1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ghé thăm Quảng Trị - cảm xúc của mỗi người.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi bad_man, 03/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    (Cái thread này lâu ngày bị lảng quên, hôm nay phải khai quật lên để nhờ các bác chăm sóc giùm)
    Ở hai đầu nổi nhớ - Cầu Hiền Lương
    Có lẽ ai trong chúng ta cũng không xa lạ gì với hai chữ Hiền Lương thân yêu và tất nhiên tôi cũng sẽ không là ngoại lệ. Người đời có không ít giai thoại về cái cầu bắc sang con sông Bến Hải từ thuở ngày xưa, "thiên hạ" tốn không ít giấy mực để viết về chứng tích lịch sử đánh dấu một thời điểm là bước ngoặt của xã hội Việt Nam và ngày nay trong thời đại công nghệ số, chỉ cần đặt "Hiền Lương"/"Hien Luong" vào Google rồi Enter thì có không dưới nửa vạn links trỏ đến cây cầu huyền thoại ấy. Bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên rằng Hiền Lương đã đi vào lịch sử của cả nhân loại. Hơn ai hết, là những đứa con của mảnh đất Quảng Trị thân yêu, các bạn không những biết về một Hiền Lương da hồng thịt thắm hôm nay mà còn phải "thuộc lòng" về Hiền Lương trong quá khứ cho dù đó là nổi đau chia cắt, nổi nhớ chia lìa, nổi buồn chinh chiến hay nổi lòng tha hương. Tất cả ấy là những nổi niềm của người con xứ gió lào nắng cháy.
    Đã có lúc nào bạn tự đặt câu hỏi "Cái tên Hiền Lương có tự bao giờ?" Có lúc nào bạn đồng nghĩa sông Bến Hải với sông Hiền Lương và liệu điều đó có gì sai? Bến Hai là một địa danh ở mạn đông của dãy Trường Sơn trong địa phận của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng chính là nơi bắt nguồn của một con sông chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ tây sang đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng vì thế mà nó mang tên sông Bến Hải. Cùng với Bến Hải là sông Sa Lung chảy từ hướng tây bắc đổ về. Hai sông hợp lưu ở bờ bắc của làng Minh Lương để từ đó đổ ra Biển Đông nên sông hợp thành được gọi là sông Minh Lương. Đến thời Minh Mạng, do phải kiêng huý tên vua nên cả tên làng lẫn tên sông đều đổi thành Hiền Lương và cái tên Hiền Lương ra đời từ đó. Cũng từ đó, cây cầu nằm cách ngã ba sông một đoạn không xa cũng mang tên Hiền Lương.
    Ngược dòng thời gian, điểm lại lịch sử các cây cầu bắc sang sông mang tiên Hiền Lương để thấy rằng nó xứng tầm là cây cầu nối hai miền nổi nhớ. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 thì tại con sông rộng 100m này chỉ mới có bến phà. Mãi đến năm 1928, phủ Vĩnh Linh huy động dân làng làm chiếc cầu rộng chừng 2m (bằng gỗ, cọc sắt), chỉ đủ cho khách bộ hành. Năm 1931, cầu được người Pháp sửa lại nhưng lúc bấy giờ xe cơ giới qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp để xe cơ giới loại nhỏ đi qua. Năm 1950, Pháp xây cầu bê tông cốt thép dài 162m, rộng 3m6, trọng tải dưới 10 tấn để phục vụ nhu cầu quân sự nhưng nó bị phá sập bởi du kích vào khoảng chừng 2 năm sau đó. Vì thế nên đến tháng 5/1952, Pháp xây lại cầu mới 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu rộng 4m lát ván gỗ thông, hai bên có thành chắn cao 1m2, trọng tải 18 tấn. Đây chính là cây cầu chứng kiến sự chia lìa của bao gia đình, sự chia cắt của cả một dân tộc. Vào lúc đó, ở giữa cầu có một vạch sơn trắng rộng 1cm kẻ ngang làm ranh giới Bắc - Nam. Mỗi nửa cầu dài 89m, nửa phía nam có 444 tấm ván, nửa phía bắc có 450 tấm ván. Những năm đầu, nửa phía nam cứ ra sức sơn màu khác nửa phía bắc, còn nửa phía bắc cứ cố gắng sơn cùng màu với nửa phía nam. Vì thế mà phải mất một thời gian khá dài, cầu mới có cùng một màu xanh thống nhất nhưng chẳng bao lâu sau đó thì cầu bị bom Mỹ đánh sập vào tháng 8/1967. Từ đó việc di chuyển qua sông phải thực hiện trên một cầu phao được bắc tạm cách cầu cũ chừng vài chục mét về phía tây. Năm 1974, một cây cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dài 186m, rộng 9m, có hành lang rộng 1m2 dành cho người đi bộ, được coi là cầu thống nhất đất nước. Năm 1996, ở phía tây cây cầu này, một cây cầu khác được xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy, dài 230m, rộng 11m5 và hiện là phương tiện chính đi qua sông Hiền Lương.
    Ngày hôm nay, xe vụt qua cầu Hiền Lương hiện đại mất chưa đầy vài phút, không biết chừng đó thời gian có đủ để người ta nhớ đến, hồi tưởng về một chứng tích lịch sử của dân tộc hay không??? Nhưng bất luận với vật đổi sao dời thì tôi vẫn tin Hiền Lương mãi mãi là cây cầu huyền thoại.
  2. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Dốc Miếu xưa và nay
    Dốc Miếu nằm trên quốc lộ 1A thuộc thôn Gia Phong, phía bắc thị trấn Do Linh. Từ năm 1947, thực dân Pháp đã đống chốt quân sự ở đây. Đến thời Mỹ thì Dốc Miếu trở thành căn cứ quân sự lớn nhất vùng Do Linh với kinh phí lên đến con số trăm triệu USD. Thời kỳ khó khăn của những năm 68-70, để ngăn chặn nguồn chi viện từ miền bắc Việt Nam vào miền nam, buộc đế quốc Mỹ phải xây dựng hàng rào điện tử mang tên của bộ quốc phòng Mỹ - MacNamara. Đó là một hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3m, phía trên có cài mìn tự động, phía dưới là chi chít bải mìn. Ngoài ra còn có hệ thống đèn pha để kiểm soát mọi sự thâm nhập vào ban đêm. Và Dốc Miếu đã trở thành căn cứ quan trọng nhất trong dảy hàng rào điện tử này. Tuy nhiên nó đã bị vô hiệu hoá bởi quân ta một thời gian sau, trong đó phải kể đến sự chiến đấu không mệt mỏi của các đội quân du kích Trung Sơn, Trung Hải, trung Giang, ... Dốc miếu xứng đáng là một di tích lịch sử.
    Hôm nay, khi đi qua địa phận này, mặc dù ngút ngàn là màu xanh của lúa, của cây, xung quanh là trường học, nhà dân nhưng nếu để ý thì vẫn còn nhìn thấy dấu vết của những tàn tích, vết sẹo chiến tranh chưa hàn gắn hết. Chiến tranh qua đi, những người dân may mắn còn sống lại trở về với "vùng đất chết". Họ trở lại với ruộng vườn, làng mạc, để khôi phục sự sống dậy của một mảnh đất từng bị cày xéo bởi đạn bom. Đến cả người Pháp cũng không tin nổi Quảng Trị có thể trồng được cao su vì họ cho rằng đấy là vùng đất của nắng và gió. Thế mà giờ đây diện tích cao su của Gio Linh đã lên đến con số vạn ha trong đó xung quanh vùng Dốc Miếu đã được phủ bởi màu xanh bạt ngàn của cây lấy mũ - Cao su. Tiếc rằng thời gian gần đây khi Dốc Miếu được tỉnh Quảng Trị đầu tư để trở thành điểm dừng chân trong hành trình của khách du lịch thì cũng là lúc quán xá, nhà hàng mọc lên một cách tự phát, thiếu sự quản lý và quy hoạch. Và cũng từ đây đã hình thành các dịch vụ ăn theo không mấy trong lành - dịch vụ mà ai cũng biết là dịch vụ gì rồi đấy - thật là tai tiếng cho mảnh đất thiêng liêng. Không biết những than phiền của người dân nơi đây đã đến cửa của các nhà chức tranh hay chưa và đến bao giờ nó sẽ được xử lý.
  3. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Dốc Miếu xưa và nay
    Dốc Miếu nằm trên quốc lộ 1A thuộc thôn Gia Phong, phía bắc thị trấn Do Linh. Từ năm 1947, thực dân Pháp đã đống chốt quân sự ở đây. Đến thời Mỹ thì Dốc Miếu trở thành căn cứ quân sự lớn nhất vùng Do Linh với kinh phí lên đến con số trăm triệu USD. Thời kỳ khó khăn của những năm 68-70, để ngăn chặn nguồn chi viện từ miền bắc Việt Nam vào miền nam, buộc đế quốc Mỹ phải xây dựng hàng rào điện tử mang tên của bộ quốc phòng Mỹ - MacNamara. Đó là một hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3m, phía trên có cài mìn tự động, phía dưới là chi chít bải mìn. Ngoài ra còn có hệ thống đèn pha để kiểm soát mọi sự thâm nhập vào ban đêm. Và Dốc Miếu đã trở thành căn cứ quan trọng nhất trong dảy hàng rào điện tử này. Tuy nhiên nó đã bị vô hiệu hoá bởi quân ta một thời gian sau, trong đó phải kể đến sự chiến đấu không mệt mỏi của các đội quân du kích Trung Sơn, Trung Hải, trung Giang, ... Dốc miếu xứng đáng là một di tích lịch sử.
    Hôm nay, khi đi qua địa phận này, mặc dù ngút ngàn là màu xanh của lúa, của cây, xung quanh là trường học, nhà dân nhưng nếu để ý thì vẫn còn nhìn thấy dấu vết của những tàn tích, vết sẹo chiến tranh chưa hàn gắn hết. Chiến tranh qua đi, những người dân may mắn còn sống lại trở về với "vùng đất chết". Họ trở lại với ruộng vườn, làng mạc, để khôi phục sự sống dậy của một mảnh đất từng bị cày xéo bởi đạn bom. Đến cả người Pháp cũng không tin nổi Quảng Trị có thể trồng được cao su vì họ cho rằng đấy là vùng đất của nắng và gió. Thế mà giờ đây diện tích cao su của Gio Linh đã lên đến con số vạn ha trong đó xung quanh vùng Dốc Miếu đã được phủ bởi màu xanh bạt ngàn của cây lấy mũ - Cao su. Tiếc rằng thời gian gần đây khi Dốc Miếu được tỉnh Quảng Trị đầu tư để trở thành điểm dừng chân trong hành trình của khách du lịch thì cũng là lúc quán xá, nhà hàng mọc lên một cách tự phát, thiếu sự quản lý và quy hoạch. Và cũng từ đây đã hình thành các dịch vụ ăn theo không mấy trong lành - dịch vụ mà ai cũng biết là dịch vụ gì rồi đấy - thật là tai tiếng cho mảnh đất thiêng liêng. Không biết những than phiền của người dân nơi đây đã đến cửa của các nhà chức tranh hay chưa và đến bao giờ nó sẽ được xử lý.
  4. let_it_be_249

    let_it_be_249 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay mới có dịp ghé thăm cái topic của Bad. Mới đọc được 2 trang, nhưng cảm giác văn chương của Bad chuyên nghiệp lắm, không biết có phải Bad theo nghiệp báo chí không vậy ta? Tiếc là đọc topic này muộn quá, nhưng không sao, later than never phải không Bad!!
    Thắc mắc một chút, sáng nay dậy muộn, 10h mới online (lúc đấy là 5h sáng bên mình), ghé vào box Qtrị một lúc, thấy Bad online. Không hiểu Bad ở đâu mà online sớm thế?
    Vote cho Bad 5* để động viên , tiếp tục duy trì nhé.
  5. let_it_be_249

    let_it_be_249 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay mới có dịp ghé thăm cái topic của Bad. Mới đọc được 2 trang, nhưng cảm giác văn chương của Bad chuyên nghiệp lắm, không biết có phải Bad theo nghiệp báo chí không vậy ta? Tiếc là đọc topic này muộn quá, nhưng không sao, later than never phải không Bad!!
    Thắc mắc một chút, sáng nay dậy muộn, 10h mới online (lúc đấy là 5h sáng bên mình), ghé vào box Qtrị một lúc, thấy Bad online. Không hiểu Bad ở đâu mà online sớm thế?
    Vote cho Bad 5* để động viên , tiếp tục duy trì nhé.
  6. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Let''s đã khích lệ nhưng không có gì đâu bác ạ - "Quảng Trị nơi có người thằng bạn tôi yêu" đó là lý do để Bad mở thread này. Bác vote em đến 5*, xúc động (đậy) quá cơ. Nếu với đà này em chẳng mấy chốc mà hoàn lương (thiện) - sắp được 3* rồi còn gì.
    À, tối qua bù khú với mấy đứa bạn đến canh ba mới về đến phòng. Khó ngủ vì cảm thấy thiếu cái gì đấy nên bật dậy chui vào net lang thang thả nổi buồn. Bước chân vô tình lại dừng ngay box Quảng Trị vậy là lạch cạch type mấy dòng ở thread này.
  7. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Let''s đã khích lệ nhưng không có gì đâu bác ạ - "Quảng Trị nơi có người thằng bạn tôi yêu" đó là lý do để Bad mở thread này. Bác vote em đến 5*, xúc động (đậy) quá cơ. Nếu với đà này em chẳng mấy chốc mà hoàn lương (thiện) - sắp được 3* rồi còn gì.
    À, tối qua bù khú với mấy đứa bạn đến canh ba mới về đến phòng. Khó ngủ vì cảm thấy thiếu cái gì đấy nên bật dậy chui vào net lang thang thả nổi buồn. Bước chân vô tình lại dừng ngay box Quảng Trị vậy là lạch cạch type mấy dòng ở thread này.
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Thì thầm người nằm dưới cỏ
    Hai hàng nước mắt trào lăn trên gò má nhăn nheo của người nữ giao liên tuổi ngoài "thất thập cổ lai hy". Bà lặng đi và nấc lên từng tiếng khi nghe cô thuyết minh viên mang tên Nguyễn Thị Khánh Chi giới thiệu về Thành cổ Quảng Trị. Giữa bầu không gian mênh mang yên ả, trước ngọn nến tượng trưng của Đài tưởng niệm giống như cây bút viết thơ lên trời xanh, trong âm hưởng linh thiêng của bản nhạc tưởng nhớ hồn liệt sĩ, đoàn người cúi lặng như thôi miên, mỗi người đều nghĩ đến các anh - những người nằm dưới cỏ, máu thịt đã tan hoà trong lòng đất Mẹ.
    Lớn tuổi nhất đoàn khách tham quan của Công an Hà Nội vào Quảng Trị là bà Tăng Thị Thanh, nguyên nữ giao liên của công an Hải Phòng. Bà có gương mặt phúc hậu, dáng dấp đậm đà trong bộ áo hoa nâu, cổ đeo tràng hạt ngọc. Mỗi khi xe dừng lại Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang đường 9 để khách xuống thắp hương, bà lại nói với các cháu thanh thiếu niên trong đoàn: "Họ hy sinh để cho mình được sống, để hôm nay mình ngồi xe máy lạnh đi tham quan. Hãy mau vào thắp hương cho các chiến sĩ đi các cháu!".
    Suy nghĩ sâu xa của người lớn tuổi chưa hẳn đã được lớp trẻ hiểu thấu, nhưng phần nào đấy bà Thanh đã làm cho ngọn lửa thiêng của vùng đất từng chịu nhiều bom đạn đau thương toả sáng suốt hành trình chuyến tham quan.
    Những câu chuyện xúc động nhất mà chúng tôi được nghe là tại Thành cổ Quảng Trị. Làm sao có thể hình dung, dưới lớp cỏ non xanh rờn kia có bao nhiêu máu xương của những chiến sĩ từng chiến đấu bảo vệ Thành cổ. Trong 81 ngày đêm ấy, địch đã không từ một hành động tội ác nào, ném đủ các loại bom phá, bom na - pan, bom lân tinh, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng lade, bắn đủ các loại pháo chơm, pháo khoan, thả chất độc hoá học, hơi độc và hơi ngạt. Riêng đêm 4/7/1972, máy bay B52 đã ném 4.000 tấn bom, ngày 31/7, khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ 105-204 mm đã rơi xuống khu vực thị xã và vùng phụ cận. 4 dãy tường thành 4 phía của Thành cổ dầy đến 12 mét vậy mà bị vỡ dần, không chỉ vỡ vì bom đạn mà còn vì sự chấn động của mặt đất. Từng mảng tường lớn, dài từ hàng chục mét cứ rạn ra, nghiêng dần rồi sụp xuống, đến nỗi có người chứng kiến đã thốt lên: "Đến một viên gạch cũng không còn nguyên vẹn".
    Thành cổ Quảng Trị
    Quân Nguỵ cho rằng chiếm được Thành cổ là cơ bản đã chiếm lại được tỉnh Quảng Trị, tạo sức nặng mặc cả với ta ở Hội nghị Paris. Nhưng chúng đã vấp phải sức mạnh ngoan cường của quân và dân ta. Có tất cả 6 sư đoàn: sư đoàn 304, 308, 320B, 324, 325, 312 và ngoài ra còn những trung đoàn tiểu đoàn độc lập khác nữa đã chiến đấu giữ từng tấc đất của Thành cổ. Biết bao chiến sĩ đã hy sinh tại đây, mà hầu hết là những người lính trẻ. Ngã ba Long Hưng - chốt bảo vệ Thành cổ ở phía Nam, được xem là "ngã ba bom", "ngã ba lửa". Vậy mà hết đơn vị này đến đơn vị khác đã bám trụ đến cùng. Có 20 dũng sĩ án ngữ ở Ngã ba cầu ga thì cả 20 người đều anh dũng hy sinh. Bến sông Thạch Hãn, nơi có hai cha con người lái đò ngày ngày trở quân qua tiếp viện cũng bị bom đạn địch tàn phá. Hai cha con ấy cũng hy sinh. Bây giờ hàng năm vào những ngày lễ lớn người dân Quảng Trị lại ra chợ mua hương, hoa, bong bóng, đèn làm lễ thả đèn cho các chiến sĩ đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn. Có người cựu chiến binh về thắp hương cho đồng đội đã nghẹn ngào thốt lên:
    "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm?"
    Thả hoa trên dòng Thạch Hãn
    Tại nhà trưng bày lưu niệm Thành cổ, chúng tôi kính cẩn chiêm ngưỡng những di vật của chiến sĩ Thành cổ, trong đó xúc động nhất là những bức thư của hai liệt sĩ Lê Binh Chủng và Lê Văn Huỳnh. Lê Binh Chủng quê ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh nhập ngũ từ năm 17 tuổi và vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trên đường ra mặt trận, anh gặp và yêu cô gái tên là Phan Thị Biển Khơi quê Quảng Trạch, Quảng Bình. Khi cô gái mang thai đã viết thư báo tin cho anh và xin anh đặt tên con. Nơi chiến trường anh viết thư trả lời và đặt tên con là Lê Trường An. Cái tên mang ý nghĩa anh vẫn đang ở chiến trường và bình an. Khi cô Biển Khơi nhận được thư anh cũng là lúc anh hy sinh. Mãi tới năm 2002 hài cốt anh mới được tìm thấy cùng với toàn bộ ảnh và thư, địa chỉ của Biển Khơi trong túi ni lông. Thế là người con kết tinh của mối tình lãng mạn nơi tuyến lửa đã tìm được quê cha sau 30 năm khắc khoải đợi chờ?
    Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh nhập ngũ khi anh đang là sinh viên khoa Cầu đường Đại học Xây dựng. Lúc đó anh vừa mới cưới vợ 7 ngày, tên là cô Sơ, quê Thái Bình. Hai người chưa kịp có con với nhau thì anh đã vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Anh viết lá thư đúng vào ngày 11/9/1972 và đã hy sinh ngày 2/1/1973. Người ta nói, anh là người tiên đoán được nơi và ngày mình hy sinh. Thành cổ hôm nay đã được Nhà nước tôn tạo nhiều và Bộ Văn hoá Thông tin đã xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vì những giá trị lịch sử và những giá trị nhân văn lớn lao đến vậy. Cùng với Thành cổ, nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng khác trên đất Quảng Trị hàng ngày vẫn đón tiếp biết bao đoàn khách trong nước và quốc tế, trong đó có cả những thân nhân, đồng đội của liệt sĩ. Quảng Trị đã dành một Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ để hỗ trợ những người thân liệt sĩ đi tìm mộ và thăm mộ. Trong 7 năm qua, Trung tâm đã đón tiếp gần 50.000 lượt người. Song những việc làm đền đáp công lao những người đã khuất khó bao giờ đủ. Ông Lê Văn Dăng - Giám đốc Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ Quảng Trị nói với chúng tôi: "Mình là thế hệ đi sau, thế hệ hái quả nên mình luôn biết ơn thế hệ trồng cây. Cho nên chúng tôi luôn luôn nhắc nhở mình rằng đối với gia đình thân nhân liệt sĩ phải luôn luôn phục vụ như với người thân của mình".
    Và để tôn vinh những giá trị nhân văn cũng như làm tốt công tác giáo dục truyền thống, ngành văn hoá thông tin tỉnh Quảng Trị tiếp tục tu bổ, tôn tạo những di tích lịch sử văn hoá cách mạng. Nhà văn Nguyễn Xuân Đức - Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Quảng Trị cho biết: "Trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã dành cho công tác bảo tồn tôn tạo di tích này nguồn đầu tư lớn so với tổng mức đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Từ ngày tái lập tỉnh, chúng tôi đã đầu tư 40 tỷ cho công tác trùng tu tôn tạo di tích./.
    Ngô Thị Thanh Thuỷ
    Theo http://www.vov.org.vn/2004_09_03/vietnamese/vanhoa1.htm
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Thì thầm người nằm dưới cỏ
    Hai hàng nước mắt trào lăn trên gò má nhăn nheo của người nữ giao liên tuổi ngoài "thất thập cổ lai hy". Bà lặng đi và nấc lên từng tiếng khi nghe cô thuyết minh viên mang tên Nguyễn Thị Khánh Chi giới thiệu về Thành cổ Quảng Trị. Giữa bầu không gian mênh mang yên ả, trước ngọn nến tượng trưng của Đài tưởng niệm giống như cây bút viết thơ lên trời xanh, trong âm hưởng linh thiêng của bản nhạc tưởng nhớ hồn liệt sĩ, đoàn người cúi lặng như thôi miên, mỗi người đều nghĩ đến các anh - những người nằm dưới cỏ, máu thịt đã tan hoà trong lòng đất Mẹ.
    Lớn tuổi nhất đoàn khách tham quan của Công an Hà Nội vào Quảng Trị là bà Tăng Thị Thanh, nguyên nữ giao liên của công an Hải Phòng. Bà có gương mặt phúc hậu, dáng dấp đậm đà trong bộ áo hoa nâu, cổ đeo tràng hạt ngọc. Mỗi khi xe dừng lại Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang đường 9 để khách xuống thắp hương, bà lại nói với các cháu thanh thiếu niên trong đoàn: "Họ hy sinh để cho mình được sống, để hôm nay mình ngồi xe máy lạnh đi tham quan. Hãy mau vào thắp hương cho các chiến sĩ đi các cháu!".
    Suy nghĩ sâu xa của người lớn tuổi chưa hẳn đã được lớp trẻ hiểu thấu, nhưng phần nào đấy bà Thanh đã làm cho ngọn lửa thiêng của vùng đất từng chịu nhiều bom đạn đau thương toả sáng suốt hành trình chuyến tham quan.
    Những câu chuyện xúc động nhất mà chúng tôi được nghe là tại Thành cổ Quảng Trị. Làm sao có thể hình dung, dưới lớp cỏ non xanh rờn kia có bao nhiêu máu xương của những chiến sĩ từng chiến đấu bảo vệ Thành cổ. Trong 81 ngày đêm ấy, địch đã không từ một hành động tội ác nào, ném đủ các loại bom phá, bom na - pan, bom lân tinh, bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng lade, bắn đủ các loại pháo chơm, pháo khoan, thả chất độc hoá học, hơi độc và hơi ngạt. Riêng đêm 4/7/1972, máy bay B52 đã ném 4.000 tấn bom, ngày 31/7, khoảng 2 vạn quả đại bác cỡ lớn từ 105-204 mm đã rơi xuống khu vực thị xã và vùng phụ cận. 4 dãy tường thành 4 phía của Thành cổ dầy đến 12 mét vậy mà bị vỡ dần, không chỉ vỡ vì bom đạn mà còn vì sự chấn động của mặt đất. Từng mảng tường lớn, dài từ hàng chục mét cứ rạn ra, nghiêng dần rồi sụp xuống, đến nỗi có người chứng kiến đã thốt lên: "Đến một viên gạch cũng không còn nguyên vẹn".
    Thành cổ Quảng Trị
    Quân Nguỵ cho rằng chiếm được Thành cổ là cơ bản đã chiếm lại được tỉnh Quảng Trị, tạo sức nặng mặc cả với ta ở Hội nghị Paris. Nhưng chúng đã vấp phải sức mạnh ngoan cường của quân và dân ta. Có tất cả 6 sư đoàn: sư đoàn 304, 308, 320B, 324, 325, 312 và ngoài ra còn những trung đoàn tiểu đoàn độc lập khác nữa đã chiến đấu giữ từng tấc đất của Thành cổ. Biết bao chiến sĩ đã hy sinh tại đây, mà hầu hết là những người lính trẻ. Ngã ba Long Hưng - chốt bảo vệ Thành cổ ở phía Nam, được xem là "ngã ba bom", "ngã ba lửa". Vậy mà hết đơn vị này đến đơn vị khác đã bám trụ đến cùng. Có 20 dũng sĩ án ngữ ở Ngã ba cầu ga thì cả 20 người đều anh dũng hy sinh. Bến sông Thạch Hãn, nơi có hai cha con người lái đò ngày ngày trở quân qua tiếp viện cũng bị bom đạn địch tàn phá. Hai cha con ấy cũng hy sinh. Bây giờ hàng năm vào những ngày lễ lớn người dân Quảng Trị lại ra chợ mua hương, hoa, bong bóng, đèn làm lễ thả đèn cho các chiến sĩ đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn. Có người cựu chiến binh về thắp hương cho đồng đội đã nghẹn ngào thốt lên:
    "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm?"
    Thả hoa trên dòng Thạch Hãn
    Tại nhà trưng bày lưu niệm Thành cổ, chúng tôi kính cẩn chiêm ngưỡng những di vật của chiến sĩ Thành cổ, trong đó xúc động nhất là những bức thư của hai liệt sĩ Lê Binh Chủng và Lê Văn Huỳnh. Lê Binh Chủng quê ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh nhập ngũ từ năm 17 tuổi và vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trên đường ra mặt trận, anh gặp và yêu cô gái tên là Phan Thị Biển Khơi quê Quảng Trạch, Quảng Bình. Khi cô gái mang thai đã viết thư báo tin cho anh và xin anh đặt tên con. Nơi chiến trường anh viết thư trả lời và đặt tên con là Lê Trường An. Cái tên mang ý nghĩa anh vẫn đang ở chiến trường và bình an. Khi cô Biển Khơi nhận được thư anh cũng là lúc anh hy sinh. Mãi tới năm 2002 hài cốt anh mới được tìm thấy cùng với toàn bộ ảnh và thư, địa chỉ của Biển Khơi trong túi ni lông. Thế là người con kết tinh của mối tình lãng mạn nơi tuyến lửa đã tìm được quê cha sau 30 năm khắc khoải đợi chờ?
    Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh nhập ngũ khi anh đang là sinh viên khoa Cầu đường Đại học Xây dựng. Lúc đó anh vừa mới cưới vợ 7 ngày, tên là cô Sơ, quê Thái Bình. Hai người chưa kịp có con với nhau thì anh đã vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Anh viết lá thư đúng vào ngày 11/9/1972 và đã hy sinh ngày 2/1/1973. Người ta nói, anh là người tiên đoán được nơi và ngày mình hy sinh. Thành cổ hôm nay đã được Nhà nước tôn tạo nhiều và Bộ Văn hoá Thông tin đã xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vì những giá trị lịch sử và những giá trị nhân văn lớn lao đến vậy. Cùng với Thành cổ, nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng khác trên đất Quảng Trị hàng ngày vẫn đón tiếp biết bao đoàn khách trong nước và quốc tế, trong đó có cả những thân nhân, đồng đội của liệt sĩ. Quảng Trị đã dành một Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ để hỗ trợ những người thân liệt sĩ đi tìm mộ và thăm mộ. Trong 7 năm qua, Trung tâm đã đón tiếp gần 50.000 lượt người. Song những việc làm đền đáp công lao những người đã khuất khó bao giờ đủ. Ông Lê Văn Dăng - Giám đốc Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ Quảng Trị nói với chúng tôi: "Mình là thế hệ đi sau, thế hệ hái quả nên mình luôn biết ơn thế hệ trồng cây. Cho nên chúng tôi luôn luôn nhắc nhở mình rằng đối với gia đình thân nhân liệt sĩ phải luôn luôn phục vụ như với người thân của mình".
    Và để tôn vinh những giá trị nhân văn cũng như làm tốt công tác giáo dục truyền thống, ngành văn hoá thông tin tỉnh Quảng Trị tiếp tục tu bổ, tôn tạo những di tích lịch sử văn hoá cách mạng. Nhà văn Nguyễn Xuân Đức - Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Quảng Trị cho biết: "Trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã dành cho công tác bảo tồn tôn tạo di tích này nguồn đầu tư lớn so với tổng mức đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Từ ngày tái lập tỉnh, chúng tôi đã đầu tư 40 tỷ cho công tác trùng tu tôn tạo di tích./.
    Ngô Thị Thanh Thuỷ
    Theo http://www.vov.org.vn/2004_09_03/vietnamese/vanhoa1.htm
  10. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Lâu không thấy anh Bad_man vào post bài , hôm nay tình cờ ghé box Lịch sử Văn Hoá gặp bài này thấy nên gửi vào đây để những người con quê hương và đang xa quê như Linh hiểu thêm về mảnh đất yêu dấu của mình : http://www.ttvnol.com/lichsu_vanhoa/460448/trang-1.ttvn

Chia sẻ trang này