1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ghé thăm Quảng Trị - cảm xúc của mỗi người.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi bad_man, 03/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Lâu ngày không vào đây, xem ra các bác vui-trẻ-khoẻ cả nhỉ (xem ảnh ở album). Chúc các bác luôn giữ phong độ.
    Tớ xin copy mấy bài viết trong thread này, mông má lại tí để rồi khuếch tán Quảng Trị với bà con gần xa.
    Bài đầu tiên đã đăng ở trang nhất của website Du học sinh tại Hàn ở địa chỉ http://www.vnkronline.net/news.php mọi người có thể ghé thăm (kéo chuột xuống mục Địa danh và đọc bài Viết về nơi chốn đi qua). Vì là trang news nên chỉ tồn tại tối đa 2 ngày, ai vào trễ hơn thì xem ở link: http://www.vnkronline.net/news.php?c=12&f=71&p=47820.
    Tớ tạch đây, hôm sau quay lại viết tiếp cái thread này.
  2. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Tôi vốn bên box Hải Dương và các box khác , hôm nay ngày 14 -7 tôi liền sang box Quảng Trị để xem mọi người nói gì.
    Lần đầu đến quảng Trị tôi đã đứng lặng người ngắm thành cổ và dòng Sông Thạch Hãn, tưởng tượng ra bao cảnh vượt sông , cảnh chiến đấu ác liệt, cảnh hi sinh anh dũng của các chiến sĩ...Một bản anh hùng ca bất diệt..trung bình cứ 1 ngày giữ thành là có 200 chiến sĩ đã ngã xuống đền nợ nước .Xương máu của họ đổ xuống cho các bạn và tôi hôm nay.
  3. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Tôi vốn bên box Hải Dương và các box khác , hôm nay ngày 14 -7 tôi liền sang box Quảng Trị để xem mọi người nói gì.
    Lần đầu đến quảng Trị tôi đã đứng lặng người ngắm thành cổ và dòng Sông Thạch Hãn, tưởng tượng ra bao cảnh vượt sông , cảnh chiến đấu ác liệt, cảnh hi sinh anh dũng của các chiến sĩ...Một bản anh hùng ca bất diệt..trung bình cứ 1 ngày giữ thành là có 200 chiến sĩ đã ngã xuống đền nợ nước .Xương máu của họ đổ xuống cho các bạn và tôi hôm nay.
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Sachkientruc
    Thật là cảm động khi được xem truyền hình trực tiếp tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 tại Quảng trị- mảnh đất anh hùng. Không thể cầm được nước mắt.
    Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng, liệt sỹ, những người con Quảng Trị và khắp mọi miền đất nước đã hy sinh cho tổ quốc, những người đã ngã xuống khi còn rất trẻ vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, và để cho chúng ta có cuộc sống yên bình ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh?
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 28/07/2004
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Sachkientruc
    Thật là cảm động khi được xem truyền hình trực tiếp tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 tại Quảng trị- mảnh đất anh hùng. Không thể cầm được nước mắt.
    Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các anh hùng, liệt sỹ, những người con Quảng Trị và khắp mọi miền đất nước đã hy sinh cho tổ quốc, những người đã ngã xuống khi còn rất trẻ vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, và để cho chúng ta có cuộc sống yên bình ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh?
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 28/07/2004
  6. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Đến thị xã Đông Hà đã hơn 8h tối, bắt xe về thị trấn có lẽ muộn nên đành ở lại một đêm vậy .Khác với những lần về trước, những ánh đèn đường cùng băng rôn rực rỡ hai bên đường, người người nô nức chuẩn bị đón lễ hội, không khí thật nhộn nhịp .Loay hoay mãi mới tìm được số điện thoại phone về nhà chị nhưng tiếc thay ,chị đi Nha Trang mất rồi .
    Buổi sáng, tranh thủ bắt xe ghé thăm ngoại một lúc lại tiếp tục lên đường đến Nghĩa trang Trường Sơn .Trong ký ức một thời, cảm giác về công trình này hùng vĩ và quy mô, giờ đây được tận mắt chứng kiến ,thật xúc động . Tất cả bận rộn chuẩn bị cho buổi tường thuật trực tiếp ,không khí làm việc khẩn trương, từng êkip từ bộ phận truyền hình cho đến cánh nhà báo đều tất bật. Vòng trong vòng ngoài cảnh sát làm việc không biết mệt mỏi .Dẫu không nói ra, nhưng trong lòng ai cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình để tỏ lòng biết ơn các anh các chị đã hy sinh xương máu ngã xuống trên mảnh đất đầy đau thương mất mát này .Thật cảm động biết bao .
  7. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Đến thị xã Đông Hà đã hơn 8h tối, bắt xe về thị trấn có lẽ muộn nên đành ở lại một đêm vậy .Khác với những lần về trước, những ánh đèn đường cùng băng rôn rực rỡ hai bên đường, người người nô nức chuẩn bị đón lễ hội, không khí thật nhộn nhịp .Loay hoay mãi mới tìm được số điện thoại phone về nhà chị nhưng tiếc thay ,chị đi Nha Trang mất rồi .
    Buổi sáng, tranh thủ bắt xe ghé thăm ngoại một lúc lại tiếp tục lên đường đến Nghĩa trang Trường Sơn .Trong ký ức một thời, cảm giác về công trình này hùng vĩ và quy mô, giờ đây được tận mắt chứng kiến ,thật xúc động . Tất cả bận rộn chuẩn bị cho buổi tường thuật trực tiếp ,không khí làm việc khẩn trương, từng êkip từ bộ phận truyền hình cho đến cánh nhà báo đều tất bật. Vòng trong vòng ngoài cảnh sát làm việc không biết mệt mỏi .Dẫu không nói ra, nhưng trong lòng ai cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình để tỏ lòng biết ơn các anh các chị đã hy sinh xương máu ngã xuống trên mảnh đất đầy đau thương mất mát này .Thật cảm động biết bao .
  8. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Buổi chiều chưa kịp cơm nước chợt điện thoại của chị Sơ gọi vào. Vừa xem vừa và cơm mà nước mắt cứ chảy, thật cảm động khi xem chương trình về " Nụ cười thành cổ ", không ngờ con người ấy vẫn sống đến ngày hôm nay, cám ơn Nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính, nếu không có những tấm hình của anh chẳng biết số phận một người lính sẽ thế nào ?.
  9. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Buổi chiều chưa kịp cơm nước chợt điện thoại của chị Sơ gọi vào. Vừa xem vừa và cơm mà nước mắt cứ chảy, thật cảm động khi xem chương trình về " Nụ cười thành cổ ", không ngờ con người ấy vẫn sống đến ngày hôm nay, cám ơn Nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính, nếu không có những tấm hình của anh chẳng biết số phận một người lính sẽ thế nào ?.
  10. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    (Cái thread này lâu ngày bị lảng quên, hôm nay phải khai quật lên để nhờ các bác chăm sóc giùm)
    Ở hai đầu nổi nhớ - Cầu Hiền Lương
    Có lẽ ai trong chúng ta cũng không xa lạ gì với hai chữ Hiền Lương thân yêu và tất nhiên tôi cũng sẽ không là ngoại lệ. Người đời có không ít giai thoại về cái cầu bắc sang con sông Bến Hải từ thuở ngày xưa, "thiên hạ" tốn không ít giấy mực để viết về chứng tích lịch sử đánh dấu một thời điểm là bước ngoặt của xã hội Việt Nam và ngày nay trong thời đại công nghệ số, chỉ cần đặt "Hiền Lương"/"Hien Luong" vào Google rồi Enter thì có không dưới nửa vạn links trỏ đến cây cầu huyền thoại ấy. Bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên rằng Hiền Lương đã đi vào lịch sử của cả nhân loại. Hơn ai hết, là những đứa con của mảnh đất Quảng Trị thân yêu, các bạn không những biết về một Hiền Lương da hồng thịt thắm hôm nay mà còn phải "thuộc lòng" về Hiền Lương trong quá khứ cho dù đó là nổi đau chia cắt, nổi nhớ chia lìa, nổi buồn chinh chiến hay nổi lòng tha hương. Tất cả ấy là những nổi niềm của người con xứ gió lào nắng cháy.
    Đã có lúc nào bạn tự đặt câu hỏi "Cái tên Hiền Lương có tự bao giờ?" Có lúc nào bạn đồng nghĩa sông Bến Hải với sông Hiền Lương và liệu điều đó có gì sai? Bến Hai là một địa danh ở mạn đông của dãy Trường Sơn trong địa phận của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng chính là nơi bắt nguồn của một con sông chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng vì thế mà nó mang tên sông Bến Hải. Cùng với Bến Hải là sông Sa Lung chảy từ hướng tây bắc đổ về. Hai sông hợp lưu ở bờ bắc của làng Minh Lương để từ đó đổ ra Biển Đông nên sông hợp thành được gọi là sông Minh Lương. Đến thời Minh Mạng, do phải kiêng huý tên vua nên cả tên làng lẫn tên sông đều đổi thành Hiền Lương và cái tên Hiền Lương ra đời từ đó. Cũng từ đó, cây cầu nằm cách ngã ba sông một đoạn không xa cũng mang tên Hiền Lương.
    Ngược dòng thời gian, điểm lại lịch sử các cây cầu bắc sang sông mang tiên Hiền Lương để thấy rằng nó xứng tầm là cây cầu nối hai miền nổi nhớ. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 thì tại con sông rộng 100m này chỉ mới có bến phà. Mãi đến năm 1928, phủ Vĩnh Linh huy động dân làng làm chiếc cầu rộng chừng 2m (bằng gỗ, cọc sắt), chỉ đủ cho khách bộ hành. Năm 1931, cầu được người Pháp sửa lại nhưng lúc bấy giờ xe cơ giới qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp để xe cơ giới loại nhỏ đi qua. Năm 1950, Pháp xây cầu bê tông cốt thép dài 162m, rộng 3m6, trọng tải dưới 10 tấn để phục vụ nhu cầu quân sự nhưng nó bị phá sập bởi du kích vào khoảng chừng 2 năm sau đó. Vì thế nên đến tháng 5/1952, Pháp xây lại cầu mới 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu rộng 4m lát ván gỗ thông, hai bên có thành chắn cao 1m2, trọng tải 18 tấn. Đây chính là cây cầu chứng kiến sự chia lìa của bao gia đình, sự chia cắt của cả một dân tộc. Vào lúc đó, ở giữa cầu có một vạch sơn trắng rộng 1cm kẻ ngang làm ranh giới Bắc - Nam. Mỗi nửa cầu dài 89m, nửa phía nam có 444 tấm ván, nửa phía bắc có 450 tấm ván. Những năm đầu, nửa phía nam cứ ra sức sơn màu khác nửa phía bắc, còn nửa phía bắc cứ cố gắng sơn cùng màu với nửa phía nam. Vì thế mà phải mất một thời gian khá dài, cầu mới có cùng một màu xanh thống nhất nhưng chẳng bao lâu sau đó thì cầu bị bom Mỹ đánh sập vào tháng 8/1967. Từ đó việc di chuyển qua sông phải thực hiện trên một cầu phao được bắc tạm cách cầu cũ chừng vài chục mét về phía tây. Năm 1974, một cây cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dài 186m, rộng 9m, có hành lang rộng 1m2 dành cho người đi bộ, được coi là cầu thống nhất đất nước. Năm 1996, ở phía tây cây cầu này, một cây cầu khác được xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy, dài 230m, rộng 11m5 và hiện là phương tiện chính đi qua sông Hiền Lương.
    Ngày hôm nay, xe vụt qua cầu Hiền Lương hiện đại mất chưa đầy vài phút, không biết chừng đó thời gian có đủ để người ta nhớ đến, hồi tưởng về một chứng tích lịch sử của dân tộc hay không??? Nhưng bất luận với vật đổi sao dời thì tôi vẫn tin Hiền Lương mãi mãi là cây cầu huyền thoại.

Chia sẻ trang này