1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GDMtraining - IELTS, TOEFL, TOEIC, Dịch, Phát triển kỹ năng và Ngữ pháp (Cấp tốc & Dài hạn)

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi NeverB4, 11/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. stapler

    stapler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Hahhâaa....nghe bạn trả lời mới bài bản làm sao!!!!!..>Trong đó, không quên tận dụng cơ hội để quảng cáo........
  2. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Thx. Xin post tặng bác và mọi người 1 bài khác tiếp nối bài của Văn Bảy:
    Trịnh Nhật
    Dịch thuật bằng máy: Niềm mơ ước còn hoài
    Qua sự giới thiệu trong mục spectrum của talawas, tôi đã được đọc bài ?oDịch thuật: một nghề cho giới trẻ?? trong báo Người Viễn Xứ, số ra ngày 22.7.2005. Bài viết này tập trung việc dịch thuật trong phạm vi văn chương, văn học. Theo tác giả Văn Bảy, dịch thuật văn học là một cái nghề, mà cũng không hẳn là một cái nghề, tùy theo mình nhìn theo góc độ công việc hay góc độ xã hội. Nghề là bởi vì phải ?ocó một thời gian để học nghề, làm nghề và có thu nhập?. Không hẳn là nghề là bởi vì thực sự nó ?okhông giống một cái nghề bình thường?, vì nó có cái gì đó ?obí ẩn, xa xôi?, hình như chỉ để dành cho người già, nghĩa là ngoài tầm tay của giới trẻ.
    Người thực hiện bài viết muốn làm sáng tỏ vấn đề, muốn cho được rộng đường dư luận, nên ông đã hội ý với 6 dịch giả người Việt nổi tiếng đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, mà theo như hình ảnh trong báo cho thấy thì các vị này đều là phái nam và đều đã ngoài lục tuần. Sáu vị ấy là: Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Tôn Nhan, Phạm Viêm Phương, Huỳnh Phan Anh, An Chi, và Cao Xuân Hạo. Chung chung mà nói, các vị này đều khuyên các bạn trẻ nào muốn vào nghề thì phải:
    Đam mê dịch thuật như một môn sở thích.
    Say mê văn học dân tộc và ngôn ngữ mẹ đẻ.
    Hăng say tìm hiểu, học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm.
    Tạo được sự uyển chuyển, hài hòa giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ ngọn.
    Hình dung được tình huống trong ngôn ngữ gốc để chuyển tả chính xác, tự nhiên trong lối nói của ngôn ngữ ngọn.
    Dịch thuật ở đây chỉ được hiểu là dịch văn học nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. Tôi không thấy vị nào nói đến vấn đề khó khăn, nếu có, trong việc xin phép bản quyền tác giả có tài sản trí tuệ đã được chọn dịch. Riêng dịch giả Phạm Việt Phương thì cho biết thu nhập hàng tháng cho nghề dịch thuật, chưa đóng thuế lợi tức, có thể được gần 4 triệu đồng VN. Song, không thấy ông nói là phải làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày hoặc trong một tháng.
    Với kinh nghiệm cá nhân ở Úc, dịch thuật, hay đúng hơn là việc phiên dịch, biên dịch thông tin cộng đồng, với tôi một phần là cái nghề ?okiếm cơm?, còn biên dịch văn học, văn chương là một sở thích làm theo tuỳ hứng cho mình, vì mình, chứ không có thù lao. Và hầu hết truyện ngắn tôi dịch là dịch sang tiếng Anh, trong đó phải kể là những truyện ngắn của Nhật Tiến, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài? Hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ đóng thành một tuyển tập truyện dịch để đem in, nhưng chắc không phải do lợi ích thương mại bởi vì công lao, chi phí in ấn phải bỏ ra rất nhiều so với khoản tiền thu nhập.
    Niềm mơ ước của tôi là dùng máy phụ giúp cho việc dịch thuật. Vì vậy, cách đây khoảng đôi ba năm khi tham gia vào các diễn đàn của người Việt hải ngoại trên các Websites quốc tế, tôi đã được một chị nhà giáo về công nghệ tin học (IT) ở California, Hoa Kỳ, hướng dẫn tôi vào máy dịch Systran. Ðể thử nghiệm, tôi đã cắt và dán (cut & paste) một đoạn khoảng 150 chữ của một bài viết tiếng Anh của tôi, rồi bấm nút để chuyển dịch ra tiếng Pháp thì chỉ khoảng 1 giây là tôi được ngay một đoạn dịch bằng Pháp ngữ. Thật là thú vị!
    Dưới đây là thí dụ:
    Nguyên bản:
    No Pain, No Gain
    I don''t remember exactly how many times I''ve visited the Netherlands. I vaguely recollect that it would be at least five times. Three times out of England, once out of the USA and this last time, out of Australia. These visits cover a period of over 20 years. Each time that I went it was to visit friends whom I sorely missed. Visiting people is my main priority, whilst sight-seeing takes second place. This way of travelling costs us less, but gains us more, much like in the early days of being Vietnamese refugees. However, this last time, on my arrival in Amsterdam, apart from seeing friends and sight-seeing, I also had to do something which was to me far more advantageous - that is to attend to my teeth. This trip was about a patient seeking a dental doctor, and looking for a private clinic for a period of two weeks, free of charge. (154 từ)
    Bản dịch:
    Aucune douleur, aucun gain
    Je ne me rappelle pas exactement combien de fois j''ai visité les Hollandes. Je rappelle vaguement qu''il serait au moins cinq temps. Trois fois hors de l''Angleterre, une fois hors des Etats-Unis et de cette dernière fois, hors de l''Australie. Ces visites couvrent une période de sur 20 ans. Chaque fois que cela j''a disparu il devait rendre visite aux amis dont je me suis douloureusement ennuyés. Les personnes visitantes sont ma priorité principale, tout en la visite touristique prend le deuxième endroit. Cette manière du déplacement nous coûte moins, mais nous gagne d?Tavantage, tout comme en les jours tôt d''être les réfugiés vietnamiens. Cependant, cette dernière fois, sur mon arrivée à Amsterdam, indépendamment de voir des amis et de la visite touristique, j''ai dû également faire quelque chose qui était à moi bien plus avantageux--qu''est s''occuper mes dents. Ce voyage était au sujet d''un patient cherchant un docteur dentaire, et recherchant une clinique privée pendant une période de deux semaines, gratuitement. (164 từ)
    Mới đây, tôi lại nhờ máy Systran chuyển dịch một đoạn đầu của bài tôi viết bằng tiếng Anh nhân dịp Năm Ất Dậu, Tết Con Gà như sau:
  3. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Nguyên bản:
    A Vietnamese Lunar New Year Message
    Dear Everyone,
    Well, the Year of the Monkey is over and once again it?Ts time to reminisce about the lives of the family, as we head into the Year of the Rooster? Let us hope that the Year of the Rooster heralds in a brighter future for all of us. Roosters will not try ?~to compete with each other by their louder crow?T, as Vietnamese people often say, in order to avoid last year?Ts world turmoil of the Iraqi War. Also, in the light of the tsunami disaster, let us all look at the bigger picture and see 2005 as a year of understanding and consideration for our fellow man. If the worse comes to the worst, we might like to call 2005 the Year of the Hen, because hens don?Tt crow or fight their hearts out. (143 từ)
    thì được một đọan tiếng Pháp như thế này:
    Bản dịch:
    Un message lunaire vietnamien de nouvelle année cher chacun, bien, l''année du singe plus d''et de nouveau il est temps de se rappeler au sujet des vies de la famille, car nous nous dirigeons dans l''année du coq... Espérons que l''année des hérauts de coq dans un futur plus lumineux pour tous les nous. Les coqs n''essayeront pas le `pour concurrencer l''un l''autre par leur corneille vietnamienne plus forte'', comme les gens disent souvent, afin d''éviter l''agitation du monde de l''année dernière de la guerre irakienne. En outre, à la lumière du désastre de tsunami, laissez-nous tout le regard à l''image plus grande et voyez 2005 comme année d''arrangement et de considération pour notre homme de camarade. Si le plus mauvais vient au plus mauvais, nous pourrions aimer appeler 2005 l''année de la poule, parce que les poules ne rappellent pas ou ne combattent pas leurs coeurs dehors. (150 từ)
    Với khả năng tiếng Pháp khiêm tốn của tôi, tôi để ý thấy máy dịch Systran (1) không chịu xuống dòng; (2) không chuyển dịch chữ viết hoa nếu không phải chữ đầu dòng hay sau dấu chấm; (3) khi không tìm đúng chữ tiếng Pháp thì để nguyên chữ tiếng Anh; (4) đa phần là dịch ?otừ-theo-từ? (word-for-word); (5) thứ tự chữ có khi không được phân minh; (6) gặp thành ngữ thì máy dịch đành bó tay; (7) thiếu tính chất tự nhiên, hài hòa của ngôn ngữ ngọn.
    Tôi hiện đang làm cuốn từ điển song ngữ kết-hợp-từ hai chiều Anh-Việt/Việt-Anh (Bilingual, Bi-directional Dictionary of English-Vietnamese Collocations) cho học viên cấp cao Anh-ngữ và cho biên dịch và phiên dịch viên chuyên nghiệp. Chắc nhanh lắm cũng phải mất vài năm nữa. Khi đã có dữ kiện làm cơ sở dữ liệu (database), tôi sẽ nghĩ đến chuyện máy dịch cho tiếng Việt. Vào lúc này đây, trong khi máy dịch Systran đã có rất nhiều thứ tiếng, kể cả những tiếng trong vùng Châu Á như Hoa ngữ, Nhật ngữ, Hàn ngữ là những tiếng có chữ viết rắc rối không kém gì Việt ngữ, mà tiếng Việt thì đến giờ này vẫn không có là không có.
    Với máy dịch, chuyện tam sao thất bổn là chuyện khá tự nhiên, nhất là đối với những bản dịch phức tạp, hoặc có tính cách văn chương, văn học. Tôi nghĩ với những bản dịch thông tin thời tiết hoặc khoa học thì không đến nỗi nào, vì việc dịch gần như thẳng thừng (straightforward), có sao ra vậy, nhất là khi hai ngôn ngữ có những cấu trúc, từ vựng gần nhau như Anh với Pháp như trường hợp quốc gia sử dụng song ngữ ở Canada chẳng hạn.
    Vấn đề của tôi là tôi muốn biết máy dịch có thể thực hiện trung bình được bao nhiêu phần trăm của một bài dịch thông thường. Đời người quá ngắn ngủi, mà chuyện dịch thuật đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên tâm, bền chí khôn lường. Mới đây tôi được dịch giả Tôn Thất Quỳnh Du, người Úc gốc Việt đang sống tại Canberra, cho biết khi dịch truyện Thiên sứ (The Crystal Messenger) của Phạm Thị Hoài anh đã phải mất 2 năm ròng rã. Nếu máy mà dịch được 70%, còn 30% dành cho người dịch, thì đó là một điều vô cùng thích thú rồi. Người dịch chuyên nghiệp có thể làm 2 việc: (1) sửa chữa nguyên bản trước (pre-e***ing) và (2) sửa chữa bản dịch sau khi máy đã dịch (post-e***ing) để phụ giúp cho máy dịch những điều mình có thể tiên liệu và những điều không tiên liệu được. Chúng ta cứ thử nghĩ nếu mình phải dịch 10 cuốn truyện mỗi cuốn 400 trang, mỗi trang 500 chữ (10x400x500 = 2.000.000 chữ) từ Anh sang Việt hay ngược lại, thì mình sẽ được lợi biết là bao nhiêu!
    Người nào việc ấy! Như người Anh họ nói ?ohorses for courses? (ngựa thì ra trường đua), Người Việt mình thì bảo: ?oChó giữ nhà, mèo bắt chuột?, nên tôi muốn được tham khảo, hội ý với một hay nhiều người rành về công nghệ tin học để được dịp nghiên cứu chung về cái cơ cấu, nguyên tắc của việc dịch bằng máy. Về phần tôi, và với sự cộng tác của một số người cùng chuyên môn sở thích, chúng tôi/ chúng ta sẽ so sánh hai ngôn ngữ Anh-Việt trong vấn đề dịch (về từ pháp và cú pháp) trong đường hướng ngôn ngữ đặc thù của máy vi tính (computer-oriented) để rồi sẽ bảo máy thi hành những chỉ dẫn, mệnh lệnh (instructions/commands) mà mình đặt ra. Không hiểu tại Việt Nam hoặc tại các nước tiên tiến trên thế giới, đã có ủy ban nào hoặc nhóm chuyên viên nào nghiên cứu về vấn đề này chưa. Qua những nguồn tin không mấy chính thức, tôi đã được nghe là có người tại thành phố Hồ Chí Minh đã được học bổng của Mĩ để sang Hoa Kỳ học lấy bằng PhD về dịch bằng máy (machine translation) hoặc mới đây được nghe qua Trường Cao đẳng / Đại học Hoa Sen ở Sài Gòn là có một nhóm tư nhân ở Việt Nam cũng đang mầy mò nghiên cứu về đề tài này. Chuyện thực hư ra sao, tôi chưa có dịp kiểm chứng. Nếu có ai biết thêm gì xin cho tôi biết với! Xin gửi đến quí vị, quí bạn một ?otiếng vọng từ đáy vực? và «niềm ước mơ còn hoài».
    Chừng nào chuyện dịch bằng máy trở thành hiện thực thì việc dịch thuật nhất định phải là một cái nghề cho giới trẻ, một cái nghề quí hiếm trong tay, mà cho dù có ?oruộng bề bề? cũng không bằng. Cổ nhân ta đã chẳng bảo ?onhất nghệ tinh nhất thân vinh? đấy sao?
    Sydney, Tháng 7, 2005
  4. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Khuyến mại thêm bài này về dịch bằng máy nữa nè:
    Trịnh Nhật
    Đi tìm phần mềm dịch tiếng Việt
    Bài ?oDịch thuật bằng máy: Niềm mơ ước còn hoài? của tôi đăng trên talawas hồi tháng 7. 2005 và trên khoahoc.net hồi tháng 9. 2005 kêu gọi độc giả bốn phương cho biết thông tin liên quan đến một nhóm chuyên gia thực hiện nhu liệu dịch tiếng Việt bằng máy.
    Khoảng hai tháng sau, nhân một chuyến sang Mĩ, ở Santa Ana tôi có dịp gặp một chị nhà giáo tin học, người đã từng giới thiệu tôi làm quen với máy dịch Systran mấy năm trước đó. Ưu tư của tôi ở thời điểm gặp chị là làm sao thực hiện kho trữ liệu văn bản tiếng Việt (Vietnamese text corpus) để có hàng trăm, hàng ngàn triệu chữ Việt cất giữ trong kho, cho việc nghiên cứu làm từ điển kết hợp từ (collocation dictionary) Anh-Việt/Việt-Anh. Nói khác đi là tôi muốn thực hiện một dự án cho tiếng Việt, tương tự như Dự án Cobuild mà Giáo sư John McH. Sinclair đã làm cho tiếng Anh tại Đại học Birmingham bên Anh Quốc. Cái lợi của kho trữ liệu văn bản là mình khi muốn có trích dẫn làm thí dụ cho từ điển thì, nói có sách mách có chứng, những từ hoặc cụm từ dùng ấy thực sự có xuất hiện bên nhau, chứ không do mình tưởng tượng ra hay dựa vào trí nhớ. Cái lợi khác là cho việc làm từ điển kết hợp từ vì nó giúp mình biết được một từ hay một cụm từ nào thường xuất hiện sau nó hoặc trước nó trong thực tế.
    Trong lần gặp này, chị đã cho tôi biết không dễ gì và có thể không cần phải thực hiện một dự án to lớn như vậy. Nếu muốn biết từ nào đi trước đi sau từ nào, thì mình chỉ việc vào yahoo.com đánh máy từ đó, nếu là tiếng Việt, dùng loại chữ unicode, thì ta sẽ được vô số những câu có từ đó xuất hiện. Chẳng hạn như muốn biết chữ "kinh nghiệm" thường xuất hiện với những từ gì, cụm từ nào đứng trước hoặc đứng sau nó, thì đánh chữ đó vào ô trống, rồi bấm search thì ta có cả triệu ca trong đó có từ hoặc cụm từ xuất hiện với "kinh nghiệm". Có điều trong triệu ca đó thì có những từ, những cụm từ xuất hiện với cả "kinh" lẫn "nghiệm" nữa. Tôi đã thử và đã nhận diện được một số từ kết hợp với "kinh nghiệm" như: "kinh nghiệm" + [sống; bản thân; ngoài đời; tình trường; cận chết; rời khỏi thân thể; mắt thấy tai nghe; công nghệ thông qua sản phẩm?].
    Trong buổi làm việc với Cris A. Fitch, kĩ sư trưởng/quản lí dự án (Senior Engineer/Project Manager) của Systran Software Inc., trụ sở nằm trên đường Genesee Avenue ở San Diego, tôi được anh cho biết vào giữa thập niên 90 chỉ có hai công ty chính là Globalink và Micro Tak chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ dịch thuật bằng máy. Hai công ti này sau đó sáp nhập làm một, nhưng chẳng bao lâu sau công ti hợp doanh này bị phá sản. Chuyện dịch tiếng Việt bằng máy cũng đã được Globalink thực hiện nhưng vì không có chất lượng và chắc không đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận nên họ không tiếp tục.
    Anh cũng cho biết thêm là cơ quan Systran không nghĩ đến đem tiếng Việt vào làm một ngôn ngữ dịch máy, nhưng anh đặt giả thuyết là nếu trong vài năm nữa, năm 2008 chẳng hạn, Google hay Systran tài trợ cho dự án dịch tiếng Việt thì công việc cho những ai muốn tham gia dự án là phải bắt đầu chuẩn bị nghiên cứu hai ngôn ngữ Anh Việt (khoan nói tới văn phạm, cú pháp) về những chuyện như sau:
    Văn bản song đôi (parallel corpora/twin texts): văn bản có nội dung tương tự.
    Vốn từ vựng (lexicon): toàn thể từ vựng có trong từ điển.
    Hình thái học/hình vị học (morphology): cấu trúc, cách tạo từ ngữ.
    Những từ đồng tự (homographs): chữ viết giống nhau mà khác nghĩa.
    Anh cũng cho tôi biết mặc dù tiếng Việt có hơn 80 triệu người sử dụng, nhưng cũng còn có những ngôn ngữ khác như Bengali có 200 triệu người sử dụng, hoặc tiếng Nam Dương, tiếng Thái, tiếng Tamil, v.v? là những tiếng có đông người sử dụng mà về mặt dịch máy cũng không được quan tâm mấy. Systran đã không đặt ưu tiên số đông người sử dụng mà để ý nhu cầu thực tiễn thương mại cho sản phẩm phần mềm của họ, nếu có.
    Trong chuyến về Việt Nam sau đó, tôi được biết báo Thanh Niên trực tuyến, số ra ngày 6-6-2005 có thông tin về phần mềm dịch tự động tiếng Việt. Các chuyên gia vi tính của Phòng Công nghệ Phần mềm Máy tính của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã giới thiệu phác thảo sơ khai về dịch máy năm 1990 và được sự quan tâm của một số cơ quan nghiên cứu và đào tạo. Từ đó sản phẩm phần mềm EVTRAN 1.0 dịch tự động từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã được hình thành như một thương phẩm đóng gói lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1997 (với từ điển dịch chứa gần 80.000 mục từ).
    Bản EVTRAN 2.0 được giới thiệu từ năm 2000 và đã thực sự góp phần hỗ trợ những người sử dụng máy vi tính khi làm việc với văn bản tiếng Anh. Và mới đây là bản EVTRAN 3.0 (còn có tên gọi là EV-SHUTTLE) là phần mềm dịch tự động hai chiều Anh-Việt/Việt-Anh.
    Nỗi vui mừng trước tiên và trên hết của tôi là biết có tiếng Việt cho máy dịch, mặc dù biết hơi trễ, và máy đọc được tiếng Việt và dịch ra được tiếng Anh. Tôi đã tìm cơ hội đến Phòng Công nghệ Phần mềm Máy tính của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ này ở C6 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, để gặp và nói chuyện với ông Lê Khánh Hùng, cùng với anh Lê Minh Hoàn và 2 người bạn trẻ nữa.
    Trong một tài liệu đưa tay cho tôi, ông Hùng đã viết về sản phẩm dịch máy như sau:
    ?oTrong mọi sản phẩm dịch máy phần trọng tâm là động cơ dịch: thành phần thực thi việc phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người ta phân ra hai loại kiến trúc chính của động cơ dịch:
    Kiến trúc trực tiếp (dựa trên chuyển đổi văn phạm)
    Kiến trúc gián tiếp (dựa trên kiến thức ngôn ngữ)
    Các thương phẩm dịch máy hiện hành hoặc có kiến thức chuyển đổi trực tiếp (như Systran?) hoặc là sự lai ghép giữa kiến thức chuyển đổi với việc áp dụng tri thức về ngôn ngữ (như Globallink, IBM?). Động cơ dịch của phần mềm EVTRAN cũng dựa trên sự lai ghép của hai kiến thức nêu trên.
    Khung động cơ dịch của EVTRAN có thể mô tả vắn tắt như sau:
    Phân tích văn phạm: Từ câu cần dịch xây dựng cây cú pháp nguồn.
    Chuyển đổi: Biến đổi cây cú pháp nguồn thành cây cú pháp đích.
    Tổng hợp câu: Từ cây cú pháp đích xây dựng câu dịch.
    Với mỗi câu có thể dựng được nhiều cây cú pháp khác nhau, đó là tính nhập nhằng nội tại của ngôn ngữ nguồn. Việc chọn cây thích hợp được thực hiện trong bước Phân tích Văn phạm. Đối với những nhập nhằng do chuyển ngữ thì có thể thực hiện trong bước chuyển đổi, khi có sẵn thông tin của ngôn ngữ đích.
    Công cụ hình thức để mô tả cú pháp là Văn phạm Phi ngữ cảnh. Tuy nhiên, mô hình này nhìn chung không thể thể hiện những tình huống ngôn ngữ tinh tế.
    Những nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ tập trung vào việc mở rộng mô hình văn phạm để mô tả được những Luật hành văn (bao gồm Ngữ vựng, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa và Ngữ dụng). Cách tiếp cận là những ứng dụng khác nhau để mô tả những qui luật hành văn khác nhau của ngôn ngữ.?
    Tôi đã có dịp thử phần mềm EVTRAN 2.0 dịch tự động sang tiếng Việt một đoạn viết bằng tiếng Anh của tôi thì thấy là như sau:
    Nguyên bản: Life is short: Think BPP
    ?oDalai Lama, the chief lama and until 1959 ruler of Tibet once said:
    ?oI believe that the very purpose of our life is to seek happiness. That is clear. Whether one believes in religion or not, whether one believes in this religion or that religion, we all are seeking something better in life. So, I think, the very motion of our life is towards happiness? And happiness can be achieved through training the mind.?
    The leader of the Tibetan people was not referring to ?othe mind?T merely as one?Ts cognitive ability or intellect. Rather, he was using the term in the sense of the Tibetan word Sem, which has a much broader meaning, encompassing intellect and feeling, heart and mind. By bringing about a certain inner discipline, we can undergo a transformation of our attitude, and our approach to living.
    I have started thinking about how to spend the twilight of my life in a peaceful state of mind. My recent motto happens to be ?oThink BPP?. Confusing, isn?Tt it? Let me explain it fully.?
  5. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Dưới đây là bản dịch bằng máy:
    Bản máy dịch: Cuộc sống (thì) ngắn: Nghĩ BPP
    ?oHà mã Dalai, Hà mã chính và cho đến khi 1959 thước đo (của) Tibet một lần nói:
    ?oTôi tin tưởng rằng chính mục đích (của) cuộc sống (của) chúng ta sẽ tìm kiếm hạnh phúc. Cái đó (thì) sáng sủa. Dù một tin tưởng vào tôn giáo hay không, dù một tin tưởng vào tôn giáo này hoặc tôn giáo đó, chúng ta hoàn toàn đang tìm kiếm cái gì đó tốt hơn trong cuộc sống. Như vậy, Tôi nghĩ, chính sự chuyển động (của) cuộc sống (của) chúng ta về phía hạnh phúc? Và hạnh phúc có thể được đạt được xuyên qua việc huấn luyện tâm trí.?
    Người lãnh đạo (của) Người Tây Tạng (mà) những người đang không viện dẫn ?oTâm trí?T?T Đơn thuần như ability nhận thức hoặc sự hiểu biết (của) ai đó. Khá, (Mà) anh ta đang sử dụng Thời hạn trong cảm giác về từ Tây tạng Sem, Mà có một nhiều sự hiểu biết và cảm giác đầy ý nghĩa, xung quanh rộng hơn, trái tim và tâm trí. Bởi việc dẫn đến một kỷ luật (môn) bên trong nhất định, chúng ta có thể trải qua một sự biến đổi (của) thái độ (của) chúng ta, và (sự) tiếp cận để sống (của) chúng ta.
    Tôi đã bắt đầu nghĩ quanh làm sao để tiêu thụ lúc hoàng hôn (của) cuộc sống (của) Tôi trong một trạng thái hòa bình (của) tâm trí. Khẩu hiệu gần đây (của) Tôi xảy ra Tới ?oNghĩ BPP?. Làm bối rối, (thì) không phải là nó. Cho phép tôi giải thích nó hoàn toàn.?
    Dưới đây là bản dịch của tôi:
    Bản người dịch: Đời người ngắn ngủi: Hãy nghĩ BPP
    ?oĐức Đại-la Lạt-ma, Giáo chủ Phật giáo và là Nhân vật cai trị nước Tây tạng cho đến năm 1959 đã có lần nói:
    ?oTôi tin rằng mục đích chính yếu của cuộc sống chúng ta là tìm hạnh phúc. Điều đó thật rõ ràng. Cho dù ta có niềm tin tôn giáo hay không, cho dù ta tin vào tôn giáo này hoặc tôn giáo nọ, chúng ta đều đi tìm một cái gì tốt đẹp hơn trong đời. Cho nên, tôi nghĩ, cái động năng chính của cuộc sống chúng ta là hướng đến hạnh phúc? Và hạnh phúc có thể đạt được qua việc tập luyện trí tuệ.?
    Vị lãnh đạo dân tộc Tây tạng không nói đến ?otrí tuệ? chỉ trong ý nghĩa là khả năng nhận thức hay trí tuệ. Mà Ngài đã dùng từ này với nghĩa của từ ?~Sem?T trong tiếng Tây tạng, có nghĩa rộng hơn, bao gồm cả tri thức lẫn cảm quan, cả tâm lẫn trí. Bằng cách tạo dựng một kỉ luật nội tâm nào đó, chúng ta có thể biến đổi được thái độ và lối sống của mình.
    Tôi đã bắt đầu nghĩ về chuyện làm sao sống cảnh hoàng hôn của đời mình cho tâm hồn được an bình. Phương châm mới đây của tôi là: Hãy nghĩ BPP. Nghe khó hiểu nhỉ? Để tôi giải thích tường tận cho nghe nhe!?
    Có nhiều bạn có thể thất vọng, không vừa lòng với máy dịch ở giai đoạn này, nhưng máy là vật vô tri vô giác, bảo sao theo vậy, có sao làm vậy, đâu có lỗi, đâu có tội tình gì? Lỗi chăng là do ở người cung cấp thông tin cho máy xử lí theo hiệu lệnh của người. Chính ông Hùng cũng đã không ngần ngại nhìn nhận rằng sản phẩm của họ, cũng như sản phẩm của đa số ngôn ngữ khác, chưa thật sự có chất lượng tốt (chưa được đến 50% toàn hảo). Ông còn cho biết Nhóm Nghiên cứu tại Hà Nội, cũng như Nhóm Nghiên cứu tại Sài Gòn (tôi chưa có dịp làm quen họ), vẫn đang tiếp tục quá trình hoàn chỉnh sản phẩm này.
    Tôi không hiểu là nhà nước có đặt vấn đề ưu tiên cho dự án loại này không? Có giúp đỡ tài chính và kĩ thuật cho tư nhân khai thác không? Có chuyện giấu nghề, bảo vệ bản quyền không? Nhất là một khi sản phẩm này sử dụng vào mục đích thương mại. Làm sao tránh được những bọn hackers phá đám, chôm chỉa (piracy).
    Tôi đã từ Úc gửi mua được phần mềm EV-SHUTTLE (giá 290.000 đồng Việt Nam, khoảng 26 đô-la Úc) và sẽ thử nghiệm trong việc dịch tự động chiều từ Việt sang Anh trong nay mai. Thế nhưng, đó sẽ là đề tài cho một bài viết khác.
    Trở lại lời kêu gọi của tôi trong bài ?oDịch thuật bằng máy: Niềm mơ ước còn hoài?, những tưởng chỉ là ?otiếng kêu trên sa mạc?, nhưng mới đây tôi nhận được lá thư của một vị độc giả thuộc Nhóm nghiên cứu Việt ngữ tại California, gồm đa số là những chuyên viên tin học, đề nghị tôi hợp tác trong vai trò điều phối viên trong Dự án Máy dịch (Machine Translation Project). Hoạt động của Nhóm nghiên cứu này ra sao?
    Trong lá thư viết cho tôi ngày 21.12.2005, ông Phạm Hải, Tiến sĩ về khoa học điện toán (PhD in Computer Science) cho biết: ?oChúng tôi thuộc Nhóm Nghiên cứu Việt ngữ, "bản doanh" ở California, đa số là những chuyên viên Tin học. Từ năm 1995, chúng tôi đã có kế hoạch làm software phiên dịch Anh Việt, nhưng không thành công vì thiếu bảo trợ tài chính. Từ đầu năm nay (2005) nhóm sẽ hoạt động theo đường hướng mới. Nhóm sẽ kêu gọi chuyên viên và học giả khắp thế giới làm việc trên căn bản tự nguyện và vô vị lợi, với mục đích nghiên cứu Việt ngữ, giúp nhóm thiết lập Machine Translation software. Software này sẽ là freeware cho cộng đồng người Việt khắp thế giới, giúp chúng ta phiên dịch các tài liệu Anh ngữ qua Việt ngữ. Việc phiên dịch này rất cần thiết trong việc phát triển đất nước. Chúng tôi bắt đầu bằng đề nghị một Dự án Ngữ Toán (http://www.viethoc.org/content.php?menu=2400&page_id=56) qua sự bảo trợ của Viện Việt Học (Wesminster, California). Nhóm chúng tôi đã làm một software Chú thích Hán Việt (www.petrustvk.com/ChuThich.html).?
    Mới đây ông Phạm Hải còn cho tôi biết một tin vui: ?oChúng tôi đã có kế hoạch xúc tiến giai đoạn 1 cho dự án Ngữ toán tiếng Việt. Trong vòng 6 tháng, chúng tôi sẽ công bố text corpus cho hơn 10.000 tiếng đơn và hơn 100.000 tiếng kép. Chúng tôi cũng xúc tiến song song dự án Từ điển ngữ nghĩa tiếng Việt, bắt đầu bằng Từ điển của Lê Ngọc Trụ và Lê Văn Đức.?
    Cái thú vị trước mắt, đối với tôi lúc này, là sự đáp ứng của những người cùng có chung một mục đích - mục đích phục vụ cho tiếng Việt, cho việc dịch thuật tiếng Việt trong chiều hướng ứng dụng kĩ thuật, công nghệ phần mềm tiên tiến, hiện đại trong đệ tam thiên niên kỉ.
    Cái thú vị nữa là, sau chuyến đi nửa vòng trái đất, tôi đã tình cờ bắt gặp được phần mềm? ngay trong lòng đất Mẹ!
    Sydney, Tháng Giêng 2006
  6. chinhnghia171

    chinhnghia171 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi cho mình hỏi .Có phải lớp thầy Thân là lớp thuộc trung tâm đối diện với truờng Nam thành công ko nhỉ?Hồi truớc mình cũng định đăng kí ở đây nhưng bận quá nên ko đi đuọc .Bạn cho mình hỏi về lớp toeic và ielts nhé
  7. lavietk

    lavietk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng NeverB4 là thầy giáo Thân hoặc là chân gỗ của thầy Thân. Tôi chưa học thầy Thân nên tôi cũng không biết thầy dạy hay hay dở nhưng có một điều xin các bạn lưu ý đến tên topic: GDMtraining - IELTS, TOEFL, TOEIC, Dịch, Phát triển kỹ năng và Ngữ pháp (Cấp tốc & Dài hạn) ??????????????????
    Tại sao một học sinh đang theo học lại đăng một cái tin thế này nhỉ?????????????----------->Đây là tin quảng cáo
    Mình là người trung gian, là một thành viên của ttvn nên mình chỉ nêu lên chính kiến thế thôi. Nếu thật đây là bài quảng cáo của thầy mà thầy dạy tốt thì không sao cả, thậm chí là càng tốt. Nhưng nếu quảng cáo rầm rộ, tung hô thoái quá mà dạy chán thi vô lương tâm, mất đạo đức quá....
    Chúc các bạn vui học tốt!!
    Được lavietk sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 24/06/2006
  8. chinhnghia171

    chinhnghia171 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Vẫn cần hồi âm của các bạn????????
    Hic e cũng thấy nick never4 đấy nhiệt tình thật .Toàn post bài của thầy lên trên này.Nếu là học sinh thì ko sao cả nhưng nếu là thầy thì e nghĩ việc gì phải tự lăng xe nhở...hic.....
    Được chinhnghia171 sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 24/06/2006
  9. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Vậy là cứ ai quý thầy giáo mình lavietk cũng coi là chân gỗ cả sao ? Có lần tôi cũng có nói với thầy về việc tôi lập thread này thì thấy thầy rất không hài lòng. Thầy nói suốt 20 năm dậy học thầy chưa bao giờ phải qu.cáo cả, mọi người toàn tự đến học theo sự gi. thiệu của những người học trước. Tôi đã nói với thầy là tôi không qu.cáo mà chỉ lập diễn đàn để những người cùng học và mọi người cùng nhau trao đổi chuyện h.hành thôi. Trót lập ra trang này cũng vì một sân chơi chung mà hóa ra cũng có lúc bực mình.
    Còn cái tên gọi ư? Cũng may bạn hỏi tôi mới có dịp trả lời. Cái ngày tôi lập trang này thì cũng là ngày đầu tiên tôi vào Box Anh (English Club) này. Tôi thấy có trang Lớp học tiếng Anh cô Thuỳ(nghe-nói-đọc-viết-dịch-ngữ pháp)từ basic>advanced do bạn romanticgirl84_vn lập ra làm tôi chợt có ý nghĩ lập 1 trang tương tự về nơi tôi đang học, mong mọi người cùng nhau trao đổi, thế thôi. Phải chăng romanticgirl84_vn cũng làm quảng cáo chăng?
    Nếu bạn muốn hiểu rõ về thầy thì hãy đến gặp thầy thì mới biết được, đừng nên phỏng đoán lung tung nghe nó cứ thế nào í
  10. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Hiên nay thầy dậy ở nhà, cũng gần trường NTC, còn cái trung tâm bạn hỏi tôi nghĩ đó là trường quốc tế Mĩ.
    Về lớp TOEIC tôi đã có nói ở trên, bạn hãy xem lại.
    Còn IELTS thì tôi chưa học nên không rõ, bạn nhấn vào nick của những ai ở đây đang học IELTS mà hỏi xem sao.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này