1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GDMtraining - IELTS, TOEFL, TOEIC, Dịch, Phát triển kỹ năng và Ngữ pháp (Cấp tốc & Dài hạn)

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi NeverB4, 11/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Mọi thông tin cụ thể thì bạn cứ gọi điện cho thầy mới biết được. Ngoài số cũ 0903.223088 thầy còn có thêm số mới 0982.161999
  2. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    hiến bác bài phỏng vấn Dư Thị Hoàn này. Quá đỉnh luôn !!!
    Phỏng vấn : SÔNG CỬU LONG PHỎNG VẤN DƯ THỊ HOÀN VỀ VĂN CHƯƠNG VIỆT
    Có thể ví tình trạng bất cập (về phổ biến, thẩm định, biên tập, phê duyệt tác phẩm) như tấm lưới sắt B40, mà các gia chủ đang dùng để vây bọc lan can, khung cửa sổ tầng trên căn hộ. Mặc dù tính năng của nó rất hạn chế, và vô cùng mất mỹ quan
    Lê Anh Hoài:
    - Thưa nhà thơ Dư Thị Hoàn, gần đây nhiều người trong giới thường bàn bạc ?" khi công khai trên diễn đàn, khi trà dư tửu hậu ?" về những bất cập của văn chương Việt. Dường như mặt nào cũng có sự bất cập. Vậy xin chị phát biểu về vấn đề trên. Cụ thể, bất cập trong việc phổ biến (in ấn, phát hành sách giấy, mạng internet?)? Trong nhận định, phê bình?
    Dư Thị Hoàn:
    Văn chương Việt có thể tạm hình dung như một tủ thuốc bắc. Nó nhiều ngăn kéo lắm: ngăn cổ đại, ngăn trung đại, hiện đại, hậu hiện đại; ngăn trong nước, hải ngoại; ngăn vật liệu, ngăn cấu trúc; ngăn lý luận, phê bình, ngăn tác giả, độc giả v,v...
    Có lẽ tôi xin chọn hai ngăn kéo thôi: đó là môi trường xuất bản và thẩm định văn chương trong nước hiện nay, và chỉ đi vào khía cạnh bất cập hiện thời, cũng nhiều chuyện để nói với nhau rồi!
    Giai đoạn này, đất nước ta đang chuyển hướng từ cơ chể bao cấp - phân phối xin cho, đến cơ chế thị trường - cạnh tranh. Chúng ta phải dũng cảm thừa nhận rằng: cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua. Dù đau đớn đến mấy, dù phải trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, vẫn nên mừng rỡ vì cũng còn may, dân tộc ta đã thoát khỏi vũng lầy bế tắc trong thời điểm này.
    Bản chất vốn không dung hoà, không nhân nhượng của hai cơ chế, buộc chúng ta phải lựa chọn lấy một: Bao cấp tức là phủ nhận thị trường, thị trường tức xóa bỏ bao cấp. Đơn giản vậy thôi!
    Nửa thế kỷ qua chúng ta đã đẻ ra và dung dưỡng một bộ máy nhà nước duy ý chí để thao tác, vận hành bao cấp, một bộ máy gồm những cấu kiện thiểu năng nhưng lại được đặt vào những vị trí then chốt, để định hướng, định lượng và phân phối toàn bộ sản phẩm (cả vật chất lẫn tinh thần ) cho dân chúng như cha đạo phát chẩn!? Dân chúng làm và hưởng trong trạng thái gần như thụ động toàn phần. Kết quả là một đất nước lạc hậu cùng dân tộc đói kém đã đi kèm hai chữ Việt Nam bước dần vào ngõ cụt cho đến cuối thập kỷ 90. Bộ máy nhà nước từng thống soái cả một kỷ nguyên bao cấp đã không tận dụng được cơ hội làm cho nước giàu dân mạnh.
    Giờ, ngẫm kỹ về phạm trù thị trường mới ngộ ra rằng: nhu cầu làm, nhu cầu hưởng của dân chúng tự thân không hề lệ thuộc vào nhà nước. Sự có mặt của chính quyền giờ đây phải được xác định lại hoàn toàn. Bộ máy độc quyền phát chẩn xưa nay lại chủ quan uốn nắn, thậm chí đã từng thô bạo ngăn cản dòng chảy kinh tế thị trường, nay lâm vào cảnh huống hết đát là hiển nhiên!
    Do hết đát mà vẫn sử dụng trường kỳ, mới là nguyên nhân chí mạng gây nên chứng ung thư mà ta hay gọi là bất cập (hay lợi bất cập hại?!) đang di căn, huỷ hoại mọi chốn mọi nơi, mưng mủ khắp cơ thể Việt Nam: sưng tấy ở các ngành tài chính, xây dựng, giáo dục, giao thông, y tế... Dĩ nhiên văn chương cũng khó mà lành lặn.
    Riêng địa hạt văn chương hiện nay, mặc dù đã bao phen hô hào tự do sáng tạo, nhưng cơ quan quản lý với cách thức xuất bản, kiểm duyệt vẫn không xoay sở kịp với làn sóng ồ ạt của các cây bút đột phá. Đa số các ông bà ngồi dài hạn trên ghế tổng biên tập của nhiều nhà xuất bản, báo, tạp chí, ngồi dài hạn trên ghế lãnh đạo vụ, viện, sở, hội ngành văn học nghệ thuật đều là cán bộ trưởng thành từ chiến trận, từ thời bao cấp. Họ không qua hoặc không cần qua đào tạo nghiệp vụ một cách cơ bản, hệ thống, cập nhật, chỉ vì lý lịch, lai lịch cách mạng được ưu đãi, hoặc do quan hệ hoàng thân quốc thích, hay do mua quan bán tước, nghiễm nhiên được thể chế giao chiếc gậy định hướng, kiểm duyệt văn chương hàng chục năm nay với năng lực bất biến !
    Lê Anh Hoài:
    - Xin chị nói rõ hơn về những chuyện này?
    Dư Thị Hoàn:
    Tôi lấy thí dụ cơ quan Hội nhà văn Việt Nam. Những vị không thạo ngoại ngữ lại được chỉ định làm trưởng ban đối ngoại, nên mới xẩy ra chuyện gửi giấy mời hội thảo văn học dịch năm 2002 cho các đại biểu quốc tế mà toàn lỗi chính tả. Không thạo tiếng Anh, mà lại được phụ trách xuất bản tờ báo tiếng Anh, nên tờ báo chỉ ra vài số rồi chết yểu. Tổng biên tập Báo văn nghệ đã không biết ngoại ngữ, mà lại trưng dụng người cũng kém cỏi ngoại ngữ làm trưởng ban văn học dịch của toà soạn, cho đăng lên báo những bài lý luận văn học dịch sai một cách thảm hại về hàng loạt kiến thức nhập môn.
    Một Hội nhà văn tầm cỡ quốc gia, đang tắm mình trong thời đại điện tử, mà không tạo dựng được một trang web cho văn chương nước nhà, chỉ vì chánh phó tổng thư ký cùng ?okhiêm tốn? về trình độ vi tính.
    Phác qua hai tờ báo Văn nghệ: một ?ogià? một trẻ, là diễn đàn của một lực lượng văn học chủ chốt, gồm khoảng 800 cây bút sáng tác mang màu cờ sắc áo Việt Nam.
    Về hình thức: phong cách trình bầy, minh hoạ, từ trang bìa đến trang cuối, rất dễ nhận thấy lối mòn tư duy của những năm 60-70. Bìa của số tết, số xuân không là bồng mâm ngũ qủa thì là tấm áo tứ thân, không 12 con giáp thì là tranh Đông Hồ loè loẹt xanh đỏ. Ta xem trang bìa của số 2/9 Quốc khánh vừa mới đây thôi. Bức tranh kỷ niệm 61 năm Cách mạng tháng tám: lại gặp chú chim hoà bình trường phái mẫu giáo, lại gặp bông hoa chiếc lá đẳng cấp i-tờ, cờ đỏ sao vàng tung bay mặt phẳng... cẩu thả thô thiển còn kém xa bức tranh cổ động của ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước!
    Về nội dung thì Văn nghệ trẻ có vẻ năng động hơn, kinh doanh giỏi hơn Văn nghệ (già), nhưng phần lớn nội dung phản bội lại cái tên cúng cơm của mình, không có ý thức phô bầy lực lượng trẻ trung, không có năng lực giám định các sáng tác mới lạ, các cây bút đột phá, mà lại đi lấn sân sang các vụ án hình sự về kỷ cương phép tắc nước nhà.
    Các ông tổng biên tập đủ khôn ngoan rút kinh nghiệm xương máu từ người tiền nhiệm Nguyên Ngọc: Không dại gì tung ra những tác phẩm mới lạ mà mình không hiểu, gây xôn xao bàn tán để mà mất chức à! Mọc ra một Nguyễn Huy Thiệp, một Phạm Thị Hoài nữa thì chúng nó nổi tiếng chứ, mình lại vạ lây!
    Chắc mọi người còn nhớ, truyện ngắn ?oLinh nghiệm?, ?oCuốn sách gia truyền? của Trần Huy Quang và ?oĐi? của Nguyễn Bình Phương in trên báo Văn nghệ bị xăm soi. Kết án tác phẩm ?oBiểu tượng hai mặt? chẳng khác gì kết án Nhân văn giai phẩm 50 năm đã qua: xuyên tạc Cụ Thượng, cạnh khoé chế độ, nói xấu Đảng... Tổng biên tập đi vắng lúc ấy những tưởng vô can, không ngờ lại khiêm cung nhận khuyết điểm chứ không phải biện hộ bằng bản lĩnh quan Văn!? Kết quả phóng viên (tác giả) Trần Huy Quang bị đình chỉ công tác và cán bộ biên tập Nguyễn Thành Phong buộc phải thôi việc cơ quan.
    Kết quả là ông tổng biên tập vẫn bàn ghế vững chắc. Kết quả là tờ báo Văn nghệ xuống cấp... như lời than phiền kèm chút chua cay của một vị giáo sư kiêm nhà lý luận phê bình văn học nổi tiếng: ?oTờ báo biếu (Văn nghệ) xếp như một đống củi đây này (báo được cuộn chặt khi gửi bưu điện, gần đây mới cho vào túi ny-lon) tôi có buồn dở ra đâu!?. Rất tiếc là lời thở than đó không của riêng giáo sư đâu mà là của cả đội ngũ nhà văn, độc giả vì tâm huyết với văn chương mà đòi hỏi đẳng cấp quốc gia ở tờ Báo Văn nghệ, thế đấy!
    Cùng mắc bệnh tương tự: cầu an, nên Tạp chí Nhà văn đang phát hành một tháng một số, đã hàng chục năm nay, vẫn không lấy lại được phong độ của một thời, như tiền thân của nó - ?o Tác phẩm mới?.
    Lê Anh Hoài:
    - Còn xuất bản, thưa chị?
    Dư Thị Hoàn:
    - Vâng, rất nhiều chuyện. Tiểu thuyết ?oChuyện kể năm 2000? của Bùi Ngọc Tấn bị nghiền thành bột giấy. Tiểu thuyết ?oĐi tìm nhân vật? của Tạ Duy Anh bị cấm đoán. Buổi giao lưu của nhóm thơ ?oMở miệng? của Khúc Duy, Lý Đợi, Bùi Chát tại viện Gớt bị đình chỉ. Tập thơ ?oDự báo phi thời tiết? bị ngưng phát hành. Tập thơ ?oNhững giấc mơ của lưỡi? của Văn Cầm Hải chờ đến giờ đã hơn bốn năm vẫn chưa được cấp giấy phép... Thơ Vi Thuỳ Linh bị dập vùi, truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu bị đánh hôi... Oái oăm thay, khi tất tần tật những tác phẩm, tác giả liên tục bị sự cố, bị lãnh nạn từ ?otrên trời rơi xuống" thì... Hội nhà Văn cũng liên tục đứng ngoài! Báo Văn nghệ liên tục khoanh tay, tạp chí Nhà văn liên tục im tiếng.
    Đã đến lúc phải nghĩ đến việc thay đổi cả một guồng máy, mới từ con ốc con vít, mới về công/kỹ nghệ, mới về tính năng. Tức là phải dùng nhân tài! Chúng ta không thiếu nhân tài, vấn đề là không chịu thay!
    Lê Anh Hoài:
    - Có một thực tế: đang có một lực lượng viết, đa số còn trẻ, không thể ?ochờ? nổi hệ thống thẩm định, biên tập, phê duyệt trước khi cho phổ biến tác phẩm và họ tìm đến các trang văn học trên mạng như một lối thoát. Dù muốn hay không, dường như đã, đang hình thành một dòng chảy ?obên lề?, ?ophụ lưu?. Chị đánh giá thế nào về vấn đề này?
    Dư Thị Hoàn:
    Có thể ví tình trạng bất cập (về phổ biến, thẩm định, biên tập, phê duyệt tác phẩm) như tấm lưới sắt B40, mà các gia chủ đang dùng để vây bọc lan can, khung cửa sổ tầng trên căn hộ. Mặc dù tính năng của nó rất hạn chế, và vô cùng mất mỹ quan, nhưng nó có công dụng chống trộm đạo, bảo vệ sự an toàn cho bọn trẻ nghịch ngợm leo trèo, làm thoả mãn và yên lòng các bậc cha mẹ. Duy có một điều mà chỉ có bọn trẻ mới nhận rõ là nó vô cùng tệ hại vì đã rào chắn tầm nhìn, hạn chế tưởng tượng, ngăn cản tiếp xúc, giao lưu của bọn trẻ với thế giới màu nhiệm bên ngoài. Cho nên điều dĩ nhiên đã xẩy ra: Hễ có cơ hội, thì bọn trẻ này sẽ tìm cách sổ ***g, luồn ra ngoài tung tăng vui đùa, thoả thích với cỏ hoa, với chim bay, với cá nhảy, với cả bầu trời sắc màu biến ảo, dù biết sau đó có thể bị người nhớn quở mắng, sẽ bị đánh đòn. Cứ cho là đám trẻ đó thất học đi, bị nhốt ở nhà vì chúng nghịch ngợm đi. Có thể coi đám trẻ ấy là ?ophụ lưu?, là ?obên lề?, là bất trị, khi đem so sánh với đa số trẻ em ngoan ngoãn xếp hàng chào cờ dưới mái trường chính thống, luôn miệng gọi dạ bảo vâng không ?
    Lê Anh Hoài:
    - Đã có những bất cập như thế, theo chị Hội Nhà văn Việt Nam nên làm gì để thực sự theo kịp thực tế đời sống văn học?
    Dư Thị Hoàn:
    - Tôi nghĩ với câu hỏi này tôi đã trả lời nó một phần ở trên rồi, đúng không?
    Tôi muốn nói thêm, những năm gần đây, không phải không có những nỗ lực để thay thế sự bất cập ở ngay trong guồng máy vận hành, mặc dù ở quy mô nhỏ. Ta có thể tham chiếu bộ máy điều hành ?" Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà nội. Trong phiên đổi gác của khoá này, họ đã lựa chọn được những nhân vật có tài năng thật sự và có tính cách rõ rệt, trẻ trung và năng động để làm lãnh đạo, để làm quản lý. Hệ quả của nó rất dễ nhận thấy ở cách thức lựa chọn tác phẩm, kết quả trao giải thưởng hàng năm, tính khoa học (nghiêm túc, cẩn trọng, thuyết phục) và tính dân chủ (công khai, bình đẳng, thẳng thắn) của nó. Theo tôi, Hội nhà văn Việt Nam phải noi gương, phải học tập.
    Lê Anh Hoài:
    - Xin cảm ơn chị và hy vọng tiếng nói của chị lay động được cái "bất cập" mà ta vừa nhắc đến.
    Tháng 9/2006
  3. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn am_anh nhiều nghe. Rất vui, mặc dù đã đọc rồi nhưng sau đó lại không thấy nên bực lắm. Bây giờ được đọc lại thấy càng phê hơn, đã quá
  4. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Được NeverB4 sửa chữa / chuyển vào 07:34 ngày 24/12/2006
  5. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    - @ bác neo-: rất zui là đã làm bác zui lòng. Bài ph/vấn Phạm Xuân Nguyên bác muốn đọc thì vào site nè:
    www.viet-studies.org
    - @ LêVờ: cái vòng 3 của ấy đấy à? Đẹp quá nhẩy
  6. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    Vòng 2 đấy chớ, nhưng mờ ko phải của tớ đâu
  7. black_mask

    black_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    bà con ơi, tôi thấy lớp của thầy Thân từ ngày mở ra đông thế này chất lượng đi xuống quá, tôi đang học lớp NP-nghe- nói nhưng thật là trong một cái lớp 30 người thế này thì trình độ chẳng thấy lên tý nào cả, có bác nào đang học comment cùng tôi cái , hay là chỉ mình tôi cảm thấy thế nhỉ?
  8. thha9

    thha9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tớ quan tâm đến : "Các lớp Phát triển Kỹ năng theo định hướng business:
    - High-intermediate: học Nghe, Nói, Từ vựng, Ngữ pháp, Viết
    - Advanced: học Nghe, Nói, Từ vựng, Viết"
    Không biết sắp tới Thay có mở lớp mới nào không vậy?
  9. tramnamcodon1

    tramnamcodon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2004
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    THƯ MỜI HỌC THỬ MIỄN PHÍ - VIỆT TRUNG
    Kính gửi quý học viên!
    Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung xin gửi tới bạn lời mời học thử tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật , tiếng Hàn miễn phí. Đây là cơ hội để bạn lựa chọn được nơi học ngoại ngữ ưng ý cho bản thân.
    Để ghi danh học thử mời bạn gọi điện trước cho Việt Trung theo số điện thoại:
    9.154.256 / 0912.301.381/ 8.636.528
    *Đến học thử miễn phí để biết bạn đã lựa chọn đúng!
    *Phòng học media hiện đại, học trên máy vi tính

    *Học phí :
    - Khóa 3 tháng: 480.000vnd Từ ngày 20/10/2006 đến 20/12/2006 giảm học phí cho sinh viên .
    - Khóa 6 tháng: 960.000vnd Tặng 130,000 VND cho học viên đăng kí khóa 6 tháng .
    *Lịch học: 2,4,6 hoặc 3,5,CN
    Ca sáng : 8h30 đến 10h
    10h đến11h30
    Ca tối : 5h45 đến7h15
    7h30 đến 9h00
    *Phụ trách giảng dạy :
    1. Thầy Phạm Dương Châu -MA -Bei Jing Yu Yan Xue Yuan.
    2. Cô Đỗ Thuỳ Trang - Đài truyền hình Việt Nam.
    3.Thầy Nguyễn Tiến Anh ?" Khoa Nhật ĐHNN Hà Nội
    Điện thoại:04.9154 256 / 0912.301. 381/8.636.528
    Cơ sở1: số 17 ngõ 156 phố Hồng Mai - Bạch Mai (từ ngõ 156 rẽ vào ngã rẽ thứ nhất bên tay phải)
    Cơ sở2: số 51 ngõ 105 Thuỵ Khuê (từ 66b Hoàng Hoa Thám xuống dốc 15m)
    WEBSITES:
    http://my.opera.com/daytiengtrung
    http://tiengtrung.iblog.com
    http://vnexpress.net/vietnam/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/2005/10/3b9e37f7/
  10. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    Tớ được biết sắp tới về phát triển kĩ năng thầy sẽ khai giảng lớp mới học Viết - Nghe - Nói đấy. Hình như là học tối thứ tư và sáng chủ nhật hàng tuần.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này