1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GDMtraining - IELTS, TOEFL, TOEIC, Dịch, Phát triển kỹ năng và Ngữ pháp (Cấp tốc & Dài hạn)

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi NeverB4, 11/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Thầy dậy Speaking TOEFL iBT hay và hệ thống lắm đấy, thử gọi điện hỏi thầy xem
  2. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Có bài viết mới của Nguyễn Đình Thành (hình như tên thật là Nguyễn Tất Thành thì phải) về dịch thuật đây:
    Nguyễn Ðình Thành
    Cận đại, hiện đại và đương đại
    Gần đây khi đang lang thang tìm thông tin trên mạng về nghệ thuật đương đại Việt Nam, tôi bắt gặp một tiêu đề rất kêu: ?oTriển lãm ?~50 năm hội hoạ cận đại Việt Nam 1925-1975?T?. Tôi vội truy cập vào trang web này để xem hội hoạ cận đại Việt Nam là cái gì, bởi từ trước đến nay không mấy khi gặp cụm từ này. Khi đọc bài viết của Matthew Larking và bài phỏng vấn ông này do Nguyễn Đình Đăng thực hiện, tôi mới vỡ lẽ rằng chữ hội hoạ cận đại được dịch từ chữ modern art mà ra (nguyên văn tên triển lãm bằng tiếng Anh là "50 Years of Modern Vietnamese Paintings: 1925?"1975". Cùng lúc, trên trang Vietnam Express có đưa tin: ?oTriển lãm ?~50 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam giai đoạn 1925-1975?T? sẽ diễn ra tại Nhật Bản từ 5/11/2005 đến 23/7/2006. Không rõ có phải là cùng một triển lãm hay không, nhưng rõ ràng hai chữ đương đại và cận đại được dùng để chỉ cùng một giai đoạn mỹ thuật ở đây có vấn đề.
    Trong bài viết giới thiệu triển lãm, tác giả Larking dùng từ modern để nói về các tác phẩm hội hoạ được sáng tác trong giai đoạn 1925 đến 1975. Ông Larking là người nghiên cứu lịch sử hội hoạ ở châu Âu nên có lẽ chữ modern mà ông dùng được hiểu theo nghĩa modern art: các hình thức hội hoạ sau hội hoạ cổ điển, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 tại châu Âu.
    Ta biết rằng nền mỹ thuật (tạm gọi là) mới (vì tạm thời không dùng được từ hiện đại theo cách hiểu của Nguyễn Đình Đăng) của Việt Nam được khai sinh với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương (MTÐD). Từ 1925 đến 1945, các hoạ sĩ Việt Nam sáng tác "chịu ảnh hưởng của các trào lưu nghệ thuật phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mang tinh thần nghệ thuật vị nghệ thuật như hội hoạ ấn tượng, tượng trưng, tân nghệ thuật... từ 1936-45 xuất hiện lác đác một vài hoạ sĩ Việt Nam [?] có thử nghiệm sáng tác theo các xu hướng nghệ thuật hiện đại phương Tây đầu thế kỷ như siêu thực, lập thể, trừu tượng...?T" [1] ; Từ năm 1945 đến 1954, "phương pháp hiện thực XHCN [?] phát triển thành quan điểm sáng tác của văn nghệ Việt Nam" [2] ; giai đoạn 1954-1975, ở miền Nam có ba lớp hoạ sĩ: ?onhững người tốt nghiệp trường MTÐD, mỹ thuật ứng dụng miền Nam, những người tu nghiệp ở Pháp [?] vẫn giữ nguyên bút pháp nghệ thuật của mình? [3] , lớp hoạ sĩ đào tạo chính quy ở trường MTĐD, hoặc du học mỹ thuật ở Pháp có phong cách ?oít nhiều gần với trường phái Paris đầu thế kỷ? [4] , và nhóm ?ohoạ sĩ trẻ được đào tạo từ 1964-1975 tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và cả Trường Mỹ thuật Huế [?] hướng đến các hình thức biểu đạt mới, kỹ thuật gần với nghệ thuật phương Tây hiện đại? [5] . Còn ở giai đoạn này, hiện thực XHCN vẫn là phong cách chủ đạo ở miền Bắc.
    Quyển Mỹ thuật Việt Nam hiện đại viết về mỹ thuật Việt Nam từ năm 1925-1986, được coi là công phu và chính thống nhất, do Trường Mỹ thuật Hà Nội và Viện Mỹ thuật in năm 2004, trong phần lời mở đầu viết: ?oMỹ thuật hiện đại Việt Nam được tính kể từ khi người Pháp đô hộ Đông Dương, mở Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội (năm 1925)?. Trong bài viết về Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đăng trên talawas ngày 29/9/2002, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng nhận định ?ocác hoạ gia Trường Mỹ thuật Ðông Dương đã đặt nền móng cho nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam?. Như vậy, trong khoảng thời gian 1925-1975, các hoạ sĩ Việt Nam đều sáng tác dưới ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại châu Âu và giai đoạn này được đại đa số người trong giới mỹ thuật gọi là mỹ thuật Việt Nam hiện đại, công chúng cũng đã quen với cách dùng này. Do vậy, việc dịch chữ modern thành cận đại, e rằng không phù hợp và dễ gây hiểu lầm.
    Trong tiếng Việt, ta thường bắt gặp những cách nói như: kết hợp truyền thống với hiện đại, kết hợp tính dân tộc với tính hiện đại, mỹ thuật cổ truyền và mỹ thuật hiện đại. Như vậy, từ hiện đại dùng cho mỹ thuật được dùng để chỉ một giai đoạn khác với giai đoạn trước đó được gọi là cổ truyền. Mỹ thuật Việt Nam đã có những bước chuyển quan trọng từ đầu thế kỷ XX, khi sách báo, tranh ảnh mỹ thuật phương Tây được du nhập vào Việt Nam. Hàng loạt hội chợ và triển lãm quốc tế được tổ chức, người Việt lúc bấy giờ đã được xem các tác phẩm của hoạ sĩ Tây triển lãm ở Việt Nam (kể cả tượng của Rodin). Một loạt trường mỹ thuật đã được mở: Thủ Dầu Một năm 1901, Biên Hoà năm 1903, Gia Định năm 1913 và đến năm 1925 là trường MTĐD. Các hoạ sĩ Việt Nam bước ra khỏi tình trạng vô danh, trở thành một lớp người mới trong xã hội và bắt đầu vẽ tranh, nặn tượng không giống với những gì mà những người nghệ sĩ/thợ thủ công Việt Nam đã làm trước đó hàng nghìn năm. Như vậy, đây là một bước chuyển, thậm chí có thể gọi là một sự đứt gãy quan trọng với quá khứ, với cái gọi là cổ truyền. Gọi mỹ thuật Việt Nam thời kì từ 1925 là mỹ thuật hiện đại vùa đúng cả về mặt tinh thần, vừa đúng với phong cách của thời kì ấy. Tác giả Phan Bảo trong bài ?oMột suy nghĩ khác về mỹ thuật Việt Nam? [6] , viết:
    ?oỞ Việt Nam ta, nền mỹ thuật hiện đại không phát triển từ mỹ thuật cổ truyền và không chính chức thừa nhận sự có mặt trở lại của mỹ thuật cổ truyền. Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam còn tồn tại nữa hay không là chuyện khác, nhưng mỹ thuật hiện đại Việt Nam luôn luôn phân lập nó vào khu vực hoài cổ?T?T.

    ?oKhuynh hướng đồ hoạ có cội nguồn mỹ nghệ này bắt nhịp rất nhanh với khuynh hướng môđéc của phương Tây, ít nhất là về vẻ ngoài của các tác phẩm và loạt tranh tạo hình khúc khuỷu kiểu chim Lạc ra đời?.
    Dịch chữ modern thành hội hoạ môđéc có lẽ cũng là một giải pháp tránh gây hiểu lầm. Tuy nhiên giải pháp này có thể vấp phải sự phản đối của những người sẵn sàng ?oquyết tử? để bảo vệ sự ?otrong sáng? của tiếng Việt.
    Việc sử dụng từ ngữ không nhất quán vốn là căn bệnh trầm kha của khá nhiều người viết ở ta. Nguyễn Đình Đăng có lẽ cũng đã phạm phải sai lầm này trong cuộc phỏng vấn và phần dịch bài viết của Larking chăng? Xin đưa ra một vài dẫn chứng để tham khảo.
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    (tiếp)
    Trong phần phỏng vấn ông Larking:
    Nguyễn Đình Đăng: Những người yêu mỹ thuật ở Việt Nam hẳn muốn biết quan điểm của giới phê bình quốc tế tới triển lãm hội hoạ cận đại Việt Nam tại Tokyo Station Gallery?.
    Matthew Larking: ? làm thế nào mà các nước ở xa các phát triển chính của chủ nghĩa hiện đại, [?] giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa hiện đại và hoà hợp, hay có thể là định hướng theo một cách nào đó, với thế giới của nghệ thuật đương đại quốc tế.
    Mathew Larking: ? triển lãm này nhằm mục đích trưng bày những gì đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam, chứ không phải những thứ có thể là bản sao của chủ nghĩa hiện đại quốc tế ?
    Matthew Larking: tự vấn theo tinh thần của chủ nghĩa hiện đại quốc tế có nghĩa là đề cập tới vấn đề ?ovẽ là gì? [?] Trong khi đó, đối với hội hoạ cận đại Việt Nam thì tự vấn có vẻ như là, thay vì đề cập đến ?ovẽ là gì?, anh lại bàn về ?ovẽ cái gì? ?
    Không biết là trong đoạn phỏng vấn trên, ông Larking dùng từ gì để phân biệt hiện đại và cận đại?
    Một ví dụ khác trong phần dịch bài của ông Larking:
    ?oNhận thấy điều kiện ở thuộc địa đã hủy hoại mỹ nghệ truyền thống, Tardieu đã đưa việc dạy truyền thống mỹ nghệ vào chương trình học nghệ thuật phương Tây, nhờ đó hội hoạ trên lụa đã trở thành một thể loại trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
    Nguyên bản tiếng Anh: Observing that colonial con***ions had eroded local craft tra***ions, Tardieu fitted them to a Western art curriculum, and silk painting became a genre of Vietnamese modernism. [7]
    Vậy cái gì cho phép lúc dịch modern là cận đại, lúc là hiện đại khi nói về cùng một đối tượng, mong ông Nguyễn Đình Đăng chỉ giáo.
    Xin bàn tiếp đến chữ đương đại. Ðể tiện theo dõi, tôi xin lấy ví dụ từ chính những bài viết của ông Nguyễn Đình Đăng. Trong bài ?oNghệ thuật là gì??, ông viết:
    ?oSau khi Marcel Duchamp triển lãm chậu đi tiểu vào năm 1917 tại New York, hay Andy Warhol bày ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc vào những năm 1962-1964, thì bất cứ cái gì cũng có thể là nghệ thuật. Quan niệm này có vẻ phù hợp với nghệ thuật đương đại?.
    Như vậy có thể hiểu, với ông Nguyễn Đình Đăng, nghệ thuật đương đại (NTĐĐ) [8] có tồn tại. Trên thế giới, đó là từ dùng chung để chỉ nghệ thuật được sáng tác kể từ thập kỷ 1970. Còn tại Việt Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng và với nhiều người trong giới mỹ thuật (có quá nhiều ví dụ nên xin phép không được liệt kê ra ở đây), NTĐĐ Việt Nam ra đời vào khoảng những năm 1993-1994. Như vậy nghệ thuật Việt Nam 1925-1975 theo Nguyễn Đình Đăng gọi là cận đại, còn dòng nghệ thuật mới tại Việt Nam giống với cái contemporary art của thế giới mà ta gọi là đương đại xuất hiện từ những năm 1993. Vậy nghệ thuật hiện đại của Việt Nam ở đâu? Không lẽ là thời kì 1975 đến 1990? Ta biết rằng để chuyển từ thời kì này sang thời kì khác, nghệ thuật phải có những bước chuyển đáng kể cả về chất lẫn hình thức. Những chuyển biến trong nghệ thuật Việt Nam những năm từ nửa sau thập kỷ 90 với việc nghệ thuật bước ra khỏi khuôn khổ bảo tàng, trung tâm văn hoá, mọi thứ đều có thể trở thành nghệ thuật miễn là có ý tưởng, ai cũng có thể làm nghệ thuật, thực sự là bước chuyển lớn của mỹ thuật nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung. Những sáng tạo đầy tính cách tân (chỉ xin liệt kê một số người) của Trương Tân, Trần Lương, Nguyễn Minh Thành, Ly Hoàng Ly, Bùi Công Khánh? trong mỹ thuật; của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Thuận? trong văn học; Lê Vũ Long, Hà Thế Dũng, EA Sola, Felix Rucker trong múa; Vũ Nhật Tân, nhóm ?oDân ca miền không biết?, Kim Ngọc trong âm nhạc; vở kịch "Chuyện người lính" của đạo diễn Braxin Marcia Fiani, vở xiếc ?oLàng tôi? của Rạp xiếc Trung ương; Phan Huyền Thư, Phan Thị Vàng Anh, Bùi Thạc Chuyên và nhiều đạo diễn trẻ trong dự án Mười tháng mười phim ngắn trong điện ảnh v.v? làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật Việt Nam, nằm trong khái niệm NTĐĐ. Trong khi đó, từ năm 1975 đến năm 1990, nghệ thuật Việt Nam có bước chuyển biến gì quan trọng để được chuyển từ cận đại sang một cái ?ođại? nào đó?
    Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam không thể (và không đủ mạnh ngay cả khi chúng ta muốn) sáng tạo ra một cách gọi riêng cho mình. Các nhà dịch thuật và ngôn ngữ càng không nên đặt lại vấn đề về cách dịch các khái niệm đã đi vào lịch sử và được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận, đặc biệt là trong việc sử dụng thuật ngữ như phân tích vừa trên.
    Paris, 1 tháng 6 năm 2006
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trang 36-37.
    [2]Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trang 80.
    [3]Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trang 150.
    [4]nt.
    [5]nt.
    [6]Tạp chí Văn học Nghệ thuật, số 4 và 5, 2005.
    [7]http://rarfaxp.riken.go.jp/~dang/MattLarking.htm
    [8]Về cách dùng từ ?ođương đại? trong cụm từ ?onghệ thuật đương đại?, tôi sẽ xin được trao đổi với ông Bùi Việt Bắc trong một bài viết khác.
  4. nhimmun

    nhimmun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    các bạn ơi, cho mình hỏi, thầy dạy từ trình độ nào trở lên, tiếng anh của mình đang kém lắm, liệu có theo học được của thầy ko nhỉ
  5. Mat_Lech82

    Mat_Lech82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên đến gặp trực tiếp thầy để thầy test xem trình độ của bạn ở mức nào. Còn việc có học được hay không, học từ trình độ nào thì bạn sẽ được thầy hướng dẫn.
    Best regard !
  6. xuhao_bapcai_xuplo

    xuhao_bapcai_xuplo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Mình gọi di động cho thày thì gặp toàn lúc thày tắt máy. Vậy có ai biết cho mình hỏi, đến gặp thày để kiểm tra trình độ và hỏi về các lớp (mình muốn học toeft ibt và phát triển kỹ năng tiếng) thì đến lúc nào là được? (lúc thày có ở Huỳnh Thúc Kháng ấy).
    Nếu muốn kiểm tra trình độ mình phải gọi điện trước cho thày để hẹn đúng ko?
    Toefl ibt thì có lớp nào mới mở hoặc sắp mở ko? Sắp mở càng tốt.
    Hì, bạn nào biết trả lời cho mình với nhá, mình cảm ơn nhiều nhiều nhiều.

  7. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Oh, có bài của hoạ sĩ Ng Đình Đăng trả lời Ng Đình Thành đây, về các cách dịch "modern" í mà:
    Nguyễn Đình Đăng
    Hội họa hiện đại Việt Nam ở đâu?
    Trong bài ?oCận đại, hiện đại và đương đại? tác giả Nguyễn Đình Thành có yêu cầu tôi giải thích cái gì cho phép tôi lúc thì dịch ?omodern? là ?ohiện đại? lúc dịch là ?ocận đại? trong bản dịch bài ?oNghệ thuật của chiến tranh? của Matthew Larking. Nói gọn lại tức là chữ ?omodern? trong tên tiếng Anh của triển lãm ?o50 Years of Modern Vietnamese Painting? cần phải được dịch là ?ocận đại? hay ?ohiện đại? đây? Cũng như ông Nguyễn Đình Thành, tôi cũng đã đặt câu hỏi như vậy khi dịch bài của Larking ra tiếng Việt. Vì thế tôi cảm ơn ông Thành đã nêu ra vấn đề này để tôi có dịp giải thích dưới đây.
    Trước khi xem triển lãm ?o50 Years of Modern Vietnamese Paintings: 1925-1975? ở Tokyo Station Gallery và dịch bài ?oNghệ thuật của chiến tranh? của Larking, tôi đã biết rằng có hai thuật ngữ trong hội họa Việt Nam là ?ohội họa hiện đại? dùng để chỉ hội họa Việt Nam từ sau khi thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925) đến khoảng những thập niên 70?"80 của thế kỷ trước. Còn ?onghệ thuật đương đại Việt Nam? là thuật ngữ dành cho nghệ thuật ở Việt Nam những năm từ 1990?"1995 đến nay.
    Sau khi xem triển lãm nói trên và bắt tay vào dịch bài viết của Matthew Larking tôi thấy tên nguyên văn tiếng Nhật của triển lãm này làfTf^fSf'代絵"., trong đó chỉ có chữ ?oViệt Nam? (fTf^fSfđọc là ?obê-tô-na-mư?) là được viết bằng chữ katakana - chữ do người Nhật chế tạo ra dựa trên chữ Hán. Phần còn lại là chữ Hán chính gốc. Nếu dịch chữ '代 (?ocận đại? theo phiên âm Hán-Việt hay ?okin-đai? theo lối phát âm của ngườI Nhật) sát nghĩa với gốc Hán-Việt thì sẽ là ?oTriển lãm hội họa cận đại Việt Nam?, vì chữ ?o現代? (gen-đai) mới là ?ohiện đại?. Theo cách hiểu thông thường của người Nhật đối với những khái niệm như nghệ thuật thì '代 (cận đại) được dùng để chỉ ?omodern?, còn 現代 (hiện đại) được dùng để chỉ ?ocontemporary? (đương đại). Tôi thấy như vậy có vẻ hợp lý vì ?omodern art? không phải là nghệ thuật của thời hiện nay, mà là thuật ngữ chỉ một thời kỳ nghệ thuật từ cuối thế kỷ 19 đến khoảng những thập niên 70 của thế kỷ trước, tức là chỉ ở gần thời hiện nay. Như vậy dịch ?omodern art? là ?ocận đại? ('代) thì hợp với cảm giác thông thường về thời gian hơn là ?ohiện đại? (現代), là chữ (người Nhật) dùng để chỉ ?ođương đại? (contemporary). Tiếng Nhật không có chữ .代 như trong tiếng Trung Hoa (phát âm: đāng-đài) dùng để chỉ ?ođương đại?.
    Dùng chữ ?ohội họa cận đại? để dịch chữ'代絵"từ gốc chữ Hán theo nghĩa ?omodern painting? của tiếng Anh, như một cách phân loại trong ngữ cảnh nói trên, còn tránh được nhầm lẫn với ?omodernism?, mà tôi dịch là ?ochủ nghĩa hiện đại?, như một quan niệm. ?oModernism? dịch sang tiếng Nhật hay tiếng Trung Hoa (Hán) đều là ?o現代主義? có nghĩa là ?ochủ nghĩa hiện đại?. Tuy nhiên chữ ?o現代? trong cả tiếng Nhật (phát âm: gen-đai) lẫn tiếng Trung Hoa (phát âm: xiàn-đài) bây giờ lại có nghĩa là ?ohiện đại? chứ không phải là ?ođương đại? như đã nêu ở trên. Modernism là một trào lưu văn hóa xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Chủ nghĩa hiện đại (modernism) được khởi đầu bằng các tác phẩm văn chương của Beaudelaire, hội họa của Manet, triết học của Nietzsche, phân tâm học của Freud. Chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật hầu như song hành với sự ra đời của lý thuyết tương đối của Einstein trong vật lý, và sự phát triển mạnh của công nghệ với động cơ đốt trong. Những văn nghệ sĩ theo trào lưu này tuyên bố rằng các hình thái ?otruyền thống? trong nghệ thuật, văn chương, tổ chức xã hội đã trở nên lỗi thời, cần phải dẹp bỏ, và thay thế bằng một nền văn hóa mới. Modernism (chủ nghĩa hiện đại) chủ trương xét lại mọi lĩnh vực của xã hội loài người nhằm tìm ra nguyên nhân kìm hãm tiến bộ xã hội và thay thế sự kìm hãm đó bằng cách đi mới, tốt hơn. Theo modernism (chủ nghĩa hiện đại) thì những cái gì mới (cách tân) cũng đồng thời là tốt (thiện) và đẹp (mỹ) luôn. Chữ ?ohiện đại? trong modernism (chủ nghĩa hiện đại) nhằm nói lên cái gì đó mới, ngược lại với cái cũ, cổ điển, hay truyền thống.
    Như vậy, hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1975 có thể được phân loại là nằm trong hội họa cận đại (modern painting) mặc dù đã muộn so với thế giới chừng nửa thế kỷ. Nghệ thuật hiện đại (theo nghĩa những gì đang diễn ra hiện nay) hay đương đại (contemporary art) của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ khoảng cuối thập niên 80 đầu 90 của thế kỷ trước trở đi, khi các loại hình của contemporary art như nghệ thuật sắp đặt (installation art) và nghệ thuật trình diễn (performance art) bắt đầu được du nhập vào Việt Nam.
    Đầu đuôi của lý do dùng chữ ?ohội họa cận đại? cho hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1975 và ?ochủ nghĩa hiện đại? cho ?omodernism? hoặc một số đoạn trong đó từ ?omodern? được dùng để nói đến nghệ thuật mới, khác với cái cũ, cổ điển, hay truyền thống, trong bản dịch của tôi là như vậy. Tôi không phản đối nếu ông Thành hay một số thậm chí nhiều người khác dùng chữ ?onghệ thuật hiện đại? thay cho ?onghệ thuật cận đại? trong tiếng Việt (nói một cách chính xác là Hán-Việt) vì hai thuật ngữ này chỉ có một nghĩa là ?omodern art? trong tiếng Anh như đã nói ở trên mà thôi. Tuy nhiên chữ ?ohiện đại? trong tiếng Việt dễ bị lẫn lộn với ?ođương đại? (như đã xảy ra với ví dụ đưa tin của VNExpress, mà ông Thành đã trích dẫn, về chính cuộc triển lãm nói trên). Trong một số trường hợp, ?ohiện đại? trong tiếng Việt lại bao hàm luôn cả ?ođương đại?. Vì thế, để tránh lầm lẫn, tôi dùng chữ ?ohội họa cận đại? để dịch chữ ?omodern painting? hay ?o'代絵"? thay vì dùng chữ ?ohội họa hiện đại?.
    Theo thiển kiến của tôi, tiếp theo triển lãm ?o50 năm hội họa cận đại Việt Nam: 1925?"1975? ta cần có một triển lãm ?oHội họa cận đại Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến khoảng 1990-1995? (ví dụ ?o20 Years of Modern Vietnamese Painting: 1975?"1995?) ở Tokyo để công chúng Nhật Bản thấy được hội họa Việt Nam đã có một biến chuyển đáng kể về chất so với giai đoạn nửa thế kỷ trước đó, nhất là thời kỳ từ sau Đổi mới (khoảng từ sau 1985). Tôi chắc rằng khi đó Matthew Larking sẽ có một bài viết khác với một đánh giá khác. Ít nhất đó sẽ không còn là nghệ thuật của chiến tranh nữa.
    Tokyo, 6 tháng 6 năm 2006
  8. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Tôi thấy có bài này đưa ra ý kiến của các dịch giả gạo cội có sừng có mỏ nên bốt lên để các bác xem.
    Dịch thuật: một nghề của giới trẻ?
    VĂN BẢY (thực hiện )
    Nếu nhìn dưới góc độ công việc, thì dịch thuật văn học là một cái nghề, nghĩa là vẫn có một thời gian học nghề - làm nghề và có thu nhập. Nhưng dưới góc độ xã hội như ở ta hiện nay, thì nó không hẳn là một cái nghề; bởi thực sự thì nó cũng không giống một cái nghề bình thường. Trong mắt của nhiều bạn trẻ, dịch giả là những người rất già, có cái gì đó "bí ẩn, xa xôi"; và chính họ cũng thường thắc mắc, dịch thuật có phải là một nghề mà giới trẻ có thể chọn lựa được hay không? Để trả lời thắc mắc này, xin mời các bạn cùng chúng tôi "gõ cửa" một số dịch giả nổi tiếng đang sống tại TP.HCM.
    Dịch giả Nguyễn Minh Hoàng: thời nào, dịch cũng là quan trọng!
    Trong thời nào, dịch cũng là quan trọng, bởi sự giao lưu - tìm hiểu lẫn nhau thì không bao giờ ngừng nghỉ. Dịch, tối thiểu cũng làm được 3 việc:
    1/ Cần thiết, vì nó giúp nhiều người, qua bản dịch, xâm nhập vào được nhiều nền văn hoá.
    2/ Bổ ích, vì người dịch thường chọn cái hay để có hứng thú dịch, nên người đọc cũng sẽ đọc được cái hay.
    3/ Thú vị, vì qua từng từ, từng câu nhiều vấn đề dần dần hiện ra; người dịch sẽ thú vị đầu tiên.
    Các bạn trẻ muốn đi vào nghề dịch văn học thì trước hết cần phải say mê một ngoại ngữ nào đó, học thật giỏi nó. Sau nữa, các bạn phải am tường tiếng mẹ đẻ để sử dụng được nhuần nhuyễn; không rành tiếng mẹ đẻ thì bản dịch sẽ rất ngây ngô. Cuối cùng, phải biết văn hoá - văn chương một cách tương đối tổng quát, vì nếu không sẽ rất khó để hiểu được nếp nghĩ và tâm hồn người khác. Tôi còn nhớ kịch tác gia, dịch giả Vi Huyền Đắc kể một chuyện thế này: Vì không hiểu văn hoá và đời sống, nên có người dịch câu nói của người Hoa: "Công môn đả lão phu" thành "Cửa công đánh bà già"; trong khi thực tế thì câu này ghi lại âm của câu chào tiếng Pháp: "Comment allez-vous?", nghĩa là "Bạn có khoẻ không?". Không hiểu văn hoá, dịch rất dễ bị ngớ ngẩn.
    Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan: dịch là học!
    Dịch là nghề quá triển vọng đi chứ! Vì dịch là học và là cách học nhanh nhất, tốt nhất. Như ý nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, muốn học ngôn ngữ nào thì hãy dịch ngôn ngữ ấy ra tiếng Việt. Bản dịch cuốn "Đại cương văn học Trung Quốc" tương đối phổ biến, thì như ông nói trong hồi ký là dịch để học chữ Hán. Với lại, dịch cũng là một nghề tương đối tự do, mình là "sếp" của chính mình; làm thế nào thì thu nhập thế đó. Có điều, bây giờ giới trẻ ít được giáo dục tinh thần tự học và ít tự học nên có vẻ hơi e ngại khi bắt tay vào công việc dịch. Vì dịch, lúc nào cần tinh thần tự lập trong làm việc và chấp nhận sự đơn điệu; vì dịch thì thao tác công việc khá đơn giản, lại ít có sự thay đổi; nói như nhiều người là: hơi cô đơn. Nói tóm lại, nếu các bạn trẻ muốn bước vào nghề dịch, thì hãy chọn những vấn đề mà mình thật yêu thích, thật am hiểu, như thế sự thành công sẽ cao.
    Dịch giả Phạm Viêm Phương: dịch chẳng giống một cái nghề!
    So với nhiều nghề khác trong xã hội thì dịch chẳng giống một cái nghề, nó không có giấy chứng nhận? Chọn nghề này, nghĩa là các bạn chọn cái mơ hồ và thường không có đích cụ thể để đạt, lâu lâu mới có một người dịch được xã hội công nhận. Về thu nhập, các bạn có thể kiếm được một khoản tiền mà chưa phải đóng thuế lợi tức (dưới 4 triệu tháng). Tuy nhiên, với một nền học thuật còn non yếu như Việt Nam, thì người dịch vẫn còn hi vọng là mình sẽ làm được khá nhiều việc có ý nghĩa; các bạn có thể trở thành chiếc cầu nối để nhiều người đến được những thành tựu của nước ngoài. Nếu chịu khó đầu tư, các bạn cũng sẽ có khả năng trở thành học giả, nhà nghiên cứu như các vị tiền bối. Có điều, dịch là công việc tỉ mỉ, tủn mủn nên rất cần sự cẩn trọng, vì chỉ có mình kiểm tra chính mình, sai mình biết. Và các bạn cũng đừng hi vọng sẽ có hay sẽ trở thành thần đồng dịch thuật, vì sự tích lũy kinh nghiệm dần dần sẽ ngăn cản bước chân bạn đi quá nhanh.
    Dịch giả Huỳnh Phan Anh (Việt kiều Mỹ): dịch, nghĩa là tôi muốn kéo dài việc đọc!
    Với các bạn trẻ, tôi không muốn tuyên bố gì cả, chỉ có vài lời tâm sự thế này: Khi chọn dịch, nghĩa là tôi muốn kéo dài việc đọc, muốn yêu thích thêm một lần nữa tác phẩm mà mình đã đọc; và nếu được, chuyển cái yêu thích của mình đến nhiều người khác. Từ những năm 1970, tôi bắt đầu dịch vì thấy mình khô cạn nguồn sáng tác, có thể nói dịch như một lối thoát, vì nếu không dịch, tôi sẽ khó chịu nổi cảnh đơn điệu trong tâm hồn. Từ cuối thập niên 80, ngoài sự yêu thích, tôi còn dịch như một nhu cầu kiếm sống, dịch trong sự "khủng bố của nợ nần", có năm tôi xuất bản 10 tác phẩm. Có điều, dù đích đến là gì thì dịch cũng phải bắt đầu từ tình yêu, sự say mê. Không có sự say mê văn học, ngôn ngữ dân tộc thì nghề dịch rất nhàm chán. Với tôi, dịch là hoà tan tác phẩm nước ngoài vào ngôn ngữ dân tộc. Còn với các bạn trẻ, thì chẳng cần gì phải e ngại, vì mọi chân trời đều rộng mở, chỉ cần tự trang bị cho mình một đam mê.
    Nhà nghiên cứu An Chi: dịch tốt phải hiểu ý nguyên tác!
    Tuy không chuyên dịch nhưng do thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề của bản dịch nên tôi thấy rằng: Muốn dịch tốt, không chỉ nắm rõ ngôn ngữ cần dịch mà còn phải hiểu ý nguyên tác, hiểu ý tác giả. Ví dụ: "sầu sát nhân" đúng là "buồn chết người", nhưng không phải lúc nào cũng dịch như thế, mà nhiều khi phải dịch "buồn da diết". Đây là ngữ vị từ diễn tả cấp độ (cực cấp: mức độ cao nhất). Nhưng nhiều người vẫn có tâm lý, nếu dịch "buồn da diết" thì sợ bị chê là dịch sai; và vì sợ sai, nên nhiều bản dịch đã né tránh ngữ cảnh. Mà ngữ cảnh mới là quan trọng, hiểu ngữ cảnh, sự thành công của bạn dịch có thể đạt đến 70%. Vì ngữ cảnh nó bao gồm các chuỗi ngữ nghĩa (cấu trúc ngữ nghĩa), mà dịch là đối diện trực tiếp với các chuỗi ngữ nghĩa v.v... Vì thế, tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng, khi nào có đủ yêu thích thì hãy bắt đầu, bằng cách chọn cho mình một chuỗi ngữ nghĩa.
    Nhà ngôn ngữ, dịch giả Cao Xuân Hạo: cần phải học nghiêm túc!
    Tôi hơi lạ vì các bạn trẻ lại hỏi về chuyện dịch thuật, vì cái nghề này có gì hấp dẫn đâu nhỉ. Sự hấp dẫn có chăng, là ở cái quyền làm người trung gian, tự chọn lựa cái hay (thậm chí cái dở) để giới thiệu. Còn cái nghề này, muốn làm tốt thì tất nhiên cần phải học nghiêm túc, giáo trình trên thế giới thì không thiếu, cái thiếu là các bạn không có đủ say mê để học, không có chỗ để học, ngay trong giờ học ngoại ngữ thì người dạy cũng không có đủ thời gian để chỉ ra những đặc điểm hình thái; mà không nắm được đặc điểm hình thái trong từng câu thì rất khó để bắt đầu công việc dịch. Ngoài ra dịch cũng còn một cái khó (dường như là khó nhất) là làm thế nào để tạo ra được một bản dịch uyển chuyển, hài hoà giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ gốc. Nói như dịch giả Trương Chính, muốn dịch cho hay thì phải hình dung được trong tình huống như thế, người Việt nói như thế nào.
  9. lion297

    lion297 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nghe danh thầy Thân roài, nhưng mà học phí hơi bị "nặng đô". Giá thầy nhân từ chút nữa thì mình cũng cắn răng học đấy. Phải cái...
  10. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Never say die mà vội lùi bước thía? Tớ thấy thầy có giảm học phí cho 1 số "sinh viên nghèo vượt khó" đấy Chịu khó trình bày 1 tí xem sao.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này