1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gấu và Bắc Cực bắt tay nhau,NC sẽ như thế nào trong tình hình mới

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi allloveforyou, 30/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    em từ trước đến nay vốn chủ nghĩa vật chất, em thấy cái thằng nào tuyên bố không giảm ODA cho mình thì thằng đấy là bạn, cần phải nắm lấy nó, mà nó lại không mạnh chắc, cứ theo mấy em mắt híp là ổn.
    còn bọn Hindu á, đang đánh nhau với anh em của APGANISTAN, mà bọn đấy lại là đàn em của thằng cờ, nên thằng Hindu sẽ không muốn bỏ anh em đâu.
    Nói chung là có 2 anh bạn vàng này, 1 cho tiền, 1 cho vũ khí là anh em nhà mình có hi vọng, đợi đến lúc có hàng chơi chúng nó
  2. Bradley

    Bradley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Theo như lời của Chủ tịch hội đồng LB nga thì hợp tác quân sự với NC vẫn còn chưa đúng với tiềm năng giữa hai nước.Có lẽ NC bên cạnh mua vũ khí thì cũng cần nghĩ đến việc mua công nghệ như vụ SA-18 và hợp tác sản xuất một số loại Đạn,ngư lôi,tên lửa...dùng cho xe tăng ,máy bay và tàu chiến.Nhờ Gấu hỗ trợ đóng tàu khu trục loại khoảng 2000-3000 tấn trang bị mạnh.NC có thể học tập kinh nghiệm hợp tác từ Ấn độ.
    Trích lời chủ tịch hội đồng LBN từ báo QĐND:
    Chủ tịch X.M.Mi-rô-nốp nhấn mạnh, LB Nga coi NC là đối tác chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á ; ủng hộ việc nâng cao hiệu quả các dự án hợp tác kinh tế Nga-NC đã có đồng thời hợp tác trên các lĩnh vực khác mà Nga có nhiều thế mạnh như năng lượng, quân sự...
    Được Bradley sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 09/01/2005
  3. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Cách mạng Cam ở Ukraina được báo chí cả thế giới nhắc đến, nhưng ít người nhận ra Bắc Kinh cũng đang lo lắng, vì họ có nguy cơ mất đi một nguồn nhập vũ khí quan trọng và phải đối mặt với nhiều hậu quả khác.
    Qua Kiev, Trung Quốc mua được những vũ khí và công nghệ tân tiến mà họ khó có khả năng nhận được từ những nước khác. Nhưng điều này có thể thay đổi, một khi ông Victor Yushchenko ?" nhân vật thân phương Tây ?" lên làm tổng thống cuối tháng này.
    Trong mấy năm qua, Washington đã gây nhiều sức ép lên Israel và Cộng hoà Czech, buộc các nước phải gác lại kế hoạch bán máy bay có hệ thống cảnh báo sớm (Israel) và các hệ thống radar (Czech) cho Trung Quốc.
    Dự kiến, tới đây Mỹ sẽ tìm cách chấm dứt việc bán vũ khí của Ukraina cho quốc gia bị họ coi là ?ođối thủ chiến lược?. Không như người tiền nhiệm Leonid Kuchma, Yushchenko có lẽ sẽ nhượng bộ, vì ông rất cần đến sự ủng hộ của Washington.
    Hậu quả của Cách mạng Cam không chỉ dừng ở đây. Đối với nhiều người Trung Quốc, rõ ràng sự phối hợp hoàn hảo giữa Liên minh châu Âu và Mỹ đã giúp Yushchenko giành chiến thắng, thay thế phe lãnh đạo cứng rắn thân Nga bằng những người theo tư tưởng tự do thân phương Tây.
    Chừng nào phương Tây muốn điều này tiếp tục diễn ra ở các nước khác thuộc Liên Xô cũ, EU và Mỹ sẽ phải duy trì quan hệ tốt đẹp nhằm hoàn tất ?osứ mệnh chiến lược? dang dở của họ, khởi đầu từ những năm 1989-1990. Vì vậy, nhiều khả năng EU sẽ tiếp tục trì hoãn kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, tránh làm cho quan hệ với Mỹ thêm căng thẳng.
    Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gồm Trung Quốc, Nga, Ukraina và một số nước khác thuộc Liên Xô cũ cũng sẽ bị tổn hại, một khi tư tưởng của Cách mạng Cam lan sang Trung Á.
    Một nhà phân tích chính trị Nga có quan hệ thân thiết với điện Kremlin dự đoán trên tờ Newsweek rằng tất cả các chính quyền chuyên chế thuộc Liên Xô cũ sẽ bị lật đổ trong vòng 2 năm.
    Tổng thống Kyrgyzstan Askar Akayev gần đây đã đề nghị các tướng lĩnh của mình sẵn sàng bảo vệ chính quyền bằng các biện pháp quân sự, khi bầu cử được tiến hành tháng 10 năm nay. Tình hình ở Kazakhstan cũng chớm có dấu hiệu bất ổn, khi một nghị sĩ, được Cách mạng Cam khích lệ, đứng lên chỉ trích chính phủ gian lận trong các cuộc bầu cử gần đây.
    Còn ở Nga, mặc dù Tổng thống Vladimir Putin rất đau lòng khi để mất ảnh hưởng tại Ukraina, ông đã khôn ngoan tránh đối đầu trực tiếp với phương Tây về chiến thắng của Yushchenko.
    Nhưng Nga sẽ phải có phản ứng. Họ có hai sự lựa chọn: Một là thắt chặt quan hệ liên minh với Ấn Độ, Iran và Trung Quốc, trong khi tăng cường kiểm soát ở khu vực ảnh hưởng. Hai là chấp nhận quy chế một ?otiểu đồng minh dân chủ? của phương Tây - thuật ngữ do cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski đưa ra trong cuốn sách ?oBàn cờ Lớn?. Nói cách khác, Nga thừa nhận rằng họ không thể lấy lại hào quang cường quốc thế giới trước kia.
    Cả hai đều sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc. Nếu Nga theo con đường thứ nhất, Bắc Kinh phải đứng trước hai sự lựa chọn: đón nhận Matxcơva và bỏ rơi các mối quan hệ nhiều lợi ích với phương Tây, hay giữ một khoảng cách để rồi chứng kiến Nga ngày càng trượt dốc và triển vọng một thế giới đa cực càng lúc càng xa vời hơn.
    Khả năng thứ hai còn tồi tệ hơn. Trong một bản báo cáo hồi đầu năm ngoái, Cơ quan Dự báo chiến lược (Stratfor) ở Austin (Texas, Mỹ) nhận định rằng Washington sẽ thay thế Matxcơva đóng vai trò chủ chốt ở Liên Xô (cũ), tham vọng biến Nga trở thành một quốc gia phục tùng, để Mỹ có thể rảnh tay tập trung nguồn lực đối phó với Trung Quốc.
    Zhang Zuqian, phụ trách các vấn đề châu Âu tại Học viện Quốc tế Thượng Hải - Straits Times.

Chia sẻ trang này