1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ghi nhanh

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi TrQ, 02/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Portugal ngã ngựa tại bán kết. Sự tấn công liên tục của Portugal đã không mang lại kết quả. Phải chăng do hàng thủ của Pháp quá tốt? Không hẳn vì đã có tới không ít hơn 5 cơ hội bị bỏ qua. Đó là vì những người lâu ngày chỉ chơi chiến thuật phòng thủ "thà không bị vào lưới còn hơn chiến thắng" nên quên mất cách tấn công. Bóng đá tấn công ở World Cup này chỉ còn là dĩ vãng. Một World Cup chán ngắt với triết lý "chờ đối phương mắc sai lầm". Một World Cup của những trọng tài kém. Cả hai đội vào chung kết talia và France đều là 2 đại diện cho thứ bóng đá tẻ nhạt đó. Họ chỉ chơi thứ bóng đá đẹp trong vài trận, còn lại là thực dụng. Bóng đá càng ngày càng đi vào ngõ cụt với cái triết lý "chờ thời" này. Một tấm gương "đáng chết" "đáng kiếp" "đáng đời" cho kẻ hy sinh bóng đá đẹp Joga Bonito để theo đuổi thứ bóng đá thực dụng này là Brazil. Super chuối!!
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hehe... banana gì... Lực có thế nào thì phải đá như vậy thôi. Kô thể yêu cầu Zizou bay **** hào hoa như hồi Euro 2000 khi anh đã 34 tuổi. Cũng khó mà yêu cầu Henry đá hay như Arsenal khi Pháp thiếu 1 Van Persie hay Reyes chạy cánh, thiếu 1 Berkamp tài hoa, trong khi Vieira đã kô còn là chính mình, còn Ribery thì chưa đủ chín.
    Lâu nay kp cũng kô thích lối đá ru ngủ của người Ý. Pháp thì đỡ hơn 1 chút, hồi 98-2000 là lối đá hào hoa nhưng cũng kô kém phần khoa học (toàn những tay tổ như Jacquet với Lemère cầm đầu kô). Đa số vẫn thích lối chơi tổng lực của Hà Lan, lối đá tấn công mê đắm lòng người của vũ điệu samba, nhưng nhiều khi quên rằng muốn đá ru ngủ cũng phải có tài năng. Như tuyển Anh mang tiếng là tấn công mà coi còn chán hơn cả Ý đấy chứ.
    Người hâm mộ đa phần yêu thích bóng đá tấn công, nhiều khi lại quên đi vẻ đẹp trong phòng ngự. Kô được xem Beckenbauer hay Bobby Moore phòng ngự thế nào, nhưng phòng ngự kiểu Sammer, Baresi, Maldini, Nesta, Jaap Stam, Blanc, Thuram, Desailly, Gallas thì cũng rất đáng xem đấy chứ. Cũng như trong võ học có chia ra cương nhu. Cương tuy mạnh bạo nhưng nhu cũng có thể khắc cương.
    Johann Cruyff và những người Hà Lan nổi tiếng với triết lý bóng đá tổng lực, ''đội chiến thắng là đội ghi nhiều bàn thắng hơn đối phương'', chính là đỉnh cao của dương cương trong võ học. Ngược lại người Ý với chiến thuật catenaccio hay Aimé Jacquet với triết lý ''đội bóng vô địch phải có hàng phòng ngự giỏi, kô để đối phương ghi bàn'', lại tiêu biểu cho nguyên lý võ công âm nhu. Âm tiêu Dương trưởng, Âm trưởng Dương tiêu. Kẻ vô địch thiên hạ là người có thể khiến cho Âm Dương hòa hợp. Tây Đức 1974, Ý 1982, Brazil 1994 & 2002, Pháp 1998 & 2000 chính là đại diện của công thủ đều giỏi. Brazil 1958, 1962 & 1970 thì quá cương mãnh, kô có ai đạt tới đỉnh cao của âm nhu để đối chọi lại được, cho nên là vô địch thiên hạ. Chứ như Hà Lan 1974 & 78 & 2000, cương mãnh có thừa nhưng hậu kình chưa đủ, dĩ nhiên phải chịu thất bại. Đạo học đi đến tận cùng có lẽ cũng chỉ vậy mà thôi.
    Ý vs Pháp... tình cảm nghiêng về Pháp... nhưng lý trí nghiêng về Ý nhiều hơn. Còn nhớ năm 2000, Zizou ở đỉnh cao phong độ, nhưng Pháp phải nhờ đến Wiltord với Trezeguet mới lên ngôi Vua ở Châu Âu. Giờ đây Zizou già quá rồi. Các lối thay người của Domenech cũng y chang kiểu của Klinsmann, cũng nhiêu đó, chẳng lẽ còn kô bị Lippi bắt bài hay sao? Cũng may là Saha bị 2 thẻ vàng, Domenech có lẽ đành phải tung Trezegoal vào sân. Khó thật!
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    đồng ý là âm dương điều hòa là tốt nhất để thắng lợi. Phải nói là việc xem Thuram, Desaily, Philipp Lahm hay Stamp thu hồi bóng quả là rất thú vị. Đó dĩ nhiên là công việc của hậu vệ rồi và những hậu vệ giỏi luôn có được sự mến mộ trong lòng người hâm mộ. Nhưng nếu chọn lối đá mà các cầu thủ chỉ chăm chăm phòng thủ, nhất là lớp tiền vệ, không tổ chức tấn công cho ra hồn, không hỗ trợ tiền đạo thì thiệt chán ngắt. Cái này gọi là âm thịnh dương suy. Và tình trạng này là phổ biến trong WC năm nay. Cứng quá tất gãy nên người ta sợ những pha phòng thủ phản công, nhưng người ta quên rằng mềm quá hóa oặt. Cái oặt này thể hiện rõ trong trận thua vừa rồi của Bồ: lâu ngày mềm riết quen, nay muốn cứng thì cứ nhắm chim trên trời mà bắn. Cái oặt này cũng thể hiện trong trận thua của Brazil. Bị dẫn trước rồi mà vẫn cứ luẩn quẩn ngoài vòng 16,50m. Cái giá của 1-4-5-1, phòng thủ 3 tầng. Trong WC này mặc dù Pháp chọn lối phòng thủ tiền đạo cắm vì tuổi tác, vì tính bảo thủ của Domenech nhưng mà vẫn có những lúc cương cường rất hay. Cứ xem Viera đột phá, Ribery xông xáo hay đôi lúc là Zidane đi bóng. Nói đúng ra thì mình cũng ủng hộ Pháp ít nhiều do sự cương nhu đúng lúc của đội này. Còn Ý..... nếu mà không phải là Podolski hay Miroslav Klose mà là một tay xông xáo, hiệu quả hơn thì đã có kết quả khác.
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 06/07/2006
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Một bài bình luận hay của Hoài Lê, báo Tuổi Trẻ
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Sự hợp lý của một trận thua
    TT - Sân chơi World Cup 2006 dường như có quá nhiều điều khiến người ta không thỏa mãn. Nó không chỉ thiếu sự tinh tế đẹp mắt của kỹ thuật, sự khuôn mòn của đấu pháp mà chỉ đọng lại sự khôn ngoan của HLV, và đặc biệt là không có một cầu thủ trẻ nào thật sự nổi lên như một ngôi sao sáng chói.
    Tuy nhiên, vẫn như truyền thống bất biến của sân chơi bóng đá châu Âu, đó là chiến thắng của những đội bóng chơi hợp lý và chặt chẽ hơn. Cái thua của tuyển Đức trước Ý là như vậy.
    24 tiếng đồng hồ sau 2 phút định mệnh: người Đức không thể thắng, dù không thích những màn trình diễn trước đó của Ý, tôi vẫn cho rằng Ý xứng đáng vào chung kết vì Đức có quá nhiều điều bất cập.
    Thiếu người
    Truyền hình Ý đã góp tay vào chiến thắng của đội nhà bằng một ?obàn thắng? khá ngoạn mục. Những chứng cứ mà họ đưa lên buộc Tiểu ban kỷ luật của FIFA phải xem xét và kết quả tiền vệ phòng ngự Frings phải bị nghỉ chơi.
    Việc thiếu một vị trí của một đội bóng không phải là chuyện ghê gớm với một nhà cầm quân nhưng với HLV Klinsmann, thiếu Frings là thiếu nhiều thứ. Trước hết đây là một tiền vệ có sức di chuyển mạnh mẽ và có khả năng càn quét, thu hồi bóng tốt.
    Frings không chỉ hỗ trợ đắc lực cho hàng phòng thủ mà còn là người bọc lót, trợ thủ hiệu quả cho những sai sót của Ballack. Thiếu Frings, cùng với khả năng di chuyển kém của Ballack, hàng tiền vệ Đức không thể thu hồi bóng cũng như tổ chức tấn công và khu vực giữa sân đã nhường hẳn cho người Y
    Nhiều cầu thủ sa sút phong độ
    Nổi bật của việc thi đấu dưới mức bình thường là vị trí của Ballack. Xem Zidane thi đấu mới thấy nhạc nhiên khi thua ?olão tướng? Pháp tới bốn tuổi mà Ballack thi đấu như người hụt hơi. Nhìn hình ảnh anh lẽo đẽo chạy sau Pirlo hay Toni mà thấy tội nghiệp. Ballack đã có một World Cup ảm đạm khi trận đấu nào của đội tuyển anh đều chơi nhạt nhòa và điều đáng buồn là không thấy bóng dáng của một nhà tổ chức.
    Nhưng còn một Ballack khác và đây mới thật sự ảnh hưởng đến sức mạnh Đức, đó là việc anh chơi rất cá nhân. Chậm rãi, ham cầm bóng (và thường mất bóng), có nhiều lần Ballack không châm bóng cho đồng đội ở vị trí thuận lợi hơn mà trực tiếp đi bóng hoặc sút vội vã. Điều đó gây nên thất vọng.
    Cùng với Ballack, trận này Borowski, Scneider, Lahm chơi cũng mờ nhạt và thận trọng. Đặc biệt là hành lang cánh trái Ý bố trí hai tuyển thủ dày dạn kinh nghiệm và chơi khá cứng rắn là Camoranesi, Zambrotta khiến những cú đột phá thường thấy của Lahm tịt ngòi.
    Mất hẳn tuyến giữa nên lối chơi của hàng tấn công Đức không còn nguy hiểm khi Klose và Podolski bị đẩy ra khá xa nhau. Bài đánh trung lộ giúp họ làm nên chiến thắng trước Thụy Điển đã bị người Ý làm cho phá sản.
    Khả năng tận dụng cơ hội kém
    Trong bóng đá việc ghi bàn trước đôi khi làm thay đổi thế trận. Người Ý đã chơi một trận thật xuất sắc và có ít nhất hai bàn chỉ có cột dọc và xà ngang mới cứu được Đức, nhưng rõ ràng, chính đội Đức đã bỏ qua cơ hội trước. Phút 32, đường chuyền bóng của Podolski đặt Schneider trong tư thế hoàn toàn trống trải.
    Thay vì dẫn bóng hay chỉnh lại một nhịp để sút vào góc xa, Schneider lại vội vã sút bóng vọt xà. Nhìn lại cách xử lý của Grosso sau này cũng ở vị trí tương tự nhưng vướng hậu vệ đối phương mới thấy khả năng xử lý bóng tận dụng cơ hội của cầu thủ Đức kém xa.
    Ngoài ra, điểm yếu muôn thuở của cầu thủ Đức là kỹ thuật cá nhân. Họ khá vụng về trong các pha phối hợp nhỏ và thường vấp bóng té khi đang dốc bóng tấn công. Họ đã thua Ý chính từ một điều nhỏ nhặt như vậy.
    Bất ngờ từ Lippi
    Ông Lippi thật sự là một ?ocáo già? trong điều binh khiển tướng. Lạnh lùng chống đỡ trước sức tấn công của Ghana rồi bất ngờ vùng lên hạ đo ván đối phương bằng hai bàn thắng. Czech cũng bị sập bẫy tương tự. Tuy nhiên, trận gặp Ukraine lại cho Ý mở rộng cửa tấn công để chính mình không ít lần bị đối phương uy hiếp. ?oChiêu bỏ thành dụ địch? này đã khiến các cầu thủ Đức lọt tròng.
    Họ tập trung tấn công bên cánh trái từ Lahm nhưng lại vấp đúng hai ?okhắc tinh? Camoranesi và Zambrotta. Thay vì thi đấu chậm như đấu pháp thường thấy của phòng thủ phản công, ngay đầu trận Ý dốc sức tổ chức tấn công nhanh. Một khi Đức mất tuyến giữa thì lối chơi này của Ý thật sự làm choáng các cầu thủ Đức khiến họ phòng thủ bị động.
    Đồng nghiệp Huy Thọ nhận xét ông Lippi có những cầu thủ giỏi hơn Đức, và tôi dễ dàng đồng ý với nhận định này. ?oCáo già? Lippi có thể không hơn Hiddink nhưng rõ ràng trong tay ông có những cầu thủ đủ sức mạnh.
    Nhìn cú ôm mặt của Ballack sau khi bị đá vào chân thật ngây thơ so với cú té của Grosso trong vòng cấm địa của Úc và đặc biệt là cú sút vội vã của Schneider so với sự tỉnh táo của Grosso? Người Ý hơn hẳn tất cả từ tiểu xảo đến kỹ thuật cá nhân.
    Vậy thì chiến thắng của họ là hoàn toàn hợp lý.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Một bài bình luận hay khác của Hoài Lê về cái chết của Brazil.
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Vì sao vũ điệu samba đứt nghẽn?
    Run rẩy! Hoảng loạn! - Ảnh: EPA
    TT - Brazil, 5 lần vô địch thế giới, bị loại ở vòng tứ kết là một sự kiện bất ngờ lớn nhất của World Cup 2006. Tuy nhiên, nếu nhìn Brazil với một cặp mắt chuyên môn hơn thì dường như đây là "cái chết" đã được dự báo.
    Với riêng mình, tôi lại cho rằng sự ra đi của họ chính vì thiếu khát vọng thắng.
    Chắc chắn sẽ có không ít người phản bác lại lập luận này bởi người Brazil luôn khát khao chiến thắng và mỗi lần đến với cuộc chơi lớn như World Cup, họ bao giờ cũng là ứng cử viên số một trong mắt những người Brazil và hàng tỉ tín đồ yêu bóng đá không phải người Brazil. Nhưng World Cup 2006 đã có một Brazil khác.
    Trước hết đó là con người. Ông Parreira đã mang đến World Cup một đội hình toàn sao vốn đang nổi tiếng trong màu áo các CLB châu Âu. Có nghĩa là những ngôi sao đã mệt mỏi vì bị vắt kiệt lực tại các giải bóng đá nhà nghề của Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha. Nhưng còn một điểm yếu chết người nữa đó là lối đá, phong cách chơi và thậm chí tính cách của từng người đã không còn xa lạ với chính các đối thủ của họ. Thiếu hưng phấn, sáng tạo không còn và yếu tố bất ngờ chỉ còn là con số không.
    Đất trời sụp đổ với người Brazil - Ảnh: EPA
    Nguyên nhân thứ hai, theo tôi, đó còn là sự bảo thủ trong sơ đồ chiến thuật của HLV và bảo thủ trong cách chơi của quá nhiều gương mặt cũ. Cafu, Carlos, Gilberto, Emerson, Ronaldinho, Ze Roberto và Ronaldo... - những người đã thành danh từ... 10 năm trước.
    Gần như không ai xa lạ với cú dốc bóng dọc biên trái của Carlos và những cú sút xa của anh, quá quen thuộc với lối vào bóng của Cafu và cả cú đè người cắt mặt để đột phá của Ronaldo hay những cú gặt bóng, quay người của Ronaldinho. Chính vì vậy, việc khóa chặt các hướng tổ chức của những cầu thủ có lối chơi quen thuộc lại không còn đủ sức để rướn như chính họ 10 năm trước cũng có nghĩa là chấm dứt khả năng tấn công.
    Trong bài viết trước, tôi đã nói điều làm nên sức mạnh kỳ diệu và lâu đời của Brazil là lối chơi kỹ thuật và khả năng chơi bóng đồng đội. Không ai không nhớ đến Brazil như những nghệ sĩ với khả năng bật tường nhỏ, nhuyễn, nhanh trong không gian hẹp để xé nát hàng phòng thủ dày đặc của đối phương. Còn Brazil của World Cup 2006 thì không như vậy. Ngay cái gọi là bộ tứ huyền thoại Kaka, Ronaldinho, Juninho, Ronaldo cũng chỉ là truyền thuyết khi Kaka lăn xả nhưng thiếu đường chuyền quyết định, Ronaldinho màu mè, thiếu hiệu quả và một Ronaldo nặng nề xoay trở khiến sự phối hợp nếu có thường đứt đoạn giữa chừng bởi sự can thiệp của đối phương.
    Sức mạnh tấn công không còn, cũng có nghĩa là điểm yếu chết người - phòng thủ chợt trở nên kinh khủng. Hãy nhớ lại trận thắng chật vật 1-0 của họ trước Croatia khi không ít lần hàng phòng thủ bị xuyên thủng. Thậm chí đối đầu với Úc, đội bóng không có tiền đạo hay, họ cũng gặp lúng túng. Rõ nhất là trận gặp Nhật, chính khung thành của Brazil bị người Nhật sút tung lưới trước.
    Nhiều người dễ bị ba bàn thắng của Brazil trong trận thắng Ghana làm mờ mắt và cho rằng cái thắng của Brazil quá nhàn nhã. Nhưng ngay trong trận thắng đậm này, có không dưới một chục lần thủ môn Dida đã phải cứu thua trong chân các cầu thủ Ghana. Có nghĩa là nếu các chân sút Ghana bản lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn, người Brazil đã tỉnh táo để hiểu rằng lời cảnh báo từ Ghana là có thật.
    Sau cái thua của Brazil trước Pháp, nhiều người cho rằng họ chưa được chuẩn bị cho một trận đấu lớn (khi gặp các đối thủ quá nhẹ). Điều này đúng nhưng chưa đủ. Cái thiếu lớn nhất của Brazil chính là lối chơi thiếu lửa của khát vọng, kẻ cả của kẻ bề trên và quá thận trọng. Ngoại trừ trận thắng Nhật, ba trận đấu còn lại của họ đều vừa đủ để tìm ba điểm, thậm chí còn chủ động chơi phòng thủ để dưỡng sức, không quyết tâm thắng đậm để khẳng định ưu thế.
    Vào trận quyết định với sự bất biến như vậy, cho dù ông Parreira rất tôn trọng người Pháp bằng đội hình 1-4-5-1 thay cho 1-4-4-2 thì điều mà các cầu thủ Pháp làm hơn họ chính là khát vọng thắng. Với sự hồi sinh xuất thần của Zidane và lối chơi chặt chẽ trong tổ chức cũng như bài tập tìm thắng từ tình huống cố định, các cầu thủ Pháp đã thật sự làm cho vũ điệu samba vốn đã nhạt nhòa phải đứt đoạn giữa chừng.
  6. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên mò vào cặm cụi post bài trong topic "Tin tức" thì... phựt! Cúp điện! Hic...
    Đúng là mình ko có duyên để bàn chuyện tin tức và chính trị. Đứng nghe thì tốt hơn, hic...
  7. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Grosso ! Grosso ! Grosso ! Grosssooo... !
    Trong một trận đấu mà thế trận hoàn toàn thuộc về Pháp, Grosso lại một lần nữa là người ấn định chiến thắng cuối cùng cho đội Ý.
    Grosso, anh đã mang chiếc Cúp về cho đất nước Italia !
    PS:
    Nhắn Totti: Tối hôm qua gần vợ hay sao mà hôm nay đá như vịt vậy, không ra cái hồn người gì cả. Mắt mũi lờ đờ, chạy cũng không nên thân. Chán anh quá !
    Cũng may ông Lippi thay anh ra, chứ không thì đội Ý thua bét nhèm rồi.
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Cái giọng láo thật!
    Suy nghĩ kiểu này thì mang tiếng cho hai chữ "suy nghĩ" quá!
    Kimikamo chọn người làm chứng đi là vừa!
  9. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Ít ra còn vớt vát câu này nghe được!
    Sow nhận ra một điều: nếu sow ủng hộ đội nào mà đội đó phải đá penalty thì >90% đội đó sẽ thua (thực ra là 100% luôn, tại "khiêm tốn" nên hạ bớt đó )
    Trê_giê_ghê (Trezeguet ) thấy mà... ghê! Còn Zindane thì... kinh khủng! Cuối cùng trước giờ mình ko thích Pháp là phải rồi! hừm
    Được spirit_of_wind sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 10/07/2006
  10. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua lúc 12h50 bạn em-be nhắn tin rủ cá độ. Em-be cá Ý thắng kèm theo lời nhắn "thích Pháp hơn nhưng thường những gì mình thích thì ko bao giờ đạt được". Ai ngờ Ý thắng thiệt
    Nhưng mà Zidane vẫn được quả bóng vàng, làm mình thấy an ủi đôi chút

Chia sẻ trang này