1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ghi nhanh

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi TrQ, 02/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hehe... đ/c đấy là bạn học của tui, học chung cấp 2-3, chung lớp từ 7 đến 12. Lớp 9 bán trú ngủ chung chiếu, 2 năm 11-12 ngồi chung bàn. Đ/c đấy năm xưa bôn lắm, giờ thì chuyển hướng cái vèo. Dũng cảm đâu thì tui kô thấy, tui chỉ biết nếu chỉ nói để sướng cái miệng, bất chấp hậu quả, thì mặc dù là nói đúng đi chăng nữa, nó kô phải là dũng giả, cũng chả phải là trí giả. Giờ chỉ còn cầu trời chúc ông bạn già của tui được bình an, amen!!!
    Kô biết các thầy cô BGH trường mình thấy vụ này thì cảm nghĩ sao nhỉ? Nhất là các thầy cô từng CN bọn tui... Lạng quạng sẽ có vụ được mời lên Sở uống trà viết bản tường trình kiểu các đ/c dạy dỗ thế nào mà lại có chuyện như rứa...
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 05/03/2006
  2. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Đây là "hậu quả" của cái câu trên của kp đó! Vì ngày xưa "bôn" lắm nên bây giờ mới chuyển hướng cái vèo.
    Sow không có thời gian "nghiền ngẫm" cái thư đó, mà cũng chẳng có hứng thú gì với vấn đề chính trị chính em cả (có lẽ ko thích chính trị lắm là đặc điểm chung của con gái), nhưng đọc xong cái thư đó thì sow thấy là người đó... tệ quá! Đúng là ai cũng có quyền nói, nhưng vấn đề là "nói cái gì, nói ở đâu, nói như thế nào" để không có "bôi tro trát trấu" lên mặt mình và mặt tất cả mọi người, và để được tiến bộ.
    Đọc những dòng trong "thư" đó có thể cảm nhận rõ ràng đó là một anh chàng "mê chính trị" nhưng "chẳng biết gì cả", tầm nhìn khá là hạn hẹp và có suy nghĩ cực đoan, chỉ biết có 1 hướng, chính vì thế mà mới có cái kiểu "trước bôn, sau ngược lại", chứ "NGƯỜI BÌNH THƯỜNG" thì phải biết cân bằng giữ nhiều cái, có cái nhìn tổng quát hơn, vị tha hơn, bớt khe khắt và không cực đoan như thế.
    Mà thôi, ý kiến nhiều lắm, mà bây giờ ko có thời gian để nói nhiều. Sow ghét vấn đề chính trị, có điều, sow biết mình là người "yêu nước cuồng nhiệt". Nói chung không có cái gì hoàn hảo, không có cái gì hoàn toàn tốt mà cũng chẳng có cái gì hoàn toàn xấu. Không có cái "vừa sinh ra đã hoàn hảo", vì vậy, chúng ta phải chung tay xây dưng, cố gắng để chuyển đổi nó, làm cho nó tốt hơn, chứ ko phải chỉ có cái miệng la chài bãi và chỉ biết nói suông, không làm được cái gì khác. Để xem anh chàng đó học xong có về nước phục vụ không, nếu không về mà cũng chẳng có cái gì hay ho đóng góp cho đất nước (ko về vẫn có thể đóng góp theo cách khác, đúng chứ?!), thì xem như lời nói của anh ta vô giá trị, không đáng giá một xu và chẳng cần thiết phải nghe. Đúng hay sai, người VN biết, những công dân nước ngoài đang sống ở VN, những SV nước ngoài đang học ở VN tự có cái đánh giá riêng.
    Nhưng nói thật là sow ghét cái bài viết đó, có những cái cực kì phi lý mà sow hoàn toàn không đồng ý. Đúng là tại vì đó là một con người "quá tin", quá cực đoan nên cuối cùng mới ra nông nỗi này. Sow hoàn toàn không thấy "Chúng em được học những tư tưởng thù hận và nghi kị đối với các nước tư bản, phải tiêu diệt, đào mồ chôn họ chứ không được học cách sống chung trong hòa bình, hợp tác và phát triển", đúng là chỉ toàn đặt điều nói thêm mà thôi. Điên! Còn cái điều: "Ngày 11/09/2001, khi cả thế giới bàng hoàng và đau đớn khi hai tòa nhà WTC ở New York bị tấn công, em đã nhảy lên vui mừng vì « đế quốc Mỹ » bị trừng phạt" thì đúng là tính "ác" của chính tác giả, chứ nói gì thì nói, người bị hại là vô tội, làm sao mà lại có thể "nhảy lên vui mừng" được chứ? Tàn nhẫn! Dù đế quốc Mỹ có đáng ghét thế nào chăng nữa, thì những người dân là hoàn toàn vô tội. Nước ta đâu có giáo dục theo cái kiểu đó? Chỉ toàn đật điều nói thêm mà thôi!
    Nói chung sow thấy bài viết đó tuy cũng có những cái đúng, nhưng những cái sai đã che mất giá trị của những cái đúng, vì người ta đọc vào, khi thấy những cái sai quá lớn như thế, người ta chỉ đáng giá rằng người viết phiến diện, và những cái đúng dễ dàng bị dẹp qua một bên mà không được quan tâm đến luôn.
    Hic, mà thôi, không viết nữa đâu, không có thời gian mà cũng chẳng có hứng thú. Nhưng mà... người viết mà đứng trước mặt sow, sẵn sàng "bàn luận" với hắn ta về cả đống thứ này, dù rằng chính trị là cái mà bản thân sow hoàn toàn không có hứng thú, và cũng không có hiểu biết quá rộng về Stalin là ai, cũng như công dân nước khác nghĩ gì, nhưng, sow hiểu chính trị theo một nghĩa riêng (có thể vì sow là con gái), mà trong đó, đất nước ta đúng là còn rất nhiều thứ đáng chê trách, nhưng không phải vì thế mà đáng bị ghẻ lạnh. Phải nhìn ra những cố gắng của những người cầm đầu, những cố gắng để thay đổi, nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn để dù có muốn cũng không thể thay đổi 180 độ được. Thay vì ngồi đó mà chê trách, chi bằng thông cảm và xắn tay vào chung sức xây dựng. Một người không thể làm được gì, vì sức người nhỏ lắm, nhưng, trong khả năng của mình, một người cũng có thể làm được nhiều thứ. Nếu người nào cũng chung tay xây dựng, đất nước ta sẽ giàu hơn, tốt hơn, là điều không ngoài tầm tay. Còn nếu toàn là những người chỉ biết nói, chỉ biết phê phán, thì sẽ chẳng bao giờ ra đâu và đâu, chẳng bao giờ làm được cái gì hết.
    Sow luôn chỉ biết làm hết sức mình để trước là phát huy hết khả năng của mình, an định kinh tế, vật chất của mình, nhưng không phải "sau" mà là "đồng thời" góp sức mình để phục vụ đất nước. Nước mình bây giờ có nhiều tư tưởng tiến bộ lắm rồi, mà bạn ấy ở Pháp, có biết được không mà nói chứ? Bạn ấy có vào Đảng rồi không mà biết tư tưởng của Đảng là gì?
    Mà thôi, KHÔNG THÈM NÓI NỮA ĐÂU!
  3. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Sẵn tiện có đọc về "bài văn của Phi Thanh" (ko biết là có nhớ đúng tên ko nữa?), sow "giới thiệu" luôn về ý kiến của sow (đã post trên một diễn đàn khác từ xưa lắc rùi, lúc đó còn rảnh nên còn rất nhiều chuyện). Ai có quan tâm thì cứ đọc, còn ko thì thui nghen!
    À, sow thấy bài văn trên có nhiều hạn chế.
    Thứ nhất: nếu muốn phê bình tác phẩm, okie thui, nhưng, học sinh đó đã ko thể trình bày một cách thuyết phục, hợp logic và chặt chẽ lý do :"Tại sao em không thích tác phẩm này. Tác phẩm này không hay ở chỗ nào..."
    Thứ hai: phê bình hay gì gì đi chăng nữa thì cũng phải có chứng cứ và thuyết phục. Nói chung không thể "quơ đũa cả nắm" thế được. Em học sinh này ko thích, ko có nghĩa là tòan bộ hs đều ko thích. Thầy cô này ko truyền tải được ý của nhà văn, nhà thơ, ko có nghĩa là tất cả thầy cô dạy văn đều dạy dở. Nói chung, sow ủng hộ việc cho phép học sinh bày tỏ ý kiến của mình (có thể gọi nôm na là "quyền tự do ngôn luận"), nhưng, muốn bày tỏ cũng phải cho chặt chẽ và thuyết phục, hợp logic. Bài văn trên sow không thể nào cho 20 điểm được, chẳng có thuyết phục chút nào, chỉ nói khơi khơi mà thôi! Nếu cho 20 điểm, chẳng khác nào là kích động những em học sinh chưa ngoan phản đối thầy cô. Nếu như thế thì còn dạy dỗ gì được nữa???
    Thứ ba: cách nói trong bài văn tỏ ra có một chút gì đó ngang ngạnh. Việc em bày tỏ chính kiến của mình là không sai, nhưng em phải luôn nhớ vị trí của mình so với người chấm bài. Sow đọc bài văn này mà không thích tí nào hết, chẳng phải vì sow là một cô giáo, mà là cách diễn tả của em. Em vẫn có quyền nói lên ý kiến của em, nhưng, phải dùng cách nói phù hợp với vị trí của em hiện tại.
    Nói về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Sow không có ấn tượng gì với nó hết, chỉ thấy rằng nó rất khó học, thế thôi! Nhưng... Thời là học sinh, sow cũng có khao khát được phê bình một số tác phẩm. Một trong số đó, nhân vật làm sow muốn "phê phán" nhất là nhân vật Chị Dậu. Hòan tòan ko phù hợp với thời đại ngày nay. Tại sao phải bán con để lấy tiền đóng thuế cứu chồng, để rồi năm sau, vài tháng nữa, lại ko có tiền và chồng lại bị bắt tiếp. Tại sao lại bán con trong khi đó cứ cố giữ mình. Tại sao lại bắt con mình phải hy sinh, v.v... Nói chung là bây giờ thì sow "hết lửa" rùi nên cũng chẳng còn muốn phê phán gì nữa, và nói chung đó là ý kiến riêng của sow, nhưng sow hòan tòan ko thích nhân vật chị Dậu. Người phụ nữ, nếu muốn hy sinh, trước hết hãy tự hy sinh mình đi, ko nên lại đem con mình đi bán như thế.
    Nói chung là "chín người mười ý" mà, một tác phẩm hay ko có nghĩa là ai nhìn vào cũng đều ca ngợi, đúng là ko nên gò ép học sinh như thế, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là học sinh muốn nói gì thì nói mà ko có căn cứ và lý luận chặt chẽ. Thêm nữa, học sinh ko được tự quyền "lựa chọn chương trình học" cho mình, kiểu là "em ghét bài này, em không thích học". Chương trình dạy... Người phù hợp nhất để lựa chọn chính là người giáo viên đứng lớp, vì người đứng lớp là người hiểu học sinh mình và "thấm thía" hơn ai hết. Sow cũng ghét cái chuyện sách do mấy ông suốt ngày ngồi văn phòng, trên trời dưới đất, biên sọan, rồi đưa xuống, làm giáo viên dạy chết bỏ vì cái chương trình của mấy ổng.
    À... Ưmm... Bệnh nghề nghiệp... Viết nhiều quá rồi.... Mọi người đọc xong bỏ qua nhé!
    (12/5/2005)
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hê..hê..., sow ơi, hồi xưa kp cũng ''bôn'' lắm. Nhớ cứ có cái gì về Đoàn đội là cả lớp nó gọi kp. Đến mức năm 12 kp cú quá, cái kỳ thi sát hạch Đoàn viên gì đấy, rồi thi hùng biện gì đấy, kp dẹp luôn, kô thèm làm nữa, mặc dù làm lớp trưởng. Nói chung kp theo thuyết ''Trung dung'', thấy vậy là khỏe nhất.
    Còn em Phi Thanh thì chả care, nhưng cái câu em ý viết, đại ý nói là vì sinh ra trong thời hòa bình thì làm sao hiểu được cái hay trong bài văn tế của cụ Đồ Chiểu, làm sao có cảm nhận về bài văn tế, thì kp thật sự muốn xáng cho em ý 1 cái bạt tai. Nói thế có khác nào xổ toẹt vào sự hi sinh của cha ông ta. Nếu lớp trẻ mà ai cũng như em Phi Thanh thì đúng là hết thuốc.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2005/05/425597/
    mình vừa đọc lại bài viết của Phi Thanh, nhận thấy đây chẳng qua là cô ấy viết ra sự thất vọng của bản thân mình khi không thể làm nổi bài thi, và dưới cái sự thất vọng ấy là một loạt lý do công kích nền giáo dục gượng ép mà thôi. Lý do thì có cái đúng, có cái sai, có cái đáng trách như kp viết. Dù sao chuyện lý lẽ đúng hay sai vào thời điểm viết đó cũng không quan trọng vì cái motive chính khi viết vẫn là sự thất vọng khi không làm được bài mà thôi, tương tự như khi người ta buồn thường trút tâm sự vào nhật ký ấy thôi. Còn sau này những chuyện như để nổi tiếng, để nổi loạn không hề xuất hiện khi bạn gái này viết.
    Đọc mở bài sẽ thấy đây là một mở bài bình thường. Đến đoạn thứ hai có lẽ tác giả đã ngồi suy nghĩ lâu mà không ra ý tưởng nào, cũng có thể không thuộc bài chẳng hạn, nên đâm ra thất vọng viết bừa một cái lý do trời ơi: "Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc..." Lý do này thật sự đáng ăn đòn! Đọc một bài văn tế mà câu đầu tiên đã thấy lửa:
    Hỡi ơi !
    Súng giặc đất rền,
    Lòng dân trời tỏ.
    Đọc tiếp thấy người dân bị giày vò căm ghét thực dân đến xương tủy:
    Đêm thấy bòng bong che trắng lớp,
    những muốn ăn gan;
    Ngày xem ống khói chạy đen xì,
    toan ra cắn cổ.
    thì có tim thép nguội mới "không thể rung động"! Đừng nên nói sống trong thời bình hay thời loạn để che đậy vụng về rằng mình không có đủ khă năng để tiếp nhận tác phẩm! Đây rõ ràng chỉ là chống chế mà thôi - một sự chống chế không đáng và không nên cho năng lực cảm nhận. Nhận thấy tác hại của sự chống chế này, tác giả lại rào thêm một câu phủ nhận sự quay lưng lại với lịch sử của bản thân - dù thực tế là như vậy.
    Đoạn 3 thì tác giả nêu chính kiến của mình về việc giáo dục. Đoạn 3 thì mình đồng ý với tác giả. Nó nêu được thực trạng giáo dục gò bó, thiếu sáng tạo và thiếu môi trường sáng tạo, sinh động. Mình cũng là một nạn nhân khi dám viết vài lời phê bình tác phẩm trong bài thi tốt nghiệp phổ thông (hình như bình luận hay phân tích cái gì ấy ấy) và phải lãnh đạn chết tức tưởi. Mặc dù cái ý tưởng phê bình ấy ngày trước khi học phân tích đã được cô dạy văn bật đèn xanh duyệt rồi. (Có lẽ khi viết thì quen cái kiểu viết tương đối thoáng khi học ở trường, còn khi chấm tốt nghiệp thì không phải do thầy cô trường mình chấm chăng???) Nói chung, nơi mà việc đọc chép và thuộc lòng thống trị thì còn đâu ra chỗ cho sáng tạo? Nơi mà việc thi cử văn chương chấm theo barem ý thì lấy đâu ra đất để phê bình sống sót?
    Còn đoạn 2 thì rõ ràng là lý do này bậy. Đồng ý là giá trị một tác phẩm văn học có tính lịch sử nhưng mà người đọc cần hiểu xuất xứ và hoàn cảnh người viết chứ không phải người viết cần hiểu hoàn cảnh người đọc. Lý luận rằng không cảm nhận được vì hai thế hệ khác nhau thì thật là khập khễnh. Cứ mà thế này chắc đời nay chẳng ai hiểu cho Thúy Kiều. Đây là lý luận ngược!
    Ở đoạn kết thì 3 câu đầu tiên vô thưởng vô phạt, chỉ là tóm tắt lại "bài văn lạ" thôi. Nhưng góp ý ở câu cuối dễ gây hiểu lầm. Muốn hiểu câu cuối cần đọc lại đề thi và hiểu sự bức xúc của cô gái viết bài. Đúng là đề bài bó buộc quá, chỉ yêu cầu phân tích cái đẹp chứ không quan tâm cái xấu. Có 2 cách hiểu đề thi:

    Cách hiểu thứ nhất, một tiên đề không chối cãi: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có hay chứ không có dở. Phân tích văn tế này cũng là phân tích cái đẹp. Khái niệm "tác phẩm" được nâng lên thành "tác phẩm đẹp". Cách hiểu khác, tác phẩm có xấu có đẹp, nhưng chỉ yêu cầu phân tích cái đẹp thôi.
    Chẳng biết người ra đề hiểu theo cách hiểu nào nhưng rõ ràng cô bạn Phi Thanh đã hiểu theo cách thứ nhất. Chẳng có gì trên đời này sinh ra là hoàn hảo, tại sao không thiết kế đề thi phân tích có xấu có đẹp mà nhất thiết phải đẹp? Hiểu thế thì không thể không bức xúc khi vốn cô đã thấy tác phẩm chẳng hay ho gì!!! Dù sao thì góp ý của cô bạn cũng không phải là dở, những vị ra đề nên suy xét lại cách ra đề tránh chuyện hiểu đa nghĩa. Nhưng sự thật là với tư cách là người đi thi thì cô bạn của chúng ta phải hoàn thành yêu cầu bài thi chứ không phải yêu cầu đề thi ra theo ý mình. Lại lý luận ngược. Đây chẳng qua lại là lớp vỏ bọc cho sự bất lực và bướng bỉnh mà thôi.
    Nói tóm lại thì chúng ta cũng nên công bằng khi đánh giá bài văn lạ này. Mình đọc nhiều bài viết ca ngợi tính tích cực của "bài viết lạ" nên đâm ra thấy sáo rỗng. Còn sow và kp thì tập trung vào cái tiêu cực của bài viết nên lại thiếu đi cái tích cực của nó. Thật tình mà nói, thì tác giả bài viết này không có gì là dũng cảm vì nó viết ra khi tác giả đã vào đường cùng rồi, viết cũng thế, không viết cũng thế, chẳng làm được bài thi. Cái nền chung là vẫn là sự thất vọng vì thất bại do kém năng lực nhưng bướng bỉnh không chấp nhận thất bại của mình mà đổ lý do cho hoàn cảnh. Lý luận biện minh thì vô tư ... bậy! Chưa kể đến cách hiểu bóp méo sự thật. Tuy nhiên, một điều tích cực là đây là đại diện cho tiếng nói của học sinh phê bình về chế độ dạy, học và thi cử ở nước ta hiện nay. Đó là tất cả những gì mình cảm nhận được từ bài văn lạ.
    Được free_wing sửa chữa / chuyển vào 00:02 ngày 06/03/2006
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ặc.. thật sự bây giờ mới đọc kỹ lại hết bài viết ''động trời'' này. Tks FW!
    Trời ạ, tưởng em gái này viết phê bình thực trạng GDVN ngon lành lắm chứ, ai dè chỉ được có 1 đoạn ngắn tí xíu, thế mà báo chí cũng làm rùm beng lên được. Đừng bảo là em ý còn nhỏ, viết được như thế đã giỏi. Thật chứ lớp 11, nếu nhiều học sinh muốn viết, bảo đảm viết còn hay hơn, trình độ lí luận còn cao cấp hơn em Thanh nhiều.
    Pt như FW đúng đấy, em gái này hiểu đề theo nghĩa cực đoan, rồi lại kêu gào ỏm tỏi lên là đề thi thế này đề thi thế kia. Mà thật, học tới lớp 11 rồi, mà hiểu đề thi theo hướng cực đoan thế, thì chỉ có 2 khả năng: 1 là em này quá ngây thơ, 2 là em này quá dốt.
    ''Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... '' <--- câu này thì đúng là phải ăn 2 cái bạt tai. Đem bài này của em Thanh đọc trước mộ cụ Đồ Chiểu thì dám cụ cũng phải sống dậy mà cho em ý 1 bài học.
    Lang man 1 chút sang chuyện dạy học Văn. Theo kp nghĩ, nếu như dám can đảm đi ngược lại 1 xu thế của xã hội, nói nôm na là nghĩa sĩ, ''tử vì đạo'', thì cũng phải dám chấp nhận ''hậu quả'' dành cho mình. Chứ còn đi ngược lại, rồi bị điểm thấp, rồi bù lu bù loa lên là kô công bằng, thì đúng là nực cười lắm. Tại sao thiên hạ ai cũng làm được (có người biết là viết nhăng viết cuội, viết vô thức nhưng họ vẫn viết), mình kô làm được, mình lại kêu gào? Nhớ hồi đấy kp học Văn cũng thế, bài nhiều khi yêu cầu pt 1 bài văn bài thơ, bình luận nội dung lẫn nghệ thuật. Kp thì về mặc cảm nhận nghệ thuật rất kém. Bài kp thích thì còn viết được, chứ bài kô thích thì bó tay. VD như bài ''Tràng giang'' rất thích, thì cũng có thể viết tràng giang đại hải về nó, kết quả điểm cao. Còn như bài ''Đây thôn Vỹ Dạ'' của Hàn Mặc Tử, đọc hoài kô biết pt thế nào về nghệ thuật, hay như những bài của Xuân Diệu, kô ''cảm'' được, thế là bỏ luôn, cóc thèm pt gì nữa, mặc dù trong lớp cô đọc cho ghi cũng lắm, chỉ cần học thuộc chép ra là xong. Lúc làm kiểm tra bài ra thì điểm thấp, đơn giản thế thôi! Điểm thấp nhưng đổi lại mình cảm thấy thanh thản thì cũng chẳng có gì để phải kêu ca cả.
  7. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Chà, FW bảo sow "thiếu đi cái tích cực của bài văn" nhưng sao nguyên khúc sau những điều FW nêu ra sow toàn chỉ thấy tiêu cực thôi vậy? Vậy thì có cái tích cực nào để nhìn ra đâu chứ?
    Sow nhìn cái gì cũng vậy thôi, xét dưới nhiều mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực sow đều xét hết, nhưng cái chính là mặt nào nhiều hơn?
    Với lá thư của anh chàng nào đó thì mặt tiêu cực hơi bị nhiều, nhưng vẫn còn mặt tích cực, vả lại mục đích mà anh ta viết ra cái lá thư đó còn chưa rõ lắm, nên sow nhìn nhận cả hai (dù rằng mặt tích cực hơi bị che lấp).
    Còn với cái bài văn này thì sow chẳng thấy tích cực gì cả. Mục đích xuất phát là cá nhân vị kỉ, mục đích sai thì hành động chẳng thể nào đúng cho được. Đã vậy còn dám nói những điều hết sức bậy bạ (sow chưa rủa cho là còn nương tay đó, gặp học trò sow sow sẽ "giảng" cho nguyên một bài rồi, dù chẳng bao giờ sow dạy văn đi chăng nữa, thì sow cũng sẽ cho một bài moral về lòng yêu nước, sự kính trọng người đi trước, lòng biết ơn. Người mà không có ĐỨC, chẳng có ĐẠO thì còn làm được cái gì nữa? Chỉ là cái nhọt cho xã hội).
    Về nền giáo dục nước nhà còn bao nhiêu điều tệ thì ai chẳng biết, và ai chẳng muốn nói, có điều là không có chỗ để nói. Có thể nói, nhưng không phải trong một bài văn như thế, chỉ vì không làm được bài như thế. Trên đại học (năm II thì phải?), bản thân sow đã viết một bài luận dài 15 trang, trong đó "khen" được có 1 trang chiếu lệ, còn 14 trang còn lại là phê phán nền giáo dục, có căn cứ, có phân tích, có dẫn chứng đối chiếu (giáo viên cho sow bài đó điểm tốt, chứ có ai nói gì đâu, vì đơn giản là, sow nói đúng, mà không phải là "miệt thị", và là góp ý xây dựng, chứ không phải là góp ý phá hoại). Muốn phê thì phải phê như thế, chứ không phải muốn nói gì thì nói, mà nhất là Phi Thanh chỉ là một đứa học trò. Muốn phê người lớn, đủ tư cách chưa? Sow nghĩ là chưa, vì lớp 11 còn non nớt lắm, chưa đủ bản lĩnh. Nếu đã đủ bản lĩnh thì phải là viết một lá thư gửi ông Bộ trưởng kìa, chứ ko phải là trong một bài văn như thế. Gửi lên báo và gửi cho ông Bộ trưởng, nói lên suy nghĩ của mình một cách rành mạch, rõ ràng, có luận cứ chắc chắn. Nếu không đạt được điều đó thì mọi cái chỉ có thể phê một chữ "hỗn" mà thôi.
    Mà bài văn có nhiều chỗ chướng tai gai mắt lắm, sow ghét bài văn này (chỉ có thể nói như thế), vì nó không biết tôn trọng người lớn, người đi trước. Chỉ như tiếng "sủa" bậy vì tức giận, chứ chẳng có gì đáng để được ca tụng hay khen ngợi hết. Muốn nói gì, thì trước hết vẫn phải giữ một chữ "lễ". Lễ nghĩa đứng đầu, mình có lý lẽ, có lễ nghĩa, thì người ta có muốn cũng không thể chửi mình được, chỉ biết ngậm cục tức thôi, còn nếu có "chửi càng" thì chỉ để thiên hạ kinh mà thôi. Mà bài văn này, lễ nghĩa mất, nhân đạo mất, gốc gác mất. Xuất phát sai lầm lại thêm cái gì cũng "mất", thế thì có gì đáng để ca tụng chứ? Chỉ vì nó "lạ" mà phải "bốc" nó lên sao? Chỉ có bản lĩnh yếu mới thế. Mà việc ca tụng nó chỉ tổ gây kích động để học sinh náo loạn hơn mà thôi, chẳng có hay ho gì hết!
    Người lớn không phải lúc nào cũng đúng, có điều, học sinh, với cái đầu chưa "nguội", mắt thì chưa "mở", thường dễ phạm sai lầm nhiều hơn. Sow không bênh vực người lớn, nhưng, để thành người lớn, học sinh còn phải học nhiều thứ lắm. Chính vì thế, phải tìm cách để giáo dục trong sự nể phục của các em, chứ đừng có kích thích thêm cái tính bốc đồng của lứa trẻ. Trẻ em ngày nay dễ "loạn" lắm. Tội nghiệp thay cho kẻ "gõ đầu trẻ"...
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    09/03/2006 - 04:17 (GMT+1) lần đầu tiên vào forum thấy có tới 29 người online!! Nghĩ cũng lạ hôm qua 8/3 mà chẳng thấy có bài nào chúc mừng quốc tế phụ nữ cả. Hôm qua nếu mà tớ ở nhà thì đã khác..... Thôi thì nay xin chúc trễ một ngày vậy, thà trễ còn hơn không! Chúc một nửa thế giới của forum Lê Hồng Phong luôn xinh xắn, đáng yêu và luôn giữ được bản sắc Lê Hồng Phong: học hết cỡ mà chơi cũng hết mình!!
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Ừ kể ra cũng lạ nhỉ. 8/3 mà không thấy rục rịch gì hết. Kimikamo hôm qua có vào xem nhưng không viết bài, nhường vinh dự chúc mừng chị em cho người khác nhưng rốt cục chẳng có ai cả. Phải đợi đến hôm nay mới có Free_Wing ra tay.
  10. talker

    talker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    LHP dạo này vắng ngắt. Đang buồn, hình như vào rồi còn buồn hơn. Chẳng có ai giữ nhà sao? Kimikamo cũng biến mất đâu rồi!

Chia sẻ trang này