì sao lốm đốm như rắc bạc trên bầu trời. Một vẻ gì đó trong dáng điệu ung dung và đôi chân vững chãi đứng trên nền cỏ bảo tôi đó chính là Gatsby: anh ta ra đây xác định xem phần thuộc về mình trong bầu trời địa phương của chúng tôi là bao nhiêu.
    Tôi toan gọi anh ta. Baker đã nói đến anh ta trong bữa ăn và đó đủ là một lời giới thiệu. Nhưng tôi đã không gọi vì Gatsby bỗng có một động tác ngụ ý anh ta muốn được một mình - anh ta giơ tay về phía trước làn nước đen sẫm với một động tác kỳ quặc và tuy đứng cách xa như vậy, tôi vẫn nhận thấy người anh run run. Bất giác tôi nhìn về phía biển, nhưng không thấy gì ngoài một đốm sáng xanh đơn độc, nhỏ xíu và xa tít, có thể là đầu một bến thuyền. Khi tôi quay lại đưa mắt tìm Gatsby thì anh đã biến mất, và tôi lại ngồi một mình trong bóng tối xôn xao.
  7. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Bản này mình search được,có nhiều lỗi chính tả.Nếu được mong các Mod chỉnh giúp
  8. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    Giữa đoạn đường từ West Egg đi New York, đường xe hơi bỗng ríu lại với đường sắt, chạy sát cạnh nó một phần tư dặm như muốn lẩn tránh một vùng đất thê lương. Cả một vùng thung lũng này bị ch́m ngập dưới một lớp bụi dầy xám như tro, trông chẳng khác nào một trang trại quái đản, nơi tro mọc lên như lúa ḿ, thành g̣, thành đống, thành những vườn tược kỳ quái, nơi tro mang h́nh những ngôi nhà, những ống khói ḷ sưởi và cả làn khói tỏa ra từ những ống khói ấy, và cuối cùng với một cố gắng vượt bậc, nó mang h́nh những con người xám ngoét lờ mờ di động hoặc chỉ chực khuỵu ngă trong một bầu không khí mù mịt. Thỉnh thoảng, một đoàn tàu với những toa xe xám xịt trườn trên một con đường vô h́nh, phát ra một tiếng rít rùng rợn rồi dừng lại. Ngay lập tức, những con người xám ngoét kia tay cầm những chiếc xẻng ch́ bâu đến nhung nhúc như đàn kiến và làm bốc lên một đám mây dầy đặc che kin các hoạt động mờ ám của họ.
    Nhưng bên trên mảnh đất xám nhờ nhờ và những đám bụi bác thếch lềnh bềnh trôi đi không dứt trên mặt đất ấy, nếu định thần nh́n một lúc, ta sẽ nhận ra hai con mắt của bác sĩ T. J. Eckleburg. Đó là một cặp mắt xanh lơ khổng lồ, con ngươi cao đến một mét. Hai con mắt của bác sĩ T. J. Eckleburg không nằm trên một bộ mặt nào cả, mà chúng nh́n mọi người qua một cặp kính vàng kếch sù đặt trên mỗi cái mũi khuyết. Hẳn là hai con mắt ấy đă được một ông lang mắt thích đùa nào đó đặt ở đây để quảng cáo cho pḥng chữa bệnh của ông ta ở quận Queens, nhưng sau đó ông bác sĩ Eckleburg đă rơi vào cảnh mù ḷa vĩnh viễn hay đă bỏ quên cặp mắt ấy và chuyển đi nơi khác rồi. Nhưng hai con mắt ông, đă bị phai nhạt đôi chút v́ dăi dầu mưa nắng và lâu ngày không được một nước sơn, vẫn đăm chiêu nh́n xuống băi đổ tro hỏa táng mênh mông này.
    Ở về một mé thung lũng tro có một mặt sông ngầu bẩn. Khi chiếc cầu cất bắt qua sông được nâng lên để thuyền bè qua lại, hành khách đi trên các đoàn tàu đơ bên sông chờ qua cầu có thể ngắm cảnh vật sầu thảm này tới chừng nửa giờ. Tàu hỏa bao giờ cũng đỗ lại ở đấy ít nhất một phút, và chính trong dịp đó, tôi đă gặp người t́nh của Tom Buchanan lần đầu tiên. Ở đâu Tom có người quen là ở đó người ta kháo nhau về chuyện người t́nh của Tom. Bạn bè anh rất khó chịu thấy anh dẫn t́nh nhân đến các quán ăn đông khách rồi để mặc ả ngồi một chỗ, ra chuyện tṛ với bất cứ người quen nào. Tuy ṭ ṃ muốn biết mặt ả nhưng tôi tuyệt nhiên không có ư muốn gặp, thế mà rút cuộc vẫn gặp. Buổi chiều hôm ấy, tôi đáp tàu đi New York cùng với Tom. Khi tàu đỗ lại cạnh mấy g̣ bụi tro, Tom đứng dậy, nắm lấy khuỷu tay tôi, ép tôi xuống tàu. Anh nằng nặc đ̣i:
    - Xuống thôi. Tôi muốn anh gặp bà bạn gái của tôi.
    Tôi chắc Tom đă uống khá nhiều rượu trong bữa trưa v́ anh ép buộc tôi với vẻ gần như hung bạo. Hẳn anh ta hợm hĩnh cho rằng không có việc nào khác đáng làm hơn đối với tôi trong một buổi chiều chủ nhật.
    Tôi theo chân Tom bước qua một cái hàng rào thấp quét vôi trắng chạy dọc theo đường sắt rồi đi ngược con đường cái dưới cặp mắt nh́n chằm chằm của bác sĩ Eckleburg. Nh́n khắp vùng chỉ thấy có mỗi một dẫy nhà nhỏ xây bằng gạch vàng nằm sát ŕa vùng đất hoang, nó như một ?oPhố chính? thu nhỏ của một tỉnh lỵ ở liền ngay cạnh cơi hư không. Dẫy nhà có ba cửa hiệu, một hiệu đề bảng cho thuê, một hiệu là một quán ăn mở cửa suốt đêm có một con đường ṃn bụi lầm dẫn đến. Cửa hiệu thứ ba là hiệu sửa chữa xe hơi, biển đề: ?oSửa chữa - GEORGE B.WILSON - Mua bán xe hơi?. Tôi theo Tom vào trong hiệu.
    Trong nhà nghèo nàn và xơ xác, chỉ thấy có mỗi một chiếc xe Ford đă nát hết cả, bụi phủ dầy, nằm bẹp ở một góc nhà tối tăm. Tôi đang nghĩ thầm rằng cái cửa hiệu không ra hồn cửa hiệu này chắc chỉ là một cái màn che đậy bên ngoài, c̣n những gian pḥng lộng lẫy và thơ mộng chắc được giấu kín đáo ở tầng trên th́ đích thân người chủ hiệu xuất hiện ở khung cửa một pḥng giấy, chùi tay vào một mảnh giẻ. Đó là một người đàn ông nhu nhược, nước da xanh rớt, tóc vàng và có đôi ba nét điển trai. Thấy chúng tôi, một ánh hy vọng ẩm ướt lóe lên trong đôi mắt xanh nhạt của ông ta.
    Tom vui vẻ vỗ vỗ vai người chủ hiệu:
    - Thế nào, ông bạn Wilson, làm ăn ra sao?
    - Không có ǵ phải phàn nàn, - Wilson đáp nhưng giọng nói không có lấy một chút tự tin. - Bao giờ ông mới để lại cho tôi chiếc xe ấy?
    - Tuần sau. Tôi đang cho sửa.
    - Sửa chậm quá, ông ạ.
    - Không chậm đâu, - giọng Tom lạnh lùng. - Mà nếu ông thấy chậm, để tôi bán cho người khác vậy.
    - Tôi không có ư nói thế, - Wilson vội giải thích, - tôi chỉ muốn nói là?
    Giọng ông ta nhỏ dần đi, c̣n Tom th́ đảo mắt nh́n vào phía trong, vẻ nóng ruột. Sau đó tôi nghe thấy tiếng chân bước xuống cầu thang, và một lúc sau một người phụ nữ dáng hơi đẫy che khuất ánh sáng hắt từ pḥng giấy ra. Bà ta trạc ba mươi nhăm tuổi, hơi béo, nhưng mũm mĩm đa t́nh như thường thấy ở một số phụ nữ. Bà ta mặc một chiếc áo kếp màu xanh thẫm chấm hoa, khuôn mặt tuyệt nhiên không có nét ǵ gọi là đẹp, nhưng có thể nhận ra ngay sức sống hừng hực ở người bà ta nó như làm cho các dây thần kinh trong người bà ta lúc nào cũng nóng rực. Bà ta mỉm miệng cười từ tốn, đi ngang qua mặt chồng tưởng đâu đó chỉ là một cái bóng rồi đến bắt tay Tom. Sau đó bà ta liếm môi, và không quay mặt lại, bảo chồng bằng một giọng ẽo ợt thô lỗ:
    - Lấy cho mấy cái ghế nào, để ngồi chứ.
    - Có ngay, có ngay, - Wilson vội vă nghe lời. Ông ta đi về phía pḥng giấy nhỏ và tan biến ngay vào với mầu tường xi măng. Một lớp bụi trơ mốc thếc phủ lên bộ quần áo sẫm và mớ tóc nhạt của ông ta như nó phủ lên tất cả mọi thứ ở đây, chỉ trừ có vợ của ông. Bà vợ tiến sát lại người Tom.
    - Anh muốn gặp em, - Tom nói như ra lệnh. - Em đi ngay chuyến tàu tới nhé.
    - Vâng.
    - Anh sẽ chờ bên quầy báo ở tầng dưới nhà ga.
    Bà ta gật đầu và nhích ra xa vừa lúc George Wilson ở pḥng giấy bước ra với hai cái ghế.
    Chúng tôi đợi bà ta ngoài đường, ở một chỗ khuất. Mấy hôm nữa là đến ngày Quốc khánh mồng Bốn tháng Bẩy, một đứa trẻ con Ư khẳng khiu, da tái mét, đang đi treo một dây pháo dọc đường sắt.
    - Chỗ này khiếp nhỉ? - Tom cau mày nh́n bác sĩ Eckleburg.
    - Kinh khủng.
    - Được xổng đi là tốt cho mụ đấy.
    - Chồng bà ta không có ư kiến ǵ à?
    - Wilson ấy à? Hắn tưởng vợ đi thăm em gái ở New York. Hắn đần độn đến nỗi không nhận ra ḿnh tồn tại ở trên đời nữa.
    Thế là tôi và Tom Buchanan với người t́nh của anh cùng đi tàu lên New York - nói cho đúng hơn th́ không hẳn đi cùng v́ bà vợ Wilson kín đáo ngồi riêng ở một toa khác. Tom đă chịu chiếu cố đến ư kiến của những người dân East Egg có thể đi cùng chuyến tàu.
    Bà ta đă thay áo, mặc một chiếc áo mút-xơ-lin hoa nâu. Chiếc áo căng trên cặp mông khá đồ sộ khi Tom đỡ bà ta xuống sân ga New York. Tại quầy báo, bà ta mua một tờ ?oChuyện đô thành? và một tờ tạp chí điện ảnh rồi vào cửa hàng tạp phẩm ở nhà ga mua một hộp kem thoa mặt và một lọ nước hoa nhỏ. Ra ngoài ga, bà ta chê bốn chiếc taxi, đến chiếc thứ năm mới ưng. Chiếc xe sơn màu sim, ghế đệm màu xám nhạt, đưa chúng tôi ra khỏi khu nhà ga về phía ánh nắng chói chang. Nhưng xe vừa mới lăn bánh bà ta đă nhoai người lên, đập tay vào tấm kính chắn đằng trước, giọng hối hả:
    - Em muốn mua một con trong bầy chó kia. Em muốn nuôi một con. Có một con chó trong nhà thật là tuyệt.
    Xe lùi lại và dừng bánh trước mặt một ông già tóc bạc phơ, trông giống John D.Rockerfeller đến kỳ cục. Trong cái giỏ treo trước ngực ông cụ lúc nhúc khoảng một chục con chó con vừa mới đẻ, không rơ thuộc giống nào.
    - Giống chó nào đấy? - bà vợ Wilson hăm hở hỏi khi cụ già bán chó đến cạnh cửa xe.
    - Đủ mọi giống. Quư bà thích giống nào?
    - Tôi muốn mua một con béc-giê (police dog). Chắc cụ không có?
    Ông cụ nh́n vào trong giỏ với con mắt ngờ vực, thọc tay vào trong nắm gáy lôi ra một con chân đạp giăy giụa.
    - Không phải là chó béc-giê, - Tom nói.
    - Dạ, đúng vậy, nó không phải là giống béc-giê, - ông cụ nói với giọng thất vọng. - Nó thuộc giống Airedale nhiều hơn, - Ông cụ đưa bàn tay vuốt lưng con vật trông giống như một tấm khăn mặt nâu, - Quư ngài nh́n lông nó đây này. Lông thế mới là lông chứ! Giống chó này không bao giờ bị cảm lạnh để làm quư ngài phải vất vả v́ nó.
    Bà vợ Wilson hào hứng:
    - Nó trông dễ thương đấy chứ. Giá bao nhiêu hả cụ?
    - Con này ấy à? - ông cụ nh́n con chó với con mắt cảm phục, - Con này, xin bà trả cho mười đôla.
    Con vật đổi chủ và cuộn ḿnh nằm gọn trong ḷng bà vợ Wilson. Tổ tiên hoặc họ hàng nhà nó thế nào cũng có con thuộc giống Airedale, tuy chân nó trắng đến lạ. Bà vợ Wilson sung sướng vuốt ve bộ lông, chiếc áo khoác ngoài chống mọi thời tiết của con chó. Bà ta hỏi ra chiều tế nhị:
    - Nó là trai hay gái đấy?
    - Con chó này ấy à? À, nó là trai.
    - Nó là một con chó cái, - giọng Tom dứt khoát, - Đây, tiền trả cho cụ đây, cầm lấy mà đi mua mười con khác.
    Xe chúng tôi chạy bon bon về phía đại lộ Năm, ấm áp và êm dịu, gần như một nơi thôn dă trong buổi chiều chủ nhật mùa hè này. Chắc tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thấy một bầy cừu trắng hiện ra ở góc phố.
    - Đỗ lại một tí, - tôi nói. - Tôi xin phép chia tay ở đây.
    - Không được, - Tom vội ngắt lời tôi. - Anh không lại chơi chỗ chúng tôi th́ Myrtle sẽ mếch ḷng lắm đấy. Có đúng không, Myrtle?
    - Ông quá bộ đến chơi chỗ chúng tôi đi. - Myrtle Wilson khẩn nài. - Tôi sẽ gọi dây nói cho Catherine, cô em gái tôi, bảo nó đến nữa. Nó được những người thuộc giới sành sỏi đánh giá là rất đẹp.
    - Thôi được, tôi xin đến, nhưng?Chúng tôi đi tiếp, lại xuyên qua Công viên về khu Tây. Đến phố 158, chiếc xe dừng lại trước một dẫy nhà nằm giữa những dẫy nhà khác giống hệt nhau khiến nó trông như một khoanh bánh cắt ra từ một chiếc bánh trắng dài. Nh́n xung quanh với con mắt của một bà hoàng khi trở lại vương quốc ḿnh, bà vợ Wilson ôm lấy con chó và mấy thứ đồ vừa mới mua, vênh váo bước vào nhà.
    - Tôi sẽ cho gọi vợ chồng McKee lên, - bà Wilson nói trong lúc chúng tôi đi cầu thang máy, - Và tất nhiên phải gọi dây nói cho cả cô em tôi nữa.
    Căn hộ nhỏ nằm ở tầng trên cùng, gồm một pḥng khách nhỏ, một pḥng ăn nhỏ, một pḥng ngủ nhỏ và một buồng tắm. Trong pḥng khách, một bộ xa-lông bọc đệm quá to so với nó được kê choán đến tận cửa thành ra đi lại trong pḥng cứ luôn luôn vấp phải những cảnh phụ nữ đung đưa trên những cái đu trong khu vườn Versailles. Trên tường treo có mỗi một bức ảnh phóng to quá cỡ, trông như ảnh một con gà mái đậu trên một tảng đá mờ mờ. Nếu lùi được ra xe nh́n th́ mới thấy con gà mái trở thành một cái mũ, và tảng đá là khuôn mặt một bà già béo phị, toét miệng cười nh́n xuống gian pḥng. Nhiều số báo ?oChuyện đô thành? cũ nằm ngổn ngang trên bàn cùng với một cuốn ?oSimon gọi Peter? và một vài tạp chí khổ nhỏ ở Broadway chuyên đăng những chuyện tai tiếng. Bà Wilson trước hết lo đến con chó của ḿnh. Thằng nhỏ trông thang máy làu bàu đi kiếm một cái hộp độn đầy rơm, một ít sữa, và tự nó đem về thêm một hộp bánh bích quy, loại bánh cho chó ăn, to tướng và cứng như đá. Một chiếc bánh nằm lờ đờ chờ cho tan suốt cả buổi chiều trong đĩa sữa. Trong khi đó Tom mở khóa lấy ở một ngăn kéo bàn giấy ra một chai whisky.
    Cả đời, tôi chỉ bị say có hai lần, lần thứ hai là vào chiều hôm ấy. V́ thế mọi chuyện diễn ra ở đấy, tôi thấy lờ mờ như được phủ một làn sương mù, tuy rằng cho đến tận quá tám giờ tối gian pḥng vẫn c̣n chói chang ánh nắng. Ngồi trên ḷng Tom, bà Wilson gọi điện thoại cho nhiều người. Sau đó hết thuốc lá, tôi xuống nhà đi mua tại hiệu thuốc ở góc phố. Khi tôi trở lại, họ đă biến đi đâu cả đôi. Tôi kín đáo ngồi ở pḥng khách, đọc một chương trong cuốn ?oSimon gọi Peter?. Không biết văn chương trong cuốn sách này viết lộn xộn thế nào hay rượu whisky làm méo mó hết mọi sự, mà tôi đọc chẳng hiểu một chữ nào hết.
    Đúng lúc Tom và Myrtle trở lại (sau cốc rượu đầu, bà vợ Wilson và tôi thân mật gọi nhau bằng tên riêng) th́ khách khứa vừa vặn kéo đến ngoài cửa.
    Cô em, Catherine, là một cô gái khoảng ba mươi tuổi, người dong dỏng, vẻ dạn dĩ, mái tóc hung cắt ngắn cuộn lại thành búp dầy và chắc, da đánh phấn mầu trắng ngà. Lông mày được tỉa đi rồi kẻ lại thành một đường gọn hơn, nhưng cố gắng của tự nhiên để khôi phục lại đường vạch cũ đem lại một vẻ chao mờ trên nét mặt cô. Mỗi bước cô ta đi là vang lên không ngớt những tiếng kêu lách cách của không biết bao nhiêu ṿng tay bằng đất nung xô đi xô lại trên cánh tay cô. Catherine đi đứng với vẻ vội vă tự nhiên của người chủ nhà và nh́n các đồ đạc trong pḥng với con mắt bà chủ, khiến tôi không biết có phải cô sống ở đây hay không. Nhưng khi tôi hỏi th́ cô cười khanh khách măi, nhắc lại to câu hỏi của tôi và trả lời là cô sống với một người bạn gái ở khách sạn.
    Ông McKee ở pḥng dưới là một người ẻo lả, nước da tai tái. Ông ta vừa mới cạo mặt xong v́ trên mặt c̣n sót lại một vệt bọt xà pḥng trắng. Ông chào từng người trong pḥng một cách rất cung kính. Ông cho tôi biết ông làm ?ocông tác nghệ thuật?, sau đó tôi hiểu ra ông làm nghề thợ ảnh và là tác giả của bức ảnh mờ mờ ảo ảo chụp bà mẹ Myrtle Wilson đang tồn tại như một cái bóng phảng phất trên tường. Vợ ông là một người đàn bà the thé, uể oải, dỏm dáng và kinh tởm. Bà ta kiêu hănh kể với tôi chồng bà đă chụp ảnh bà một trăm hai mươi bẩy lần kể từ ngày lấy nhau.
    Myrtle Wilson đă thay quần áo. Bây giờ bà ta mặc một kiểu áo rất cầu kỳ may bằng một thứ sa mầu kem kêu sột soạt mỗi khi bà ta lướt thướt chiếc áo đi lại trong pḥng. Chịu ảnh hưởng của chiếc áo, cá tính Myrtle cũng đă thay đổi. Sức sống hừng hực lồ lộ lúc ở hiệu sửa chữa ôtô đă chuyển thành một vẻ kênh kiệu rơ rệt. Giọng cười, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của Myrtle mỗi lúc một vênh váo hơn và con người bà ta càng nở to ra th́ gian pḥng càng co nhỏ lại xung quanh bà ta cho đến khi dường như bà ta quay xung quanh một cái trục kêu kẽo kẹt om ṣm trong bầu không khí mù mịt khói.
    Myrtle Wilson kể với cô em gái, giọng the thé, kiểu cách:
    - Cô này, bọn chúng nó hầu như đứa nào cũng chỉ muốn lừa bịp ḿnh. Chúng nó chỉ nghĩ đến tiền. Tuần trước, tôi có nhờ một con mẹ đến đây xem cái chân của tôi, khi nó đưa giấy tính tiền, tưởng đâu nó đă cắt ruột thừa cho tôi không bằng.
    Bà McKee hỏi:
    - Con mẹ ấy tên là ǵ?
    - Tên nó là Eberhardt. Nó đi các nhà khám chân cho mọi người.
    - Tôi thích cái áo của chị lắm, - bà McKee nhận xét. - Trông nó đẹp ghê.
    Myrtle Wilson khinh khỉnh rướn hai hàng lông mày, bác bỏ lời khen:
    - Cũ rích rồi. Chỉ khi nào không thiết để ư đến xống áo, tôi mới mặc đến nó.
    - Nhưng chị mặc trông có dáng lắm, tôi nói thực đấy. Chester mà vớ được chị trong chiếc áo này, tôi chắc anh ấy sẽ sáng tác được một cái ǵ đó ra tṛ.
  9. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Tất cả chúng tôi yên lặng nh́n bà Wilson. Bà ta vén một món tóc rủ xuống mắt, ngoái cổ lại đằng sau nh́n chúng tôi với một nụ cười rực rỡ. Ông McKee ngoẹo đầu sang một bên chằm chằm nh́n bà ta rồi chầm chậm đưa đi đưa lại bàn tay trước mặt ḿnh một lúc:
    - Tôi phải đổi ánh sáng. Tôi muốn làm nổi h́nh khối của nét mặt và sẽ cố ghi lại tất cả mái tóc phía sau.
    McKee vợ vội kêu lên:
    - Ấy chớ! Đừng đụng đến ánh sáng. Tôi thấy?
    McKee chồng ?osuỵt? một cái và tất cả chúng tôi lại nh́n vào nhân vật. Vừa vặn lúc đó, Tom ngáp to thành tiếng, đứng dậy bảo:
    - Ông bà McKee uống một chút ǵ chứ? Myrtle, em cho đem thêm đá lên, cả nước suối nữa, kẻo mọi người díp mắt cả bây giờ.
    - Em đă bảo thằng nhỏ đi lấy đá rồi đấy, - Myrtle lại rướn hai hàng lông mày, tỏ ra bực tức với thói lười nhác của hạng người hèn hạ, - Bọn này cứ phải ốp chúng suốt mới được việc.
    Bà ta nh́n tôi và cười vô cớ. Rồi bà ta sà xuống ôm con chó, say sưa hôn hít nó, đoạn lượt thượt kéo lê chiếc áo vào gian bếp như thể trong đó có một chục đầu bếp đang đứng chờ lệnh.
    Ông McKee khoe:
    - Tôi đă đem về được vài bức kha khá ở Long Island đấy.
    Tom ngay người nh́n ông ta.
    - Có hai bức chúng tôi đă đóng khung ở dưới nhà.
    - Hai bức ǵ? - Tom hỏi.
    - À, hai bức ảnh khảo cứu ấy mà. Một bức tôi đặt tên là ?oMũi Montauk - Chim hải âu?. Bức kia tôi đặt tên là ?oMũi Montauk - Biển?.
    Cô Catherine ngồi xuống cạnh tôi trên chiếc đi-văng, hỏi chuyện:
    - Ông cũng ở Long Island à?
    - Tôi ở West Egg.
    - West Egg à? Tôi đă đến đấy dự dạ hội cách đây một tháng. Tại nhà một người tên là Gatsby. Ông có biết ông ấy không?
    - Tôi ở ngay cạnh nhà ông ấy.
    - Này ông, nghe đâu người ta bảo rằng ông ấy là cháu hay anh em họ ǵ đó của Hoàng đế Áo Wilhelm. Tiền của ông ta ở đó mà ra cả.
    - Thực à?
    Cô ta gật đầu:
    - Tôi đâm sợ ông ấy. Chẳng dám để ông ấy dính dáng ǵ đến ḿnh.
    Những lời mách bảo lư thú này về người láng giềng của tôi bị gián đoạn v́ McKee vợ bất thần chỉ tay vào Catherine.
    - Chester ơi, tôi thấy ḿnh có thể sáng tác được một cái ǵ đó với cô ấy. - Bà ta the thé, nhưng McKee chồng chỉ gật đầu cho qua chuyện rồi lại quay sang Tom:
    - Tôi mong được ai giới thiệu để có dịp sáng tác thêm nữa ở Long Island. Chỉ cần có ai giúp tôi buổi đầu thôi.
    - Nhờ Myrtle ấy, - Tom cười ph́ một tiếng khi bà vợ Wilson bê khay vào. - Cô ấy sẽ viết cho ông một cái thư giới thiệu, phải khong Myrtle?
    - Cái ǵ? - Bà ta ngơ ngác.
    - Em viết thư giới thiệu McKee với ông chồng em để ông ta chụp vài bức ảnh khảo cứu về chồng em. - Môi Tom mấy máy trong khi anh t́m chữ. - ?oGeorge Wilson tại trạm bơm xăng? hay một cái ǵ đại loại như thế.
    Catherine ngả người sát tôi, th́ thầm vào tai tôi:
    - Cả hai người đều không chịu nổi kẻ mà họ đă lấy làm vợ làm chồng.
    - Thật không?
    - Không chịu đựng được nhau mà, - cô nh́n Myrtle rồi nh́n sang Tom. - Tôi th́ tôi cho rằng việc ǵ phải sống với nhau khi đă không chịu đựng được nhau? Ở vào địa vị họ th́ tôi xin ly dị quách cho xong, rồi hai bên lấy nhau.
    - Thế bà chị cô cũng không ưa chồng à?
    Câu trả lời thật bất ngờ. Nghe lỏm được câu hỏi, Myrtle đáp lại bằng những lời thô bạo và tục tĩu.
    - Ông thấy chưa, - Catherine đắc thắng reo lên. Sau cô lại hạ giọng. - Thực ra, chính bà vợ đằng anh ấy làm cách trở hai bên. Bà ấy theo đạo Thiên chúa mà người Thiên chúa giáo th́ không được phép ly dị.
    Daisy không phải là người Thiên chúa giáo. Tôi hơi khó chịu trước lối bịa đặt dựng đứng ấy. Catherine nói tiếp:
    - Khi nào hai người lấy được nhau, họ sẽ về sống ở miền Tây cho đến khi chuyện này qua đi.
    - Sang châu Âu th́ kín đáo hơn.
    - Ôi chao ông thích châu Âu hả, - cô ta reo lên kinh ngạc. - Tôi vừa mới ở Monte Carlo về.
    - Thế à.
    - Vừa mới về năm ngoái. Tôi đi cùng với một cô bạn sang đó.
    - Cô ở đấy có lâu không?
    - Không, chỉ đến Monte Carlo rồi về ngay. Bọn tôi đi qua đường Marseilles. Khi đi, chúng tôi đem theo hơn một ngh́n hai trăm dollar, nhưng chúng tôi bị moi hết sạch tại các pḥng riêng. Phải nói với ông là chúng tôi bị một mẻ lao đao mới về được. Lạy Chúa, sao mà tôi ghét cái thành phố ấy đến thế.
    Bầu trời lúc ráng chiều hoe lên giây lát qua khung cửa sổ như màu mật ong biêng biếc xanh của Địa Trung Hải, rồi giọng nói của McKee vợ kéo tôi trở lại gian pḥng.
    - Suưt nữa th́ tôi cũng phạm sai lầm, - giọng bà ta sôi nổi. - Tẹo tèo teo nữa th́ tôi phải lấy một đứa không ra ǵ, hắn cứ theo đuổi tôi suốt bao nhiêu năm trờ. Tôi biết hắn là kẻ hèn kém so với tôi. Mọi người không ngớt lời bảo tôi :?oLucille, gă ấy không xứng với cô đâu?. Nhưng nếu tôi không gặp Chester th́ thế nào hắn cũng chiếm được tôi.
    - Đúng rồi, nhưng tôi bảo này, - Myrtle Wilson gật gù. - Ít ra chị đă không lấy hắn.
    - Th́ đă hẳn.
    - C̣n tôi, tôi đă lấy hắn, - Myrtle nói, giọng mập mờ. - Và đó là chỗ khác nhau giữa trường hợp tôi và trường hợp chị.
    Catherine hỏi:
    - Chị Myrtle, v́ cớ ǵ mà chị lấy? Có ai bắt chị lấy đâu?
    Myrtle suy nghĩ một lúc, sau cùng nói:
    - Tôi lấy hắn v́ tưởng hắn là người lịch sự. Tôi tưởng hắn cũng thuộc loại con nhà này nọ, chứ biết đâu hắn liếm gót giầy tôi không đáng.
    - Chả có một thời chị yêu hắn như điên là ǵ. - Catherine nói.
    - Yêu hắn như điên! - Myrtle kêu lên, vẻ không tin. Ai bảo là tôi yêu hắn như điên. Đối với hắn, tôi chẳng bao giờ yêu hơn yêu? cái người này.
    Bà ta bỗng nhiên trỏ vào tôi và mọi người nh́n tôi với con mắt chê trách. Tôi cố thể hiện qua nét mặt là tôi không mong chờ một t́nh cảm nào cả ở bà ta.
    - Điên ǵ? Tôi chỉ có điên lúc tôi lấy hắn thôi. Lấy xong tôi biết ngay là ḿnh nhầm. Hắn đă mượn ở đâu một bộ đồ kẻng để mặc hôm cưới, thế mà hắn chẳng bảo tôi lấy một câu. Người chủ bộ đồ đến đ̣i đúng vào hôm hắn vắng nhà. Tôi nói :?oÔ, thế bộ quần áo là của ông sao? Tôi chưa được nghe nói bao giờ cả?. Nhưng tôi trả nó cho ông ta rồi lăn ra giường khóc hết nước mắt suốt buổi chiều.
    Catherine lại quay sang nói với tôi:
    - Đúng là chị ấy phải chia tay với hắn thôi. Họ đă sống trên nóc cái gara ấy suốt mười một năm trời, và anh Tom là người t́nh đầu tiên của chị ấy từ trước đến nay.
    - Chai whisky - chai thứ hai - bây giờ liên tục chuyển từ tay người nọ sang tay người kia, chỉ trừ có Catherine. Cô này bảo rằng ?ochẳng cần ǵ cũng vui rồi?. Tom bấm chuông gọi người gác cổng lên sai đi mua bánh ḿ kẹp thịt, loại bánh được quảng cáo rất nhiều, tự nó cũng đủ thay cho một bữa ăn đầy đủ. Tôi muốn bỏ ra về để có thể dạo bước về mạn công viên ở phía đông trong ánh hoàng hôn êm dịu, nhưng mỗi lần tôi định đi th́ lại bị mắc và một vấn đề tranh căi gay gắt nó như những sợi dây kéo giật tôi trở lại chiếc ghế đang ngồi. Tuy nhiên, dẫy cửa sổ với ánh đèn vàng của mấy gian buồng chúng tôi ở trên cao hẳn cũng chứa đựng một phần bí mật của nhân loại đối với con mắt của người khách t́nh cờ đi qua dưới đường phố đang tối dần. Tôi thấy được cả người khách đó đang ngước mắt nh́n lên ḍ hỏi. Tôi như vừa ở bên trong vừa ở bên ngoài, vừa ngỡ ngàng sung sướng, vừa ngán ngẩm trước vẻ đa dạng không cùng của cuộc sống.
    Myrtle kéo ghết lại sát cạnh tôi và đột nhiên hơi thở nóng hổi của bà ta phả sang tôi câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa bà ta với Tom.
    - Trên tàu, những chỗ trống cuối cùng bao giờ cũng là hai chỗ ngồi đối diện nhau. Hôm ấy tôi đi New York thăm em gái tôi, định ngủ lại đêm với nó. Anh ấy mặc comple, đi giầy da bóng. Tôi không bứt nổi con mắt khỏi anh ấy, nhưng mỗi lần anh ấy nh́n tôi th́ tôi lại giả vờ nh́n tờ quảng cáo ở phía trên đầu anh ấy. Khi xuống ga, anh ấy đi cạnh tôi, ngực áo sơ mi trắng của anh ấy ép sát vào cánh tay tôi. Thấy thế tôi dọa gọi cảnh sát nhưng anh ấy biết là tôi không dám. Tôi bối rối đến nỗi khi bước lên taxi cùng với anh ấy, tôi hầu như không nhận ra là không phải ḿnh lên xe điện ngầm. Lúc nào tôi cũng chỉ nghĩ :?Đời người là mấy, đời người là mấy?.
    Myrtle quay sang bà McKee và gian pḥng vang đầy tiếng cười giả tạo của bà ta.
    - Chị McKee thân mến, tôi sẽ biếu chị chiếc áo này khi tôi không dùng đến nó nữa. Ngày mai, tôi phải mua một chiếc khác. Tôi phải kê thành một bản những thứ cần phải mua. Một máy xoa bóp này, một máy uốn tóc này, một cái ṿng cổ cho con chó, một đĩa gạt tàn nho nhỏ xinh xinh có nút bấm bật ḷ xo và một ṿng hoa có dải băng đen để đặt lên mộ mẹ tôi suốt mùa hè. Tôi phải kê ra thành một bảng để khỏi quên tất cả những ǵ cần mua.
    Đă chín giờ tối - hầu như ngay sau đó tôi xem đồng hồ và thấy đă mười giờ rồi. Ông McKee đă ngủ thiếp trong một chiếc ghế bành, hai bàn tay nắm chặt đặt trên bụng y như bức ảnh chụp một con người năng động. Tôi rút mùi soa lau vết bọt xà pḥng trên má ông, nó đă làm tôi bứt rứt suốt cả buổi chiều.
    Con chó nhỏ ngồi trên mặt bàn, đôi mắt nhắm tịt nh́n qua làn khói, thỉnh thoảng rên rỉ yếu ớt. Những bóng người biến đi rồi lại hiện ra, bàn bạc với nhau đi đâu đó rồi lạc mất nhau, t́m kiếm nhau và gặp lại nhau cách đó vài ba bước. Khoảng gần nửa đêm, Tom Buchanan và bà Wilson đừng đối diện với nhau, tranh căi gay gắt xem bà Wilson có quyền gọi tên Daisy không.
    - Daisy! Daisy! Daisy! - Myrtle Wilson hét lên - Tôi mà đă muốn nói th́ tôi cứ nói! Daisy! Dai?
    - Bằng một động tác gọn và chính xác, Tom Buchanan x̣e tay đánh chảy máu mũi người t́nh của ḿnh.
    Sau đó là những chiếc khăn mặt thấm mấu vứt trên sàn buồng tắm, những tiếng phụ nữ rầy la, và vượt lên trên những âm thanh hỗn độn là một tiếng kêu rên đau đớn dài, đứt quăng. Ông McKee đang ngủ gà ngủ gật giật ḿnh tỉnh dậy, quáng mắt bước về phía cửa. Đi được nửa chừng, ông ngoái cổ lại nh́n cảnh tượng: vợ ông và Catherine, tay cầm đồ cứu thương, hết va chỗ này lại vấp chỗ kia giữa những đồ đạc ngổn ngang, miệng vừa rầy la vừa an ủi, và h́nh người tuyệt vọng nằm trên đi văng, máu chảy ṛng ṛng, đang cố rải một tờ báo ?oChuyện đô thành? lên những cảnh vườn Versailles trên tấm thảm. Với lấy chiếc mũ móc trên đế đèn treo, tôi bước theo ông ta.
    Trong buồng thang máy đang cọt kẹt hạ xuống, ông ta bảo tôi:
    - Hôm nào mời ông đến ăn trưa.
    - Đến đâu?
    - Đâu cũng được.
    - Nhấc tay ra khỏi cần máy, ông kia, - người coi thang máy quát.
    - Xin lỗi, - ông McKee đàng hoàng đáp lại. - Tôi không để ư là tay tôi sờ phải nó.
    - Được thôi, - tôi nhận lời. - Tôi sẵn ḷng.
    ? Tôi đứng cạnh giường ông ta, c̣n ông ta th́ đang ngồi giữa đống khăn trải giường, người mặc quần áo lót, tay cầm một cái cặp giấy to tướng.
    - ?oNgười đẹp và Con thú?Cô đơn?Con ngựa kéo già..Cầu Brook?Tn?
    Sau đó tôi nằm thiu thiu ngủ ở tầng dưới lạnh giá của nhà ga Pennsylvania, nh́n chằm chằm vào tờ Tribune buổi sáng, chờ chuyến tàu bốn giờ.
  10. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Chương III
    Bên nhà người láng giềng của tôi, tiếng nhạc réo rắt suốt các đêm hè. Trong khu vườn mầu thiên thanh của Gatsby, đàn ông đàn bà nườm nượp người đến kẻ đi như những con **** đêm giữ những tiếng th́ thào, giữa rượu sâm banh và các v́ sao. Chiều chiều, những hôm nước triều lên, tôi đứng ngắm đám khách của Gatsby đùa giỡn với sóng biển hoặc tắm nắng trên băi cát nóng thuộc khu vực nhà anh, trong khi hai xuồng máy rẽ nước trên mặt vịnh kéo những tấm ván lướt nặg qua những xoáy nước sủi bọt. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, chiếc xe Rolls Royce lộng lẫy của Gatsby biến thành một chiếc xe buưt con đưa đón khách khứa đi về giữa thành phố và ṭa biệt thự suốt từ chín giờ sáng đến tận quá nửa đêm, trong khi chiếc xe du lịch có khoang chở hàng rộng đằng sau của anh vụt đi vụt lại loang loáng như một con ong vàng chóe ra ga đón tất cả các chuyến tàu. Thứ hai hàng tuần, tám gia nhân cộng thêm một người thợ làm vườn phụ vất vả cả ngày với nào chổi và bàn chải, nào ḱm, búa và dao xén cây, sửa chữa những chỗ bị tàn phá hư hại trong đêm trước.
    Tuần nào cũng vậy, cứ đến thứ sau, một cửa hàng rau quả ở New York gửi đến năm ḥm cam và chanh, và tuần nào cũng vậy, cứ đến thứ hai th́ chỗ cam, chanh ấy, bị bổ làm đôi và moi hết ruột, chất thành từng đống có ngọn đi ra bằng cửa sau. Ở nhà bếp có một cái máy trong nửa giờ có thể vắt được hai trăm quả chanh nếu được ngón tay cái của một gia nhân ấn hai trăm lần lên một cái nút nhỏ.
    Ít nhất nửa tháng một lần, một toán thợ trang trí đem đến vài trăm mét vải và đủ đèn mầu để biến cả khu vườn bát ngát của Gatsby thành một cây thông Noel. Trên các bàn ăn lấp lánh các món khai vị là những khúc giăm-bông nướng đậm đà nằm chen giữa những đĩa rau tươi mầu sắc sặc sỡ, những khoanh bánh nhồi thịt lợn và những con gà tây vàng rộm như được quay bằng ma thuật. Tại gian tiền sảnh chính đă dựng lên một quầy rượu chất đầy các loại rượu trắng, rượu mùi, rượu khai vị, những loại rượu đă biến mất từ lâu trên thị trường đến nỗi hầu hết các đám khách nữ của Gatsby c̣n quá trẻ không phân biệt nổi loại nào với loại nào.
    Bẩy giờ th́ dàn nhạc đến, không phải là một tốp nhạc nhỏ năm sáu người, mà là cả một đoàn nhạc công chơi đủ các loại kèn sáo, oboe, trombone, saxophone và cornet và piccolo cùng với trống cái và trống con. Đến giờ này, đám khách bơi ngoài băi biển đă kéo nhau về hết và đang mặc quần áo trên gác. Xe hơi từ New York đến đỗ hàng năm trên đường xe chạy trong vườn, và ở các gian tiền sảnh, các pḥng khách và hàng hiên đă sặc sỡ những mầu sắc sống sượng, những kiểu tóc mới lạ, những chiếc khăn choàng Castile nằm mơ cũng không thấy. Quầy rượu hoạt động nhộn nhịp, các ly rượu từng khay bay ra vườn cho đến khi không khí bên ngoài tràn ngập tiếng cười nói, những câu bóng gió vô t́nh, những lời giới thiệu nghe rồi quên ngay và những cuộc gặp gỡ nồng nhiệt giữa những đám khách nữ không bao giờ thuộc tên nhau.
    Ánh đèn mỗi lúc một rực rỡ hơn khi trái đất lảng xa dần mặt trời. Và khi dàn nhạc tấu lên điệu nhạc ****tail vàng th́ bản hợp xướng các giọng người lại cao thêm một nấc nữa. Mỗi phút tiếng cười một dễ dàng hơn, nó tràn ra lênh láng, hào phóng, bật ra gịng giă sau một lời đùa vui. Các nhóm khách khứa thay h́nh đổi dạng mau lẹ hơn, vừa mới ph́nh to ra với đám người mới đến đă lại tan đi rồi nhóm họp lại trong nháy mắt. Đă thấy có những cô gái trơ trẽn lăng quăng sà vào đám này một tí đám kia một tí giữa những cô gái khác đẫy đà hơn nên ít xê dịch hơn, bất thần trở thành trung tâm của một nhóm người trong một giây phút vui cươờ hể hả rồi náo nức v́ thắng lợi, lại lướt đi tiếp giữa các gương mặt, các tiếng nói và mầu sắc mỗi lúc một khác dưới những ánh đèn không ngừng biến đổi.
    Bỗng một trong những cô gái phiêu lăng ấy, run rẩy trong bộ xiêm áo trong mờ, vớ lấy một cốc rượu trong không trung, nốc cạn một hơi để lấy can đả, tay vung vẩy như diễn viên múa Frisco, ra nhẩy một ḿnh trên một cái bục phủ vải dầy. Không khí lặng đi một lát. Người chỉ huy dàn nhạc thay đổi nhịp điệu cho khớp với cô ta, và tiếng x́ xào bỗng nổi lên v́ mọi người tưởng nhầm truyền tai nhau bảo rằng cô ta chính là cô đào thường đóng thay vai Gilda Gray trong những tiết mục thoát y vũ. Cuộc vui đă bắt đầu.
    Đêm đầu tiên sang nhà Gatsby, tôi tin rằng tôi là một trong số khách ít ỏi đă thực sự được mời đến dự. C̣n th́ mọi người cứ tự nhiên đến, không cần tới ai mời. Họ nhảy lên xe hơi đưa họ đến Long Island rồi bỗng thấy ḿnh cuối cùng đứng trước cửa nhà Gatsby và được một kẻ bất kỳ nào đó đă quen biết chủ nhà dẫn vào. Sau đấy, họ cư xử theo phép xử sự ở một công viên giải trí. Khách có khi đến rồi về mà chẳng hề gặp chủ nhân. Họ đến dự cuộc vui với sự hồn nhiên được coi là giấy vào cửa.
    Tôi th́ đă chính thức được mời. Hôm thứ bẩy ấy, từ sáng sớm, một anh tài mặc đồng phục mầu trứng sáo đi ngang qua băi có nhà tôi, cầm một bức thư ngắn của ông chủ, một bức thư hợp thức đến kinh ngạc. Bức thư viết là ông Gatsby lấy làm hân hạnh nếu tôi vui ḷng đến dự buổi ?odạ hội nhỏ? mà ông tổ chức tối nay. Ông ta đă gặp tôi nhiều ần và từ lâu đă định sang thăm tôi nhưng bị ngăn trở v́ một loạt t́nh huống đặc biệt. Bên dưới kư tên Jay Gatsby bằng một nét chữ oai vệ.
    Trong bộ đồ bằng nỉ trắng, tôi đặt chân lên khu vườn của Gatsby vào lúc hơn bầy giờ một chút. Tôi đi vẩn vơ hơi ngượng nghịu giữa những cơn lốc và những đợt sóng người mà tôi không quen biết. Thỉnh thoảng đây đó có một bộ mặt mà tôi đă từng gặp trên các chuyến tàu ven nội ra vào New York. Tôi đă ngay lập tức kinh ngạc thấy sao đông thanh niên Anh đến thế trong đám khách khứa; họ đều ăn mặc lịch sự, đều có vẻ hơi đói ăn như nhau, đều nói chuyện sôi nổi và nho nhỏ với những người Mỹ vẻ chắc nịch và làm ăn phát đạt. Tôi đoán chắc là họ đang gạ bán cái ǵ đó: cổ phần, xe hơi hay bảo hiểm. Ít nhất có thể thấy rơ một điều là họ đau đớn khi nh́n thấy chung quanh họ những đồng tiền dễ kiếmvà tin rằng chỉ cần một vài lời ăn nói đúng điệu là tiền bạc ấy sẽ về tay họ.
    Vừa đến nơi là tôi t́m gặp chủ nhân ngay, nhưng hỏi han hai bà khách, họ đều trân trân nh́n tôi với con mắt ngạc nhiên, và khăng khăng quả quyết rằng họ hoàn toàn không biết Gatsby hiện ở đâu, thành thử tôi đành lẩn đi về phía bàn rượu, chỗ độc nhất trong khu vườn mà một người đàn ông lẻ loi có thể ngồi nán lại mà không có vẻ là cô đơn và không biết dùng thời gian của ḿnh làm ǵ.
    Chỉ v́ lúng túng không biết làm ǵ, tôi đă toan uống cho say mềm th́ Jordan Baker ở trong nhà bước ra, đứng ở bậc thềm bằng cẩm thạch trên cùng, hơi ngả người ra đằng sau một chút, nh́n xuống khu vườn với một vẻ chăm chú và dè bỉu.
    Được nghênh tiếp niềm nở hay không, tôi thấy vẫn cần phải tỏ ra thân quen với một ai đó đă, rồi mới có thể đi thân mật chuyện tṛ với những khách qua đường.
    - Ơi này, - tôi hét lên và tiến về phía Jordan. Giọng tôi h́nh như vang to không tự nhiên qua khu vườn.
    - Em đoán chắn anh phải ở đây, - Jordan lơ đăng đáp khi tôi đến gần. - Em nhớ là anh ở ngay bên cạnh.
    Jordan hờ hững nắm lấy bàn tay tôi như hứa hẹn là một lát nữa sẽ quan tâm đến tôi, rồi cô ngếch tai về phía hai cô gái mặc hai bộ đồ vàng giống nhau vừa mới đứng lại ở dưới chân thềm. Hai cô gái ấy cùng kêu lên:
    - Chào chị! Thật đáng tiếc là chị đă không thắng.
    Đấy là họ nói về giải đánh golf. Jordan bị thua trong trận chung kết tuần trước.
    Một trong hai cô gái áo vàng nói tiếp:
    - Chị không nhận ra chúng tôi, nhưng cách đây một tháng chúng tôi đă gặp chị ở đây rồi.
    - Sau lần ấy, các chị đă nhuộm mầu tóc khác, - lời nhận xét của Jordan làm tôi giật ḿnh, nhưng hai cô gái kia đă thản nhiên bỏ đi, thành ra câu nói của Jordan hóa ra nói với mặt trăng đang mọc lên sớm, được bày ra như bữa ăn trưa lấy ở trong làn của một người bán hàng. Với cánh tay vàng thon thả của Jordan đặt trên tay tôi, hai chúng tôi bước xuống bậc thềm và đi loanh quanh trong vườn. Một khay rượu lướt về phía chúng tôi trong ánh tranh tối tranh sáng, ṛi chúng tôi ngồi vào một cái bàn cùng với hai cô gái áo vàng ban năy và ba ông khách, người nào cũng được giới thiệu với chúng tôi với cái tên là ông Lầm bầm (Mr Mumble).
    Jordan hỏi chuyện cô gái ngồi bên:
    - Chị có hay đến dự các cuộc vui này không?
    - Lần gần đây nhất là lần tôi gặp chị đấy, - cô gái trả lời bằng một giọng nhanh nhảu, trơ tráo, rồi quay sang người bạn đi cùng: - Cậu cũng vậy phải không, Lucille?
    Luccille cũng vậy.
    - Đến chơi đây thật là thích, - Lucille nói. - Tôi chẳng bao giờ bận tâm đến những việc ḿnh làm nên lúc nào tôi cũng vui. Lần trước đến đây, tôi vướng ghế làm rách toạc mất cái áo, ông ấy hỏi tên và địa chỉ tôi. Chưa đến một tuần sau, tôi đă nhận được một cái hộp của cửa hàng Croirie đựng một chiếc áo dạ hội mới tinh.
    - Chị có nhận không? - Jordan hỏi.
    - Nhận chứ. Tôi định mặc tối nay nhưng nó rộng bụng, phải sửa lại. Áo mầu xanh lam, chấm xám. Giá hai trăm sáu mươi nhăm dollar.
    Cô gái kia giọng sôi nổi:
    - Ai cư xử như vậy chắc là phải có chuyện ǵ mờ ám. Ông ta không để có chuyện rắc rối với bất kỳ ai.
    - Ai cơ? - tôi hỏi.
    - Gatsby. Có người bảo với tôi?
    Hai cô gái và Jordan chúi đầu vào với nhau nói nhỏ:
    - Có người bảo với tôi họ đoán chừng ông ấy đă giết người.
    Tất cả chúng tôi đều rùng ḿnh. Ba ông Lầm bầm cùng ngả đầu chăm chú lắng nghe.
    - Theo tôi, không ghê gớm đến thế đâu, - Lucille ngờ vực bác lại. - Có nhẽ ông ta là một điệp viên của Đức hồi chiến tranh th́ đúng hơn.
    Một trong ba ông kia gật đầu tán thành.
    - Ồ không phải đâu, - lời cô gái thứ nhất, - Không thể như thế được, v́ hồi chiến tranh ông ấy ở trong quân đội Mỹ, - Cô ta thấy chúng tôi lại ngả sang tin vào lời ḿnh nên hào hứng chúc đầu về phía trước. - Hăy để ư đến ông ấy mà xem, những khi ông ấy tưởng không có ai nh́n ḿnh. Tôi đánh cuộc là ông ấy đă giết người.
    Cô ta nheo mắt và rùng ḿnh, Lucille cũng rùng ḿnh. Tất cả chúng tôi ngoái đầu lại đưa mắt t́m Gatsby. Những kẻ không có mấy chuyện trên đời làm họ phải th́ thầm nhỏ to với nhau mà nay cũng phải th́ thầm với nhau về Gatsby, đó chẳng phải là một bằng chứng về những lời phỏng đoán ngông cuồng mà con người Gatsby đă gây ra hay sao.
    Bữa tiệc đầu - sẽ c̣n một bữa tiệc nữa, sau nửa đêm - được dọn ra. Jordan mời tôi ngồi cùng với cô xung quanh một cái bàn ở một mé vườn. Có ba cặp vợ chồng và một anh chàng bám riết Jordan, một anh sinh viên hay nói những lời bóng gió cục cằn và rơ ràng tưởng rằng thể nào Jordan cũng sẽ hiến thân không ít th́ nhiều cho ḿnh. Không ăn nói huyên thuyên, nhóm người này đều giữ một vẻ nghiêm nghị như nhau và tự gánh lấy vai tṛ đại diện cho giới quư tộc nông thôn - đó là khu East Egg hạ cố đến chơi khu West Egg, nhưng vẫn cẩn thận tránh để ḿnh không bị lây nhiễm cái vui nhộn sặc sỡ ở đây.
    Sau khoảng nửa giờ uổng phí và không ăn ư, Jordan nói nhỏ với tôi:
    - Ta đi đi. Họ đạo mạo quá, không hợp với em.
    Hai chúng tôi đứng dậy và Jordan viện cớ là chúng tôi đi t́m chủ nhân. Cô ta bảo: tôi chưa giáp mặt chủ nhân bao giờ, v́ thế cảm thấy không tiện. Anh chàng sinh viên gật đầu, vẻ ngờ vực, buồn buồn.
    Jordan và tôi trước hết đến quầy rượu. Quầy rượu đông kịt nhưng không có Gatsby ở đấy. Đứng ở đầu bậc thềm, Jordan không nh́n thấy Gatsby đâu cả, ở ngoài hiên cũng không. Chúng tôi hú họa đẩy thử một cánh cửa trông trang nghiêm và bước vào một pḥng sách cao rộng, kiến trúc kiểu Gothic, tường bọc gỗ chạm trổ theo kiểu Anh, có lẽ đă được bê nguyên xi từ một ṭa lâu đài đổ nát nào đó ở bên kia đại dương về đây.
    Một người đàn ông phục phịch, tuổi trung niên, cặp kính to tướng như mắt cú, dáng có vẻ khá say, đang ngồi trên mép một chiếc bàn lớn, ngây người nh́n các giá sách với con mắt lảo đảo. Thấy chúng tôi, ông ta hối hả xoay người lại, ngắm Jordan từ đầu đến chân, lớn tiếng hỏi:
    - Ư kiến cô thế nào?
    - Ư kiến ǵ?
    Ông ta huơ tay về phía các giá sách:
    - Về những cái kia ḱa. Mà thôi, cô khỏi phải kiểm tra. Tôi đă kiểm tra rồi. Thật cả đấy.
    - Sách ấy à?
    Ông ta gật đầu.
    - Hoàn toàn thật, bên trong có đủ cả trang lẫn chữ hẳn hoi. Tôi cứ tưởng chúng làm bằng giấy bồi, nhưng không phải, hoàn toàn là sách thật. Sách có trang hẳn hoi và? Đây này, để tôi cho các vị xem.
    Đoán chắc là chúng tôi hoài nghi, ông ta chạy đến các giá sách, lấy ra cuốn ?oCác bài thuyết tŕnh của Stoddard? tập một, reo lên đắc thắng:
    - Các vị thấy chưa! Một ấn phẩm thật sự. Tôi đă tưởng nhầm. Anh chàng này là một nhà dàn cảnh ngoại hạng. Không chê vào đâu được! Trông giống thật biết bao. Biết cả khi nào th́ dừng lại? Nhưng mà các vị c̣n đ̣i hỏi ǵ nữa, mong chờ ǵ nữa?
    Ông ta giằng lấy quyển sách khỏi tay tôi và hấp tấp đặt nó vào chỗ cũ trên giá, lẩm bẩm bảo rằng bỏ đi một viên gạch th́ cả pḥng sách có thể sẽ đổ sụp.
    Ông ta hỏi:
    - Ai dẫn các vị đến đây? Hay các vị tự đến. Tôi th́ có người đưa đến. Ở đây khách khứa hầu hết là được người khác đưa đến.
    Jordan nh́n ông ta với con mắt vui vẻ, nhanh nhẹn, nhưng không đáp lại một lời nào.
    - Tôi được một phụ nữ tên là Roosevelt dẫn đến chơi đây, - ông ta nói tiếp. - Bà Claud Roosevelt. Các vị có quen không? Tôi có gặp bà ta đêm qua, ở đâu đó. Tôi say đến nay dễ được một tuần rồi. Tôi nghĩ vào ngồi trong thư viện một lúc có lẽ may ra đỡ say chăng.
    - Có đỡ không?
    - Đỡ một chút. Chưa thể nói được. Tôi mới ở đây có một tiếng đồng hồ. Tôi đă nói với các vị về các cuốn sách chưa nhỉ? Sách thật cả. Chúng?
    - Ông đă nói rồi.
    Chúng tôi nghiêm trang bắt tay ông ta rồi đi ra.
    Khách khứa bây giờ đang nhẩy với nhau trên nền đất rải vải bạt trong vườn. Những ông luống tuổi đun đẩy với những cô gái trẻ theo những đường ṿng tṛn vụng về không biết đâu là cùng. Những cặp nhẩy cao sang th́ ôm nhau uốn éo theo đúng thời thượng, quanh quẩn ở những chỗ khuất. Rất nhiều cô gái chưa chồng nhẩy một ḿnh hoặc đánh đàn banjo hoặc đánh trống đỡ cho dàn nhạc. Đến nửa đem, bầu không khí vui vẻ hể hả càng tăng. Một ca sĩ nổi tiếng hát giọng nam cao bằng tiếng Ư và một giọng nữ trung quen biết hát theo điệu jazz. Giữa các tiết mục ấy, người ta bày ra những tṛ kỳ quặc ở khắp khu vườn, trong khi những chuỗi cười gịn giă ngây dại vang vọng lên trên ṿm trời mùa hạ. Một cặp diễn viên, tưởng ai hóa ra hai cô gái áo vàng, biểu diễn một tiết mục trẻ con hóa trang. rượu champagne được rót ra trong những cái ly to như bát vại. Mặt trăng cất ḿnh lên cao hơn và trên mặt nước ngoài eo biển nổi chập chờn một h́nh tam giác bằng vẩy bạc, hơi run rẩy theo tiếng lanh tanh gịn tan của những cây đàn banjo trong vườn.

Chia sẻ trang này