1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia đình bé mọn - Dạ Ngân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 14/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    11
     
    Không một lời thông báo, không một lời cáo lỗi, cuối cùng đám hành khách lóng nhóng trong phòng chờ mới được mời ra máy bay. Đính hay nói rằng văn hoá thương nghiệp độc quyền đã khiến cho thần kinh xấu hổ của người ta bị tiêu diệt và để đáp trả, trẻ con cũng không biết xin lỗi và cảm ơn và cứ thế, người mình cứ nhâng nháo và văng tục ở mọi chỗ để bày tỏ thái độ.
    Túi xách made in Sài Gòn rẻ tiền mau hỏng đựng quần áo, một chiếc túi phụ nữ đeo vai màu đen cũng mới mua, tay kia là túi quà của bà má An Khương nhờ mang ra Hà Nội cho con gái, Tiệp đi như chạy theo mọi người để leo lên chiếc xe buýt chuyên dụng của Hàng không Việt Nam. Chiếc TU già cũ nổ máy sẵn trên đường băng hiu quanh của sân bay Tân Sơn Nhất một thời vang bóng, nơi ngày xưa Tiệp được cô Ràng cho đứng thẳng lên bên càng xe thổ mộ để nhìn vượt qua tường rào "xem cho biết" hồi hai cô cháu đưa quýt cam vườn nhà lên Sài Gòn. Năm đó, năm nàng mười tuổi và lần đầu biết Sài Gòn đó cũng chính là năm Đính có đứa con đầu, một cậu đích tôn "chỉ cần nó ăn phải sạn thì cả họ hết hồn!". Cái mốc nào trong đời mình nàng cũng đem so sánh với Đính để thấy lúc nào, một người đàn ông chưa quen biết đang đi vào cái chặng nào và cũng để thấy khoảng cách so le ngộ nghĩnh của tuổi tác. năm Đính cưới vợ thì nàng tám tuổi, nếu là người cùng xóm chắc chắn lúc đó cô bé Tiệp - có thể còn đánh trần - sẽ chạy đuổi theo cô dâu chú rể hò la và có khi còn chạm tay vào áo cưới của cô dâu nữa. năm Đính có đứa con thứ hai thì nàng còn chưa lên Cứ, còn chưa biết kinh nguyệt là gì và khi Đính sinh đứa con thứ ba thì nàng chưa mồ côi chú Tư Thọ, dĩ nhiên lúc đó nàng và Hai Tuyên chưa có cái công sự ngập nước dưới gốc cây trâm bầu. Năm Bảy Lăm Đính làm gì thật sự nàng không dám nghĩ thêm để khỏi phải hình dung cảnh trăng mật của vợ chồng người ta, như mọi người, như mọi đôi trong những ngày ngất ngây của phe chiến thắng.
    Chiếc TU thở hơi lạnh mù mịt chỉ thiếu tiếng phì phò là giống hệt đầu máy hơi nước xe lửa. Sếp nhà thơ chưa lần nào chính thức ủng hộ chuyện tình ái của Tiệp nhưng anh hay tìm cách nhắc Đính, hay tìm cách cho nàng  biết tin từ Hà Nội và lần này thì thông cảm ra mặt: "Anh cho em nghỉ phép đi tham quan Hà Nội một chuyến cho biết. Chờ tới Hội nghị nhà văn trẻ thì lâu. Đi máy bay đi, cũng để cho biết, thanh toán công lệnh vé nằm xe lửa nhưng anh sẽ nói công đoàn bù thêm bằng tiền làm kinh tế của cơ quan. Đi đi, cô em, một công đôi việc, nhớ quan sát kỹ mọi thứ, nghe!". Kiểu thu xếp nầy không chỉ vì tiền tài với nhau hay vì quan hệ riêng tư, anh thường ứng xử với người nầy người khác bằng thiên hình vạn kiểu một phần là để gỡ gạc lại chuyện anh hay bưng bê thơ phú cho Hai Khâm và mấy anh Thường vụ khác. Nhưng Sếp cũng chính là người đưa đầu chịu báng khi bật đèn xanh cho Tiệp mang con tới ở trong trụ sở cơ quan, cứu nàng khỏi cuộc chiến tranh dai dẳng với Tuyên để "cả hai dành thời giờ cho việc lớn!"
    Trời sập tối, Hà Nội hiện ra dưới cánh máy bay như một sa bàn nhỏ bé khiêm nhường vì thiếu điện. Sông Hồng sau trung thu hẹp và dịu đi nhiều sức liên tưởng như mọi dòng sông nhìn từ cửa sổ máy bay. Sân bay Gia Lâm còn làm nhiệm vụ sân bay chính, vương quốc của cỏ ống - lại cỏ ống - và quá khiêm nhường so với cái thủ đô và so với Tân Sơn Nhất. Cỗ xe buýt phải nói là khá khả nghi về sự sạch sẽ chở hành khách của VietNam Airlines đi chầm chậm qua cầu Long Biên, Nhà Bác cổ, Nhà hát Lớn rồi Tràng Tiền, những con đường tĩnh lặng, trầm buồn dưới ánh đèn đo đỏ một trăm hai mươi oát. Đám hành khách cán bộ trên xe cũng lần đầu ra Hà Nội xì xào thất vọng, họ chỉ cho nhau nhìn thấy một đám đông như họp chợ trên một đoạn vỉa hè vung vãi rác que kem, một ngài đại uý quân phục quân hàm hẳn hoi đi từ trong chỗ xếp hàng ra vừa đi vừa mút một cách rất là nhịp nhàng cả hai que kem treen tay như một anh hề tung hứng. Bờ Hồ, trái với những người đi cùng, Tiệp thấy hơi tôi tối thì chiều sâu lịch sử của Hồ Gươm như lung linh hơn qua mặt nước thẫm đen dưới bóng cây. Hà Nội, Hà Nội triền miên trong những câu chuyện không mệt mỏi của Đính, từ những ngày đầu anh ở trường Thiếu sinh quân Khu Bốn ra và đã cùng một người bạn thay phiên công kênh nhau trong một cuộc mít-tinh để được thấy Bác Hồ và Tướng Giáp, Hà Nội đã làm anh ngẩn ngơ nhiều đêm với "dáng kiều thơm" trong những tà áo dài thước tha của những cô gái "nền nã nhất nước", rồi Hà Nội thành nhà, thành quê hương thứ hai của "choa" cùng với ba hay bốn chục phần trăm gì đó đã đưa nhút và kẹo Cu-đơ ra và đã thành dân "nhập cư thành đạt", Hà Nội có nỗi đam mê trai gái và rồi lần lượt những đứa con chôn nhau cắt rốn ra đời, Hà Nội tinh hoa văn hiến, tinh hoa tính cách và giờ thì "Hà Nội đã cơ bản hoàn thành xong quá trình luộm thuộm, cũng như mấy ông Lâm Nghiệp đã cơ bản phá xong rừng!". Ngày xưa, hồi chưa gặp Đính, Hà Nội thiêng liêng trong Tiệp qua con đường duy nhất là chiếc đài radio Toshiba nàng mang bên mình thời ở Cứ, sau nầy Hà Nội đồng nhất với nhớ thương vì nó cất giữ Đính, Hà Nội như một thứ ma lực từ xa nhưng khi đã chạm chân lên nó thì lại thấy sợ hãi vì không lường được nó ẩn chứa những gì, giả dụ như nàng và Đính có còn gặp lại trong hương vị của một năm trước thì Hà Nội bao dung hay bất trắc, săn đuổi hay chở che? Chỉ thấy cây và cây nghiêm cẩn như những lão làng, nàng thấy mình bỗng thật sự nhỏ bé và bơ vơ như con cá nhỏ vừa cả gan tìm về cội nguồn nhưng không biết sẽ xoay xở ra làm sao nữa. Liệu Đính có linh cảm nàng đang ở rất gần anh, nếu không có nhiều ngày im lặng trắc trở vừa qua thì chắc chắn anh sẽ có được nàng ngay lúc nầy.
    An Khương hiện ra dưới bến xe buýt, mái tóc suôn suôn rẽ ngôi giữa, hai quầng mắt khắc khổ, cái miệng hô hô ít khi cười nhưng giọng nói thì thanh tao, thánh thót:
    - Tiệp thấy em ngoan chưa nè? Lệnh phải ra đây đón là đi liền, chầu chực từ chiều tới giờ, bộ máy bay cất cánh trễ hả?
    Tiệp lao xuống vòng tay mảnh khảnh của cô bạn đứng chỉ chấm vai mình. Nếu người ta phải nén như thế nào để thành một viên phấn thì An Khương cũng được nén như vậy. Cuộc làm quen để khởi đầu một tình bạn cua rhọ hồi đó thật đặc biệt: trong lúc Tiệp đạp xe vòng vòng thị xã để tìm mua heo con, tình cờ nàng nhìn thấy một mảnh ván ghi thứ nàng đang cần dựng trên một chiếc ghế dựa để ngoài cánh cổng săt scủa ngôi biệt thự thừa hoa giấy và thừa cả vẻ đường bệ một thời; một cô gái nền nã mặc bộ đồ vải bông đứng giữa bầy heo con trên vuông sân chắc đã từng là nơi diễn ra những bữa ****tail tràn trề, sự ngạc nhiên ở Tiệp dành cho lũ heo đẹp và cô con gái nhà là ngang bằng nhau. Sau cuộc mua bán nhanh chóng hôm đó, cả hai lại gặp nhau ở Trại viết nhờ tài xoay xở của Sếp nhà thơ, họ đã bổ vào nhau vừa cười vừa làm thân ngay, một người chân đất đi từ trong ra, một người từng xe đưa xe đón và đang là ngôi sao của khoa Sinh ngữ trường đại học, đúng hơn, họ dễ thân nhau vì họ thưuơng thời hậu chiến cay cực của chính mình, vì vậy mà họ dễ động lòng với người khác.
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Dưới ánh đèn kham khổ, họ đẩy nhau ra để ngắm nhau:
    - Tiệp bây giờ buồn buồn, ráo mà ửng, thấy muốn nhảy vô xin chết lắm!
    - Khương sao, học hành vất vả, thời tiết khắc nghiệt, coi chừng lấy được bằng cao học thì tàn luôn!
    Khương méo miệng cười, chớp chớp mắt:
    - Ừ, em ở ký túc xá, có hôm lạnh quá phải xin giấy vụn đốt lên sưởi. Mà chỗ trường em dã man lắm, mỗi lần một đứa muốn tắm hay đi vệ sinh là phải có hai chục đứa đứng canh hai đầu, phân nửa thời giờ phải để vô chuyện ăn ở với vệ sinh cả nhân. Mà thôi, em học cũng được nửa chặng rồi. À má gởi gì cho em vậy?
    Như một kẻ đói khát đánh rơi hết dấu ấn của biệt thự, hoa giấy, xe đưa xe đón quần là áo lượt, An Khương vồ lấy túi quà của Tiệp đưa, đặt nó xuống vỉa hè lục lọi ngay:
    - Thuốc tây, lạp xường, thịt chà bông, xà bông tắm. Trời ơi chết em rồi, không có kem đánh răng sao? Nữa Tiệp về Tiệp nhớ để lại kem đánh răng cho em, nghen!
    - Cả Hà Nội người ta không đánh răng sao? - Tiệp hỏi dồn, không hiểu làm sao nên nỗi. Nàng chợt thấy tủi thân vì mình không có tiền để mua gì cho bạn và những thứ hàng phân phối theo lương thì ngoài thuốc lá đen có thể đưa ra chợ trời đổi lấy vài thứ khác, còn thì mấy mẹ con phải nhờ vào chị Mỹ Nghĩa từ lâu. Trước khi đi, nàng phải tháo ống kem cũ ra bóp vào đó một ít, loại kem "bột là chính" và để lại ống kem nhiều ở nhà cho lũ nhỏ và Hiếu Trinh. Nàng không ngờ An Khương lại cần kem đánh răng hơn cả thuốc men, thịt thà và xà bông tắm.
    - Không sao - An Khương đứng lên cười bả lả - Không sao, em súc miệng bằng nước muối cho chắc răng. Mà muối cũng phân phối, phải tiết kiệm từng hột. Tiệp đừng băn khoăn, em phải có cái bằng thạc sĩ nầy. Dân Hà Nội họ chết sống với chuyện học, họ nói dân trong mình thời tiết nuông chiều sản vật thừa thãi nên thích ăn hơn thích học.
    Tiệp cười xoà:
    - Thì ai cũng có một cái miệng. Người Nam hay ăn thì thôi nói, người Bắc hay nói thì ít ăn!
    An Khương phát vào lưng nàng, đột ngột như một em-xi trên sân khấu:
    - Cái anh Đính của Tiệp thì ăn hay nói? Đây, xin mời Tiệp nhìn vô chỗ tối nhất dưới bóng cây kia kìa!
    Một bất ngờ có thể đảo lộn tất cả chứ không như chuyện cái ống kem đánh răng. Có lẽ nào, linh tính hay là một sự xếp đặt dai dẳng bí ẩn nào? Nàng bỗng thấy bủn rủn như bỗng dưng bị kiệt sức, vũ khí của nàng là hờn giận, nghi ngờ, cật vấn, giờ mới nghe hơi hướng của "đối phương" mà đã không còn chút nhụê khí nào và chỉ muốn quy hàng. Nàng và Đính đã không liên lạc nhau từ nửa năm nay, đúng hơn là năm tháng mười chín ngày, một nguồn tin từ Hà Nội đến tai Sếp nhà thơ của nàng rằng Đính hẹn nàng ở kiếp sau - nhưng nàng thấy còn lâu nàng mới kết thúc cái kiếp nầy. Nàng lập tức thư ra báo rằng nàng đã ra khỏi nhà, như thể muốn đi thì phải nhấc cái chaâ lên, nàng cũng yêu cầu D nên dừng lại ở phía anh, nàng sợ sự bải hoải của tuổi tác, nàng ngại nhiêu khê và nói thật, nàng không tin người đàn ông có thể bỏ được một người đàn bà nếu chị ta chầy chống quá. Đính thư vào, lá thư chỉ có mấy dòng vẻn vẹn: "Anh tin vào tình yêu của mình. Anh cũng tin nếu em có lấy chồng thì sớm muộn gì em cũng sẽ ngoại tình với anh!". Sau đó Đính im lặng, sự im lặng, ngoan cố, kiêu hãnh và chì chiết kiểu anh. Thỉnh thoảng Tiệp bắt gặp hình ảnh của mình trong những sáng tác mới của Đính, những con chữ buồn, run rẩy và vẫn rất lãng mạn cũng kiểu anh. Nàng cũng thường bắt gặp cả những cơn nhớ quay cuồng trong lòng mình vào những trưa, những chiều, những tối, những cơn nhớ từ trên không trung ập xuống như một tia điện, vật vã, thao túng và nàng biết đó chính là thần giao cách cảm như người ta vẫn nói. Dù vậy, nàng biết giữa hai người là sự cách trở lớn hơn cả chiến tranh và vĩ tuyến, một khoảng cách tuyệt vọng nên nàng không thiết kế cuộc gặp ngay với Đính. Nàng dự định sẽ đến chỗ An Khương, sẽ lắng nghe bạn bè của Đính và rồi thế nào cũng có "cuộc gặp gỡ lịch sử" vào phút chót. Giờ thì mọi chuyện sẽ diễn biến theo thiết kế của Đính, anh mà đã muốn thì nàng không quẫy ra được. Hà Nội không có những thầy thông giáo lăm le bộ luật ném đá như ở tỉnh nhà nhưng Hà Nội có sự nguy hiểm của dao kéo và cả a-xít dù Hà Nội là Đính, của Đính. Nếu Đính không sợ thì nàng phải sợ cho chính mình, vì nàng là người mẹ của hai đứa con, nàng cần có mạng sống để nuôi dạy chúng nên người.
    Giọng An Khương thánh thót lăng xăng:
    - Vừa nhận được thư Tiệp viết cho e thì anh Đính bỗng dưng ghé qua, như có trời xui đất khiến. Em buộc phải cho ảnh xem thư, vậy là khi em có mặt ở bãi xe nầy thì ảnh đã lù lù đây rồi.
    Người đàn ông "trời xui đất khiến" của Tiệp đứng dưới vòm cây tối, trên nền vỉa Bờ Hồ, hai tay khoanh trước ngực, tự tin một cách lì lợm vào trò giấu mặt kiểu thanh niên của mình. Trong tiếng cười khúc khích đồng loã của An Khương, chính Tiệp là người phải bước tới. Nàng nhận thấy Đính già sụm đi như đã thực sự trồi lên từ địa ngục: mái tóc trễ nải bạc phừng phừng, gò má nhô xương và người như cao lên, mảnh khảnh.
    Đính bước dài lên, dang tay một cách tình tứ, ôm chầm lấy nàng. Tiệp cúi mặt né tránh môi Đính, nàng biết Đính sẽ hôn vào môi ngay dù có An Khương hay bao nhiêu người đi nữa. Người anh ấm sực, nóng rẫy nhớ thương và sung sướng. Tiệp kêu lên:
    - Đồ đạc lích kích quá, máy bay trễ giờ nhộm nhoạm quá!
    Đính chòng chành:
    - Khổ, độc quyền thì họ có tôn trọng ai! Biết là máy bay muộn giờ nhưng anh với An Khương cũng thót tim. Sao, phở chứ, phở để mừng chị Tiệp em nguyên đai nguyên kiện mà không có cái đuôi nào để anh bị ra rìa, An Khương nhỉ?
    An Khương cười hí hí, ghé tai Tiệp trong lúc Đính cúi xuống mở khoá chiếc Mobylette và chiếc xe đạp mini khoá chùm vào nhau trên vỉa hè:
    - Bộ dạng nầy thì chị chưa theo em vô trường được đâu. Anh Đính ảnh đang tìm cách ăn tươi nuốt sống chị đó.
    Lại cười, chất giọng trong veo như một niềm an ủi, kèm theo bộ mặt đỏ bừng vì gái tân mà nói chuyện ăn tươi nuốt sống. Cảm xúc của thịt da tim óc tưởng đã bó rọ được rồi, bỗng xổ ra như một con thú sổng chuồng khiến Tiệp thấy mình ngầy ngà cái mùi đàn ông của Đính ngay bên cạnh, không có một gang tấc cách trở nào.
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    An Khương là típ người có thể quên ăn và quên cả tuổi tác để học hành và bằng cấp, cũng như bà má thành thị của cô ta sẵn sàng đánh đổi ngôi biệt thự thơm tho ngày nào để chuốc lấy mùi phân heo vậy. Nhưng khác với Hiếu Trinh, khi thấy cảnh Đính và Tiệp sóng sánh với nhau thì cô nàng cũng sóng sánh theo, như là bị nhiễm điện, chứng tỏ trái tim kia không hoàn toàn thứ lý lẽ mô phạm.
    Đính chủ động cầm túi hành lý của Tiệp máng lên ghi đông xe của mình. An Khương có ý ngăn:
    - Để chị Tiệp ngồi bên em cho an toàn đi.
    Đính lưỡng lự:
    - Nhưng trước sau gì chị của em cũng phải đi với anh kia mà!
    An Khương lập nghiêm:
    - Chừng đó tính sau, em sợ cảnh bị túm rồi đánh ghen ngoài đường lắm! Khi có em thì em phải bảo vệ chị Tiệp. Anh nói địa chỉ quán phở rồi chở đồ đến đó trước đi!
    Đính đành nghe theo, miễn cưỡng:
    - Thì anh chở đồ, còn người thì cho em mượn cho tới lúc tối hẳn. Mình thận trọng vẫn hơn!
    Tiệp nhìn xuống dòng xe đạp dưới lòng đường, kêu lên:
    - Miền Bắc thiên đường, thiên đường là xe đạp phải có biển đăng ký vậy sao?
    Đính cười khớ khớ:
    - Em bị mấy ông nhà thơ đi bằng xe Vôn-ga, sống bằng cửa hàng riêng ở Tôn Đản lừa rồi em ơi! Xe đạp còn có biển đăng ký thì em hình dung, con người còn bị kiểm soát tới mức nào!
    An Khương đế vào:
    - Anh mà viện lý bị trói tay trói chưn để treo chị Tiệp thì coi chừng mất như xe đạp để ngay Bờ Hồ đó nghen!
    Đính nói một hơi:
    - Anh đâu có viện lý. Thằng con lớn đi du học Đông Âu, thằng thứ đang ôn thi đại học, tụi nó mà nổi loạn thì mẹ anh chôn sống anh. Anh có chần chừ có thoả hiện nhưng anh không đầu hàng. Vả lại, phần chị Tiệp em đã xong đâu!
    Tiệp đi nhủn nhẳn theo hai chiếc xe để sang bên kia đường. Nàng nhớ hôm nàng dọn ra riêng, một ngày bình thường sau sự kiện Đồng Đưng một năm. Sau khi cầm được tờ giấy có chữ ký của Tuyên "cho phép vợ tôi ra khỏi nhà", (sếp nhà thơ yêu cầu có cái giấy đó), nhân lúc Tuyên đi làm, nàng lặng lẽ kêu hai chiếc xe ba-gác đến nhà chở đồ đạc lên trụ sở cơ quan. Quần áo của hai mẹ con, tủ sách, vài cái soong vài cái thau, mớ gia dụng lèo tèo trong buồn thê thảm, lâu lâu sẽ nuôi cả Vĩnh Chuyên vì Tuyên sẽ đi Học viện và sẽ bận nhiều trọng trách lớn. Nàng để lại cho Tuyên gần như tất cả, ti vi, xe máy, nồi cơm điện cùng với Vĩnh Chuyên để trước mắt Tuyên đỡ mất thăng bằng. Nhưng nàng đã không đành lòng khi hình dung Vĩnh Chuyên sẽ tha thẩn mỗi khi đi học về mà cửa nhà vẫn khoá, thế là nàng đưa con trai về chỗ mới luôn. Buổi trưa đó, Thu Thi và Vĩnh Chuyên nằm ép bên nhau trên chiếc giường nguyên là giường khách của cơ quan trong căn phòng nhỏ như một gian bếp nhà cũ và chúng đã nín thở mỗi khi nghe thấy tiếng chuông ở tầng dưới. Ông lão hoạ sĩ già độc thân ở khuất sau cầu thang lẹp xẹp ra mở cửa, tiếng chân người đi lên và Tuyên xuất hiện, cả bốn người đều nín lặng trên một sân khấu lúc căng thẳng nhất. Được mẹ chuẩn bị tinh thần sẵn, Vĩnh Chuyên bước xuống giường lặng lẽ đưa tay cho ba dắt về. Nếu không có Thu Thi thì nàng đã không để Vĩnh Chuyên về với ba nó, nhưng Thu Thi là Thu Thi, Vĩnh Chuyên là Vĩnh Chuyên, không đứa con nào có thể thay thế cho đứa nào trong lòng mẹ, tình mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con bình đẳng nhau trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi thì nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác. Vĩnh Chuyên đi xuống cầu thang, tiếng dép lóc xóc của nó dẫm lên gan ruột nàng, nếu không có Thu Thi chắc nàng đã lao đầu qua cửa sổ. Nàng và con gái ôm nhau khóc lặng, bắt đầu cho rất nhiều lần khóc vì xé lẻ, chia ly sau nầy. Thế là nàng đã dấn lên, nàng đâu có chờ đến khi con vào đại học, nàng đã ra khỏi cái nhà ấy vì cuộc sống dài lâu của mình, với cái rơ-moóc các con, lúc đó nàng đâu có thấy Đính, thậm chí anh đã muốn hẹn nàng ở kiếp sau, Đính xa vời, mất hút, nhưng nàng vẫn cứ bước đi vì chính mình, phía trước. Ít lâu sau Vĩnh Chuyên chạy về với mẹ vì "ba hay dẫn còn đi nhậu nhà chú nầy chú kia, thức khuya muỗi cắn quá", sau đó Thu Thi chạy về "đổi ca" cho đến khi "ba có cô gì dó ở cơ quan hay lui tới thủ thỉ, thôi thì con về với mẹ để ba có người khác cho rồi!". Sau đó nữa, Tuyên đi Học viện chính trị, chính thức đặt chân vào guồng máy đầu tỉnh còn việc ly hôn với nàng thì anh ta nhát gừng "anh thấy chưa cần thiết!". Tại sao nàng chưa xong thủ tục với Tuyên thì Đính vẫn dẫm chân tại chỗ?
    Câu chuyện bắt đầu hơi sớm do mồm miệng và sự sốt ruột của An Khương. Không khí ngập ngừng, vương vắc. Đính giả lả:
    - Các em thấy chiếc "Cá xanh" nầy có làm đẳng cấp của anh nhích lên chút nào không?
    An Khương cao giọng cười:
    - Cái thứ mà vợ anh gọi là đống sắt vụn đó hả?
    Nhắc tới vợ, Đính im lặng, trầm mặt khoát tay ra hiệu cho hai chị em lên xe đi trước.
    Dọc đường, An Khương căn dặn:
    - Anh chị phải cẩn thận, phụ nữ ngoài nầy khi đã dữ dằn thì không biết đường nào mà lần!
    - Em có được anh Đính rủ tới nhà lần nào chưa?
    An Khương ngoảnh lại khiến ghi-đông chao đi, chiếc xe suýt máng vào ghi-đông của một xe khác, người đàn ông đi cùng chiều cũng chao về phía trong và lập tức một câu chửi rất tục văng ra.
    - Rồi Tiệp sẽ thấy người ta hung tợn như thế nào. Chật chội, khổ cực, thiếu thốn, bất mãn quá mà! Nhà anh Đính hả, em chỉ biết chung chung ở khu đó khu đó, có gan trời thì anh cũng không dám mời em về nhà!
    - Sao vậy?
    - Chị chưa biết chuyện ảnh bị túm ngoài đường rồi công an phải tới can thiệp sao? Lần đó, đâu cũng mới đây thôi, ảnh đèo bà nào chắc là đi quá giang trên chiếc Cá xanh mới mua, bà vợ đi đường bắt gặp, vậy là ầm ĩ cả một đoạn phố. Thật tình là em thấy anh chị nhiêu khê, em ngán mà cũng thương anh thương chị quá trời.
    - Tấm gương của chị làm em sợ hả? - Tiệp hỏi để tránh xa đề tài của Đính và vợ Đính.
    An Khương thở đài:
    - Em cũng ba mươi rồi, thằng trẻ thì nó chê mà thằng già thì vợ con lùm đùm, nói theo cách nói của ngoài nầy là ế sưng!
    Tiệp bộc bạch:
    - Chắc má em lo lắm. Chị có con gái chị hiểu lòng mẹ hơn em.
    - Má em không lo chuyện em ế mà lo em chậm tiến bộ!
    - Trời! Phấn đấu như em vầy còn chưa tiến bộ sao?
    - Cũng tại má em thương bầy em của em. Chúng nó cần em có vị trí lớn trong guồng máy để kéo chúng nó lên. Gia đình em là gia đình gốc tư sản, gia tộc nhiều người theo nguỵ mà chị!
    Tiệp an ủi:
    - Mình trong cuộc mình khổ mười thì má mình khổ mười một, nước mắt chảy xuôi mà.
    - Vụ anh Đính nầy nữa, gia tộc chị phản ứng sao?
    Tiệp cười buồn:
    - Giờ thì mới cấm vận thôi, án có nặng hơn lần anh nhà báo một chút. Tái phạm mà, tiền án tiền sự mà. Nhưng cô Ràng chị còn nghe ngóng, chắc chờ chị hồi tâm sau khi Tuyên đi Học viện về.
    - Chị thì bị Tuyên treo, anh Đính thì vợ treo, nghe bạn bè anh Đính nói chị ta tuyên bố: Với bất kỳ con nào tao cũng treo hai đứa tới già!
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Quán phở quốc doanh chiếm vị trí ưu tiên trong một khu tập thể nhiều ngôi nhà vàng vàng và những cái ***g sắt lô ra lởm khởm. Một đám đàn bà đang chửi nhau ở vòi nước công cộng chìm dưới gạch vỉa hè gần đó. Đính đã tìm đủ mọi chỗ trên vỉa hè để An Khương đẩy chiếc mi-ni vào đống xe đạp dưới tán cây. Cả ba thận trọng bước vào, cùng đưa mắt "kiểm tra an ninh". An Khương cười lí nhí:
    - Mình giống những chiến sĩ trên mặt trần thầm lặng quá!
    Đính thở phào vì không thấy ai quen:
    - Tiệp thấy An Khương nhiễm bệnh nói chua của anh chưa?
    Tiệp gượng cười vì những thông tin ban nẫy của An Khương làm nàng thấy như mình đang phơi cái bản mặt của người sắp bị bắt quả tang, sắp bị hành hung vì cái tội giựt chồng người!
    Quán phở chắc là có tiếng, mùi than đá, mùi thịt thà lưu cữu, những dãy người chen chúc gần như là xếp hàng, đi ăn mà phải trì vai, áp lưng, giơ phiếu như thị trường chứng khoán thì Tiệp chưa thấy bao giờ. Và mùi gọi là phở, Tiệp chỉ biết mùi phở lần đầu hồi đi Sài Gòn với cô Ràng. Ở thị xã của nàng phở có nghĩa là nước xương heo dùng chung với hủ tíu, có giá trụng, húng quế và tương ngọt của người Tàu. Sự chênh nhau và khác nhau của các đường vĩ tuyến chăng? Những chiếc bàn bẩn thỉu, nền quán vung vãi giấy ăn và xương xóc, những cô mậu dịch viên áo trắng in chữ mác MDQD xanh xanh hy vọng nhưng mặt mũi cô nào cũng "có vấn đề về lịch sự". Trong lúc An Khương chạy đi bưng về giúp Đính thì Tiệp ngồi ngắc ngứ không hiểu mình liều lĩnh đi Hà Nội vầy là dại hay khôn, sự lấn cấn hồi ở trên máy bay giờ rõ rệt hơn, như có một hột chanh trong miệng. Nhưng nàng không tháo lui được nữa.
    Cuối cùng Đính lấy được hai tô phở, An Khương cũng được một, theo sau, những cái tô Hải Dương meo méo và những chiếc muỗng chết cười. Những cái muỗng gọi là thìa ấy bị đục một cái lỗ tròn ở chỗ đáng ra nó phải rất nguyên rất lành để làm một cách trọn vẹn và tốt đẹp chức năng giúp cho người ta húp được nước phở. Tiệp múc thử nước phở lên, để cho chúng chảy hết qua cái lỗ ấy và lại múc, như một cô bé quá thú vị với trò chơi mới khám phá được. An Khương không thấy lạ nhưng vẫn cười hùa theo. Đính thì bắt đầu bộ mặt nhăn nhó trước khi tương một câu gì đó:
    - Người ta làm thế để chống ăn cắp. Chỉ có những kẻ ăn cắp thành thần thì mới nghĩ ra cách chống ăn cắp độc chiêu thế nầy!
    - Thứ muỗng nầy mà cũng bị ăn cắp sao? - Tiệp kêu lên.
    Đính nhún vai như một kịch sĩ, An Khương nghiêm mặt buồn rầu không nói gì thêm. Không khí đột ngột trầm tư, cả ba vứt muỗng và cắm cúi ăn, sau nữa thì họ kết luận rằng không ai thấy ngon miệng cả.
     
     
    _________
    Hết phần 11
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    12
     
    Đã đến lúc chiếc Cá xanh "sắt vụn" của Đính gánh lấy phần việc của nó sau khi An Khương quay về Cầu Giấy. Đính dừng lại chỗ vũng tối của cây bằng lăng gần quán phở để cả hai ràng rịt túi tắm:
    - Giờ mình đi trở lại trung tâm có chút việc, sau về thẳng nhà thằng bạn anh. Hà Nội mùa nầy dễ chịu lắm.
    - Ngoài nầy cũng có xích lô kìa - Tiệp đề xuất - Để em ngồi xích lô tới thẳng chỗ bạn anh trước, như vậy an toàn hơn.
    Đính cúi xuống sửa chiếc túi xách ràng trên giỏ xe phía trước để Tiệp ngồi sau cho thong thả, nói qua quấy:
    - May là cô vợ anh không có bạn, không có nhu cầu đến nhà ai nên không sợ cô ta long nhong giác nầy!
    - Nhưng đêm nay nếu phải về khuya thì anh giải thích sao? - Tiệp gặng, làm như không dồn Đính thì nàng không thở được với nỗi bứt rứt trong lòng.
    - Sao em nghĩ là đêm nay anh có thể để em ở đâu đó rồi trở về nhà?
    Quả quyết và như thể tự ái, nói xong, Đính lên yên và ra sức guồng hai bên pê-đan để khởi động. Chiếc xe kêu lên tè tè, nhỏ nhẻ, điệu đàng kiểu Pháp rồi trùng trình vọt lên. Tiệp chạy rướn theo nhưng không kịp, nàng không hiểu sao Đính lại có thể bỏ quên nàng lại dưới tán cây. Đi đi lại lại, cố nghĩ nhưng không tìm ra lý do, có mấy người đi bộ nhìn áp vào nàng khi lướt qua, rõ ràng họ biết nàng là dân trong Nam ra qua tóc tai, xống áo, túi xách và giày dép, dù dân cả hai miền cùng có chung niềm đau khổ xếp hàng cả ngày thì người trong kia trông cũng tươm tất hơn vì đời sống dễ thở hơn. Một hồi Đính quay xe lại, cười chống chế:
    - Tưởng em cũng lên xe kiểu chạy chạy đuổi theo như dân ngoài nầy. Đi một đoạn dài không nghe nói năng gì cả, ngoái nhìn mới hay đã để rơi em.
    Nếu giữa hai người không có khoảng thời gian im lặng kéo dài suốt mấy tháng qua và những giây phút gặp lại ngập ngừng, khó nói chuyện thì nàng bị rớt lại chắc đã thành một trận cười.
    - Không có em thì yên sau phải nhẹ hẫng chứ - Tiệp lại truy Đính - Tại anh quá sợ cho sự không an toàn nên mới ra vậy thôi!
    Đính để Tiệp ngồi xong, cầm một tay nàng áp lên hông mình:
    - Em không biết cô Mac-ta điên của anh điên như thế nào đâu. Anh cũng không lượng được mọi chuyện, nó quá khó khăn. Vài hôm nữa anh sẽ tìm cách cho em gặp mẹ anh và em gái anh, nhất định em sẽ thông cảm anh hơn. Mẹ từ Vinh mới ra, bà nghe vợ chồng anh căng quá nên ngồi tàu ra ngay.
    Tiệp lấy tay ra khỏi hông Đính để giữ gìn nếu lỡ bị bắt gặp, nhưng các giác quan khác thì mẫn cảm hơn bao giờ. Một đêm thu dịu dàng se sắt trước đây nàng chỉ cảm qua thơ ca va đài báo. Nàng cười buồn trong mùi áo mùi lưng từng cho thấy nó có sức mạnh rủ rê như thế nào:
    - Anh đang đưa em đi tới cái kiếp sau mà anh hẹn nhắn hẹn gởi đó phải không?
    Đính lại cầm lấy tay nàng để áp lên môi mình:
    - Anh nhớ em điên đầu, nhưng năm nay anh bốn mươi chín, mẹ sợ mẹ cấm anh không được đi đâu xa.
    Chiếc xe vòng lại Bờ Hồ và đi vào Hàng Đào, đi loanh quanh hồi nữa trong khu vực phố cổ, dưới những tán bàng thấp và tối một cách lý tưởng,như Đính và nàng mong muốn. Đính dừng lại gần một hiệu sửa đồng hồ, bảo Tiệp giữ xe và đồ, tất tả bước vào trong. Anh nhìn trước ngó sau cẩn thận rồi rút từ túi quần đưa cho người chủ hiệu đứng tuổi mấy lố pin đồng hồ, loại pin nút áo made in Japan. Không có thách và trả giá, cuộc mua bán trong im lặng, chóng vánh. Anh bước nhanh ra đưa mớ tiền cho Tiệp, nhét mạnh chúng vào xắc đeo vai của nàng:
    - Để em giữ lúc anh với em đi chơi. Đi đâu, ăn uống gì em trả tiền thì người ta mới không nghi mình là bồ bịch - Đính cười buồn, ra hiệu cho Tiệp cùng bách bộ một hồi - Anh kiếm thêm bằng việc cùng với mấy thằng bạn đánh pin và đồng hồ điện tử sang Nga. Nhớ em quá không viết được. Không đi đâu để thở thì viết một bài ký cũng không xong. Sau khi ở Đồng Đưng ra, tập ký đã tạm ứng với nhà xuất bản trầy trật mãi mới giao được, chắc hôm nay sách đã ra rồi. Anh còn bày ra nấu rượu nuôi lợn lấy tiền cho thằng thứ ôn thi đại học. May quá, nó đỗ, không phải Bách khoa như anh nó nhưng cũng đỗ rồi, hú hồn hú vía.
    Tiệp nghe thấy bên cạnh mình không phải mùi của cực nhọc, thiếu thốn mà là mùi của ưu tư, vật vã, cựa quậy, như cái cây vô danh rất mảnh bị chèn dưới một tảng đá và nó đã lách lên, hãnh diện dưới ánh mặt trời. Giá có thể tự do để đi vòng sang bên Đính, dựa hẳn vào cánh tay tháo vát ấy mà đi, đi mãi. Đính hướng Tiệp bước lên hè, dừng lại trước một cái quán cóc có một bà cụ nhỏ nhắn, thanh mảnh, khăn vấn đầu bằng nhung đen ngồi sau một chiếc bàn sơ sài:
    - Để em biết thế nào là quán cóc với chè chén Hà Nội!
    Đính khoá xe cẩn thận trong tầm mắt, kéo Tiệp ngồi sát vào mình trên cái ghế băng cũ và chắp vá như Hà Nội trong mắt Tiệp. Những câu bắt bẻ, cật vấn chưa được thốt ra bỗng tan biến như bọt xà phòng bởi sự đụng chạm nôn nao mà cả hai vừa tìm thấy. Tiệp nghe da thịt mình cựa quậy, một dòng điện đi từ dưới gót lên, trái tim mềm nhũn trong sự buông xuôi dễ chịu.
    - Nghe Sếp nhà thơ của em nói hai đứa nhỏ gom lại chỗ em hết, anh mừng quá!
    Một ngụm trà đặc sánh đi qua cổ Tiệp, đăng đắng rồi ngọt dần. Nàng im lặng nhấm nháp vì không ngờ được ngồi sát vào cánh tay Đính sớm sủa thế này.
    - Gửi tụi nhỏ cho Hiếu Trinh thì yên tâm rồi. Em ra được lâu không?
    - Lúc đầu định đi hết phép, giờ cứ sóng đôi vầy em sợ không an toàn!
    Đính như nuốt phải một cục xương:
    - Anh có kế hoạch là mình đi đâu đó xa Hà Nội mấy ngày.
    Tiệp cúi mặt nhỏ nhẻ để bà cụ không để ý:
    - Đi như thể hoạt động bí mật à? Hà Nội và miền Bắc chứ đâu phải Đồng Đưng! Mà quan hệ của mình cũng qua giai đoạn vờn nhau như ở Đồng Đưng rồi!
    Nàng thấy ngọn lửa ấm ức trong mình đã lại bùng lên khi nói một hơi về chuyện đó. Cả người buông thõng, nàng nhìn chăm chăm vào ngọn đèn trứng vịt của quán cóc và tự thấy không hiểu sao với ai nàng cũng muốn đường hoàng, công khai, chính danh ngay. Và nàng nhớ tới Tuyên, gương mặt dài ảm khi anh ta đến chỗ nàng cho hay trong mấy năm tới Vĩnh Chuyên sẽ học gần chỗ mẹ cho tiện rồi cái ngữ điệu "Anh thấy chưa cần thiết" khi vợ đề nghị hãy ly dị trước khi lên đường đi Thủ Đức học. Nàng hình dung mái tóc bù xù của Mac-ta điên của vợ Đính, nghe nói là đẹp, đẹp mà điên cuồng thì chắc là đáng sợ hơn không đẹp mà không điên.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đính ấp úng:
    - Chỉ có mùa nầy thì Hà Nội xanh trong nhất. Càng heo may anh càng nôn nao thèm nhớ em.
    Tiệp lắc đầu khổ sở:
    - Hãy cho em gặp mẹ anh, gặp em gái anh đã. Em như bị che bằng một bức màn, bằng những lời nói, em không biết sự thật từ phía anh, em không thanh thản để vui chơi, em không an lòng trong mối quan hệ nầy, em không tự tin để hành động, không cả sáng suốt, không giống em mọi ngày, không...
    Biết Tiệp có thể khóc, có thể bỏ vào trường với An Khương, Đính ngồi sang cái ghế băng vuông góc với Tiệp và mượn bà cụ chiếc điếu cày. Trong lúc anh buồn rầu đơm thuốc, Tiệp nhìn kỹ anh: vẫn bộ quần áo chết tiệt hồi năm kia rồi năm ngoái duy màu kem của chiếc áo đã thật sự biến thành màu cháo lòng có đệm thêm một lỗ thủng bằng trái chanh dưới ngực, chiếc quần phăng sẫm màu rách cả hai bên gối để lộ hai mảng da đều nhau như Đính cố tình chơi trò quy luật cân xứng.
    Hồi ở Đồng Đưng, lúc cả hai ngồi dựa vào mui của một chiếc ghe mía đường dài, nàng đã hỏi vợ chồng anh thế nào, Đính chỉ thở dài im lặng và nàng đã quan sát hiện trạng gia đình anh qua những thứ anh đang có trên người: những sợi chỉ đen kết lại nút áo trên nền vải ngà trắng, một đường nhíp qua quấy bằng chỉ màu nâu trên chiếc cổ áo đã quá sờn, chỉ trắng đùn thành cục ở hai mép quần chắc đã từng tét lại và một bên gối,một  mảnh rách được dán lại abừng giấy và hồ như thứ quần áo của diễn viên vai nghèo trên sân khấu... tất cả nói với nàng rằng không có bàn tay người vợ trên quần áo của anh, điều mà theo quan niệm dù nhiều nữ quyền như nàng thì cũng không lý giải được.
    Say thuốc lào, Đính thở lừ khừ một hồi rồi kéo Tiệp đứng lên. Cả hai tiếp tục đi bộ để "câu giờ cho dân tò mò tọc mạch chỗ thằng bạn anh đi ngủ đã!". Vừa đi Đính vừa nhìn sục sạo vào những người bán chui trên vỉa hè, những chiếc mẹt có đèn dầu ống khói trứng vịt hoặc không có, những chiếc mẹt thuốc tây, thuốc lá, những thứ gì đó nữa hằm bà rằn và tất cả đội quân mẹt và đèn dầu này sẽ lập tức biến vào trong những cái ngõ thun thút nếu có bóng dáng Công an hay Quản lý thị trường. Đính lại để nàng giữ xe và chạy nhanh tới chỗ cái mẹt thuốc tây tối nhất hỏi mua gì đó, người mua và người bán đều nhanh tay và thiện nghệ như trong một tiết mục ảo thuật - chỉ không có nhạc - rồi anh chạy ra và nhét "cái đó" vào trong xắc đeo vai của nàng:
    - Có thể em chưa chuẩn bị gì cả. Nếu còn trong vòng không an toàn thì em nhớ uống vỉ thuốc đó cho đều. Anh không muốn mình lỡ ra rồi lại khổ thân em.
    Nỗi thống khổ của Đính làm cho Tiệp mềm lòng, sự tháo vát của anh làm cho nàng ngưỡng mộ còn sự chu đáo sành sỏi nầy lại làm cho nàng vừa bị kích thích vừa thấy ngạc nhiên.
    - Anh có vẻ sành thuốc sành chỗ sành mua sành bán quá trời ha? - nàng nói trêu.
    Đính ngồi lên yên xe, nhún vai:
    - Ở ngoài nầy, lỡ quỡ một chút là không tồn tại nổi đâu em!
    Xe đi về hướng mà Đính bảo là Ngã Tư Vọng. Ban đêm, các khu tập thể của Hà Nội đều có vẻ giống nhau ở những ngôi nhà tầng lắp ghép đơn điệu, sơ sài, những cái ***g sắt vô trật tự xấu xí, những sợi dây phơi không cần thẩm mỹ và lịch sự. Càng đi luồn vào trong khu chung cư của bạn Đính, Tiệp càng nghe rõ mùi than đá bếp lò, mùi chuột gián, mùi mốc meo lưu cữu và mùi của những cái nhà vệ sinh công cộng thiếu nước. Đính dừng xe trong chỗ tối:
    - Em có cần đi vệ sinh thì đi luôn đây, chỗ bạn anh không có tiện nghi gì cả.
    - Để hồi nữa em soạn quần áo rồi hẵng ra đây thay!
    - Lát nữa thì bất tiện. Mình vô lặng lẽ, mai ra đi sớm, hàng xóm bạn anh mà  biết thì phiền.,
    Họ không sợ mình là kẻ gian, hay gián điệp mà chứa chấp và không trình báo là cái cớ vàng để hàng xóm họ chơi lại nhau!
    Đính giải thích thêm và giúi cho Tiệp một bao diêm để nàng tự xoay sở.
    Nhà vệ sinh nhiều ngăn, thâm thấp, đứng riêng ở phía sau một thớt nhà, sát với tường rào. Nó không phải thứ hố xí thùng và trống lỗng trống lều như An Khương mô tả cái nhà vệ sinh chết tiệt của ký túc xá nơi cô nàng nhưng những mảnh ngói cũng có thể rụng xuống trên đầu, những bậc thềm xi gạch vôi vỡ lở lói và những cánh cửa bằng cót ép mục nát dưới chân. Tiệp xoè diêm, ngăn hố xí non xi măng rạn vỡ lỗ chỗ, cái bệt xổm màu ve chai cợn cáo sần sùi và tuyệt đối ở phòng tắm thì... Nàng chọn phòng tắm để nếu không thay được quần lót ngay thì cũng phải tìm cách mà giữ được cái sạch tối thiểu sau một ngày đường chứ. Vì là diêm nên xoè cháy qua nào phải tranh thủ nghiêng ngó cho tàn que đó đã, Đính có nói rằng hồi nghe trong Nam người ta xài bật lửa gas thoạt đầu anh tưởng nghe thấy chuyện hoang tưởng. Xong cái việc thải nước sau nhiều tiếng đồng hồ từ trên máy bay đến giờ - may mà hai quả thận và bàng quan đều còn nguyên sức trẻ - nàng xoè diêm lần nữa để tìm nước dội rửa. Khi đã tìm thấy một cái gáo gò bằng tôn tên mép bể, chiếc bể hình chữ nhật dùng cho ngăn tắm và ngăn xổm bệt bên kia thì nàng bỗng phát hiện một cục phân nho nhỏ vàng vàng đang ngao du lều bều trên mặt nước. Chắc là ai đó đã thọc cả cái bô trẻ con vào bể nước để tráng khi cái gáo tôn nằm ở bên nầy và cục phân hư thân mất nết còn dính trong bô đã lẻn ra và ở lại. Tiệp quăng cái gáo chạy ù ra, nàng trả lời Đính là nhiều chuột quá. Nàng cảm thấy mình không thể kể ra chuyện cục phân, chi tiết đó có thể làm cho nỗi thống khổ của Đính thê thảm thêm, có thể làm cho buổi gặp lại của hai người có mùi và cũng có thể đơn giản vì Đính và nàng chưa có tình cảm tự nhiên như vợ với chồng nên người ta không thể kết hết mọi chuyện xảy ra với mình được.
    Đính bảo Tiệp tự xách túi để anh dắt xe nhè nhẹ đi vào cái mê cung những gian phòng được quây bằng cót ép ở tầng dưới của khu nhà, như đây đã từng là hội trường hay cơ xưởng vậy. Đính nói khẽ:
    - Cậu nầy không bỏ vợ mà bị vợ bỏ. Tại nó chật vật quá. Tệ là con vợ nó vứt đứa con lại, một đứa con gái xanh lét lúc nào cũng ngo ngoe đói như mẻ.
    Hai người bước vào gian cót ép tận trong cùng, chiếc Cá xanh dựng sát vào chiếc xe đạp của chủ nhà, choán hết đường ra cửa. Một chiếc giường mét hai ngay liền lối đi, một chỗ trống chừng thước hai nữa trải tấm vạt bằng nan tre mảnh và một thẻo bếp bên trong. Ngọn đèn tròn duy nhất chiếu ánh sáng thiểu não xuống bố con chủ nhà đang ngồi nguyên trên giường đón khách vì không thể đứng lên hay đi lại được. Người đàn ông tên Kỳ mặc pi-za-ma sọc cũ sờn mỏng dính với tới vồn vã bắt tay chúc mừng Tiệp mới ra Hà Nội lần đầu, đứa con gái qua mô tả của Đính không chỉ xanh mà vàng vàng vòng tay chào bác và cô ạ. Tiệp ngồi xuống mép giường, kéo nó nhích tới, nựng nịu nó đôi câu, bứt rứt vì không có quà gì cho nó. Kỳ tinh ý:
    - Cô đâu có biết bác Đính đưa cô tới đây. Bây giờ nội bất xuất ngoại bất nhập, con gái ngủ sớm để bác với cô còn nghỉ.
    Đính hứa hẹn:
    - Sáng mai bác sẽ chiêu đãi hai bố con phở nhá!
    Đứa bé vui mừng hếch mũi như một con chó con:
    - Bác nhớ nhé. Cháu ăn hai bát liền. Trứng lộn nữa bác nhé!
    Tiệp nghe nó nuốt nước miếng. Ông bố có gương mặt và bộ dạng có thể nói là "yếm thế bẩm sinh" gượng đùa:
    - Ngủ ngoan thì mai năm phở năm trứng cũng được!
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chiếc ri-đàn ông vải bông rách lỗ chỗ ngăn chiếc giường với chiếc sạp tre được thả xuống. Kỳ đứng dậy giăng mùng cho con rồi rê chiếc bóng đèn tròn xích lại gần bếp. Hai người đàn ông ngồi quanh chiếc khay trà bằng sứ tráng men tróc lở trên vạt tre. Họ rì rầm với nhau về cơ chế, về chuyện cung đình rò rỉ nhặt được ở quán cóc và vỉa hè, về những bài vè và những chuyện tiếu lâm chính sự truyền khẩu. Tiệp cười khanh khách không đừng được, đôi lần chủ nhà phải nhắc để nàng nhớ chung quanh là những tấm cót ép chứ không phải vách tường.
    Giây phút mà Đính sốt ruột rồi cũng đến. Kỳ đưa xuống bếp cái bô sắt men cũ có quai, dặn "hai người cứ việc, đừng ra nhà vệ sinh, rách việc", nói xong rút về giường, kéo ri-đô thật kín rồi nằm im trong mùng. Tiệp mở túi xách, cầm lên bộ đồ vải katê thường mặc ngủ định đi xuống bếp nhưng Đính đã với tay tắt đèn, kéo nàng đổ vào anh trong bóng tối:
    - Dù gì cũng phải cởi, để lát nữa mặc vào luôn cũng được. Nằm xuống đây với anh!
    Một cái hôn khởi đầu dài bằng chiều dài của mấy trăm ngàn cách trở. Những cử động chậm rãi, khẽ khàng để trút bỏ quần áo, như những diễn viên trong khung phim bị kéo chậm. Đính thả nàng nằm xoài ra trên tấm vạt, hôn dài xuống, thì thào:
    - Chưa lần nào anh được ngắm em cho trọn vẹn. Nghĩ tới em là phần thưởng hàng đêm của anh. Qua đêm với nhau trong hoàn cảnh nầy em có khó chịu không?
    Tiệp không đáp, chỉ lùa mấy ngón tay vào tóc Đính lúc anh trôi dài xuống bụng nàng. Những cố gắng đền bù của anh với hoàn cảnh không đánh thức nàng tận cùng như nàng nghĩ. Tại sao lại cứ hình ảnh cục phân vàng vàng trong bể nước, tại sao vẫn cứ cái hình thù của tấm ri-đàn ông và những tấm cót ép chung quanh, tại sao vẫn bị chi phối bởi người đàn ông chủ nhà đang nín thở trên giường và đứa bé tim tím vì mồ côi mẹ và thiếu đói? Tại sao da thịt và mùi vị của Đính khi có mùi mồ hôi trên quần áo lại dễ thân thuộc hơn khi anh thành A-đam thế nầy? Một sự xa lạ kỳ quặc do tâm trạng, do hoàn cảnh hay là do nàng quá cầu toàn về điều kiện? Buổi chiều ở Đồng Đưng, buổi chiều tháng Tư vàng ối đó, buổi chiều mùa hè có mùi khói đốt đồng rất đượm đó nàng đã khẩn cầu vào tai Đính sau đó cái hôn vồ vập đầu tiên bên đụn rơm vắng vẻ: "Em thèm khát hạnh phúc, em không bừa phứa, em không chấp nhận cái gì không đi đến đâu!". Đính cũng thở vào tai nàng: "Nếu anh không tìm cái em tìm thì anh đã không lặn lội vào đây. Ở Hà Nội anh ho một tiếng là có. Anh với em là tiền định!" Nàng đổ dài xuống, như lúc nầy, lắng nghe nhiều hơn là cộng tác, thấy lại hình ảnh Tuyên và nàng trong cái công sự ngoi ngóp trong buổi sáng chết chóc thê lương năm nào. Sau đó, cái ngày có giặc đổ quân lò cò bằng trực thăng đó, những cái hôn đầu ma lực không sao ngờ nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự, sau đó thì lúc nào Tuyên cũng dư thừa điều kiện vì hai người chung một mái nhà chòi Cứ, chung một chiếc xuồng, chung chết chóc, chung từng ngày sống và cái chính là chung sự đòi hỏi trai gái khi cái chết và sự sống được tính bằng ngày và bằng giờ. Đời sống ******** bí ẩn bỗng trở nên nhàm chán sau khi có Vĩnh Chuyên, nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn, và cả trữ lượng nhân tính ít ỏi của chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với mình, thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình, thói quen y nguyên của thời chiến, lúc cả hai còn sợ bị chết trần chết truồng, Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người là chiếc áo của nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt chồng, mãi mãi một cảm giác chán chường, rất nhanh nhưng rất chán khi chính nàng cũng đê mê cao trào, như cảm xúc bị dốc ngược ra để ai đó thu hồi lại ngay cái nàng vừa có, nàng hiểu ra nhiều lần đó là cảm giác do không có tình yêu với Tuyên, trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng ngay cảm giác vật chất của nhục thể. Rồi Người ấy, người đàn ông tiếng sét của nàng xuất hiện, tình yêu đơn phương dễ chịu nhưng chẳng đưa lại gì ngoài những đêm mơ tưởng hay những phút xao xuyến khi bất chợt gặp nhau trong cuộc họp hay ngoài đường, nhưng khi nàng nghe người ta cũng bất hạnh, cùng đang trục trặc với vợ thì nàng đã lao đến như con thiêu thân. Nhưng nàng không ngờ chuyện chung đụng lại diễn ra ngay, trong cái Nhà khách sừng sỏ ấy, như là sự chiếm đoạt. Nàng không thấy gì cả, ngoài cảm giác ngạc nhiên sao lại có thể đơn giản như vậy và sao lại chỉ có một mình Người ấy được lau chùi còn nàng thì nằm vắt trên thành giường, tê điếng vì xấu hổ? Nhưng nàng đã bị tiếng sét xuyên vào tận tâm ca, nàng tiếp tục vài lần như vậy với sự hy sinh một cách u mê như thần dân với vị vua của mình. Và nàng đã ngã lăn chiêng khi biết nàng là con thiêu thân chỉ có ba mươi tám ký, không địch nổi với những con khác về trọng lượng, đã vậy anh ta còn chối bây bẩy với Hai Khâm và những anh Thường vụ khác khi chuyện ầm ĩ lên từ phía Tuyên. "Em dại lắm, em nói anh ra làm gì, em không biết mình sống ở đâu, sống ở thời nào sao?". Nàng khẳng khái: "Chính vì em biết mình là ai, ở thời nào nên em mới nói ra, phải trung thực, phải đàng hoàng, dám làm thì phải dám chịu!". Nhưng Người ấy vẫn xem nàng là con dàn bà khờ dại và đã không chịu trả giá cùng với nàng.
    Bây giờ với Đính, sao nàng vẫn chưa sẵn sàng tận hưởng, có lẽ hai chữ chính danh chết tiệt cứ làm nàng đau khổ và khó chịu khi phải vạ vật với nhau ở nơi nầy nơi khác?
    Đính tràn đầy, nhanh chóng lịm đi trên người nàng sau một buổi tối căng thẳng và mãn nguyện. Nàng nằm yên cho anh thư giãn, như mọi người đàn bà bao dung biết người đàn ông của mình đã giữ gìn ít nhất là cũng nhiều ngày qua để chờ đợi giây phút buông thả nầy. Nàng thương và biết mình nợ con người nầy chứ Đính không nợ nàng như anh nói, món nợ chắc là từ tiền kiếp. Anh sống một người giỏi bơi nhưng biển thì vô cùng mà nhiều sóng gió, anh không lượng được sức mình.
    Những câu chuyện thì thầm cùng với da thịt nguyên sơ. Lần đầu tiên nàng cảm thấy trong bàn tay tinh nghịch của mình một sinh vật cừ khôi - trước đây với Tuyên nàng không có nhu cầu đùa giỡn với nó, chắc chắn vì nàng không khao khát nó. Nàng trôi trên người Đính, như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng-ti-mét thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào. Từ thế thủ nàng đã ào sang thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân đến đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không chính danh, tà dâm hay không tà dâm, chỉ thấy mình đúng là mình trong tưởng tượng, thoả mãn một cách hài hoà, sâu sắc.
    Lần thứ ba đến giữa đêm khuya, mùi da thịt của hai người trong giấc ngủ chập chờn bùi ngùi, da diết. Mọi thứ lại bồng bềnh và dường như nó hoàn hảo và tận cùng hơn, địa ngục và thiên đường, trần trụi và thiêng liêng, nàng chưa như thế bao giờ, Đính nói vào miệng nàng:
    - Anh cũng chưa như thế nầy bao giờ!
     
     
     
    _________
    Hết phần 12
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    13
     
    Buổi sáng giờ cao điểm, dân Hà Nội giống một đàn kiến lầm lụi trên những chiếc xe đạp hoặc nội địa hoặc của Tàu hoặc khá hơn, của những người đi Đông Âu khuân về, dù có chút khác nhau về đẳng cấp ấy thì vẫn cứ là xe đạp có đeo biển hoặc không đeo biển, xám xịt và buồn thảm. Tiệp ngạc nhiên về vẻ tất tả láo liên của những người đàn bà trên đường và đàn ông thì như bị rụt cổ bởi chiếc nón cối màu xanh lính có thể tránh được bão giông và cũng có thể kê làm chỗ ngồi khi cần thiết. Hồi nàng ở Cứ, những cán bộ hồi kết hay mặc áo lụa Hà Đông coi sự kiệt quệ của hậu phương lớn là một bí mật quốc gia và đài báo không ngừng tô vẽ "Miền Bắc thiên đường của các con tôi". Sau hoà bình, Tuyên được Hai Khâm cho đi tham quan một tháng về, dưới mắt anh "Hà Nội nhỏ xíu mà toàn xe đạp còn các hợp tác xã nông nghiệp lân cận thì to và quá qui mô, con đường tất yếu của miền Nam ta sau nầy!". Khi nàng đứng trong những dãy xếp hàng ở các bến xe, hay khi đứng chia thịt heo tiêu chuẩn đến phồng cả tay cho anh chị em trong cơ quan, hay khi xộc tay vào mớ gạo phân phối để nghe gạo tháng nầy mốc nhiều hay ít thì nàng bắt đầu hoài nghi về một miền Bắc giấc mơ. Và khi gặp lại Đính ở Đồng Đưng, nàng bỗng vỡ lẽ và không khỏi cười bò khi Đính trố mắt: "Sao, em viết bằng bút bi ư, em sang thế, tiền ở đâu ra mà viết văn viết báo bằng bút bi? Ngoài anh ư, bút bi phải dân đi Đông Âu mang về bán cắt cổ, còn thì bút mực hết!". Mấy ngày hai người hai xe thăm thú vòng vòng, sau khi tự bưng bê đến ba lượt mới xong món bánh tôm Hồ Tây hai suất, Tiệp nói với Đính: "Nếu anh làm công trình xã hội học về Hà Nội thời kỳ nầy thì anh đắc ý những hình ảnh nào nhất?". Đính trầm ngâm chép miệng, dấu hiệu bắt đầu cái giọng "giấm ớt" quen thuộc: "Công trình ấy nhất thiết phải có minh hoạ. Anh sẽ vẽ một dãy loằn ngoằn những gạch vỡ, nón mê, làn cũ, chổi cùn, dép sứt, can nhựa hỏng, áo rách... đó là những vật hình rất hay được dùng để thay thế con người trong dãy xếp hàng ở cô hỗ người ta qui định cho đám đông, anh nghĩ nếu đứng riêng trong một cái phông thật tĩnh thì cái dãy ấy rất sinh động, chúng có thân phận, có dấu ấn, có ước vọng, có linh hồn, chúng có diện mạo của những người như anh, như em gái anh, như bạn bè, như các con anh sau nầy. Em chưa bao giờ được ngắm một dãy xếp hàng ngộ nghĩnh như vậy, nhỉ, trong Nam của em dễ chịu hơn nhiều, nhỉ?"
    Sáng nay nàng cần phải tách Đính để đi riêng bằng chiếc xe đạp mi ni của An Khương. Những ngày qua, để giữ gìn sự an toàn cho Tiệp theo chủ trương của mẹ anh, ngoài cái đêm Đính vắng nhà không lý do hôm Tiệp mới ra, bà yêu cầu hai người không nên đi chơi xa như Đính dự tính. Như một người vẫn đến cơ quan mỗi ngày, anh tìm cách đưa nàng đi thăm thú khắp nơi, cùng đắm mình trong những địa danh và di tích mà anh thấy nàng cần phải khám phá để biết thế nào là một "Hà Nội biển dâu, Hà Nội âm thầm và Hà Nội kiêu hãnh". Những cuốc xe buýt sệt không khí dẫm đạp thô lỗ, sau khi gã guide lãng tử bị mất ngay chiếc kích đi đường trong khi lữ khách chẳng suy suyển gì thì cả hai lại chuyển qua xe điện, một thứ phương tiện lề mề nhất hành tinh gợi nhớ lời thoại "hết ngày dài lại đêm thâu" của một vở kịch nổi tiếng. Những buổi trưa ghế đá khi núi Nùng khi Thủ Lệ qua bữa bằng thứ bánh mì "ném chó ********", những khi ấy nỗi thèm nhau xoắn xuýt một cách khó chịu cho cả hai và Đính thường nhìn quanh rồi áp vào, những cái hôn vội vàng vụng trộm tê dại.
    Thật sự đã có một Hà Nội thu gọn trong lòng Tiệp như một thứ kỷ vật trong tủ kính. Thế nhưng khi rời Đính thì Hà Nội lộ thiên và khó chấp nhận ngay vì vẻ xập xệ buông thả chứ không chỉ vì nỗi chật vật hậu chiến. Nàng đạp xe qua Cầu Giấy rồi Đường Láng, những cây xà cừ với những cái bướu khắc khổ lạ lùng. Ngã tư Sở, nơi ngày xưa người Chàm được quây giữ tại đây, quá một chút là khu trường với màu gạch quá lửa trên những bức tường, nơi Đính đã bỏ dở chương trình đại học vào năm hai mươi tuổi với một dòng chữ đóng dấu: "Phần tử cảm tình với bè lũ Nhân văn", thế là, anh biết thế là yên tâm sẽ không bao giờ được cất nhắc hay đề bạt, yên tâm làm một cái giẻ rách xếp hàng cả đời và nhờ thế mà yên tâm với một chút độc lập của văn chương, yên tâm không được Tổ chức "nhúng vô thùng nước gạo quan chức!" Đang miên man về Đính thì một nắm cát trên xe điện bay xuống đầu nàng:
    - Quân mất dạy! - tiếng một người đàn ông cùng chiều bị liên can.
    - Mẹ cái lũ chết tiệt! - một nạn nhân nữ phụ hoạ.
    Tiệp dừng xe tức tối và ngơ ngác. Chắc chắn nắm cát ấy dành cho nàng, cái áo hoa lựu lập loè kiểu cọ hồi ở Điệp Vàng và cái cung cách nhàn nhã đã tố giác bộ dạng du khách của nàng. Một người đàn ông nho nhã đi bộ trên hè thấy nàng dùng tay phủi cát một cách giận dữ, dừng lại, ôn tồn:
    - Bọn nhóc con đó suốt ngày nhong nhong phá phách cho đỡ buồn tay ấy mà. Nếu chúng không làm thế thì chắc chúng phải đập vỡ những thứ khác!
    Tiệp gượng cười cảm ơn sự chia sẻ, định bụng sẽ chú tâm và đường sá theo lịch trình Đính vẽ ra trên giấy. Chùa Bộc - Khương Thượng, Trung Tự và Kim Liên, cái mạng nhện địa danh chen chúc như mọi thứ chen chúc ở đất nầy.
    Khu chung cư vàng gắt dưới màu xanh của những hàng xà cừ. Tiệp đẩy xe một cách chật vật lên từng cua thang, không làm sao chuyên nghiệp như Đính được. Lại nghe thấy mùi thum thủm rên rỉ trong mọi xó xỉnh, thứ mùi rất đặc trưng do cuộc sống bệ rạc chứ không chỉ do độ ẩm thường xuyên cao. Hành lang nhiều dây phơi, quần lót phụ nữ tự may lấy, những cái khăn made in quốc doanh thô nhám vàng khè, bếp lò để ngoài cửa, chuồng sắt để trồng mấy thứ rau gia vị... tất cả nói rằng Hà Nội được nông thôn hoá một cách rất là hiệu quả. Tiệp tìm ra cánh cửa sơn chống gỉ với những thanh sắt mảnh như que hàn ở đầu cầu thang, tự lòn tay qua mở chốt, đi dọc hành lang một hồi thì Đính từ một cánh cửa xanh xanh nhô ra, nhanh tay kéo nàng và chiếc xe vào, vụng trộm một cách cũng rất ư là chuyên nghiệp. Sau cánh cửa vừa chốt lại anh tình tứ dang tay hôn vội hôn vàng như mọi khi rồi dựng xe, cất nón cất túi cho nàng. Tiệp nhìn nhanh, căn hộ bố trí theo kiểu thấy bếp trước, có vẻ đỡ hơn những nơi theo Đính mô tả thì "đón khách là mùi nhà cầu, làm như mình không phải loài mèo, không cần giấu ***, kiểu thiết kế cho xong, dân chúng sống sao mặc, họ có nhà cao cửa rộng và cửa hàng Tôn Đản rồi". Khi cao hứng loại chuyện nầy trông anh giống một con nhím sắc nhọn nhưng trông lại buồn cười, vì nhím thì doạ được ai!
    Tiệp nghe thấy hơi thở thèm nhớ và hồi hộp của anh khi ôm lấy vai nàng đẩy sang phòng khách:
    - Mẹ ơi, Tiệp nó đến, mẹ nầy!
    Mùi thảo dược từ gian trong thoảng ra, một bà cụ tuổi bảy mươi ba xuất hiện, nhỏ nhắn, tươi cười, vành khăn nâu vắt qua mái tóc bạc chưa hết và gương mặt cởi mở, sáng trắng như có khí núi và sự tinh khiết của suối nguồn. Tự dưng Tiệp nhớ đến cô Ràng, bằng trực giác, nàng biết bà mẹ là "đối trọng" của bên Đính với cô Ràng bên nàng và nàng ước một lúc nào đó hai người đàn bà ghê gớm nầy sẽ ngồi lại với nhau, bên nhau, đó mới chính là bậc thang cao nhất của hạnh phúc mà Đính và nàng mơ tưởng.
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Mẹ Đính nhìn đón lấy Tiệp, nắm lấy tay nàng ân cần:
    - Tìm nhà cũng giỏi rứa hè. Ngồi xuống đi con. Hoà nó đi chợ, nó nói bữa ni nó quạt bún chả mời con!
    Đính kéo Tiệp cùng ngồi xuống chiếc xô pha gỗ bên bàn sa lông, nói nũng:
    - Lát con quay lại cùng ăn được không mẹ?
    Bà mẹ nghiêm trang nhưng vẫn tươi cười:
    - Phải giữ cho cái Tiệp nữa, con nì!
    Hình như cuộc trò chuyện mà Tiệp mong muốn không cần rào đón gì, đã có không khí bắt đầu. Đính miễn cưỡng đứng lên:
    - Con đi thu tiền rượu với thu can đây! Nói vậy chứ liệu Tiệp ở đây ăn trưa thì có tiện không, mẹ?
    Bà mẹ đứng dậy sau lưng Đính, giọng nhọn đi:
    - Mẹ bảo mẹ mời, ai nói năng lộn xộn mẹ trị cho ấy chứ!
    Tiệp lại thấy một mô típ cô Ràng, xông pha, chắn đỡ, can thiệp, làm mưa làm gió, đủ cả. Đính dừng lại, lưỡng lự:
    -  Con không sợ Cẩm làm loạn mà ngại thằng chồng của con Hoà. Hắn là dân hay cãi, cứ trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ mãi thì mệt lắm!
    Bà mẹ cao giọng:
    - Thằng nớ thì dám chành choẹ với mẹ sao? Không có mẹ gả con Hoà cho thì có mà... Nghĩ mà tiếc cho cái đơi em con, nếu không nghe lời mẹ chắc nó gặp một đứa khá hơn.
    Tiệp lắng nghe: mẹ Đính là người vị con, bà kỳ vọng con cái như mọi bà mẹ sâu sắc trên đời và giá trị của những đứa con là điều quan trọng nhất của cuộc đời bà.
    Tiệp đứng ngay phía sau bà mẹ, mùi trầu thiêng liêng và tin cậy. Thế là nàng đã "nhập tông" như Đính tha thiết nhưng gió máy sẽ là tứ phía. Còn gia tộc nàng, mỗi khi nghĩ đến cái khung nhau rốn ấy nàng thấy mình giống người từ trên ngọn cây, muốn được đứng trên mặt đất thì phải nhảy xuống, ở đó Đính sẽ bị đối xử ra sao, chấp nhận hay ghẻ lạnh, hay luôn bị xét nét như người ta xét nét bà bưu vụ ở Nhà bưu điện tỉnh và mụ bán vé "nà nàm" ở Điệp Vàng, những người tìm cách vô Nam sớm sủa để tranh những chỗ ngon và tương tự, Đính cũng thấy nàng là một chỗ ngon? Đính là quý tử của một bà mẹ sắc sảo và đầy uy lực với gia tộc của bà, Đính được ngông nghênh và rong chơi thả sức trong cái bầu giãn nở do anh kiến tạo cho mình, Đính từng được gia tộc vợ trọng thị - theo lời anh - vậy thì Đính có bị thất thế không giữa gia tộc nàng, một gia tộc lấy sự trong trẻo giản đơn, sự hiếu thuận phẳng lặng và thứ văn hoá thuần tuý ứng xử và tôn ti trật tự truyền thống làm nền?
    Đính vào bếp cô em, cầm ra cây kéo để tháo bỏ cái biển trên chiếc xe Thống Nhất của mình.
    - Đã đến lúc phải kết thúc vai trò lịch sử khốn nạn của nó! - Anh nói với vẻ đoạn tuyệt giận dữ.
    - Sao con không đi đưa rượu bằng xe máy cho đỡ nhọc? - bà mẹ hỏi.
    - Định hôm nay ghé đây nên đi xe nầy cho dễ lên cầu thang. Với lại đi Cá xanh mua xăng ngoài đắt quá!
    - Hôm nào con đưa xe máy đến chở mẹ đi cân ít thuốc về Vinh hỉ?
    Đính van nài:
    - Tiệp còn ở đây, mẹ về làm gì vội, thỉnh thoảng để Tiệp nó còn đến chơi với mẹ chứ.
    Cả bà mẹ và Tiệp đều im lặng, sự kèo nhèo nầy hết sức dễ thương nhưng xem ra không hợp lý. Bà mẹ cầm lên tấm biển sắt tây Đính vừa vứt bên cạnh giá dép, bà săm soi nó vì nó là một trong những kỷ niệm của cuộc đời đứa con trai mà bà xả thân ra để yêu dấu.
    - Con không giữ nó ư con?
    Đính chặc lưỡi:
    - Thoát được nó sớm ngày nào nhẹ mình ngày ấy, giữ chi cho chật nhà hở mẹ?
    Bà mẹ vẫn cầm tấm biển trên tay, mở cửa cho Đính dắt xe ra. Tiệp nhô đầu ra từ biệt, hôm nay Đính mặc chiếc áo sơ mi cũng cũ cũng ngà nhưng rộng dài, lai áo mỏng lá hẹ để phủ đi phần lớn chiếc quần xam xám có hai mụn vá lớn tươớn sau mông. Kèm thêm chiếc nón cối trên mái tóc ngỗ ngược trông anh khá giống tay thợ khoá chữa rong Tiệp hay bắt gặp trên đường trong mấy ngày qua. Đính quay lại nhún vai, lè lưỡi, so lưng với Tiệp để chống đỡ bộ dạng rách nát của mình, lúc đó chữ sĩ trong  chắc đang quay mặt về phía nàng ngọ nguậy và nháy mắt:
    Bà mẹ nhắc Tiệp chốt cửa, trở lại phòng khách, tần ngần:
    - Con thấy chưa nì, Đính nó tận tuỵ rách rưới thế mà con vợ nó có vừa lòng đâu. Hai cái nghề của tụi nó cũng xung khắc quá. Ngày xưa chưa có bằng đại học còn nể nang chồng, giờ ngồi ghế cán bộ tổ chức thành uỷ thì chồng thành cái nón mê, thế mới khó nghĩ con ạ!
    Cả hai cùng ngồi lại chỗ cũ. Được đà, Tiệp hỏi luôn:
    - Tình trạng vợ chồng ảnh thực sự là thế nào hở mẹ?
    Nàng nghe thấy tim mình như ngừng đập vì câu trả lời của một chứng nhân theo nàng là quan trọng nhất. Bà mẹ ngẫm ngợi với lá trầu trên tay, y như cô Ràng, cái dao mũi nhọn nổi tiếng của làng Đa Sĩ thoăn thoắt trên một quả cau xinh nhỏ. Tiệp kiên nhẫn chờ đợi và ngắm bà, một bà mẹ bằng xương bằng thịt mà Đính đã không ngớt phác hoạ ở Đồng Đưng, ở những lá thư gián đoạn và cả trong những ngày qua. Tiệp chưa thấy ai sùng bái mẹ như Đính, mẹ son trẻ và trí lự, mẹ tảo tần và chính xác, mẹ trở nên phi thường sau khi bị tù oan một năm trong cải cách ruộng đất, mẹ là bà trời cho các con anh khi cả Hà Nội phải sơ tán... Mẹ đã cho anh tất cả, tình mẫu tử và tình bạn, ánh trời và đất đa, tình thương và sự ngưỡng mộ, có lẽ vì vậy mà trong tim anh, cô nàng Mác-ta thành uỷ lúc nào cũng ít chỗ và luôn bị anh so sánh với mẹ mình. Tiệp nhắc lại với mẹ Đính câu hỏi vừa nãy:
    - Nếu vợ chồng anh Đính bỏ nhau thì lỗi ở con nhiều hay ít, mẹ?
    Bà mẹ đi vào bếp nhổ cốt trầu rồi lại im lặng đi vào trong lục tìm gì trong đó. Tiệp lại kiên nhẫn chờ, một bị cao đang trì hoãn những phán quyết quan trọng vì cả hai biết mình là ngọn cờ, là cái nút của sự việc có quyền thắt mở, cả hai đều là cao xanh của Đính và nàng, cả hai luôn được những kẻ dưới trướng nghĩ tới bằng hy vọng hay e sợ. Thế nhưng nếu mẹ Đính đưa tay ra cho Tiệp thì chắc chắn cô Ràng sẽ vờn quanh Đính như mèo vờn chuột để biểu diễn, vì anh là "gã đầu têu", còn nàng và gia tộc nàng là "bên bị", bên chịu thiệt. Tiệp lại hình dung cảnh hai vị thủ lĩnh gặp nhau dù viễn cảnh ấy xa còn hơn Mỹ và Việt Nam bắt tay nhau.
    Bà mẹ trở ra, một tờ giấy báo cũ để gói tấm biển xe đạp của Đính lại và hai cái que thảo dược gì đó trên tay:
    - Mẹ cất hộ cái biển cho nó, ngộ họ bắt đeo lại thì sao? Chỗ Đính còn hai bức ảnh mẹ bế hắn hồi chín tháng đấy. Còn đây là hai thỏi sâm khô. Con gày gò quá con nì, cầm cái ni về trong nớ khi nào mệt thì nhá một chút ngậm trong miệng lấy sức. Hai đứa nhỏ cũng rứa, thiếu thốn dễ sinh hạ đường huyết, khi chúng xỉu, con giã sâm ngâm lấy nước đổ cho chúng, con nì! - Bà nhét quà vào tay Tiệp, bấy giờ mới vừa sắp soạn giỏ trầu, y như cô Ràng, vừa hạ giọng: Đáng lẽ mẹ về trong nớ mấy bữa ni rồi nhưng Đính hắn nằn nì ở thêm cho biết mặt con. Mẹ ở đây với con Hoà thì không chịu được thằng Sự, ở chỗ thằng Đính thì không chịu được con Cẩm, vợ hắn. Mẹ không chịu được Hà Nội, mẹ thích ở quê, dưng mà Đính hắn cứ phải ngược xuôi ra vào tiền rắc đường hết! Nhiều lúc mẹ cũng ước giá hắn có đứa khác để mẹ ở được với cả hai, dưng mà đứa mô, ra răng? Nó khổ một mẹ khổ tâm mười, dưng mà ba đứa con của nó khổ thì mẹ không chịu nổi, con nì!
    Tiệp nín nghe, nuốt lấy từng lời và cũng nuốt luôn vào lòng một sự thật khác: Nếu Đính chần chừ với vợ chính là vì sự ray rứt của bà mẹ mà anh tôn thờ. Nàng lặng lẽ thở dài và muốn khóc. Nàng nhớ ông bà nội của Tuyên, hai người có công nuôi dạy Tuyên từ nhỏ và hướng anh đi lên Cứ, hai người thường được Tiệp săn sóc nhiều hơn là ba mẹ anh, hai người đã doạ là sẽ tự tử nếu nàng và Tuyên bỏ nhau. Nàng cũng đang nhớ ba của Tuyên, một người đàn ông nhỏ thó, như lão bộc với bà vợ có đôi mày xếch và đôi gò má cầm quyền cao lễu, người cha ít khi nói ấy đã một mình xộc lên chỗ Tuyên khi nghe chuyện và cũng chỉ nói: "Tụi bây thuốc hai đứa nhỏ cho chết đi rồi muốn gì thì muốn!"
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Bà mẹ Đính nói tiếp:
    - Mẹ năm ni cũng đã thọ hơn bố thằng Đính rồi. Nếu đời mẹ còn điều chi chưa thoả nguyện thì là cái điều mẹ để cho Đính hắn chọn con Cẩm, giá hắn gặp người khác thì sự nghiệp hắn rạng rỡ hơn. Vợ hắn cứ giúi hắn xuống thôi, con! Con không có lỗi, lỗi là ở hắn và con Cẩm, tại anh tại ả tại cả đôi đàng, con vợ thì cương còng hãnh hỗ mà Đính hắn thì cứ phải được trọng vọng, ngọt ngào cơ. Hồi ở Đồng Đưng ra hắn có ghé qua mẹ, hắn thủ thỉ với mẹ ngay, tính hắn để trong dạ là cấm có chịu được. Con về con giải quyết chuyện của con trước đi đã, con nì!
    Có tiếng gọi cửa, giọng Nghệ còn rất nặng. Bà mẹ đứng lên trấn an Tiệp:
    - Hoà hắn đi chợ về, hắn sẽ nói thêm với con, con nì!
    Tiệp đi theo bà ra cửa, lúng túng vì không biết xưng hô thế nào với cô em Đính, người hơn mình cả một giáp. Một phụ nữ cỡ tuổi chị Hoài của nàng, đẫy đà, cởi mở trên mức Tiệp hình dung, tay xách cái làn nhự Liên Xô, tay kia bóp lấy vai Tiệp, tíu tít:
    - Chị Tiệp đây hả? Giời ơi, anh Đính nhắc chị suốt ngày, nghe đau cả đầu, sốt cả ruột. Chị đi đây thì hai đứa nhỏ thế nào?
    Một câu hỏi không kịp nghe trả lời vì người hỏi lập tức đi thẳng vào bếp bận bịu với việc khác. Tiệp chợt so sánh em của Đính với chị Hoài và thấy hai người lại giống nhau ở chỗ khách khứa và dòng tộc là niềm say mê bất tận của họ, típ người theo định nghĩa của Đính "nếu có trộm vào nhà, trước khi tri hô thì cũng phải hỏi xem có cùng quê và cùng họ không đã". Tiệp không ngờ mình được chào đón trót lọt, trên mức trót lọt, đó là sự rộng mở theo thuyết lý người nhà của tôi, quyền lợi, niềm vui và hạnh phúc của người nhà tôi là trên hết, dĩ nhiên người nhà ở đây là Đính, sở dĩ nàng được vồn vã là vì Đính, anh cả, đích tôn và là ngôi sao của dòng họ.
    Hoà sắp soạn giỏ chợ ra thau và rổ, liến thoắng:
    - Xếp hàng từ tinh mơ đến giờ chỉ được bấy nhiêu thịt bạc nhạc nầy. Chỉ có rau là chấp nhận được. Chị Tiệp đi với em ra vòi nước trò chuyện một thể nhá. Mà khoan, để cho chị xem cái nầy đã, chị xem cho biết anh Đính thời trẻ với cả nhà luôn.
    Bà mẹ đã trở lại với mớ thuốc bắc thuốc nam của bà, công việc mà bà đã mày mò để nuôi con sau khi nhà đất bị tịch thu hết sau cải cách ruộng đất. Hoà kéo Tiệp vào gian trong, lấy từ trên tường xuống một khuôn ảnh đen trắng nhỏ cỡ quyển sách, hồn nhiên bảo đó là bức ảnh cả nhà sau đám cưới của Đính ở Vinh, cách nay đã hai mươi bốn năm. Tiệp đón lấy khuôn ảnh rồi bước ra chỗ sáng ngoài phòng khách, thật ra là nàng muốn được đứng một mình với kỷ vật không thể thú vị hoàn toàn như cách nghĩ giản đơn của em gái Đính. Bà mẹ không lăng xăng với trò khoe ảnh nầy, bà tế nhị và trí lự, đúng như Đính ngưỡng mộ. Lúc Đính chụp bức ảnh nầy thì Tiệp tám tuổi, lúc đó là không khí đồng khởi ở miền Nam, lúc đó nàng chưa có khái niệm gì về làm người, đôi lứa hay văn chương, hạnh phúc hay đau khổ... lúc đó nàng làm sao biết được ở một nơi cách mình hàng ngàn cây số có một người đang rúc rích "nhiều lần trong đêm tân hôn" theo Đính thú nhận, và người đó cũng không sao biết được rằng hai mươi năm sau mình sẽ phản bội người vợ "nhiều lần trong đêm" và lại ước vọng trăng mật với người đàn bà khác. Lúc đó Đính đứng sát vào người vợ mới cưới xinh như mộng, đẹp như trăng tròn, môi miệng tươi hoa và anh đã cười nụ cười mà theo Tiệp, nụ cười ấy chỉ có ở anh một lần trong đời, ngây ngất, thanh tân, nụ cười không bao giờ dành cho Tiệp, không bao giờ Tiệp được sở hữu nó cả. Tiệp đưa trả khuôn ảnh đó cho em gái Đính, buột miệng:
    - Hồi đó anh Đính cười mãn nguyện quá chừng!
    - Thì chị bảo - Hoà tiếp tục hồn nhiên, một người thật là thừa thãi hồn nhiên - Hồi đó chị Cẩm mới mười tám, lại là hoa khôi đất Vinh. Ai có ngờ cuộc đời lắm nỗi thế, hở chị?
    Em gái Đính đi trước, xô chậu và rổ rá, Tiệp theo sau, ngập ngừng vì sự có mặt dây dưa của mình ở đây. Những gì cần hiểu thì dường như đã hiểu, bằng trực giác và linh giác, tò mò và dấn thân, nếu nàng Mác-ta của Đính đột ngột xuất hiện hay cái ông Sự hay cãi, chồng của Hoà trở về thì bữa bún chả nầy sẽ biến thành bữa gì?
    Bưng bê các thứ vượt qua đường, Hoà đưa nàng sang khu Kim Liên, bảo khu nầy mới là đàn chị chung cư của Hà Nội. Một cái vòi nước công cộng dưới tán cây xà cừ, ngoài kia là chợ, là những cửa hàng thương nghiệp quyền thế mà vẫn cứ lèo tèo, bệ rạc. Vòi nước gần trưa khá vắng, một phụ nữ ngồi giặt, hai cái thau nhôm đúc xin xỉn, nặng nề, một gã đàn ông đứng tuổi trắng trẻo có một cái thau Liên Xô lớn tướng dưới vòi nước và gã đang cấp tập múc từng gáo nước từ dưới thau đổ lên mình trần nhóc nhách chiếc quần đùi mỏng tang. Gã đang nhìn lom lom vào những nịt những xì lều bều trong thau nước của người đang giặt. Giọng Thanh Hoá của người đàn bà the thé:
    - Cái lão kia! Ngày nào cũng đứng tắm giờ này, còn thọc tay vào quần kỳ cọ trước mặt bàn dân thiên hạ, chối quá!
    Lão thối quá cười đểu:
    - Thế sao ngày nào cũng ra giặt giờ này?
    - Đã biết vậy sao không gánh nước về tắm trong nhà cho con vợ nó ngắm?
    - Vợ nó đi làm, ra đây ngắm qua ngắm lại, chết ai nào?
    - Đồ mặt dày!
    Tiệp đứng lựng xưng, tưởng sắp chứng kiến một đám đánh nhau nhưng không khí dịu ngay, như họ nặng lời quen rồi và rút lui đúng lúc cũng quen rồi. Cô Hoà bảo sẵn nước đây, ở trong Cầu Giấy với bạn chắc khổ, chị muốn gội tóc không để em lên nhà cầm xà phòng và khăn xuống? Tiệp lắc đầu ngồi xuống nhặt rau, nàng nhớ đến cô em gái kế Tuyên, cũng một cô Ba như em gái Đính, người đã dám liều thân tìm đường vượt biên để cứu tương lai của đám em chín đứa nhưng vì vụng tính nên bị tóm lại trước khi ra tới biển. Hôm cô Ba ấy bị điệu ra toà vì tội "phản quốc", Tuyên phần vì giận dỗi kẻ dám làm ô danh anh, phần vì không dám chường bộ mặt cha cố trong khán toà, Tiệp đã đến đó, nàng không sợ gì hết, nàng muốn nhìn thấy cô em một lần để giúi cho nó mấy đồng ít ỏi, thâm tâm nàng ngưỡng mộ sự hy sinh của nó. Luôn luôn có sự trái ngược giữa Tuyên và nàng, từ quan niệm đến ứng xử, có lẽ vì Tuyên là một con ngựa đã bị bịt mắt với đường trường quan lộ của mình. Trong chuyện Tiệp và Tuyên bỏ nhau, nếu có áp lực nào từ phía nhà chồng khiến nàng mủi lòng thì chính là hình ảnh ông bà nội lụm cụm của Tuyên, người cha yếm thế của Tuyên và cô em gái thân bại danh liệt sau cái án tù.

Chia sẻ trang này