1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ghé thăm Quảng Trị - cảm xúc của mỗi người.

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi bad_man, 03/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Một đêm ở trường cấp 3 Bồ Bản
    9h tối, bạn đợi tôi ở cổng, nó bảo hôm nay về Bồ Bản thăm thằng P. Tôi chỉ kịp ăn vội tô cháo ở ngã ba Đường 9 - Hùng Vương rồi nhảy lên xe ngược đường mà tiến. Mấy hôm đó trời mưa, đoạn đường quốc lộ từ Đông Hà đi vào quá trời trời hầm hố. Nó bảo ổ gà nhiều quá đau người, xót xe nhưng được thế thì may, mấy cái đó phải gọi ổ voi mới đúng. Đến Ái Tử, nó rẽ trái hướng về phía biển, bảo đi đường này nhanh hơn. Nhanh đâu chẳng thấy, nhiều đoạn đường lầy, nó giữ chặt tay lái để băng qua mấy khúc ngập nước. Không đủ can đảm, tôi xin nó xuống xe lội bộ. Cởi giày bỏ vào giỏ (cẩn thạn cột vào không nó rơi vì xốc), mò mẫm 1 đoạn lại bị sập hố nên tôi cởi luôn cái quần dài vắt lên vai (may còn 1 cái nhỏ nhỏ, với lại có mang thêm áo mưa). Mất khaỏng 1h mới qua khỏi cái cầu. Nó bảo tôi trang điểm lại vì bắt đầu đến đường ngon. Mất khaỏng 20 phút nữa thì mới đến trường cấp 3 Bồ Bản. Lúc đó khoảng 10h30 đêm, dưới ánh trăng lờ mờ tôi nhận ra xung quanh toàn nước và nước.
    Khu tập thể giáo viên gần chục phòng, đa số là các bạn trẻ mới ra trường, nhà xa vài chục km nên ở lại. Mỗi phòng 12m2 cũng đến 4-5 người, hoặc ngăn hai để ở chung từng đôi 1. Nó đã ra trường 3 năm, tài sản duy nhất là cái xe 78 còn nợ hơn 1 nửa, nó sống tồi tàn chẳng khá hơn thời SV là mấy. Dạo qua một vòng, chào mấy người bạn rồi cả tụi kéo nhau ra đường. 11h, các cô từ chối rời phòng, các quán đóng cửa, gọi mãi mới có 1 quán ruột của các thầy chịu bán bia. Bia xếp ra bàn, ai ôm chai đó mà uống cho công bằng. Hai đứa nó lục mãi mới có gói kẹo lạc (kẹo trứng chim), 5-6 thằng con trai xa lạ, ngồi với nhau 2 lượt bia thì trở trên thân thiện. Tôi chỉ im lặng, thỉnh thoảng hỏi vài câu để nghe các thầy giáo kể chuyện "công tác" ở trường. Kể ra cũng khó khăn đủ điều, lương tháng mấy trăm cố định, phải tằn tiện mà chi tiêu. Lúc trước đi học mỗi tháng cũng nhận chừng ấy tiền nhưng lúc đó là sinh viên, sống thế nào thì cũng OK cả, nếu khó khăn thì tặc lưỡi hai chữ SV là xong. Giờ đi làm, bao nhiêu trách nhiệm đổ lên đầu, cũng chừng ấy tiền mà tháng nào cũng có ma chay, hiếu hỉ. Gia đình hiểu nhưng còn họ hàng, người ta bảo mình là cán bộ nhà nước, làm việc có lương chứ người ta có hiểu chừng đó tiền phải phân chia trăm thứ ... câu chuyện cứ thế, bia hết trực này đến trực kia. 1h sáng, chủ quán không trụ nổi nên anh em hiểu ý phải dừng. Khi đó có 1 người cũng đã fê fê. Tôi nói với thằng bạn rủ P ngồi chơi thêm 1 tí vì ngày mai tôi phải đi làm và không biết bao giờ quay trở lại.
    3 thằng ngồi bên bờ ruộng, mưa lâm thâm, lai rai thêm mấy chai. Lúc này mới nghe P kể chuyện tình yêu, chuyện nó cũng không có gì mới nhưng trong hoàn này này tôi hiểu, cái khó của nó là chưa thể lập gia đình với hai bàn tay trắng, nó muốn vài năm nữa cho ổn định vì lúc này đang nuôi 1 thằng em học đại học, giờ cưới vợ thì gánh nặng lại đặt lên gia đình, nó không muốn lưng ba mẹ coòng thêm, những năm tháng nó học ở Huế ông bà đã vất vã lắm rồi. Nó không cầu toàn nhưng nó biết cưới vợ lúc này là chưa thể. Người yêu nó đi lấy chồng ...
    P say, tôi với K cũng nghiêng ngã, bỏ đóng võ chai vào bao lác, tôi thả chìm xuống ruộng, bẻ cành lá dương làm dấu để ngay mai bảo P vớt lên mà trả cho người ta. Về phòng cũng gần 3h sáng, mấy thằng chồng lên nhau mà ngủ không biết gì trời đất.
    Một đêm mùa lụt ở Bồ Bản thiệt nhớ đời.
    Bad Man
  2. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Bác này chắc đêm giao thừa vừa rồi đi chơi với người yêu, không xem cầu truyền hình, cái cầu Hiền Lương củ được người ta trùng tu lại giống như thời trước (trước cả cái ngày thống nhất nữa kia). Bác cũng yên tâm là phim ''''Chung một dòng sông'''' không phải quay tại cầu Hiền Lương đâu, cái cầu Hiền Lương trong phim ấy là một cái cầu nhỏ (hình như ởThái Bình thì phải) hơi giống cầu Hiền Lương mà thôi. Hy vọng sẽ gặp bác tại Quảng Trị nhiều lần nữa chứ không phải như bác nói :

    Hể có Việt Nam, có Cổ Thành
    Kết vòng hoa lửa với Khe Sanh
    Huân chương khó đủ từng viên gạch
    Tấc đất, nhành hoa, mỗi lá cành...

    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 08/03/2004
  3. minhthanh79

    minhthanh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Bác này chắc đêm giao thừa vừa rồi đi chơi với người yêu, không xem cầu truyền hình, cái cầu Hiền Lương củ được người ta trùng tu lại giống như thời trước (trước cả cái ngày thống nhất nữa kia). Bác cũng yên tâm là phim ''''Chung một dòng sông'''' không phải quay tại cầu Hiền Lương đâu, cái cầu Hiền Lương trong phim ấy là một cái cầu nhỏ (hình như ởThái Bình thì phải) hơi giống cầu Hiền Lương mà thôi. Hy vọng sẽ gặp bác tại Quảng Trị nhiều lần nữa chứ không phải như bác nói :

    Hể có Việt Nam, có Cổ Thành
    Kết vòng hoa lửa với Khe Sanh
    Huân chương khó đủ từng viên gạch
    Tấc đất, nhành hoa, mỗi lá cành...

    Được minhthanh79 sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 08/03/2004
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trưa chủ nhật mưa vẫn rả rích,cái rét dường như len lỏi quay trở lại thị xã vốn đã nhỏ bé này.Nó chạy xe hối hả lụp xụp trong chiếc áo mưa tiện lợi mong nhanh chóng về đến nhà ,ấy thế mà ngã tư đèn đỏ không chịu buông tha.Nhìn dòng người kịp dừng theo nó có vẽ chộn rộn không kém,chỉ những lúc như thế này nó mới có dịp thảnh thơi một chút để mà quan sát !Nó không thể nhớ nổi mình đã dừng ở vị trí này bao nhiêu lần nữa, hình như đã gần 4 năm rồi thì phải???.Thế nhưng hôm nay có diều gì đó thay đổi ? Ừa ,có lẽ ngày mai là mồng 8/3. Nhìn 3 đứa trẻ xúm xít rúc rích dưới chiếc ô nhỏ xíu phía trước là những chậu hoa to tướng ,chẳng biết bọn trẻ bán hết hoa không khi mà chỉ một đoạn đường ngắn từ Bưu điện đến Nhà Văn hoá trung tâm có hơn 9 quầy bán hoa "phát sinh" vào ngày lễ? ! Chợt nhớ ngày còn học phổ thông,muốn tìm một bông hoa đã khó chứ đừng nói đến chuyện mua hoa !Có tiền chưa chắc đã mua được 1 bông hồng "tủ lạnh" ! Mỗi lần nhìn những bông hồng trong tờ lịch treo tường mà ao ước giá như đấy là bông hồng thật! Mãi sau này có dịp đi học ở đất Hà thành mới thấy những bông hoa ấy thật giá trị. Giờ đây, thời buổi kinh tế thị trường có khác ,hoa quả nhập quanh năm ,mùa nào cũng có cái để ăn để ngắm ,chỉ cần có tiền hay không mà thôi.Cuộc sống thay đổi ,nó đã trưởng thành nhiều hơn,đôi khi lại thèm đi vẽ thuê cho Hiệu chuyên kẻ chữ trang trí bảng hiệu như ngày xưa. Những đứa trẻ bây giwò có lẽ giống mình ngày trước ,chỉ khác nhìn chúng có vẽ nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn. Mãi nghĩ linh tinh đèn xanh qua lúc nào,một đứa trong bọn chúng nài nỉ nó mua hoa.Nó hào phóng nhờ gói một bó thật to thật đẹp, bọn trẻ trố mắt đùa vui : " Chị tặng cho cả chị nữa à?" Nó cười thầm trưa nay mình sẽ tặng mẹ bó hoa này!<img src=''/forum/images/emotion/icon_smile.gif'' border=0 align=middle>
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 05/01/2009
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trưa chủ nhật mưa vẫn rả rích,cái rét dường như len lỏi quay trở lại thị xã vốn đã nhỏ bé này.Nó chạy xe hối hả lụp xụp trong chiếc áo mưa tiện lợi mong nhanh chóng về đến nhà ,ấy thế mà ngã tư đèn đỏ không chịu buông tha.Nhìn dòng người kịp dừng theo nó có vẽ chộn rộn không kém,chỉ những lúc như thế này nó mới có dịp thảnh thơi một chút để mà quan sát !Nó không thể nhớ nổi mình đã dừng ở vị trí này bao nhiêu lần nữa, hình như đã gần 4 năm rồi thì phải???.Thế nhưng hôm nay có diều gì đó thay đổi ? Ừa ,có lẽ ngày mai là mồng 8/3. Nhìn 3 đứa trẻ xúm xít rúc rích dưới chiếc ô nhỏ xíu phía trước là những chậu hoa to tướng ,chẳng biết bọn trẻ bán hết hoa không khi mà chỉ một đoạn đường ngắn từ Bưu điện đến Nhà Văn hoá trung tâm có hơn 9 quầy bán hoa "phát sinh" vào ngày lễ? ! Chợt nhớ ngày còn học phổ thông,muốn tìm một bông hoa đã khó chứ đừng nói đến chuyện mua hoa !Có tiền chưa chắc đã mua được 1 bông hồng "tủ lạnh" ! Mỗi lần nhìn những bông hồng trong tờ lịch treo tường mà ao ước giá như đấy là bông hồng thật! Mãi sau này có dịp đi học ở đất Hà thành mới thấy những bông hoa ấy thật giá trị. Giờ đây, thời buổi kinh tế thị trường có khác ,hoa quả nhập quanh năm ,mùa nào cũng có cái để ăn để ngắm ,chỉ cần có tiền hay không mà thôi.Cuộc sống thay đổi ,nó đã trưởng thành nhiều hơn,đôi khi lại thèm đi vẽ thuê cho Hiệu chuyên kẻ chữ trang trí bảng hiệu như ngày xưa. Những đứa trẻ bây giwò có lẽ giống mình ngày trước ,chỉ khác nhìn chúng có vẽ nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn. Mãi nghĩ linh tinh đèn xanh qua lúc nào,một đứa trong bọn chúng nài nỉ nó mua hoa.Nó hào phóng nhờ gói một bó thật to thật đẹp, bọn trẻ trố mắt đùa vui : " Chị tặng cho cả chị nữa à?" Nó cười thầm trưa nay mình sẽ tặng mẹ bó hoa này!
    ----------***----------
    9399http://www3.ttvnol.com/quangtri.ttvn
  6. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Đúng là hôm giao thừa không xem được cầu truyền hình thật nhưng phải mở ngoặc thêm hôm đó không đi chơi với người yêu (tình yêu mấy năm nay mất mùa), đơn giản là ở quê không có điện (nên cũng không tivi). Nhìn trong cái hình Mod post lên không thấy cái cầu cũ, hôm nào Mod post lại cái khác cho bà con ngó tí. Cầu trong phim Chung một dòng sông đúng là quay ở Thái Bình (năm 1959 thì làm sao quay ở Hiền Lương được) nhưng khi nhắc đến bộ phim điện ảnh đầu tiên của VN thì người ta nghĩ đó là sông Rào Thanh chứ không ai bảo đó là sông Thái Bình, đúng không?
    Câu bác quote lại hình như hiểu nhầm ý rồi. Tui muốn nói với lão K bạn tui là ngày mai phải lên Đông Hà đi làm, sau đó không còn ở Đ.Hà nữa và không biết lúc nào trở lại nên sẽ khó để gặp P, sau này tôi có trở lại Bồ Bản một lần nhưng mọi thứ vẫn chưa có chi thay đổi mấy.
    Bad Man
  7. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Đúng là hôm giao thừa không xem được cầu truyền hình thật nhưng phải mở ngoặc thêm hôm đó không đi chơi với người yêu (tình yêu mấy năm nay mất mùa), đơn giản là ở quê không có điện (nên cũng không tivi). Nhìn trong cái hình Mod post lên không thấy cái cầu cũ, hôm nào Mod post lại cái khác cho bà con ngó tí. Cầu trong phim Chung một dòng sông đúng là quay ở Thái Bình (năm 1959 thì làm sao quay ở Hiền Lương được) nhưng khi nhắc đến bộ phim điện ảnh đầu tiên của VN thì người ta nghĩ đó là sông Rào Thanh chứ không ai bảo đó là sông Thái Bình, đúng không?
    Câu bác quote lại hình như hiểu nhầm ý rồi. Tui muốn nói với lão K bạn tui là ngày mai phải lên Đông Hà đi làm, sau đó không còn ở Đ.Hà nữa và không biết lúc nào trở lại nên sẽ khó để gặp P, sau này tôi có trở lại Bồ Bản một lần nhưng mọi thứ vẫn chưa có chi thay đổi mấy.
    Bad Man
  8. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng tản mạn về Địa đạo Vịnh Mốc
    Vịnh Mốc đối với người dân Quảng Trị là cả một niền tự hoà không phải vì địa danh này được đứng trong danh mục di tích quốc mà nó là một bảo tàng trung thực về sức sống mảnh liệt của con người nơi đây. Vịnh Mốc không còn giới hạn trong quốc gia mà danh tiếng của nó vang khắp các nẻo vùng trên thế giới. Tôi biết đến địa danh này từ qua sách báo từ khi còn bé tí, tôi mường tượng đó là một giao thông hào dưới lòng đất có tổng chiều dài trên 2000m (hình như là 2034m) với nhiều ngã ngách mà trục chính khoảng chừng 800m. Đường chỉ rộng khoảng 1m, cao quá đầu (xấp xỉ 1,8m). Mãi đến ngày hôm đó mới được chính kiến tận mắt hố hầm của Vịnh Mốc, đúng là nể phục.
    Đó là khoảng một ngày cuối tháng 3, 4 đứa chạy xe máy từ Huế đến thị trấn Hồ Xá thì dừng lại ở một quán nước bên đường. Trong lúc nó đi tìm cô bạn gái thì 3 thằng nhảy vào quán gội đầu của chị Thuỷ (bên cạnh chợ, đối diện đường lên trường cấp 3 Vĩnh Linh) để tân trang lại cái xộc xệch và bụi bặm sau quảng đường hơn 100km. Chị bảo, về dưới đó thì nên kiếm người họ dẫn đi, vào trong đó tối tăm cũng sợ. Chị nói thế nào chứ, 4 thằng con trai thế này mà sợ là sao, ngày xưa dân làng sống cả năm ròng, giờ mình xuống xem rồi lên ngay mà. Thế nhưng khi bạn gái nó ra, hỏi em có dẫn tụi anh đi được không thì em nó lắc đầu "em mới đi có 1 lần, không thuyết minh được". Lại tiếp tục đợi để nó đi tìm một em khác, người ở vùng này. Lòng vòng một hồi thì nó cũng kiếm được Dung (hình như là giáo viên ngữ văn trường bán công V.Linh). 6 đứa lên đường, theo hướng Vĩnh Thạch mà xuống.
    Trên đường đi, thằng nào cũng xuýt xoa bởi các vườn tiêu xanh đến đậm đà. Trên cái nền đất đỏ 3 gian, những ngôi nhà mới nằm lọt thỏm giữa các vườn tiêu xanh thẳm kéo dài dọc theo con đường nhựa chạy về Vịnh Mốc. Vừa đi Dung vừa kể về mảnh đất kiên cường một thời bị đạn bom cày xéo, những câu chuyện đời thường được diễn đạt bằng những lời kể bình dị nhưng răng mà nghe thắm thiết.
    Mấy chiếc xe máy chạy chầm chậm rồi dừng hẳn trong sân của nhà trưng bày. Đập vào mắt chúng tôi là một câu trích dẫn rút ra từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Anh, Xêchxpia "Tồn tại hay không tồn tại". Thực ra tôi không lạ với câu nổi tiếng này nhưng trong hoàn cảnh ấy thì mới thấy hết ý nghĩa của nó. Đó là sự tương phản giữa một bức tranh chụp làng quê Vịnh Mốc trù phú trước năm 1965 và một bức tranh là sự san bằng phá huỷ của làng quê ấy sau đó chỉ mấy tháng. Người dân Vịnh Mốc đứng trước 2 lựa chọn hoạc bỏ làng đi hoặc bám trụ thì phải chui vào lòng đất. Và cuối cùng họ đã ở lại và họ đã tồn tại. Tồn tại không phải cho bản thân mà cho cả một dân tộc. Vì nếu không có họ thì lấy đâu làm điểm tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ cách đó chưa đầy 30 km - một vị trí chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong những năm tháng khốc liệt, 17 đứa trẻ sinh ra ở đây được bình an và họ đã lớn lên theo đúng nghĩa sống chứ không còn tồn tại.
    Người bán vé đưa cho chúng tôi 6 cái đèn pin, trước khi xuống địa đạo Dung quay lại dặn dò chúng tôi phải cẩn thận vì có thể đường bị trơn (mấy hôm trước có mưa giông), anh gì cao cao thì phải cúi đầu xuống không về phải tốn 5000 gội đầu lại vì chiều cao của đường hầm chỉ hơn 1m7... Thế rồi tất cả chúng tôi lần lượt bước vào địa đạo. Có đến nơi này mới hiểu được sức sống mảnh liệt của người dân kiên cường. Làm thế nào mà người ta có thể mang hơn 6000 m3 đất đá ra khỏi nơi đây giữa mưa bom lửa đạn, cả hệ thống đường hầm nối liền thành một công trình khép kính vừa phục vụ chiến đấu ở tầng 1 (độ sâu 8-10m), vừa phụ vụ sinh hoạt của mấy chục hộ dân ở tầng 2 (độ sâu 12-15m) và vừa là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra Cồn Cỏ ở tầng 3 (độ sâu 30m). Sau một hồi mò mẫm với mấy cây đèn, không mấy khó khăn chúng tôi tìm được đường ra biển. Một thằng trong số đó bảo, giờ ra đến đây mới dám nói chứ đi trong đó sợ đến cái gì cũng teo, thấy nó cứ tối tăm thế nào ấy, vậy mà ngày trước người dân sống cả không việc gì. Vừa nói nó vừa run, thì ra nó sợ rắn.
    Từ những người xa lạ chúng tôi, nó, em nó và Dung trở nên thân thiện chỉ sau 1h đồng hồ viếng thăm địa đạo. Tối đó Dung mời chúng tôi ở lại nhà ăn cơm với cả gia đình. Quây quần bên bàn cơm nó đại diện cho những người xa xứ bưng chén rượu gạo cụng ly với ba của Dung, đó bảo mai này cháu sẽ làm rể Quảng Trị và rất tự hào về điều đó. Thế mà ...
    Bad Man
  9. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng tản mạn về Địa đạo Vịnh Mốc
    Vịnh Mốc đối với người dân Quảng Trị là cả một niền tự hoà không phải vì địa danh này được đứng trong danh mục di tích quốc mà nó là một bảo tàng trung thực về sức sống mảnh liệt của con người nơi đây. Vịnh Mốc không còn giới hạn trong quốc gia mà danh tiếng của nó vang khắp các nẻo vùng trên thế giới. Tôi biết đến địa danh này từ qua sách báo từ khi còn bé tí, tôi mường tượng đó là một giao thông hào dưới lòng đất có tổng chiều dài trên 2000m (hình như là 2034m) với nhiều ngã ngách mà trục chính khoảng chừng 800m. Đường chỉ rộng khoảng 1m, cao quá đầu (xấp xỉ 1,8m). Mãi đến ngày hôm đó mới được chính kiến tận mắt hố hầm của Vịnh Mốc, đúng là nể phục.
    Đó là khoảng một ngày cuối tháng 3, 4 đứa chạy xe máy từ Huế đến thị trấn Hồ Xá thì dừng lại ở một quán nước bên đường. Trong lúc nó đi tìm cô bạn gái thì 3 thằng nhảy vào quán gội đầu của chị Thuỷ (bên cạnh chợ, đối diện đường lên trường cấp 3 Vĩnh Linh) để tân trang lại cái xộc xệch và bụi bặm sau quảng đường hơn 100km. Chị bảo, về dưới đó thì nên kiếm người họ dẫn đi, vào trong đó tối tăm cũng sợ. Chị nói thế nào chứ, 4 thằng con trai thế này mà sợ là sao, ngày xưa dân làng sống cả năm ròng, giờ mình xuống xem rồi lên ngay mà. Thế nhưng khi bạn gái nó ra, hỏi em có dẫn tụi anh đi được không thì em nó lắc đầu "em mới đi có 1 lần, không thuyết minh được". Lại tiếp tục đợi để nó đi tìm một em khác, người ở vùng này. Lòng vòng một hồi thì nó cũng kiếm được Dung (hình như là giáo viên ngữ văn trường bán công V.Linh). 6 đứa lên đường, theo hướng Vĩnh Thạch mà xuống.
    Trên đường đi, thằng nào cũng xuýt xoa bởi các vườn tiêu xanh đến đậm đà. Trên cái nền đất đỏ 3 gian, những ngôi nhà mới nằm lọt thỏm giữa các vườn tiêu xanh thẳm kéo dài dọc theo con đường nhựa chạy về Vịnh Mốc. Vừa đi Dung vừa kể về mảnh đất kiên cường một thời bị đạn bom cày xéo, những câu chuyện đời thường được diễn đạt bằng những lời kể bình dị nhưng răng mà nghe thắm thiết.
    Mấy chiếc xe máy chạy chầm chậm rồi dừng hẳn trong sân của nhà trưng bày. Đập vào mắt chúng tôi là một câu trích dẫn rút ra từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Anh, Xêchxpia "Tồn tại hay không tồn tại". Thực ra tôi không lạ với câu nổi tiếng này nhưng trong hoàn cảnh ấy thì mới thấy hết ý nghĩa của nó. Đó là sự tương phản giữa một bức tranh chụp làng quê Vịnh Mốc trù phú trước năm 1965 và một bức tranh là sự san bằng phá huỷ của làng quê ấy sau đó chỉ mấy tháng. Người dân Vịnh Mốc đứng trước 2 lựa chọn hoạc bỏ làng đi hoặc bám trụ thì phải chui vào lòng đất. Và cuối cùng họ đã ở lại và họ đã tồn tại. Tồn tại không phải cho bản thân mà cho cả một dân tộc. Vì nếu không có họ thì lấy đâu làm điểm tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ cách đó chưa đầy 30 km - một vị trí chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong những năm tháng khốc liệt, 17 đứa trẻ sinh ra ở đây được bình an và họ đã lớn lên theo đúng nghĩa sống chứ không còn tồn tại.
    Người bán vé đưa cho chúng tôi 6 cái đèn pin, trước khi xuống địa đạo Dung quay lại dặn dò chúng tôi phải cẩn thận vì có thể đường bị trơn (mấy hôm trước có mưa giông), anh gì cao cao thì phải cúi đầu xuống không về phải tốn 5000 gội đầu lại vì chiều cao của đường hầm chỉ hơn 1m7... Thế rồi tất cả chúng tôi lần lượt bước vào địa đạo. Có đến nơi này mới hiểu được sức sống mảnh liệt của người dân kiên cường. Làm thế nào mà người ta có thể mang hơn 6000 m3 đất đá ra khỏi nơi đây giữa mưa bom lửa đạn, cả hệ thống đường hầm nối liền thành một công trình khép kính vừa phục vụ chiến đấu ở tầng 1 (độ sâu 8-10m), vừa phụ vụ sinh hoạt của mấy chục hộ dân ở tầng 2 (độ sâu 12-15m) và vừa là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra Cồn Cỏ ở tầng 3 (độ sâu 30m). Sau một hồi mò mẫm với mấy cây đèn, không mấy khó khăn chúng tôi tìm được đường ra biển. Một thằng trong số đó bảo, giờ ra đến đây mới dám nói chứ đi trong đó sợ đến cái gì cũng teo, thấy nó cứ tối tăm thế nào ấy, vậy mà ngày trước người dân sống cả không việc gì. Vừa nói nó vừa run, thì ra nó sợ rắn.
    Từ những người xa lạ chúng tôi, nó, em nó và Dung trở nên thân thiện chỉ sau 1h đồng hồ viếng thăm địa đạo. Tối đó Dung mời chúng tôi ở lại nhà ăn cơm với cả gia đình. Quây quần bên bàn cơm nó đại diện cho những người xa xứ bưng chén rượu gạo cụng ly với ba của Dung, đó bảo mai này cháu sẽ làm rể Quảng Trị và rất tự hào về điều đó. Thế mà ...
    Bad Man
  10. bad_man

    bad_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Mồng 8 tháng 3 năm trước, đang ở nhà thì nó gọi điện đến bảo đi Quảng Trị, mặc đồ nhanh lên, cầm cho nó mượn cái áo khoác và nó sẽ đến đón ở cổng sau 5 phút nữa. Chưa kịp rủa vài câu thì nó đã cúp máy. Hiểu tính nó thế nên không còn cách nào khác là phải mặc vội áo quần để lên đường.
    Nó bảo, hôm nay bận quá. Chỉ gọi điện cho em 1 lần từ sáng nhưng không gặp. Chắc giờ này em giận phải biết nhưng tối nay cố lắm mới nghỉ sớm được 1h. Đưa cái áo cho nó, tôi cầm lái rồi ngược hướng Quảng Trị chạy ra. Trời hơi lạnh lại có mưa phùn nên không giám chạy nhanh mặc dù tôi biết nó đang sốt ruột. Ngồi sau xe, nó gọi cho em hai lần nhưng chỉ được vài phút lại cúp máy. 60 km nhưng mất 1 tiếng rưởi mới đến trước cổng nhà em, lúc này đã 9h đêm. Em giận, nên phải mất thêm nửa tiếng mới chịu mang đồ đi chơi. Chúng tôi xin phép ba mẹ cho em đi đến 10h, nói là thế nhưng tôi nghĩ 30 phút chắc chưa đủ để hai đứa làm lành.
    Tôi sẽ vào quán điện tử ngồi bấm máy với mấy đứa trẻ con, nó chở em về phía chợ thị xã. Quán đóng cửa, tôi lại chạy lòng vòng nhưng không dám rẻ vào đâu vì sợ nó quay lại tìm.
    Gần 11h chúng tôi mới đưa em nó về nhà, vào đến cửa thấy phụ huynh ngồi đợi ở bàn, tôi sợ. Mặc dù đã ra đây nhiều lần nhưng chưa bao giờ thất hứa. Tôi định nói gì đấy thì nó ra hiệu bảo dắt xe em nó vào nhà rồi nó quay sang xin lỗi hai bác vì đã về muộn. Vậy mà chẳng sao cả, lại còn được phụ huynh chuẩn bị cho một nồi cháo gà ăn lót dạ để vào lại Huế trong đêm.
    Lần này thì nó phải cầm lái nhưng không cần tăng tốc như lúc đi. Nó bảo, hôm nay buồn cười quá, hai đứa đang cải nhau thì em nó phát hiện cái hoa hồng nó vừa mua 10000 ở chợ là hoa bị dứt cuống. Mặc dù hoa được gói cẩn thận trong giấy ni long nhưng trong xinh xắn thế mà đi được 1 đoạn thì em bảo sao chỉ có cành mà không thấy hoa, nhìn kỹ vào thì chỉ thấy trơ trọi một que sắt cắm vào cuống hồng. Nhưng cũng nhờ thế mà em nó bật cười để hai đứa làm hoà.
    Bad Man

Chia sẻ trang này