1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia đình bé mọn - Dạ Ngân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 14/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Gia đình bé mọn - Dạ Ngân

    [​IMG]
    ?oNgười ta đọc Gia đình bé mọn để thấy con người và tình yêu trong thời bao cấp bị bầm dập thế nào?
    (Nguồn: http://dangannga.googlepages.com/)
     
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    1
     
    Trời vẫn mưa, chỉ có gió và mưa lướt thướt như cả trái đất đang chìm dần trong thứ nước sông màu cà phê sữa. Ở mạn châu thổ cuối trời giờ là mùa mưa già nhưng thời tiết não nùng như vầy thì nhất định đang có bão tố đâu đó miệt ngoài, người miền Tây cảm biết chứ không cần những thông tin cụ thể và coi đó là thứ tặng phẩm không nhận cũng không được. Tiệp hé cửa thử nhìn ra ngoài trời để ước lượng mình sẽ tơi bời như thế nào nếu cứ đội mưa mà đi. Bóng đèn tròn đầu hẽm vốn là đèn toa-lét đung đưa lóp ngóp, tiếng loa truyền thanh công cộng trên cột điện khọt khẹp như bị ngộp nước, hàng bạch đàn ven con sông nhỏ phía trước rạp xuống không ngẩng lên được và mờ mịt phía bên kia vườn vú sữa nhà ai lắc lư trong vũ khúc say sưa một cách kỳ quặc.
    - Mưa vầy mà mẹ cũng đi sao mẹ? - Thu Thi, đứa con gái chín tuổi của Tiệp ngồi xệp trên chiếc giường sắt nhỏ phòng khách hếch mặt hỏi, cái viền môi hình trái ấu nét hơn khi nó căng thẳng và lo lắng. Cạnh nó, đứa em trai sáu tuổi thò cả hai tay ra ngoài cửa sổ dầm nước, hai cùi chỏ ướt ròng ròng; khi mẹ và chị không chú ý, chú bụm những bụm nước đầy le lưỡi liếm rồi ngoảnh lại cười, cái khoé miệng dễ dãi chành rộng.
    Tiệp xỏ tay vào chiếc áo mưa của chị Mỹ Nghĩa tặng, áo đặt, kiểu măng-tô san rất điệu, vải cao su trong mà dầy, những hình hoa cúc lấm chấm trắng và những cái nút bọc cầu kỳ. Hôm bà chị đưa chiếc áo mưa ra, nàng biết nó sẽ là món quà ấm cúng đặc biệt không chỉ vì sự chăm chút thiên vị của chị Nghĩa mà còn vì nó rất khó rách, nó sẽ trụ được trong cái thời một mống chỉ cỏn con cũng phải chờ tới lượt phân phối. Hôm ấy Tiệp đã mặc vào ngay, đứng xoay xoay trước cái kiếng tủ trong căn phòng bảy thước vuông của bà chị, sung sướng: "Bảo đảm chừng sang tên cho con Thu Thi, cái áo này còn chưa hề hấn gì". Hai chị em ngồi bần thần hồi lâu, tuổi thơ và mảnh vườn hương hoả không còn, tuổi trẻ không còn, niềm hy vọng ngây ngất sau năm Bảy lăm cũng không còn, thay vào đó là sự chật vật ngơ ngác không hiểu sao sự tình lại ra nông nỗi. Lúc đó, hai chị em ngồi xuống mép giường thở than đủ thứ thì Tiệp còn là đứa em để hiểu, Tiệp chưa thành "nỗi xấu hổ" của dòng họ và chị Nghĩa cũng chưa phải có chính sách riêng khi đi lại với nàng.
    - Cái giấy gì trong túi áo mưa, coi chừng hồi nữa ướt hết kìa, mẹ! - Thu Thi lại lên tiếng có ý thăm dò sao mẹ vẫn cứ đi.
    Nàng buộc chặt hai mối dây của chiếc nón áo mưa hình lá sen, dướn cổ lên làm cứng:
    - Quan trọng là con giữ nhà, giữ em cho giỏi, nghe không?
    Đứa con mím miệng gục gặc đầu, nó sẽ chốt chặt cửa sổ, sẽ bóp khoá trong và đeo dây chìa khoá vào cổ, sẽ mở ti-vi và ngồi quạt muỗi cho em, sẽ bật đèn và chạy xuống nhà bếp lấy củi đập vào mõm hai con heo nếu chúng phá vách như mọi khi. Nó không lo cho nó hay cho em vì nó đã quen với cảnh mẹ đi công tác vắng hoặc đi hội họp hay bù khú bè bạn đêm hôm nhưng nó linh cảm điều gì đó ghê gớm đang đến với mẹ mà nó cũng liên can. Nó lo lắng nhưng không nói gì thêm, nó biết tính khí của mẹ, vẻ mặt nó có sự cam chịu và a tòng.
    Tiệp chậm rãi dắt xe đạp ra, lấn cấn một chút trên thềm cửa, mưa gió hoá ra hay, nàng tự động viên, sẽ không người quen nào có thể nhận ra trong chiếc áo mưa có cái mũ lá sen nầy là cô Tiệp "tiếng tăm lẫy lừng toàn diện" đang dấn bước. Từ đây tới Nhà bưu điện tỉnh chỉ mất mười lăm phút, vậy là vừa, Tiệp không muốn mình chường mặt ở đó lâu. Nàng nghe thấy tiếng con gái chốt cửa sổ, tiếng nó rủ rê em khoai nướng khoai nướng, để Hai chạy xuống bếp gạt tro lấy khoai nướng, và chiếc ti-vi Rsia bắt đầu chương trình tiếng Khmer trước phần Thời sự của Đài khu vực.
    Nước mưa khiến phải vừa đi vừa vuốt mặt. Cây dừa chỗ dốc cầu Cái Bần chao ngọn như một gã say rượu, nơi Đính bảo anh đã đứng đó mấy sáng và mấy tối liền để xem xem nàng hoặc Thu Thi có hiện ra như một phép màu không. Đường Lớn nối chân cầu với khu hành chính tỉnh dài loang loáng dưới hai hàng sao có từ thời thuộc Pháp, vài chiếc xe lôi đạp ngược chiều, mái bạt cũ, mái bạt cũ rung rung, những người chở khách thì trùm kín vải cao su chỉ chừa ra hai ống chân gầy gò, cật lực. Định Bảo như lé đé trong mưa nhưng chưa bao giờ bị sông Hậu nhấn chìm như những thị xã lân cận, chính vì vậy mà nó kiêu hãnh với vị trí ưu thế có từ thời Dực tông mê mẩn làm thơ hơn trị quốc. Đính bảo khi lần đầu nhìn thấy sông Hậu, anh đã kêu lên "Thật là đáng xương đáng máu của tiền nhân" và anh đã ví nàng như một trái bắp phồn thực, hồn hậu và chân thành không sao tả xiết của bãi bờ nầy. Tiệp đạp xe cắm cúi, thấy khoảng cách của mình với gia tộc sẽ rộng ra vài cái ***g sắt tổ chức rõ mồn một, rườm rà, kệch cỡm và ghê gớm.
    Bưu điện tỉnh là một trong những ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp còn lành lặn của thị xã, cửa vòm, mái ngói, nước ve màu vàng đặc trưng những những người quản lý mới đã kịp làm cho nó xập xệ đi. Tiệp khoá xe cẩn thận bên trong tường rào, chạy vào chỗ tam cấp cởi áo mưa rồi trở ra vắt qua xe để khỏi vướng tay. Có mấy khách hàng mới đến còn chậm rãi xếp dù dưới hàng hiên, đó là những người thành thị gốc rất dễ nhận biết qua tài sản là chiếc dù Nhật, họ đang chờ để được gọi vào nhận những gói hàng gửi về từ những nơi mà dân chính giới của Tiệp gọi là những phương trời bơ sữa và thù địch. Những dãy ghế gỗ kiểu nhà ga, những cục hồ bẩn thỉu trên mặt quầy bằng đá granit, Tiệp đưa mắt kín đáo xem có người quen trong phòng chờ không dù nàng biết, không ai trong đám cán bộ phải ra bưu điện trong đêm hôm mưa gió như nàng. Trong lúc tìm một chỗ chờ thích hợp, Tiệp bắt gặp mình trong tấm kiếng tường ố lốm đốm còn sót lại của thời trước: mái tóc cắt hình quả táo ướt sát đầu khiến gương mặt chữ điền cứng hơn, chiếc áo sơ mi màu rượu chát khiến nước da thiếu đói trắng xanh đi, cái quần tây đen hơi loe ướt sũng khiến cái lưng trễ xuống khỏi cái eo xương xẩu. Ba mươi tuổi, ba mươi tám ký quả là hư vô thể xác, trước kia Tuyên chồng nàng luôn ước nàng nhiều thịt, người đàn ông tiếng sét thì đã nhìn sững vào hai gờ xương chậu sau khi lột nàng ra như lột một con nhái còn Đính, Đính thì siết chặt lấy nàng: "Hồi trẻ anh nghĩ sắc đẹp là quà tặng còn tính tình thì có thể biến đổi được!". Chỉ bấy nhiêu nàng cũng đủ biết vợ Đính từng là một người đẹp, chắc chắn là rất đẹp, hơn nàng.
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chiếc đồng hồ Zaria của Liên Xô thiên đường trên cổ tay Tiệp bỗng dưng trở chứng vì nước mưa, nàng đưa mắt về phía chiếc đồng hồ quả lắc cổ xưa của nhà bưu điện trên tường như một phạm nhân sắp đến giờ bị gọi đi lấy cung, trong tay là mẩu giấy hẹn màu vàng rơm vo như điếu thuốc lá, nhờ chiếc áo mưa có túi nắp của chị Mỹ Nghĩa mà nó không bị ướt. Hôm kia, khi chiếc phong bì vuông vuông nhỏ nhỏ như cái túi áo của bưu điện gởi tới, phòng làm việc lúc đó chỉ có nàng và cô bạn Hiếu Trinh, lại một may mắn để nàng và Đính có thể xâu chuỗi và thốt lên: Mình lương thiện, mình chân thành nên thế nào trời cũng đoái lòng thương. Phong bì không dán kín cũng như thứ phong bì gọi đi lãnh nhuận bút nên cánh văn thứ không tò mò, nghĩa là bí mật của mảnh giấy mời đã không bị phát giác. Tiệp đứng bên bàn mình, dán mắt vào mẩu giấy, nếu không có người tình ở cách xa nàng hàng ngàn cây số thì không thể nào nàng biết được trong các loại dịch vụ viễn thông ở xứ nầy lại có dịch vụ mời ai đó ra bưu điện trung tâm nghe điện thoại đường dài. Vẻ ngạc nhiên run rẩy trên mặt nàng đã tố giác với Hiếu Trinh mẩu giấy lạ, cô ta chớp chớp mắt cười tủm như nói: ái tình nữa rồi, chưa tởn ái tình sao? Hả?
    Một ông lão nhỏ thó chậm chạp tiến tới chỗ có chiếc điện thoại màu đen trên mặt quầy. Bà bưu vụ đứng tuổi có bộ mặt hơi rỗ, mái tóc quăn tự nhiên loà xoà râu bắp và chiếc mũi xềm xệp một cách buồn cười, miễn cưỡng lướt nhìn mẩu giấy hẹn bằng bàn tay vàng vàng:
    - Ai hẹn với bác đấy? - giọng Bắc của mụ lua lua sục sạo.
    Ông lão nhăn nhó:
    - Con tui nó hẹn, tui già rồi thì chỉ có con nó hẹn thôi!
    - May là người nhà bác ở Nha Trang chứ ở xa hơn, thời tiết thế nầy chúng tôi không bảo đảm nối máy được đâu nhá!
    - Nghĩa là sẽ liên lạc được hở đồng chí?
    - Đồng chí gì ở đây, khổ! Mưa với gió khiếp!
    Bà ta ngoái nhìn đồng hồ bảo đợi. Cuối cùng, chuông cũng đổ dài, cuộc hẹn khả quan, Tiệp chăm chú nhìn về phía đó và bỗng phát hiện: khách hàng phải trò chuyện đường dài trước mặt người bưu vụ, như thể bị kiểm soát. Hình như người bên kia đầu dây ở Nha Trang là con dâu của ông cụ và chị ta đang cần tiền để xoay sở một việc gì đó. Tiệp nghĩ đến làn sóng người vượt biển và hình dung được mọi chuyện qua vẻ bối rối khổ sở của ông lão. Thật là khủng khiếp, nàng  cũng sẽ đứng lập cập chỗ đó, sẽ trò chuyện với người tình giữa phòng chờ, trong tầm mắt của bà bưu vụ cảnh sát và rồi sẽ gác máy với bộ mặt tội đồ! Chà, nàng sẽ không thèm sợ, nàng đã lên cương và giờ thì chỉ mong thời tiết đừng có chơi khăm Đính và nàng.
    Một phụ nữ trạc tuổi Tiệp bước vào, tóc tai ướt như chuột bò dưới sông lên. Chị ta nói giọng Huế. Mụ bưu vụ nghiêm mặt:
    - Chị này buồn cười! Mưa gió thế nầy Huế hiếc gì cơ?
    - Chị ơi giúp với, đây là số máy nhà riêng của anh trai tôi.
    - Ông cốp hử? Cốp sao không gọi vào mà cô phải đội mưa gió ra đây?
    - Anh gọi vào thì tui có máy mô? Chị ơi, mệ tui ngoài nớ ốm nặng tui muốn biết cụ thể để còn thu xếp!
    - Vậy sao không ở ngoài nớ với mệ vô đây chi cho xa?
    Người phụ nữ chực khóc:
    - Chị làm ơn đi chị, giá cước bao nhiêu tui cũng cố!
    - Cái chị này! - mụ ta bấm máy một cách chiếu lệ - giúp chị thì tui bỏ túi riêng được chắc?
    - Thông tin nầy quan trọng lắm chị. Anh tui bảo sẽ tìm cách báo khi cần nhưng tui sợ muộn mất. Chị biết đây ra Huế hai vợ chồng phải lên Sài Gòn ăn chực nằm chờ xếp hàng mua vé tàu, lâu lắcl ắm chị ơi!
    Mụ bưu vụ trừng mắt:
    - Đã bảo, kèo nhèo tôi gọi bảo vệ bây giờ! Sang quầy điện tín cho cái điện là xong, rách việc!
    Nữ khách hàng môi miệng tái mét quay ngoắt ra:
    - Toàn dân kiếm cách tràn vô chiếm chỗ mà có biết làm việc mô!
    Tiệp bước lên rồi dừng lại với chị ta:
    - Không nhờ điện thoại cơ quan được sao mà ra đây cho khổ?
    - Bọn tui đã xin đi phép, đang thu xếp thì tui có linh tính thế nào. Ai ngờ ra đây lại bị mắm tôm vào mặt thế!
    Tiệp tiếp đến trước mặt bà bưu vụ, căng thẳng, như một tội nhân chưa chuẩn bị được mánh khoé nào để đối phó cả. May sao, lại may sao, bà ta đã cầm lên một trái bắp lôi ra từ dưới mặt quầy, loại bắp luộc trứ danh của sông Hậu mà Đính không tiếc lời ngợi ca. Mụ lặng lẽ liếc qua tờ giấy hẹn, ngoái nhìn đồng hồ, miệng nhai lách nhách, thở dài:
    - Mình bên được hẹn, chỉ biết chờ, nhưng thời tiết này thì đừng có hy vọng!
    Tiệp nhìn chằm chằm vào chiếc máy màu đen cũ bóng mồ hôi người và cái vòng số tròn xoe màu trắng. Đúng mười chín giờ, tiếng chuông giật nẩy, réo rắt, như tiếng chuông gọi lên đoạn đầu đài. Mụ bưu vụ nuốt vội miếng nhai:
    - Alô, a lô... Vâng... khách hàng bên nầy là Mỹ Tiệp đây, Lê Thị Mỹ Tiệp... Vâng, nghe rõ lắm, rõ một cách kỳ lạ... Khách bên kia đầu dây, khách alô đi... giời ơi alô đi nào... khổ!
    Tiệp bỗng thấy mọi thứ chung quanh như bị đẩy ra, đúng hơn, như nàng đang trồi lên từ một ốc đảo, bồng bềnh, mụ mị nhưng cách biệt dịu dàng. Hai cùi tay chống lên mặt quầy, nàng mặc kệ tất cả, mặc kệ đất trời và bão tố, mặc kệ ***g sắt và dư luận, mặc kệ mụ bưu tá và những miếng bắp lách chách trong miệng mụ. Tiếng Đính chơi vơi một hồi rồi oà lên như anh cũng vừa thoát ra, trai trẻ, reo vui, run rẩy. Anh nói về nhớ nhung, khoảng cách, thư từ, lòng tin và Thượng đế, anh nói về cơn bão và chuyện đang "đi thực tế" ở một nơi ngoài Hà Nội và cô bưu vụ xinh đẹp nào đó đang nối cho anh bằng đường vi ba khẩn cấp dành cho nội bộ. Rồi lại nhớ thương điên đầu, những câu van cầu chờ đợi và trấn an nàng hãy tin tưởng vào sự lương thiện của cả hai. Tiệp đã thật sự quên hết chung quanh, nàng còn đong đưa người như thể Đính đang ở trước mặt và như mọi lần, sợi dây xúc cảm chạy dọc từ dưới gót lên tim rồi tản ra trào dâng, cùng khắp. Nếu không sực thấy mấy vụn bắp bên cái mép môi chanh chua của bà bưu vụ chắn nàng đã không còn nhớ nàng đang ở đâu hay ở thời nào với nỗi mong muốn những giây phút nầy sẽ kéo dài mãi mãi.
    Tự dưng thấy đầu dây bên kia tắt lịm. Tiệp hốt hoảng nhìn vào ống máy hồi lâu, tức tưởi, bất lực. Nàng gác máy, bước ra, bất cần mụ bưu vụ nghĩ gì, chỉ biết cả Đính và nàng đã nói ra được những điều cần nói, một cảm giác thoát hiểm nhẹ nhàng và tràn đầy sự an ủi dễ chịu.
     
    __________
    Hết phần 1.
  4. conbo2

    conbo2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Mát tè roài thì càng cố gắng lên nhé, clap, clap, clap
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Thanks đã động viên. iu nhắm
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    1
     
    Trời vẫn mưa, chỉ có gió và mưa lướt thướt như cả trái đất đang chìm dần trong thứ nước sông màu cà phê sữa. Ở mạn châu thổ cuối trời giờ là mùa mưa già nhưng thời tiết não nùng như vầy thì nhất định đang có bão tố đâu đó miệt ngoài, người miền Tây cảm biết chứ không cần những thông tin cụ thể và coi đó là thứ tặng phẩm không nhận cũng không được. Tiệp hé cửa thử nhìn ra ngoài trời để ước lượng mình sẽ tơi bời như thế nào nếu cứ đội mưa mà đi. Bóng đèn tròn đầu hẽm vốn là đèn toa-lét đung đưa lóp ngóp, tiếng loa truyền thanh công cộng trên cột điện khọt khẹp như bị ngộp nước, hàng bạch đàn ven con sông nhỏ phía trước rạp xuống không ngẩng lên được và mờ mịt phía bên kia vườn vú sữa nhà ai lắc lư trong vũ khúc say sưa một cách kỳ quặc.
    - Mưa vầy mà mẹ cũng đi sao mẹ? - Thu Thi, đứa con gái chín tuổi của Tiệp ngồi xệp trên chiếc giường sắt nhỏ phòng khách hếch mặt hỏi, cái viền môi hình trái ấu nét hơn khi nó căng thẳng và lo lắng. Cạnh nó, đứa em trai sáu tuổi thò cả hai tay ra ngoài cửa sổ dầm nước, hai cùi chỏ ướt ròng ròng; khi mẹ và chị không chú ý, chú bụm những bụm nước đầy le lưỡi liếm rồi ngoảnh lại cười, cái khoé miệng dễ dãi chành rộng.
    Tiệp xỏ tay vào chiếc áo mưa của chị Mỹ Nghĩa tặng, áo đặt, kiểu măng-tô san rất điệu, vải cao su trong mà dầy, những hình hoa cúc lấm chấm trắng và những cái nút bọc cầu kỳ. Hôm bà chị đưa chiếc áo mưa ra, nàng biết nó sẽ là món quà ấm cúng đặc biệt không chỉ vì sự chăm chút thiên vị của chị Nghĩa mà còn vì nó rất khó rách, nó sẽ trụ được trong cái thời một mống chỉ cỏn con cũng phải chờ tới lượt phân phối. Hôm ấy Tiệp đã mặc vào ngay, đứng xoay xoay trước cái kiếng tủ trong căn phòng bảy thước vuông của bà chị, sung sướng: "Bảo đảm chừng sang tên cho con Thu Thi, cái áo này còn chưa hề hấn gì". Hai chị em ngồi bần thần hồi lâu, tuổi thơ và mảnh vườn hương hoả không còn, tuổi trẻ không còn, niềm hy vọng ngây ngất sau năm Bảy lăm cũng không còn, thay vào đó là sự chật vật ngơ ngác không hiểu sao sự tình lại ra nông nỗi. Lúc đó, hai chị em ngồi xuống mép giường thở than đủ thứ thì Tiệp còn là đứa em để hiểu, Tiệp chưa thành "nỗi xấu hổ" của dòng họ và chị Nghĩa cũng chưa phải có chính sách riêng khi đi lại với nàng.
    - Cái giấy gì trong túi áo mưa, coi chừng hồi nữa ướt hết kìa, mẹ! - Thu Thi lại lên tiếng có ý thăm dò sao mẹ vẫn cứ đi.
    Nàng buộc chặt hai mối dây của chiếc nón áo mưa hình lá sen, dướn cổ lên làm cứng:
    - Quan trọng là con giữ nhà, giữ em cho giỏi, nghe không?
    Đứa con mím miệng gục gặc đầu, nó sẽ chốt chặt cửa sổ, sẽ bóp khoá trong và đeo dây chìa khoá vào cổ, sẽ mở ti-vi và ngồi quạt muỗi cho em, sẽ bật đèn và chạy xuống nhà bếp lấy củi đập vào mõm hai con heo nếu chúng phá vách như mọi khi. Nó không lo cho nó hay cho em vì nó đã quen với cảnh mẹ đi công tác vắng hoặc đi hội họp hay bù khú bè bạn đêm hôm nhưng nó linh cảm điều gì đó ghê gớm đang đến với mẹ mà nó cũng liên can. Nó lo lắng nhưng không nói gì thêm, nó biết tính khí của mẹ, vẻ mặt nó có sự cam chịu và a tòng.
    Tiệp chậm rãi dắt xe đạp ra, lấn cấn một chút trên thềm cửa, mưa gió hoá ra hay, nàng tự động viên, sẽ không người quen nào có thể nhận ra trong chiếc áo mưa có cái mũ lá sen nầy là cô Tiệp "tiếng tăm lẫy lừng toàn diện" đang dấn bước. Từ đây tới Nhà bưu điện tỉnh chỉ mất mười lăm phút, vậy là vừa, Tiệp không muốn mình chường mặt ở đó lâu. Nàng nghe thấy tiếng con gái chốt cửa sổ, tiếng nó rủ rê em khoai nướng khoai nướng, để Hai chạy xuống bếp gạt tro lấy khoai nướng, và chiếc ti-vi Rsia bắt đầu chương trình tiếng Khmer trước phần Thời sự của Đài khu vực.
    Nước mưa khiến phải vừa đi vừa vuốt mặt. Cây dừa chỗ dốc cầu Cái Bần chao ngọn như một gã say rượu, nơi Đính bảo anh đã đứng đó mấy sáng và mấy tối liền để xem xem nàng hoặc Thu Thi có hiện ra như một phép màu không. Đường Lớn nối chân cầu với khu hành chính tỉnh dài loang loáng dưới hai hàng sao có từ thời thuộc Pháp, vài chiếc xe lôi đạp ngược chiều, mái bạt cũ, mái bạt cũ rung rung, những người chở khách thì trùm kín vải cao su chỉ chừa ra hai ống chân gầy gò, cật lực. Định Bảo như lé đé trong mưa nhưng chưa bao giờ bị sông Hậu nhấn chìm như những thị xã lân cận, chính vì vậy mà nó kiêu hãnh với vị trí ưu thế có từ thời Dực tông mê mẩn làm thơ hơn trị quốc. Đính bảo khi lần đầu nhìn thấy sông Hậu, anh đã kêu lên "Thật là đáng xương đáng máu của tiền nhân" và anh đã ví nàng như một trái bắp phồn thực, hồn hậu và chân thành không sao tả xiết của bãi bờ nầy. Tiệp đạp xe cắm cúi, thấy khoảng cách của mình với gia tộc sẽ rộng ra vài cái ***g sắt tổ chức rõ mồn một, rườm rà, kệch cỡm và ghê gớm.
    Bưu điện tỉnh là một trong những ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp còn lành lặn của thị xã, cửa vòm, mái ngói, nước ve màu vàng đặc trưng những những người quản lý mới đã kịp làm cho nó xập xệ đi. Tiệp khoá xe cẩn thận bên trong tường rào, chạy vào chỗ tam cấp cởi áo mưa rồi trở ra vắt qua xe để khỏi vướng tay. Có mấy khách hàng mới đến còn chậm rãi xếp dù dưới hàng hiên, đó là những người thành thị gốc rất dễ nhận biết qua tài sản là chiếc dù Nhật, họ đang chờ để được gọi vào nhận những gói hàng gửi về từ những nơi mà dân chính giới của Tiệp gọi là những phương trời bơ sữa và thù địch. Những dãy ghế gỗ kiểu nhà ga, những cục hồ bẩn thỉu trên mặt quầy bằng đá granit, Tiệp đưa mắt kín đáo xem có người quen trong phòng chờ không dù nàng biết, không ai trong đám cán bộ phải ra bưu điện trong đêm hôm mưa gió như nàng. Trong lúc tìm một chỗ chờ thích hợp, Tiệp bắt gặp mình trong tấm kiếng tường ố lốm đốm còn sót lại của thời trước: mái tóc cắt hình quả táo ướt sát đầu khiến gương mặt chữ điền cứng hơn, chiếc áo sơ mi màu rượu chát khiến nước da thiếu đói trắng xanh đi, cái quần tây đen hơi loe ướt sũng khiến cái lưng trễ xuống khỏi cái eo xương xẩu. Ba mươi tuổi, ba mươi tám ký quả là hư vô thể xác, trước kia Tuyên chồng nàng luôn ước nàng nhiều thịt, người đàn ông tiếng sét thì đã nhìn sững vào hai gờ xương chậu sau khi lột nàng ra như lột một con nhái còn Đính, Đính thì siết chặt lấy nàng: "Hồi trẻ anh nghĩ sắc đẹp là quà tặng còn tính tình thì có thể biến đổi được!". Chỉ bấy nhiêu nàng cũng đủ biết vợ Đính từng là một người đẹp, chắc chắn là rất đẹp, hơn nàng.
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chiếc đồng hồ Zaria của Liên Xô thiên đường trên cổ tay Tiệp bỗng dưng trở chứng vì nước mưa, nàng đưa mắt về phía chiếc đồng hồ quả lắc cổ xưa của nhà bưu điện trên tường như một phạm nhân sắp đến giờ bị gọi đi lấy cung, trong tay là mẩu giấy hẹn màu vàng rơm vo như điếu thuốc lá, nhờ chiếc áo mưa có túi nắp của chị Mỹ Nghĩa mà nó không bị ướt. Hôm kia, khi chiếc phong bì vuông vuông nhỏ nhỏ như cái túi áo của bưu điện gởi tới, phòng làm việc lúc đó chỉ có nàng và cô bạn Hiếu Trinh, lại một may mắn để nàng và Đính có thể xâu chuỗi và thốt lên: Mình lương thiện, mình chân thành nên thế nào trời cũng đoái lòng thương. Phong bì không dán kín cũng như thứ phong bì gọi đi lãnh nhuận bút nên cánh văn thứ không tò mò, nghĩa là bí mật của mảnh giấy mời đã không bị phát giác. Tiệp đứng bên bàn mình, dán mắt vào mẩu giấy, nếu không có người tình ở cách xa nàng hàng ngàn cây số thì không thể nào nàng biết được trong các loại dịch vụ viễn thông ở xứ nầy lại có dịch vụ mời ai đó ra bưu điện trung tâm nghe điện thoại đường dài. Vẻ ngạc nhiên run rẩy trên mặt nàng đã tố giác với Hiếu Trinh mẩu giấy lạ, cô ta chớp chớp mắt cười tủm như nói: ái tình nữa rồi, chưa tởn ái tình sao? Hả?
    Một ông lão nhỏ thó chậm chạp tiến tới chỗ có chiếc điện thoại màu đen trên mặt quầy. Bà bưu vụ đứng tuổi có bộ mặt hơi rỗ, mái tóc quăn tự nhiên loà xoà râu bắp và chiếc mũi xềm xệp một cách buồn cười, miễn cưỡng lướt nhìn mẩu giấy hẹn bằng bàn tay vàng vàng:
    - Ai hẹn với bác đấy? - giọng Bắc của mụ lua lua sục sạo.
    Ông lão nhăn nhó:
    - Con tui nó hẹn, tui già rồi thì chỉ có con nó hẹn thôi!
    - May là người nhà bác ở Nha Trang chứ ở xa hơn, thời tiết thế nầy chúng tôi không bảo đảm nối máy được đâu nhá!
    - Nghĩa là sẽ liên lạc được hở đồng chí?
    - Đồng chí gì ở đây, khổ! Mưa với gió khiếp!
    Bà ta ngoái nhìn đồng hồ bảo đợi. Cuối cùng, chuông cũng đổ dài, cuộc hẹn khả quan, Tiệp chăm chú nhìn về phía đó và bỗng phát hiện: khách hàng phải trò chuyện đường dài trước mặt người bưu vụ, như thể bị kiểm soát. Hình như người bên kia đầu dây ở Nha Trang là con dâu của ông cụ và chị ta đang cần tiền để xoay sở một việc gì đó. Tiệp nghĩ đến làn sóng người vượt biển và hình dung được mọi chuyện qua vẻ bối rối khổ sở của ông lão. Thật là khủng khiếp, nàng  cũng sẽ đứng lập cập chỗ đó, sẽ trò chuyện với người tình giữa phòng chờ, trong tầm mắt của bà bưu vụ cảnh sát và rồi sẽ gác máy với bộ mặt tội đồ! Chà, nàng sẽ không thèm sợ, nàng đã lên cương và giờ thì chỉ mong thời tiết đừng có chơi khăm Đính và nàng.
    Một phụ nữ trạc tuổi Tiệp bước vào, tóc tai ướt như chuột bò dưới sông lên. Chị ta nói giọng Huế. Mụ bưu vụ nghiêm mặt:
    - Chị này buồn cười! Mưa gió thế nầy Huế hiếc gì cơ?
    - Chị ơi giúp với, đây là số máy nhà riêng của anh trai tôi.
    - Ông cốp hử? Cốp sao không gọi vào mà cô phải đội mưa gió ra đây?
    - Anh gọi vào thì tui có máy mô? Chị ơi, mệ tui ngoài nớ ốm nặng tui muốn biết cụ thể để còn thu xếp!
    - Vậy sao không ở ngoài nớ với mệ vô đây chi cho xa?
    Người phụ nữ chực khóc:
    - Chị làm ơn đi chị, giá cước bao nhiêu tui cũng cố!
    - Cái chị này! - mụ ta bấm máy một cách chiếu lệ - giúp chị thì tui bỏ túi riêng được chắc?
    - Thông tin nầy quan trọng lắm chị. Anh tui bảo sẽ tìm cách báo khi cần nhưng tui sợ muộn mất. Chị biết đây ra Huế hai vợ chồng phải lên Sài Gòn ăn chực nằm chờ xếp hàng mua vé tàu, lâu lắcl ắm chị ơi!
    Mụ bưu vụ trừng mắt:
    - Đã bảo, kèo nhèo tôi gọi bảo vệ bây giờ! Sang quầy điện tín cho cái điện là xong, rách việc!
    Nữ khách hàng môi miệng tái mét quay ngoắt ra:
    - Toàn dân kiếm cách tràn vô chiếm chỗ mà có biết làm việc mô!
    Tiệp bước lên rồi dừng lại với chị ta:
    - Không nhờ điện thoại cơ quan được sao mà ra đây cho khổ?
    - Bọn tui đã xin đi phép, đang thu xếp thì tui có linh tính thế nào. Ai ngờ ra đây lại bị mắm tôm vào mặt thế!
    Tiệp tiếp đến trước mặt bà bưu vụ, căng thẳng, như một tội nhân chưa chuẩn bị được mánh khoé nào để đối phó cả. May sao, lại may sao, bà ta đã cầm lên một trái bắp lôi ra từ dưới mặt quầy, loại bắp luộc trứ danh của sông Hậu mà Đính không tiếc lời ngợi ca. Mụ lặng lẽ liếc qua tờ giấy hẹn, ngoái nhìn đồng hồ, miệng nhai lách nhách, thở dài:
    - Mình bên được hẹn, chỉ biết chờ, nhưng thời tiết này thì đừng có hy vọng!
    Tiệp nhìn chằm chằm vào chiếc máy màu đen cũ bóng mồ hôi người và cái vòng số tròn xoe màu trắng. Đúng mười chín giờ, tiếng chuông giật nẩy, réo rắt, như tiếng chuông gọi lên đoạn đầu đài. Mụ bưu vụ nuốt vội miếng nhai:
    - Alô, a lô... Vâng... khách hàng bên nầy là Mỹ Tiệp đây, Lê Thị Mỹ Tiệp... Vâng, nghe rõ lắm, rõ một cách kỳ lạ... Khách bên kia đầu dây, khách alô đi... giời ơi alô đi nào... khổ!
    Tiệp bỗng thấy mọi thứ chung quanh như bị đẩy ra, đúng hơn, như nàng đang trồi lên từ một ốc đảo, bồng bềnh, mụ mị nhưng cách biệt dịu dàng. Hai cùi tay chống lên mặt quầy, nàng mặc kệ tất cả, mặc kệ đất trời và bão tố, mặc kệ ***g sắt và dư luận, mặc kệ mụ bưu tá và những miếng bắp lách chách trong miệng mụ. Tiếng Đính chơi vơi một hồi rồi oà lên như anh cũng vừa thoát ra, trai trẻ, reo vui, run rẩy. Anh nói về nhớ nhung, khoảng cách, thư từ, lòng tin và Thượng đế, anh nói về cơn bão và chuyện đang "đi thực tế" ở một nơi ngoài Hà Nội và cô bưu vụ xinh đẹp nào đó đang nối cho anh bằng đường vi ba khẩn cấp dành cho nội bộ. Rồi lại nhớ thương điên đầu, những câu van cầu chờ đợi và trấn an nàng hãy tin tưởng vào sự lương thiện của cả hai. Tiệp đã thật sự quên hết chung quanh, nàng còn đong đưa người như thể Đính đang ở trước mặt và như mọi lần, sợi dây xúc cảm chạy dọc từ dưới gót lên tim rồi tản ra trào dâng, cùng khắp. Nếu không sực thấy mấy vụn bắp bên cái mép môi chanh chua của bà bưu vụ chắn nàng đã không còn nhớ nàng đang ở đâu hay ở thời nào với nỗi mong muốn những giây phút nầy sẽ kéo dài mãi mãi.
    Tự dưng thấy đầu dây bên kia tắt lịm. Tiệp hốt hoảng nhìn vào ống máy hồi lâu, tức tưởi, bất lực. Nàng gác máy, bước ra, bất cần mụ bưu vụ nghĩ gì, chỉ biết cả Đính và nàng đã nói ra được những điều cần nói, một cảm giác thoát hiểm nhẹ nhàng và tràn đầy sự an ủi dễ chịu.
     
    __________
    Hết phần 1.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
     
    Trời hãy còn khuya, thời khắc bịn rịn mơ màng hết sức thân thuộc với Tiệp mỗi khi nàng chuẩn bị rời xóm Vịnh. Năm nào Tiệp cũng đáo về đây đôi ba lần, hành trình gần một ngày đường gồm một chặng xe từ thị xã về thị trấn Điệp Vàng, nếu hôm đó chị Hoài không đón thì xuống tàu đò ngồi khoảng hai giờ nữa, tại bến ghé dọc đường nếu không quá giang được ghe xuồng nào thì đành bước lên một mỏm doi rồi lội bộ qua chừng mười cây cầu khỉ mới về tới vườn nhà. Tháng Hai âm lịch giỗ ông nội trời quang mây tạnh còn đỡ, giỗ ba vào dịp tháng Bảy thì mẹ con Tiệp nếm đủ mùi đường đất, thế nhưng khi đã được nằm trong chiếc mùng vải thơm thơm giữa ngôi nhà có má, có cô, có chị Hai mà có cả em út, bao giờ Tiệp cũng thấy như được đền bù. Tiếng lục bình rì rầm trên sông Cái, tiếng mái chèo ai đó lướt đi mơ hồ, tiếng biền lá dừa nước bên kia thở dài, tiếng ký ức của mương của liếp run rẩy.. mọi thứ hoà quyện một cách buồn rầu mà vẫn vô cùng dễ chịu.
    Giỗ ba năm ngoái, anh Năm Trường vắng mặt với lý do trận mạc biên giới Tây Nam rất dễ được tha thứ, chỉ nàng thì "không dám vác cái mặt về" và câu bàn luận ấy đã được chị Nghĩa mang lên rồi truyền đạt lại bằng bộ mặt rầu rầu thương cảm. Năm nay, anh Trường vẫn cái lý do chính đáng và oai vệ trên, chị Nghĩa thì bận thi tốt nghiệp bổ túc văn hoá, Tiệp trở thành đại diện duy nhất của ba người con cụm trên thị xã trong ngày giỗ và nàng đã phải nếm cảnh chó ghẻ trong mắt bà con. Vả lại nàng không thể lẩn tránh hương khói giỗ chạp đã đành mà phải về là vì mấy tháng hè qua, chị Hoài đã lên tận nhà nàng cắp hai đứa nhỏ đem về "để chúng tẩm bổ", thực chất là để nàng và Tuyên có đủ thời giờ "suy nghĩ trên bi kịch của mình" nói theo một cách mỹ miều của dân viết lách.

    Như mọi lần sau giỗ, chị Hoài sẽ ngồi vỏ lãi đưa mấy mẹ con Tiệp ra thị trấn và cũng không khác chi mọi khi, má nàng đã thức dậy từ trước để nhóm bếp và tát nước ghe, đôi chân trần lụi đụi như là bà có lời thề phải chung thân với kiểu đi như chạy ấy. Tiệp nằm nguyên trong mùng lắng nghe, má đã tròm trèm sáu mươi tuổi, tiếng chân chậm hơn và thỉnh thoảng vấp nhẹ trên nền đất nhiều "vẩy rồng", sau đó mùi củi dừa ngon ngót trong bếp chen với tiếng bao bì lạt xạt cho biết bà đang chuẩn bị các thứ để Tiệp mang đi.
    Chị Hoài từ buồng trong đi ra, mới ngoài bốn mươi nhưng đã có một thập kỷ ở goá nên dù đi trong nhà hay dưới tán cây thì chị cũng có cái dáng cắm cúi chật vật đau khổ. Chị đặt cây đèn xuống chiếc bàn ăn tròn sứt sẹo gần chỗ chiếc mùng của mấy mẹ con Tiệp trong gian bếp, loại đèn ống khói mà ngày xưa Tiệp phải dùng cái đuôi chồn cọ khói mà ngày xưa Tiệp phải dùng cái đuôi chồn cọ khói mỗi chiều trước khi trời chạng vạng. Nếu giữa hai chị em là không khí trọn vẹn cũ thì chị sẽ chui vào mùng của Tiệp, nàng sẽ nhích vô trong và rồi sẽ là chuyện trò, hỏi han, sớt chia, căn dặn đủ thứ. Bây giờ mọi thứ đã khác, cô em đã thành một người tì vết và khó thông cảm nên chị chỉ cho biết sự có mặt của mình bằng cách bưng đèn đi xuống, khêu to ngọn lên để đánh động đã. "Con gái con đứa, chui ra khỏi mùng việc đầu tiên là đầu tóc phải gọn gàng, nghe chưa", đó là một trong những bài học dành cho người phụ nữ mà chị Hoài đã vỡ lòng cho mấy đứa em khi Tiệp còn nhỏ xíu, sứ mệnh chị nhận từ cô Ràng như là cánh tay phải của cô. Tiệp rất ưa thích bộ dạng của chị Hoài khi chị chải tóc, đầu tiên là chải cái đầu tóc mượn lúc nào cũng ướt rượt dầu dừa rồi đặt nó xuống bên cạnh, sau đó mới múa lược trên mái tóc thật còi còi của mình, rồi xước cây kẹp lá thành một đường rõ dài bên trên mang tai. Khi chị bới tóc thì hai cánh tay thật mềm mại, trang trọng, vén khéo, như đó là một thứ nghi lễ đầu ngày của chị. Khuya này, chị nhìn dán vào ngọn đèn, gương mặt dài dài cau có, động tác chải và bới tóc có vẻ qua loa, vùng vằng. Chị hắng giọng:
    - Dì Tám Tiệp thức chưa? Đâu ra đây nói cho cô Tư với chị nghe coi vợ chồng tụi em sao rồi. Mấy bữa rày giỗ chạp đông đảo, muốn nghe chuyện cũng có lúc nào rảnh đâu!
    Tiệp nằm ráng, nhìn thấy cái bóng của chị Hoài to đùng bên vách mùng, cái búi tóc có rồi không sau ót lúc chị động đậy tới lui lau lại cái mặt bàn chắc còn mùi mắm muối. Thu Thi nằm trong cùng nhỏm dậy chồm qua người thằng em để nói vào tai mẹ:
    - Mẹ nhà văn nhà báo rồi mà dì Hai cứ cái giọng hình sự đó. Mẹ ra không, vậy mà con tưởng mẹ thoát rồi. Phải nói người nhà mình truy tội dai, mẹ há?
    Tiệp ra hiệu cho con trở lại chỗ nằm còn mình thì vòng cả hai tay sau trán, như con đà điểu rút đầu xuống khi bị săn đuổi. Suốt ngày và đêm qua mưa dầm, những giọt mưa đang thưa dần trên cái máng xối bằng tôn ngoài đầu hè, riêng tiếng động ấy cũng đủ làm nàng mềm lòng và muốn đầu hàng, muốn từ bỏ mọi ước vọng của mình để hoà nhập lại với gia tộc. Quả tình, giữa nàng và những người thân là hai thế giới, phía kia không có Tầng đầu địa ngục, không có Sông Đông êm đềm, không có Người Tình, không có cả Rôbinxơn và Những người khốn khổ còn nàng thì lúc nào cũng sách vở bút mực, xê dịch và ham muốn. Những lúc như lúc nầy Tiệp thấy công việc viết lách của mình thật dị thường, những suy nghiệm của mình thật phù phiếm, những việc khiến mình đau khổ hoặc khát thèm thật vô bổ. Những người đàn bà rất biết tận dụng sự chi phối ấy chỉ quan tâm đến tôn ti và trật tự, đến công dung và ngôn hạnh cổ truyền, đến yên ổn và sung túc, ai là cán bộ thì phải làm rạng danh thân tộc bằng cương vị ngày một cao hơn, ai là nông dân thì phải chăm chỉ và giỏi nhang đèn. Những bài báo của nàng còn có thể hiểu được, thứ văn chương mà nàng lọm cọm hằng đêm kia thì thật đáng hoài nghi vì nó không có hình thù, không có quyền lợi, suy ra nó hư vô và không quan trọng.
    Cô Ràng em gái út của ba nàng, cô Tư Ràng thủ lĩnh, cô Tư Ràng trời biển chắc cũng đã thức dậy từ lâu và đang đi nôn nang từ gian thờ xuống với cơi trầu bằng nhôm trên tay, áo cánh trong và áo bà ba ka-tê trắng ngả màu mặc ngoài, trông bà ươn yếu vì mưa gió và theo thói quen, bà đang nhấn mạnh sự ươn yếu trọng đại ấy bằng chiếc khăn rằn sọc trắng đỏ buông thòng trước ngực. Tiệp biết không khí nầy là nàng phải chui ra để chịu trận, nàng hình dung được gương mặt chữ điền mà nàng là bản sao đang buồn rượi, đôi lông mày uy vũ chau lại trên vầng trán cứng rắn, sáng sủa. Thu Thi nhóng người xem mẹ động tĩnh gì không rồi nằm lại, hai chân duỗi dài ngúc ngoắc, căng thẳng.
    - Con Mỹ út đâu - miếng trầu trong miệng cô Ràng rào rạo - Nói má con lên đây xúm nhau bàn coi mấy tháng hè mình đem hai đứa nhỏ về đây thì ở trển vợ chồng con Tiệp nó hàn gắn ra làm sao. Ra đây chút đi chị Ba, con Hoài cũng ngồi xuống đi, cụ bị chi nhiều, cái ngữ hư hốt đó thì lo cho lắm cũng uổng công thôi!
    Tiệp ngồi bật dậy, rũ xuống trong mùng. Thẳng thớm, cương trực, đàng hoàng, đó là phương châm ứng xử được cô Ràng chăm sóc như thuyết lý của một giáo chủ nhưng sao bà lại nổi lôi đình khi Tiệp nói thẳng ra với Tuyên là nàng có người khác và đề nghị được ly dị? Như mọi khi, má của Tiệp đã nghe thấy "lời triệu" của cô em chồng nhưng bà không bước lên ngay, bà cho rằng không việc gì phải răm rắp như vậy, đám con của bà răm rắp còn chưa đủ sao? Sâu xa bà cũng thấy cô em oai quyền ấy có lý, cô ta cũng đang ra sức bảo ban con gái bà đấy thôi và từ dưới chái bếp, bà nói vọng lên:
    - Thì tui cũng mới trên đó vìa trước con Tiệp có mấy ngày. Thấy tụi nó cũng có nói chuyện, cũng anh anh em em với nhau.
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tiệp muốn bật cười vì hình dung má phải dịu giọng mà gân cổ vẫn nổi to. Lam lũ, ít nói và hay nói to nhưng cần cổ của bà đặc biệt nhiều gân mỗi khi bà phải đối đáp với cô Ràng, có lẽ vì trong bà luôn thường trực sự đối đầu với cô em chồng đã đáo để mà còn được ông anh trai ký thác cho cái quyền chăn dắt đám trẻ mà bà nghĩ là chúng chỉ mượn bụng bà để chui ra.
    - Chị thấy tụi nó ngủ chung hay ngủ riêng, chị Ba? - cô Ràng hỏi chị dâu, câu hỏi có vẻ buồn cười nhưng không khí thì gần giống một phiên toà mà bị cáo còn nấn ná chưa chịu ra trước vành móng ngựa.
    - Thì nhà có hai cái giường, tui nằm một cái ngoài phòng khách, thấy tụi nó vẫn nằm chung trong buồng, còn chuyện có hàn gắn hay không ai mà biết!
    Tiệp sửa lại sống áo tóc tai, lặp lại cảm giác muốn biến mất, tan đi hay độn thổ cũng được miễn khỏi phải nghe những người thân bàn nhau xem nàng đã ngủ với "người ấy" chưa, nàng và Tuyên còn lành hay đã rách. Đang ở buồng trong với đứa con gái nhỏ và với thằng Hớn con trai của chị Hoài để chúng không cản trở không khí tra vấn của những người lớn đối với bà dì nổi loạn. Mỹ út đi nhanh ra giở mùng đưa cho chị cây lược và chồm vô trong lay cháu:
    - Thu Thi! Kêu em dậy chuẩn bị. Gần sáng rồi, còn ăn uống thay quần áo nữa, con!
    Nếu chị Mỹ Nghĩa là một cái phao thì cô em Mỹ út của Tiệp chỉ dám giúi cho nàng một ít nước trên con đường sóng gió nầy.
    Đang lấy cây kim và sợi chỉ nilon để vá cái quai dép nhựa cho thằng cháu Vĩnh Chuyên, từ chỗ hàng hiên, chị Hoài gắt:
    - Kêu tụi nhỏ dậy sớm chi, bộ muốn không cho người lớn nói chuyện gì sao?
    Mỹ út bỏ đi xuống bếp:
    - Tư nói má lên thì má lên đi, lần chần coi chừng thêm chuyện!
    Má Tiệp ứ hự mấy tiếng gì đó nhưng vẫn không bước lên ngồi với cô em. Tiệp ra khỏi mùng, ngồi thõng chân bên mép giường chống đỡ:
    - Nếu Tư với Hai cứ đưa chuyện cũ ra hành hoài chắc con hổng dám đút đầu về đây nữa!
    Chị Hoài được nước ré lên:
    - Tư coi, nó sai lè ra, mới nói động cái thì bảo từ rày giỗ ba giỗ nội gì cũng không thiết nữa!
    Cô Ràng đằng hắng liên hồi, tiếng đằng hắng của cô như cái còi trong miệng anh cảnh sát, như không có nó thì cô không có mặt hay là sự có mặt của cô ít thiêng đi:
    - Cô thấy chuyện đâu có cũ con! Ừ thì cứ coi là nó qua rồi, con vấp váp đủ rồi nhưng mà cô cũng đâu có biết vợ chồng con cơm lành canh ngọt lại chưa. Tư muốn chính miệng con nói để cô nghe chớ má con nói thì chung chung quá.
    - Người ta kiếm một chút chồng không ra, nó có chồng hiền hậu xuôi chèo mát mái vậy mà còn đứng núi nầy trông núi nọ! - Chị Hoài dấm dẳn cái câu mà Tiệp đã thuộc lòng từ khi chuyện của nàng và Người ấy bụt ra.
    Tiệp ngồi lúc lắc hết nhìn ngọn đèn ống khói tới nhìn bà cô và nhìn bà chị cả, ánh mắt ngao ngán cùng cực. Vòng vây của nàng là những bà góa, cô góa, má góa, chị góa, cô em út cũng góa, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa bụa. Nàng hạg iọng:
    - Thì em cũng biết em gây ra điều tiếng cho nhà mình nhưng mấy tháng nay em cũng đang thử làm lại với anh Tuyên đây thôi.
    Cô Ràng dần mạnh cái dao bổ cau xuống cơi trầu:
    - Phải tu tỉnh cớ không thử thiếc gì hết. Ai biểu hồi mới cản ngăn gì con cũng không nghe, giờ củi nỏ hay củi mục gì thì cũng phải vì danh dự gia đình mà ráng chớ!
    Chị Hoài vùng vằng với sợi chỉ, mọp người gần sát cây đèn trứng vịt trước mặt cho thấy đường gân trên trán bắt đầu nổi vằn mỗi khi chị chiến đấu với cái gì đó:
    - Con chỉ yêu cầu nó vì hai đứa nhỏ chớ không vì danh dự của con hay của ai hết, không cần!
    Má Tiệp kêu lên ở dưới bếp:
    - Nhà nầy một lô một lũ con mồ côi còn chưa đủ sao còn muốn bỏ nhau để con nó khổ nữa, trời?
    Giọng cô Ràng gay gắt:
    - Kêu trời thì giải quyết được cái gì chị Ba? Em đã mời chị lên xúm vô giác đác khuyên bảo thêm cho nó mà chị đâu có chịu. Còn nói như con Hoài, Tư cũng thấy nghịch nhĩ lắm. Gì thì gì cũng phải nghĩ tới cái danh dự, thử nghĩ coi ông bây, ba bây, cô bây đây không xả thân ra thì liệu tụi bây có được như ngày hôm nay không?
    - Chữ danh dự của con là tiết hạnh còn yêu cầu danh dự của Tư thì lớn lao quá nhiều lúc con kham cũng không xuể. Con chỉ thấy toàn đau khổ với thiệt thòi thôi!
    Câu chuyện chừng đã chuyển sang vấn đề khác còn cốt tử hơn vấn đề của Tiệp. Cô Ràng ném mạnh cái dao nhỏ xuống mặt bàn, khuỳnh hai nắm tay trên vế, phừng phừng nhìn chị Hoài:
    - Mày cứ cái giọng bất mãn đó thì bảo sao nhà nầy không trống đánh xuôi kèn thổi ngược, hả?
    Chị Hoài bắt đầu sụt sịt, trò nước mắt mà lúc nào chị cũng sẵn cùng với tuổi tác:
    - Con không bất mãn, con chỉ không thích chiến tranh, không thích cái danh dự khổ sở của nhà mình!
    Tiệp đứng dậy đi qua chỗ bà chị và bước dài ra sân. Sau mấy ngày mưa thì trời cũng phải nhẹ nhõm đi, thanh sạch vô cùng. Nàng không mừng vì chuyện của nàng thế là đã được xếp xuống hàng thứ mỗi khi thủ lĩnh và thủ phó tranh cãi về cái giá của những mất mát và đau khổ mà cô Ràng gọi là cống hiến, trái lại, nàng thấy buồn không thể tả vì những loại chuyện ấy vẫn dai dẳng sống từ hồi nàng còn bé cho đến khi nàng thành thiếu nữ, lên Cứ và ra thành, chứng tỏ những người thân của nàng già đi chứ họ không được hít thở một cái gì khác cả, vậy thì nàng có quá ích kỷ và vô tâm khi chỉ biết là mình không hạnh phúc, mình còn trẻ, mình có quyền làm lại với thời bình và mưu cầu một sự mĩ mãn? Nàng đi dài xuống bến, còn nhớ rất rõ là hồi xưa, vào những lúc khuya khoắt mà có tranh cãi như vầy thì thế nào lát nữa cô Ràng cũng ré lên chói lói một hồi dài, rồi những bước chân gấp gáp rượt đuổi nhau dọc đường xuống bến, rồi chị Hoài khóc, mấy chị em nàng cũng khóc, má nàng cũng vừa khóc vừa giúp đám con giữ tay giữ chân để cho cô ràng kot ức giận đến mức phải lao đầu xuống sông. Danh dự theoq uan niệm của gia tộc nàng là sự hy sinh, nàng vùng vẫy với Tuyên là nàng không có phẩm chất hy sinh, vì vậy nàng phải bị băm vằm nhiều lần vì đã làm lung lay sợi dây bện bằng nhiều sự hy sinh của nhiều người trong suốt nửa thế kỷ qua, từ khi ba nàng hiến xưởng dệt lụa tơ ằm cho Tuần lễ Vàng và thành người cách mạng gương mẫu lúc nàng còn chưa có mặt trên đời.
    Nàng ngồi xuống mép ầu vốc nước rửa mặt, nghe trên nhà một sự im lặng nín thở có lẽ vì cô Ràng và bà chị đang tập trung nghĩ về nàng. Nàng cũng nghe tiếng Mỹ út gọi Thu Thi ra khỏi mùng chạy theo coi mẹ con làm gì dưới mé sông kìa. Tiếng chân trần của con gái lép nhép trên mặt đất ướt.
    - Dì út tưởng mẹ muốn tự tử kìa mẹ! - nó nói và ngồi xuống bên Tiệp.
    - Có khi nào con cũng nghĩ như dì út nghĩ không?
    Đứa con lắc đầu không nói nhưng trông nó già như một bà cụ trong nỗi đau khổ giữa mớ bùng nhùng ba mẹ và những mối dây từ việc đó mà ra. Nàng ôm lấy đôi vai nhỏ xíu của con và chỉ cho nó ngôi sao mai bên kia biền lá dừa nước, bảo rằng hôm nay chắc trời sẽ tạnh để mấy mẹ con ra thị trấn và về nhà một cách may mắn. Mấy năm qua, cha bao giờ nàng có ý nghĩ tự vẫn cho dù dư luận cứ vây riết như vậy, nàng tin rằng nàng có sự lương thiện trong khát vọng của mình và con cái nàng sẽ lớn lên, sẽ vững chãi trong sự lương thiện đó cho dù chúng có thể thiếu vắng Tuyên.
     
    __________Hết phần 2.
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    3
     
    Không còn tư thế một thị xã non trẻ thời Tiệp ngồi ghe đi chợ với má với cô hay với chị Hoài, Điệp Vàng hiện

    thời như một ả gái lỡ thì ế ẩm chỏng chơ. Hồi trước, chính quyền cũ áp đặt Điệp Vàng một vị trí bàn đạp nối

    đầu não Vùng chiến thuật Bốn với U Minh nhưng sau Bảy Lăm, những người cầm chịch mới đã thu hồi vị thế thị xã của nó lại bằng thuyết lý "Mỗi huyện là một pháo đài". Công sở và ngành thương nghiệp quốc doanh trám vào những cửa hiệu sầm uất của người Hoa, rác rến thay cho ghe thuyền nhộn nhịp trên bãi chợ và khu nhà vựa chồm ra kinh Xáng thành cửa hàng giải khát quốc doanh ngon chỗ ngồi chứ không phải ngon đồ uống. Những ghe hủ tíu và cả những xe nước mía hồi đó Tiệp ưa thích cũng biến mất như là chúng bị úm ba la.
    Chị Hoài thả mẹ con Tiệp lên một chiếc tàu đò "cho đỡ tiền ba-ga", chị và chiếc vỏ lãi gắn chiếc Kole Bốn mốc meo như chị vòng trở lại bến chợ, bấy giờ chị mới mua mua sắm sắm những thứ tối thiểu cho đám đàn bà và trẻ con trong vườn. Tiệp biết chi sẽ la cà ở mấy nhà bà con và vài người bạn gái kết thân từ hồi chạy tản cư cho đến xế chiều, chỉ chừa đủ thời gian để về tới nhà trước khi trời tối. Chị dạn ghe thuyền và sông nước, chị có thể điều khiển cho chân vịt máy đuôi tôm chém nát lục bình để chiếc vỏ lãi vượt lên như cầm cương con ngựa giống trước những chướng ngại vật trong một cuộc thi, chị giống như một con cò trên đồng trưa mà cũng là một con vạc trong đêm tối nhưng Tiệp vẫn nghĩ, nếu không có chiến tranh, chị của mình sẽ là một người nội trợ thuần tuý, bằng chứng giờ có sần chân chai tay vì ruộng vườn thì chị cũng chỉ một mực say mê nấu nướng đãi đằng và khách khứa. Sở dĩ chị can trường như một phó tướng chính là nhờ cô Ràng quá bao quát trong vai trò tổng chỉ huy.
    Tiệp ngồi nán trên mũi tàu đò nhìn theo cái dáng bìm bịp của chị Hoài cho đến khi chị khuất hẳn trong đám ghe thuyền xa kia. Một lần nữa nàng lại thấy mình đắc tối với những người như má như cô như chị nhưng vừa chui vào trong tàu đò thì nàng đã nghĩ khác, tâm trạng của nàng liên tục bập bềnh như vậy, nàng nghĩ cái cuống nhau gia tộc lắm lúc giống như sợi thòng lọng dai dẳng, mình an phận thì nó nhắc nhở thúc giục nhưng mình muốn nhốm chạy thì nó kéo lại, thít chặt vào hơn.
    Kinh Xáng Chủ nối thị xã non yểu Điệp Vàng với Định Bảo dạt dào hơi thở huyết mạch. Nhiều năm nay ghe máy thưa thớt hẳn vì kinh tế giật lùi, thay vào là xuồng và tam bản đi chèo, thỉnh thoảng một chiếc tàu máy mui vuông thành viên của hệ thống chuyên chở quốc doanh từ vàm sông đi vào mang than củi,lúa gạo và chuối dà U Minh lên thị xã hoặc đi xa hơn nữa. Trong gió sớm có mùi mía đường của lò đường quốc doanh bên kia chợ thả khói và tro thấu lên trời. Bến tàu đò nằm tách biệt với bãi chợ, những chiếc vỏ lãi mui bạt dùng làm đò dọc đường gần bập bềnh đeo biển số hợp doanh thả khách từ sớm và đang nằm không để chờ khách lượt về, cỏ và rơm rác còn bám trong chân vịt máy đuôi tôm như một sự buông trôi, cẩu thả. Tàu chạy suốt kinh Xáng Chủ là loại tàu mui ván lừ lữ như một căn nhà đi máy giữa có thể giăng võng để giết thời gian được. Hồi xưa Tiệp đã mấy lần ngồi loại tàu nầy với cô Ràng trong những chuyến đưa quýt vườn nhà lên Sài Gòn, cô hay chọn tàu đò để giữ hàng ít bị dập mà tiền đường lại rẻ, những khi ấy, Tiệp hết ngắm cảnh lại nằm trên ghế băng ngủ khì, đã giấc lại ngồi dậy ngắm cảnh và lại lơ mơ ngủ mà độ đường vẫn chưa kết thúc. Con kinh xáng được người Pháp khởi công hồi đầu thế kỷ, nghe đâu hôm khánh thành, toàn quyền Doumer đã lần đầu đặt chân đến bờ nam sông Hậu và một điền chủ người Pháp có sáng kiến bắn kinh đã được thưởng ngay một sở đất khổng lồ là hai ngàn năm trăm mẫu.
    Đã hơn chín giờ, Tiệp đoán chị Hoài đã mua sắm xong còn mẹ con nàng thì vẫn ngòồ như bị trói chân vào chiếc tàu suốt duy nhất nầy. Quả tình hành khách quá lèo tèo như những con muỗi so với trọng tải của tàu. Không nhìn thấy vợ chồng chủ tàu, chỉ nghe họ lục cục trong buồng lái, thỉnh thoảng bà vợ cười ré lên như bị chọc lét và ông chồng cũng thỉnh thoảng hé tấm ván giữa ra đếm khách. Ông lão mặc bà ba đen, tóc búi tó, tay khư khư chiếc giỏ bàng nói phứa lên:
    - Thời buổi đảo lộn, dân xe tàu hợp doanh nầy thích nằm ụ để bán dầu ra chợ đen sướng hơn.
    Hai thanh niên áo trắng gầy gò áng là sinh vêin chọn tàu đò lên thị xã cho đỡ cảnh xếp hàng nghe vậy liền đưa mắt cho nhau. Ngồi bên cạnh Tiệp là bà cụ chừng bảy mươi, ráo rảnh dẻo dai, tóc cắt ngắn kiểu bà già Tàu, lắc đầu:
    - Tui đi tàu nầy mấy lần tui biết, họ chỉ cần cái buồng lái đó để cười hắc hắc chớ đâu cần ai!
    - Bộ bến tàu giờ không phân tài gì hết sao bác? - Tiệp ngạc nhiên vì mấy chục năm qua, từ hồi thôi làm cái đuôi của cô Ràng đến giờ nàng không ngồi tàu đò lần nào.
    Bà lão nhanh nhảu:
    - Hồi trước còn khá, mấy năm nay tiêu điều, mỗi ngày chỉ còn một chuyến, tài tiếc giờ giấc gì đâu!
    Ông lão búi tó lấy thuốc rê và giấy quyến ra vấn, ngán ngẩm:
    - Hổng biết mấy ông lãnh đạo kiểu gì mà ở đâu người ta cũng hổng muốn làm ăn, chỉ muốn mánh khoé với đục khoét thôi.
    Bà cụ tóc ngắn nhìn Tiệp, ái ngại:
    - Bác thích ngồi tàu đò cho khoảng khoác chứ cái đôi nhà tàu này ba hồi lắm. Hay bác cháu mình lên bến xe, bác có sổ liệt sĩ ưu tiên, còn cháu? Coi bộ vó thì chắc cũng cỡ cán bộ, hai người mình mua bốn vé, vậy là yên tâm cho hai đứa nhỏ với đống đồ nầy.
    Lát sau, ông lão búi tó nhảy lên tấm ván cầu tàu trước, sau nữa là hai anh chàng sinh viên. Từ bến tàu lên bến xe là một quãng đường dài vài trăm mét, không có cả xe đạp ôm để Tiệp có thể thuê đẩy đồ, phương tiện thịnh hành của các thị xã đã không lan xuống thị trấn cuối trời nầy được. Nhờ bà cụ tóc ngắn xưng là bác Hai giúp trông chừng mấy đứa nhỏ, phải ba lần lên xuống tàu đò Tiệp mới chuyển hết số túi và bao mà má chuẩn bị chọ.
    Nhà chờ mái tôn thấp tè hầm hập khá sớm dưới ánh nắng le lói mà gay gắt của mùa mưa. Trên sàn xi măng lỗ chỗ, bàn bán nước giải khát sát với quầy bán vé và hai dãy người xếp hàng nhẫn nại trong mùi nước đái và mùi rác rến lưu cữu. Thị trấn cuối cùng của tỉnh lộ, xe lam đi các thị tứ gần không ké vào đây, chỉ có chỗ cho những cỗ xe lớn quốc doanh và hợp doanh lên thị xã, dù nhỏ bé vậy nhưng khu bến xe của Điệp Vàng cũng đã đuổi kịp các bến bãi đàn anh đàn chị trong vùng về sự luộm thuộm và hôi hám. Một cỗ xe năm mươi hai chỗ đang nổ máy xình xịch chờ khách khiến hai dãy người bị kích động, nhấm nhổm hơn.
    Đành trải chiếc áo mưa chị Mỹ Nghĩa cho xuống góc nhà chờ để hai con ngồi canh đồ, Tiệp chen vào đứng sau bà bác tóc ngắn, chỗ bà đã xí trước cho bằng chính cái túi xách của bà.
    - Thằng con một của bác làm ở Quân khu. Từ chỗ bác lên nó đường sá lặn vặn nên bác cũng ít đi. Nó nói ráng chạy kiếm cái nhà trên đó để mẹ con gần nhau cũng đỡ.
    - Bác là vợ liệt sĩ Ba mươi Bốn lăm, anh chắc cũng cỡ tá, lo gì, bác! - Tiệp nói góp.
    So với quầy thường dân bên kia thì quầy ưu tiên vẫn liên tục co giãn vì người vào nhiều mà ra cũng nhanh. Mắt Tiệp lướt dọc những người cùng "đẳng cấp" với mình mà không khỏi hình dung, trong những túi hành lý nặng nhọc kia thế nào cũng có gạo quê và thịt heo, hai mặt hàng ở Điệp Vàng dễ tươi mà cũng dễ mua, những thứ mà dân Quản lý thị trường luôn thèm muốn tịch thu cũng chỉ vì chúng ngon và tươi. Bà cụ bác Hai lanh lẹn gộp cả thẻ phóng viên và công lệnh đi phép của Tiệp cùng với sổ ưu tiên của bà lại rồi đẩy chúng qua lỗ cửa quầy vé, tự tin vì bà quen biết cái bến xe nầy hơn Tiệp. Bà khom người với mụ nhân viên bên trong:
    - Cho hai má con tui mỗi người cõng thêm một vé được không cô? Có hai đứa nhỏ với nhiều đồ lắm cô, tụi nó ngồi cho ho đằng sau kìa cô!
    Bà nhân viên có bộ mặt nặng cỡ ngàn cân nhìn săm soi các thứ có trong tay, lại dướn kính nhìn xuyên qua mắt lưới quầy vé để nhận diện hai con người đang nín thở chầu chực mình, vẻ cường điệu của kẻ nắm quyền sinh sát.
    - Má con ngang xương chứ gì? Đây lày, trong công nệnh ghi con đi phép về xã khác còn sổ niệt sĩ của bà thì xã khác đây lày!
    Bà cụ đi cùng ngoảnh lại tuyệt vọng với Tiệp. Nàng bước lên, nhăn nhó như một cô học trò bị bắt quả tang tội gian dối:
    - Bà chị thông cảm, bác đây thấy tui đi với hai đứa nhỏ nên thương, với lại nhiều đồ đạc quá.
    - Quầy ưu tiên, ai cũng yêu cầu hai vé như mấy bà để dân thường người ta nội bộ à?

Chia sẻ trang này