10 ngày trước ngày kỷ niệm George Harrison qua đời, 29.11.01, dĩa nhạc cuối cùng của anh mang tên ?zBrainwashed?o được bày khắp nơi trên các kệ hàng. Người bạn lâu năm của anh, Jeff Lyne, và Dhani, con trai của George cùng sản xuất dĩa nhạc này. Đây là album thật đặc biệt mà George đã đầu tư rất nhiều công sức trong thời gian cuối đời mình. Có ai biết George đã luôn nổ lực âm thầm chứng tỏ cho thế giới cảm nhận sự hiện hữu của ban nhạc The Beatles lừng danh không bao giờ chết qua những album riêng với tên tuổi của mình liên tục xuất bản từ 1970 đến nay? Bắt đầu bằng dĩa ?zAll things must pass?o, George cho thấy ngay triết lý của anh qua sự đón nhận sự việc một cách rất nhẹ nhàng. Mọi người nói trong dĩa này thật ra toàn là những bài anh đã sáng tác trong thời gian The Beatles còn trình diễn nhưng phải gác lại, đứng xếp hàng sau những bài của John Lennon và Paul McCartney. Và đây là một cơ hội mà anh chứng tỏ tài năng của mình độc lập với The Beatles. Nhưng nếu nghĩ theo sự khiêm nhường của George rằng ngày và đêm luôn hiện hữu, bóng tối và ánh sáng luôn ở quanh ta, chỉ còn chờ đến hạn sẽ thấy chúng thì những điều này là việc dễ dàng chấp nhận. Hãy nghe kỹ lại ?zMy Sweet Lord?o và hiểu những gì anh muốn gửi tới mọi người, nó quan trọng gấp bao nhiêu lần sự thành công về tài chính mà một người nghệ sĩ nhận được. Những điều cần nhắc lại trong sự nghiệp của George phải kể đến buổi ?zAll Star Concert?o giúp Bangladesh năm 1957 đã là một mồi lửa cho những show gây quỹ giống như thế. Ngoài George còn có các bạn nghệ sĩ của anh đã trình diễn không lấy thù lao là Ravi Shankar, Bob Dylan, Ringo Starr, Billy Preston, Leon Russel, Eric Clapton, Jim Keltner, Klaus Voorman và Badfinger. Một trong những show kế tục đáng nói là ?zLive Aid?o, show nhạc Pop/Rock vĩ đại từ năm 1971 đã trở thành một truyền thống được tổ chức hàng năm. Sau ?zAll things must pass?o, những album sau đó của George chịu đựng những bậc thang danh vọng thất thường mà có khi người ta tưởng anh sẽ ngưng nghỉ luôn. Nhưng không, với album ?zCloud Nine?o năm 1987, tên tuổi của George Harrison lại vang dội thêm một lần nữa cùng với dàn nhạc ELO (Elektric Light Orchestra) của Jeff Lyne. Những bài đáng ghi nhớ trong album này "Cloud 9," "Just for Today," "Got My Mind Set on You? và ?oWhen We Was Fab". 1. Any Road (Harrison) - 3:52 2. P2 Vatican Blues (Last Saturday Night) (Harrison) - 2:38 3. Pisces Fish (Harrison) - 4:52 4. Looking for My Life (Harrison) - 3:49 5. Rising Sun (Harrison) - 5:27 6. Marwa Blues (Harrison) - 3:41 7. Stuck Inside a Cloud (Harrison) - 4:04 8. Run So Far (Harrison) - 4:05 9. Never Get Over You (Harrison) - 3:25 10. Between the Devil and the Deep Blue Sea (Arlen/Koehler) - 2:34 11. Rocking Chair in Hawaii (Harrison) - 3:07 12. Brainwashed (Harrison) - 6:07 Từ năm 1997, mặc dù biết thời gian của mình trên trái đất này đã gần kề, anh vẫn viết mà ta nghe trong album cuối cùng này toàn là những lời lẽ thâm sâu theo triết lý của anh: ?zAnd if you don´t know where you´re going, any road will take you there.?o Bài hay nhất có thể là ?oPisces Fish?, trong đó George đã phản ánh rõ tâm hồn của anh: ?oSometimes my life it seems like fiction, I´m a living proof of all life´s contradictions, One half´s going where the other half´s just been??. George chứng tỏ mình thêm một lần nữa là một người viết nhạc và soạn nhạc có chiều sâu, viết cho riêng mình và cho các fan yêu nhạc The Beatles, cả cho những người khó tính trong việc chấp nhận những âm thanh khác lạ với Âu châu. Những âm thanh lạ đó đối với George thì đã trở thành quen thuộc giống như một phần linh hồn của anh từ sau khi anh gặp Maharishi và Ravi Shankar [/i] tại Ấn độ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà bài cover ?oBetween The Devil And The Deep Blue Sea[/i]? trong dĩa này, George đã hát với ban nhạc Jool của Hà Lan và Dhani trình bày đoạn nhạc truyền thống Ấn gợi nhớ lại những gì George đã kể trước đây 30 năm: ?All things must pass, None of life's strings can last So, I must be on my way And face another day. Được rockbie sửa chữa / chuyển vào 11/12/2002 ngày 18:18 Được Themgoroth sửa chữa / chuyển vào 12/12/2002 ngày 12:34
Thế có ai biết tại sao các bài hát của The Beatles luôn do John, Paul sáng tác và trình bày không.....trong khi đó sự góp mặt của Geoger và Ringo chỉ là người chơi nhạc cụ???????????? Hehehaha-->JoPaGeRi-->SeTraPaTiCoTuTuNoJuCaTaPlaOzUnWaJo
Thì có lẽ là George và Ringo không thích sáng tác, phải không? Nói không trúng, nhờ bạn giải thích dùm.
Đơn giản là thời kỳ đầu George đơn thuần chỉ là một nghệ sĩ Guitar,và dễ thấy khả năng sáng tác của George không thể bằng John và Paul được.Chính George cũng thừa nhận như vậy,mãi đến album With The Beatles sau một thời gian học hỏi từ Paul và John,George mới có sáng tác đầu tay Don''t Bother Me.Sau đó khả năng sáng tác của George cũng được cải thiện dần nhưng cũng không thể bằng John và Paul.Hồi ấy các nhạc phẩm của John và Paul được ưu tiên số một sau đó mới đến các nhạc phẩm của George và Ringo.Có một số cac khúc của George không được Beatles chú ý sau này được George thâu âm solo lại khá thành công. PauLennoN
Ai bảo Harrison không compose, em liệt kê ví dụ cho các bác xem đây nì. Think for yourself và If I needed someone, đấy chỉ thèm lấy vd trong album Rubber soul thôi đấy. hừ, phải viết hẳn một bài về Harrison cho các bác biết tay. Xét về nhiều mặt, Harrison không có điểm nào là thua kém hai lão Paul và Jonh cả. Thậm chí sự đa dạng trong cách xử lí phần nhạc trong ca khúc còn phong phú hơn, sáng tạo hơn . Cá tính trong âm nhạc của Harrison có đóng góp lớn đến thành công của Beat nhá Alternative can be zombie! I used to be a little girl, So old in my shoes
hê hê zombie lâu ngày nhỉ?hê hê viết đê,viết một bài về George đê,ủng hộ!.Đợi chủ đề "hình ảnh những người đàn ông trong các ca khúc của Beatles" của bác mãi. PauLennoN