1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia Cát Võ Hầu, thực sự đa mưu túc trí.?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi AcommeAmour, 20/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NGVANPHU

    NGVANPHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Kinh Chau mà để mất thì Không Minh có ba đầu sáu tay cũng không vào Trung Nguyên được huống hồ là Khương Duy,trên đia đồ 3 nước lúc đó,Thục cách xa Trung Nguyên ngàn dặm,đường núi hiểm trở nên Không Minh không thể nào vận lương nuoi quân được,sau lần ra Kỷ Sơn Khổng Minh đều phải đối phó với vấn đề lương tảo,thậm chí còn cho quân làm rộng,nhưng ứ đó cây cối khô cằn,đất đai ít ỏi nên kế hoạch phá sản thôi,Tư Mã Ý cứ đóng chặt thành không ra đánh thì mười Khổng Minh hết lương cũng phải rút về thôi.
    Khi ở Long Trung Khổng Minh đã vạch ra con đường thống nhất Trung Nguên qua ngã Kinh tương rồi và đó là con đường duy nhất để thành đại cục,do đó tư tưởng Khổng Minh trước sau đều phải là hoà Đông Ngô,có điểm không hiểu trong lịch sử là tại sao Kinh Châu có vai trò sống còn như vậy mà khi Khổng Minh phái QVũ đánh Tào lại không phái ai ra thay thế cả,.
    Thực tế Lưu Bi đáng Ngô sau gần hai năm từ ngay QVũ mất chỉ là để cứu thế chiến lược đó thôi,Lưu Bị thất bại thì coi như sự nghiệp Khổng Minh tiêu tan mây khói luôn,cho nên nói không sai thất bại của nhà Thục phần lớn bởi tính hiếu thắng uu3a QVũ cả
  2. hungmmx

    hungmmx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    bác ơi Quan Vũ giữ Kinh Châu từ năm 213 đến cuối 219 gần 7 năm trời đấy ,
    Quan Vũ chỉ bị mất Kinh Châu khi ông phải đem quân chủ lực đi đánh quân Tào , mà theo Tam Quốc thì đấy là Khổng Minh bày ra cái chước ấy ,
    Quan Vũ chắc chắn không phải hạng võ biền , dũng tướng vớ vẩn như mấy bác hay nói , tai sao à ? Chỉ nội cái việc Lưu Bị tin tưởng để bác ấy giũ Kinh Châu lâu đến thế là đủ để nói lên rồi nhé , Bị dùng người rất giỏi , vị trí như thế thì chắc chắn phải là người giỏi cả võ lẫn văn .
    Thực tế nếu nhìn lại đời Quan Vũ thì thấy ông này là 1 người rất uyển chuyển , sẵn sàng hàng Tào Tháo làm việc cho Tháo khi tình thế bất lợi ,
  3. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Cái "kinh nghiệm thực tế" đó có thể đúng cho 1 số người Hoa nào đó thôi (có lẽ là vùng Quảng Tây, Vân Nam giáp Việt Nam) vì dân ở đó cũng như đồng bào thiểu số của ta ở vùng giáp biên giới, có quan niệm "thằng nào nhìn thấy mặt trời trước thì thằng đó làm anh" (thực tế có 1 số nhà thì anh em ruột người ở bên này núi là người Việt, ở bên kia núi là người Hoa -dân tộc Choang), không thể làm "quy nạp" cho "người Hoa" nói chung được.
    Mà nếu có đưa ra ý kiến như vậy thì ít ra cũng nên đưa ra 1 số liệu cụ thể nào đó, VD Tào Tháo sinh năm xab, HHĐ sinh năm xcd rồi mới kết luận thằng nào lớn hơn nên làm anh chứ.
    Các từ anh em chú bác (thúc bá đệ huynh) cũng là từ của người Hoa mà ra đấy. Trong các kinh sách của họ từ thời xưa như Tứ Thư, Lục Kinh (sau này chỉ còn Ngũ Kinh) thì có 1 Kinh là Kinh Lễ đấy ợ, không những người Hoa phải học mà các sỹ tử Việt ta hồi xưa cũng đều phải học và đi thi bằng mấy thứ đó đấy, các thứ lễ nghĩa thuần Việt (không theo Tàu/học của Tàu) so với những thứ học của Tàu thì liệu được bao nhiêu %?
    La Quán Trung viết trong Tam Quốc diễn nghĩa đoạn Quan Hưng, Trương Bào thí võ trước khi đi đánh Ngô thì nói Trương Bào nhiều tuổi hơn Quan Hưng nên là anh khi kết nghĩa huynh đệ với Quan Hưng nhưng đoạn về sau thì Bào lại vẫn gọi Quan Vũ là "bá phụ" và gọi Quan Hưng là "anh" vì khi Lưu, Quan, Trương kết nghĩa đã phân định ngôi thứ : Quan Vũ là anh, Trương Phi là em rồi.
    Sau khi Ngũ hổ tướng qua đời thì Hưng, Bào là 02 trong số võ tướng được chú Lượng sử dụng khá nhiều.
  4. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    @Bác Lehongphu: Em chào bác.Gớm.Anh em cùng khoái Tam quốc,đi đâu cũng chạm mặt nhau mà chưa gì bác quạt em ghê thế..Em nêu kinh nghiệm cá nhân (thu thập được ở Hà nội -việt nam và một số nước khác chứ ko phải ở Vân nam,Quảng tây) chỉ như một hướng giải quyết sự mâu thuẫn trong đoạn bác trích ra chứ có dám nêu kết luận gì đâu.Em mà biết tuổi Hạ Hầu Đôn từ nguồn nào tin được thì đã đưa thẳng lên rồi, kinh nghiệm kinh nghẽo gì cho mệt.Em có cái link Tam quốc chí của Trần Thọ bằng tiếng Trung đây.Bác biết tiếng Trung,thử đảo mắt qua phần Chư Hạ Hầu Tào truyện phát,may ra có tư liệu gì về tuổi Hạ Hầu Đôn.Link http://www.guoxue.com/shibu/24shi/sangzz/sgzzml.htm
  5. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Rỗi rãi lại vào góp vui với các bácKinh châu.Kinh châu thời Tam quốc chia thành 7 quận:Nam dương, Nam quận, Giang hạ, Linh lăng, Vũ lăng, Trường sa, Quế dương.Tào Tháo nam chinh thực ra mới chỉ chiếm được Nam dương và Nam quận nhưng các quận còn lại đều theo lệnh của Lưu Tông hướng về Tào Tháo đầu hàng.Lưu Bị sau trận Đương Dương rút về căn cứ của Lưu Kỳ ở Hạ khẩu thuộc Giang Hạ rồi kết hợp với anh này bố trí lực lượng ở Phàn khẩu phía đông Giang hạ,trở thành thê đội hai cho Chu Du ở Xích bích đề phòng thuỷ chiến thất bại,quân Tào đổ bộ lên bờ nam.Trong trận Xích bích,liên quân Tôn Lưu thực ra chỉ đốt cháy chiến thuyền và đánh thiệt hại nặng thuỷ quân của Tào Tháo chứ ko phải triệt để đánh bại chủ lực đối phương.Tào Tháo thấy rõ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh đã phá sản,muốn xây dựng lại thuyền đội và thuỷ quân cần một thời gian ko nhỏ.Cứ tiếp tục dùng dằng ở phía nam sẽ tạo điều kiện cho các lực lượng cát cứ ở phía bắc (Mã Đằng,Hàn Toại) và công khanh nhà Hán nổi dậy nên chủ động rút lui,bố trí phòng ngự ở Giang lăng-Nam quận và Tương Dương -Phàn Thành để duy trì chiến quả.Bản thân lui về đại bản doanh chuẩn bị giải quyết tận gốc sự chống đối ở hậu phương trước khi tái chiến ở phương nam.Sau trận Xích bích,tướng tá Đông Ngô chia làm hai phe.Một phe đứng đầu bởi Chu Du,cho rằng Giang lăng-Nam quận chia đôi lợi thế Trường Giang với Đông Ngô,tạo nên uy hiếp rất lớn.Nay phải nhân lúc Tào Tháo mới thua,thế trận chưa ổn định ra quân chiếm lại để đảm bảo phát triển lâu dài.Phe kia đại diện là Lỗ Túc,quan điểm là Nam quận và Nam dương rất gần với tam giác căn bản Hứa đô-Nghiệp thành-Lạc dương của Tào Tháo,một khi có xung đột ở đó đối phương sẽ có phản ứng quyết liệt.Thực lực 6 quận Giang đông hiện tại chưa đủ để đối kháng trực tiếp,tốt nhất là tránh mạnh đánh yếu tập trung ưu tiên cho hướng phía đông-ra đánh Từ châu nằm ở rất xa căn cứ của Tào Tháo.Sau khi chiếm được Từ châu binh nhiều lương đủ thì phía đông theo đường Uyển thành-Hợp phì đánh Tương dương,phía nam đánh Giang lăng,thu lại Kinh châu chính thức đối đầu với Tào Tháo cũng ko muộn.(Quan điểm chiến thuật rất giống Khổng Minh).Tôn Quyền phân vân ko quyết cuối cùng chia quân làm hai,đông tây cùng tiến.Đúng như Lỗ Túc dự đoán.Binh lực Đông Ngô chưa đủ.Hướng Từ châu thất bại hoàn toàn.Đại tướng Thái sử Từ chết trận,quân Đông Ngô thiệt hại năng phải rút lui.Hướng Giang lăng còn ác liệt hơn.Chiến sự kéo dài hơn một năm,tuy cuối cùng bức được Tào Nhân phải bỏ Giang lăng (chỗ này trong TQDN lão họ La múa bút vớ vẩn,tự nghĩ ra cái gì mà Chu Du đánh Tào Nhân ko được,Lưu Bị dùng kế đoạt Giang lăng) nhưng quân Nguỵ đã có đủ thời gian xây dựng phòng tuyến Tương dương-Phàn thành rất vứng chắc.Đau đớn nhất là thống soái Chu Du cũng bị thương,còn Lưu Bị thì nhân lúc Đông Ngô ko rảnh tay,chớp thời cơ đoạt được bốn quận Linh lăng,Vũ lăng ,Trường sa,Quế dương trở thành một thế lực đáng gờm ngay bên cạnh Tôn Quyền.Rút kinh nghiệm từ những chiến dịch này,ban tham mưu Đông Ngô xây dựng một kế hoạch mới:Lấy Giang lăng làm căn cứ tiền phương,phát triển về phía tây đánh Ích châu.Nếu chiếm được Ích châu,coi như tạo được cho Giang lăng một hậu phương vững chắc,đủ khả năng nhốt chặt thế lực của Lưu Bị ở bốn quận Kinh nam.Khi gặp thời cơ thuận lợi thì từ Phù thành xuôi dòng Hán thuỷ,Miện thuỷ xuống đánh Tương dương,cùng với quân Giang lăng tạo thế gọng kìm thu hồi quận Nam dương.Tiến thêm một bước,diệt được Trương Lỗ ở Hán trung,bắt tay với Mã Siêu ở Lương châu thì căn bản ko phải ngại gì Tào Tháo nữa.Điểm yếu duy nhất của kế hoạch này là lỡ xảy ra xung đột với Lưu Bị, để Tào Nhân thừa cơ từ Tương dương đánh xuống thì quân viễn chinh sẽ phải đỡ địch từ phía sau lưng,có nguy cơ mất cả chì lẫn chài.Vì vậy Tôn Quyền ko tiếc sức xây dựng liên minh vững chắc với Lưu Bị bao gồm cả việc cùng Lưu Bị kết thông gia.Kế sách hành quân đang được hình thành thì Chu Du ốm chết.Ông ta biết ko có mình khả năng tác chiến của quân Ngô sẽ suy giảm nghiêm trọng nên tiến cử Lỗ Túc-có tầm nhìn chiến lược bao quát,giỏi ngoại giao-lên thay thế.Hy vọng thông qua tài ngoại giao của Lỗ Túc duy trì tính ổn định của liên minh,giữ vững đất căn bản.Tôn Quyền mất Chu Du như mất một cánh tay,ko những ko thể tiếp tục kế hoạch đánh Ích châu mà việc cùng lúc đối phó quân Nguỵ ở hai hướng Giang lăng và Nhu tu cũng có vấn đề.Đành theo đề nghị của Lỗ Túc giao Giang lăng cho Lưu Bị tạm thời quản lý,thay mình đối phó Tào nhân.Đông Ngô dồn lực lượng vào hướng phía đông,xây dựng căn cứ Nhu tu chuẩn bị tiếp tục kế hoạch đánh Từ châu còn dang dở.Đây chính là sự kiện Lưu Bị mượn Kinh châu.Bản chất của nó chỉ là việc trao đổi Giang lăng.Sách lược này của Lỗ Túc ko phải là ko sáng suốt,cho phép Đông Ngô dồn toàn lực chống Nguỵ trong mấy lần Tào Tháo đánh Nhu tu ngay sau đó nhưng nó cũng mở ra cánh cửa cho Lưu Bị tiến vào Ích châu,tạo nên một nguy cơ mới.Tào Tháo có lẽ đoán được hoạch định của Lỗ Túc nên liên tục đưa quân ra Từ châu,công phá Nhu Tu.Lưu Bị nhân cơ hội này tiếp thu đề nghị của Lưu Chương tiến quân vào Ích châu.Tôn Quyền ko phải ko biết ý định của Lưu Bị nhưng vướng quân Nguỵ ko thể có động thái quân sự nào mà chỉ đưa ra phản ứng ngoại giao,đón Tôn Thượng Hương trở về.Liên minh đến lúc này chỉ còn cái vỏ.Trái với tiểu thuyết của lão họ La.Ngay sau khi Lưu Bị trở mặt ở Phù Thành,Khổng minh đã dẫn quân vào Thục chứ ko chờ đến sau khi Bàng Thống chết mới đi.Đây khẳng định là một kế hoạch được định sẵn từ trước.Thứ nhất lực lượng tiên phong của Lưu Bị đi vào Thục vốn dùng để che mắt thế gian,ko đủ thực lực áp chế Lưu Chương,thê đội hai hùng mạnh tiến sau là chuyện phải có.Thứ hai,tham vọng của Lưu Bị tất nhiên ko dừng lại ở Ích châu.Chuyện đánh chiếm Hán trung rồi tiến ra Lương châu chỉ là chuyện sớm muộn.Trong hoàn cảnh đó Ích châu sẽ thành hậu phương quan trọng để xây dựng kinh tế phục vụ chiến tranh rất cần có tài trị quốc an bang của Lượng.Còn Kinh châu thì đã biến thành vùng đệm giữa hai thế lực,chinh chiến triền miên,Lượng có ở lại cũng chẳng giải quyết vấn đề gì vì mặt mạnh của anh này là quản lý kinh tế chứ ko phải hành quân đánh trận.Việc Vũ ở lại giữ Kinh châu chắc chắn cũng nằm trong kế hoạch này.Ko phải tướng tá của Bị ko có ai tài hơn Vũ mà chủ yếu là vì tính cách của Vũ ko phù hợp với mục tiêu tập hợp tất cả các lực lượng chính trị,kinh tế trong vùng đất mới để xây dựng một chính thể hoàn chỉnh đang được đặt ra.
  6. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Tào Tháo là một anh hùng của người Tàu . Đây là suy nghĩ của tôi , ko rõ suy nghĩ của người khác thế nào và cũng ko rõ người Tàu suy nghĩ ra sao ?
    Còn Lưu Bị là nhân vật đại bị ổi nhất . Khổng Minh phò Lưu Bị mới mr oai - vang danh, chứ nếu phò những vị khác thì cũng mờ nhạt mà thôi. Đừng căn cứ sách vở để lại hãy tìm hiểu bằng suy luận .
    Kiểu như ở VN cũng vậy thôi , có nhiều anh hùng ca ngợi ngút trời nhưng nếu bình tình suy xét và có những bút tích của họ gần đây thì sẽ cho nhiều câu giải đáp, kết hợp với những lời đồn đoán
  7. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đối với sự kiện Lưu Bị chiếm được Ích châu.Tào Tháo,Tôn Quyền đều có động thái phản ứng.Tào Tháo lập tức đánh Trương Lỗ chiếm Hán trung hạn chế khả năng phát triển của Lưu Bị.Tôn Quyền cũng nhân lúc Tào Tháo gây áp lực với Ích châu,giàn quân ở biên giới đòi đất Giang lăng lại.Lưu Bị sợ lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch buộc phải nhượng bộ.Hai bên lấy sông Tương thuỷ làm ranh giới.Các quận Trường sa,Giang hạ,Quế dương thuộc Ngô.Nam quận,Linh lăng,Vũ lăng thuộc Thục.Từ đây cái gọi là liên minh thực sự ko còn,mà cái gọi là Kinh châu của Vũ cũng chỉ là ba quận mà thôi.Lưu Bị muốn giải khai áp lực của quân Nguỵ với Ích châu,tiến quân đánh Hán trung.Chiến sự kéo dài,cả Vũ và Quyền đều nín thở mà chờ kết quả.Nếu Lưu Bị thua,quân chủ lực bị bẻ gãy.Tào Tháo tất sẽ nhân cơ hội đánh Ích châu.Lưu Bị một lần nữa lại thành vùng đệm tạo an toàn cho Đông Ngô.Nếu Lưu Bị thắng,chiến tuyến kéo dài từ Hán trung đến Giang lăng ko thể tập trung binh lực sẽ là điểm yếu để Tôn Quyền ''đòi lại công đạo''.Lưu Bị,Khổng minh,Quan Vũ đều biết thế.Cho nên vừa nghe tin Lã Mông ốm,Vũ lập tức chớp thời cơ đem quân đánh Tương dương hy vọng nối liền Giang lăng,Tương dương,Phù Thành,Thượng dong để xây dựng cơ cấu phòng ngự nhiều tầng.Động binh lớn như vậy ko thể là quyết định riêng của Vũ mà chắc chắn phải được Bị,Lượng thông qua.Về chiến lược nó cũng ko quá tệ nhưng thực hiện quá tồi.Ngoài những lỗi về cai trị như làm mất lòng dân,đánh đạp tướng sĩ,dùng sai người,lỗi lớn nhất là chủ quan khinh địch.Ko lường hết được quyết tâm giữ Tương dương của Tào Nguỵ,ko đoán trược được phản ứng của Tôn Quyền.Chỉ cần Vũ có một chút đầu óc ngoại giao thôi.Đề nghị Tôn Quyền nhân lúc quân Nguỵ mới thua cùng tiến hành bắc phạt.Dù Tôn Quyền ko hưởng ứng tập trung binh lực đánh Từ châu tạo thuận lợi cho chiến dịch Tương dương thì cũng qua đó đoán được ý đồ của Quyền.Hay chỉ cần Bị,Lượng, Vũ đánh giá đúng sức mình,chờ đợi Ích châu có đủ thời gian phục hồi binh lực sau trận chiến Hán Trung,sẵn sàng chi viện cho Vũ rồi mới tiến quân thì kết cục sẽ hoàn toàn khác.Nhất là trong điều kiện chỉ nửa năm sau Tào Tháo đã chết rồi.
  8. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Thực ra, liên minh Ngô Thục chỉ bị gián đoạn khi Vũ chết và lại được thiết lập lại sau cái chết của Bị. (Trong TQDN là sau khi Đặng Chi nhà Thục đi sứ)
    Ngụy Thục Ngô đã hình thành thế chân vạc, tuy Ngụy mạnh nhất nhưng cũng k thể 1 lúc nuốt được 2 nước kia. Ngô, Thục cũng dư biết nếu k dựa vào nhau sẽ làm mồi ngon cho Nguỵ nên liên minh tuy chỉ bằng mặt chứ k bằng lòng nhưng vẫn duy trì cho đến khi diệt vong. Thế chân vạc chỉ k còn vai trò khi Ngô, Thục suy yếu hoàn toàn và Nguỵ cũng k còn của họ Tào.
  9. puppytrang

    puppytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Liên minh Thục Ngô sau khi thắng trận Xích Bích là bắt đầu rạn nứt , đến năm 215 Lưu Bị đem quân vào Xuyên thì Ngô lập tức đánh Thục , chiếm phần lớn phía đông của Kinh Châu , Thục phải xin giảng hoà và chính Quan Vũ là người đứng ra thương luợng , sau đó cái gọi là Kinh Châu của nhà Thục do Vũ giữ chỉ còn có 3 quận .
    Quan Vũ giữ cái đất đấy mong manh lắm , lưỡng đầu thọ địch mà 1 địch đánh lén , đơn phương phá hiệp ước nên mất cũng chằng có gì lạ . Ngoìa ra đánh Kinh Châu đánh dấu sự xuất hiện của Lục Tốn , bác này thì thần sầu quỷ khóc tài có thể còn cao hơn Khổng Minh ấy chứ .
    Còn chuyện gả con nếu thật em cũng chẳng thấy Thục được cái gì , cũng chằng thăm dò được cái gì , mà có khi lại bị Ngô nó thăm dò lại như kiểu Mỵ Châu - Trọng Thuỷ ấy chứ .
  10. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết thì là Tôn Quyền nhân lúc áp lực ở chiến tuyến phía đông được giải khai,Lưu Bị bận tổ chức chính quyền ở Ích châu sai Lã Mông đánh lấy Linh lăng,Quế Dương,Trường Sa.Quan Vũ ko hó hé gì được,Lưu Bị phải mang quân về Giang lăng phòng thủ.Hai bên chuẩn bị đại chiến thì Tào Tháo phá được ải Nam trịnh,chính quyền Trương Lỗ sụp đổ.Lưu Bị phái người xin hoà với Tôn Quyền.Tôn Quyền cũng sợ Tào Tháo thừa thế bình định Ích châu,Lưu Bị đi đứt chỗ cắm dùi thì mình cũng mất phên dậu ở phía tây nên đành đồng ý.Cái này giống như một hiệp định đình chiến chứ ko phải liên minh.Sự kiện này đúng như bác nói thể hiện cái thế bấp bênh trong quan hệ,cái khả năng quân sự hữu hạn của quân đoàn Kinh châu.Đáng lẽ Bị,Lượng,Vũ phải từ đó rút ra bài học,thận trọng hơn trong những động thái tiếp theo,đằng này lại hành xử rất chủ quan và khinh xuất.Về chuyện gả con thì em nghĩ nó ko có thật.Mà dù có thật thì cũng ko có tác dụng như một liên minh cùng chia lợi ích.

Chia sẻ trang này