1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia đình bé mọn - Dạ Ngân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 14/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Biên hướng Tiệp vào cái bàn quen thuộc của cả nhóm, trước đây có cả Hiếu Trinh, bây giờ thì thi thoảng có An Khương và Sếp nhà thơ, một tổ hai ông bà vui nhộn. Đã sang tháng Noel, những cây bưởi của chủ quán đang treo trái chờ Tết, giữa những gốc cây, những chiếc ghế đá nhỏ song song với chiếc bàn đá rất thấp để hai bên có thể chồm tới thì thầm với nhau nếu muốn. Trước khi Tiệp về không khí cuối năm rục rịch, Đính nói tháng nầy ngoài đó lạnh nhất, lạnh buốt, anh thích mùa hè, mùa đông nó làm không thể tự tin, sinh động, mùa đông lại có mưa. Đêm chia tay, trên căn gác của ông bạn Phúc, cả hai để nguyên sống áo, da lưng Đính sùi như da trăn dưới bàn tay bịn rịn của nàng, những động tác gò bó, khẽ khàng nhưng không lúc nào Đính rời vòng tay khỏi nàng, anh sắp không có nàng, anh lo đường trường, anh sợ những ngày tháng sắp tới. Tiệp nhận ra mình đã nghĩ tới Đính, lo âu, thương nhớ. Hôm đưa nàng lên tàu, buổi tối tao tác, Đính như bị á khẩu, hai má sọm nhanh, đôi mắt đăm đăm ngầu ngầu sục sôi, khổ sở. Không, nàng không thèm nhớ nữa, nàng phải rời bỏ những ý nghĩ về Đính, phải tập trung vào Biên. Dưới ánh đèn đo đỏ từ trong quán hắt ra, Tiệp thấy Biên ráo rảnh, xương xương, tin cậy và không lẳng lơ đa tình chút nào. Nàng múc chè nhỏ nhẻ, đậu xanh đãi vỏ kỹ càng, nước cốt dừa thanh tao, những sợi bưởi giòn tan đố ai biết nó được làm từ thứ vỏ bưởi the và đắng, không phải là chế biến mà là biến hoá diệu kỳ. Nàng chồm tới một chút, cảm thấy người mình đang thơm đang ngậy và cũng đang biến hoá diệu kỳ đây.
    - Theo anh Biên, "Một thời để yêu một thời để chết" so với "Thời gian để sống thời gian để chết" tiêu đề nào đúng với tinh thần của Rơ-mác hơn?
    - Dịch là phải thoát, phải sáng tạo nhưng vẫn phải tôn trọng nguyên bản.
    - Tiệp không đọc được nguyên bản, Tiệp muốn biết ý kiến của anh.
    - Một thời khác với thời gian. Một thời là dịch thoát, là cống hiến về mặt ngôn ngữ văn học bằng tiếng Việt. Dùng chữ thời gian là dịch cứng, máy móc, không hay mà lại trở thành tù mù, không có sức gợi, không rõ sứ mệnh của chữ và nghĩa.
    - Vậy là bản dịch của Sài Gòn trước Bảy Lăm hay và đúng hơn?
    Biên dần dừ, cân nhắc:
    - Có lẽ là như vậy.
    Tiệp lại nhớ Đính, anh và các bạn anh cũng đã tranh luận về hai bản dịch ấy và Đính đã tán thưởng như nàng với bản dịch của miền Nam.
    Hoá ra Biên và nàng đã sa vào chuyện chữ nghĩa, văn chương và công việc như mọi lần. Tiệp vào đề:
    - Nếu anh Biên không có vợ hoặc xa vợ một thời gian dài thì người đàn ông sẽ xoay sở như thế nào lúc đó?
    Biên trù trừ, có lẽ đề tài nầy quá thẳng thắn và hóc búa với anh:
    - Tôi chưa hiểu Tiệp định hỏi về góc độ sinh học hay góc độ tình cảm?
    - Sinh học!
    Trong lúc Biên tìm cách trả lời cô bạn đáo để của mình thì Tiệp lại nhớ là Đính bảo anh luôn có chu kỳ tự tràn và cũng có cả những giấc mơ thấy nàng và thường là anh mệt bã sau một giấc mơ loại ấy.
    Biên lắc đầu ý tứ và tỏ vẻ chịu thua. Tiệp đứng lên:
    - Nói chuyện với ông chán chết. Mà bữa nay sao nhiều muỗi quá vậy?
    Quả là có nhiều muỗi, may mà có nhiều muỗi để Tiệp đứng lên, để Biên lạo đèo về chỗ gởi xe, ra về.
    Nàng nhớ những cơm thèm sau khi rời Đính ra, cơ thể lúc đó như người đang ăn thịt mà phải chuyển sang chay tịnh, những cơn đói thực sự trên người, ở những vùng nhạy cảm nhất trên người là một thứ đói trơ trẽn, thúc bách, thường trực y như đói ăn và khát uống vậy. Ban ngày thì không nói làm chi, ban ngày làm cho sự đói ấy như một cái lá xấu hổ bị ánh sáng chạm vào nhưng ban đêm thì nó sổ ***g một cách cũng rất là đáng xấu hổ. Người đàn bà nông thôn thì có cối xay hoặc ao bèo, người phụ nữ ở thành thì có vòi hoa sen, má từng có một bầy con và cả một mảnh vườn để vật lộn, cô Ràng từng có một "triều đại" để chống đỡ, ven giữ và những điếu thuốc tự vấn to bằng ngón tay, chị Hoài có một đứa con bị cụt chân để lo toan và than khóc, Mỹ út thì đã lại có chồng, một gã trai tân và liên tục những đứa con nhỏ xíu. Còn Tiệp, Tiệp thì có gì, may mà có máy chữ và trang giấy, những truyện ngắn được độc giả nhớ thường được viết từ những đêm ngổn ngang như vậy, một đêm ròng, không thiết ngủ, không thấy rưng rưng ở giữa đùi mà sau đó là sự ê ẩm nặng nhọc nhưng ngọt ngào. Nhiều lúc thử dùng tay để tưởng tượng nó là Đính nhưng sau đó thì rã rời, chán ngấy và đầu óc u u minh minh chứ không phải là sự đánh thức tươi tỉnh và bùng nổ như với Đính, như trai trên và gái dưới được. Thế là không có cách nào khác, lại ngồi vào bàn, đặt giấy vào máy chữ và tiếng động rào rào ấy đã làm tỉnh thức đầu óc, nó nhắc nhở gánh nặng chữ nghĩa và sinh kế.
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Thu Thi mừng mẹ như mẹ vừa đi xa một lần nữa. Nó báo tin kêu Vĩnh Chuyên về, đã ăn cơm rồi nhưng em đã lại xách xe đi nữa rồi. Nó áp vào mẹ nhìn gằn gằn, buột miệng:
    - Bộ mẹ giận ba Đính rồi đi lang thang hả mẹ?
    Tiệp không nói gì. Nó lại mon men theo sau:
    - Nếu con không đốt thơ thì mẹ sẽ làm gì, hả mẹ?
    Tiệp quay ngoắt lại, bất bình như bị tra tấn:
    - Thì mẹ sẽ phô-tô thư đó để gởi cho ổng, cho ổng nghiên cứu, ổng học thuộc lòng rồi ổng đốt ổng uống cho thấm!
    - Con biết thế nào mẹ cũng làm vậy nên con đốt nó đi cho rồi!
    - Con nói vậy là sao? À mà thư của mẹ sao con dám bốc ra coi rồi tự tiện đem đốt hả?
    - Thơ gởi cho con chứ đâu có gởi cho mẹ!
    - Sao? Sao thư lại gởi cho con?
    - Bởi vậy mới nói! Mà mẹ ơi, con nghĩ ra rồi, cái bà Mạo đó ghen với mẹ, mà ghen qua con, bả ác ở chỗ bả ghen qua con!
    - Con đừng có mà nói đỡ!
    - Thiệt mà! Thư gởi cho con, đề tên con, chứng tỏ người nầy có thật mà cũng rất thân với ba Đính mới biết tường tận mẹ và con như vậy. Người ta muốn con ghét ba, muốn xé ra, tanh bành hết luôn.
    - Con thề đi, có đúng là thư đó gởi cho con không?
    - Con thề mà mẹ!
    Bây giờ thì nàng thấy mình là kẻ đi tra tấn, mình tra tấn con như vậy là quá tay rồi. Một người đàn ông hấp dẫn và độc thân dang dở thì sẽ có bao nhiêu người phụ nữ lui tới để làm những người phụ nữ dọc đường? Cô ả nầy đã tự chạy thi với nàng và cô ta đã rút lui bằng một mũi tên độc xuyên thấu cả hai mẹ con nàng.
    - Tôi nghiệp con tôi - nàng lảm nhảm và ôm lấy con, cả hai mẹ con cùng dịu dần như sau một tai nạn mà họ vẫn còn nguyên vẹn.
    Sau sự kiện đó nàng không thư ra "hành hạ" Đính như nàng dự tính. Nàng thường xuyên mất ngủ vì nghĩ ngợi, thật ra để hiểu dù chỉ là tương đối cuộc đời nầy thì người đàn bà phải vượt qua bao nhiêu giai đoạn nữa? Hồi chưa lấy chồng nàng sợ nhất hai chữ dâm ô, những từ mà nàng nghe thấy loáng thoáng từ những cuộc họp của các chú trong Tiểu ban khi họ kéo nhau ra gốc chuối hè Cứ vừa đập muỗi vừa luận tội nhau. Sau đó thì nàng tin rằng Tuyên là người chỉ có thể bị nàng làm cho khổ nhưng khi anh ta cũng đã kịp làm khổ đến mấy người phụ nữ trước khi anh ta đến với cô Tàm bây giờ thì nàng hiểu đàn ông hơn một chút. Rồi anh nhà báo yếu bóng vía nọ, trong khi nàng tin mình có một trái tim trinh nguyên và vô điều kiện thì anh ta đã có vài cô nhà báo múp míp, những ả không đòi chính danh tới cùng hay cùng nhau sống chết như nàng đòi. Rồi tới Đính, mặc dù anh thường thủ sẵn những cái bao "tục luỵ" trong ví và hay nói về sự "cơ nhỡ" của cánh đàn ông nhưng nàng đã một mực tin và chỉ có tin một cách bất cần kiểu ấy thì nàng mới sống nổi cho đến năm thứ mười nầy, kể từ Đồng Đưng chứ không kể ở Điệp Vàng. Đính với nàng là tình yêu, hay chỉ có định mệnh và sự quán tính của lòng kiêu ngạo và quan niệm về danh dự?
    Những cơn uất ức trào lên trong đêm như giông bão rồi nó lại lắng xuống và biến mất khi kỷ niệm và lòng vị tha lên tiếng. Kỷ niệm quá dày, hình ảnh lúc nào cũng đầy ắp những cố gắng đền bù của Đính, từ những chuyến với chiếc Cá xanh cọc cạch vừa đi vừa giở đồ nghề ra chữa, từ những bài thơ mà Đính chép tay cho nàng thuộc vì nàng bị mất tuổi học và tuổi đọc bởi chiến tranh, từ những người bạn mà anh đưa nàng đi hay kéo họ đến để nàng được thâm nhập và thụ hưởng trữ lượng tinh thần của Hà Nội bị vùi dập, cả những bữa bún bữa rươi mà anh phải tự tay vào bếp, hay cái cách anh ngồi xé từng rẻo lá chuối khô của chiếc bánh gai ở trước cổng Văn Miếu để giới thiệu với nàng sự tinh tế cội nguồn... Anh đã yêu và không để cho nàng được thở, được do dự hay được dỗi hờn khi anh có nàng trong tay. "Đừng tưởng anh mồm miệng mà là dân bừa phứa. Để khiến anh yêu được khó lắm em ơi - anh thường nói vui vui và buồn buồn như vậy - Với lại, chuyện em với anh ai còn lạ gì. Thì cứ cho là anh hay câu, thử hỏi trong lưỡi câu của anh đã có một cô Mỹ Tiệp to đùng thì con cá nào còn bị mắc câu nữa chứ?". Một người đàn ông như Đính là quà tặng nhưng nàng Mác-ta Cẩm đã không biết tin và biết yêu nên đã đánh mất nó. Nếu cuộc đời nàng từ rày không có Đính nữa, Tiệp thường nhắm mắt lại để chịu đựng câu hỏi đó và lập tức nàng thấy mình sắp nghẹt thở, thế là nàng choàng dậy, bước ra, ngồi vào bàn và lại thấy tĩnh tâm hơn về Đính trước khi huy động được chữ và nghĩa đến để dẫn dăt nàng đi.
    Như một kẻ đồng loã thủy chung, không lần nào Thu Thi nhắc với dì Hoài hay dì Mỹ Nghĩa chuyện cô Mạo và lá thư chết tiệt của cô ta, vì vậy, Tiệp cũng dần  yên với những cơn hờn âm ỉ của mình.
     
    ___________
    Hết phần 18
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    19
     
    Cuối cùng, ngày Đính sợ nhất cũng đã đến: bà mẹ qua đời trong nỗi khắc khoải hai đứa cháu nội trai không biết sẽ thành người gì khi biền biệt ở nước người, như vậy cũng có nghĩa là việc nối tiếp Đính ôm bàn thờ gia tiên sẽ khó ra. Tiệp không hình dung nổi Đính sẽ ra sao bởi sự kiện ghê gớm đó, với một người gần sáu mươi tuổi thì trạng thái mồ côi là nặng hay nhẹ, chắc chắn không ai có thể vượt qua dễ dàng nỗi mất mẹ dù người đó có là bao nhiêu tuổi đi nữa. Không còn mẹ để hoà hoãn chuyện ra toà ly dị vợ nhưng anh sẽ xoay sở ra sao với thói quen dị ứng thủ tục, công đường, tranh chấp, đôi co trong khi cô vợ của mình lại quá sành sỏi với những việc nầy?
    Những năm sau cái ngày Tiệp gặp các con trai anh ở Hà Nội, Đính luôn thuyết phục nàng hãy vì mẹ anh - cũng là mẹ của chúng ta - mà chờ đợi, nhất định bà sẽ bật đèn xanh cho anh chuyện đệ đơn ra toà khi bà đã an lòng về hai đứa cháu nội ở trời Tây, "anh không vin vào cái bóng của mẹ để câu lưu em như dư luận nhưng anh tin vào chữ hiếu, tin vào phúc đức, mẹ đang sắp vào tuổi tám mươi, anh và cô Hoà sẽ thượng thọ cho mẹ, nhất định dịp ấy em phải ra và mẹ sẽ thu xếp để em cũng được có mặt một cách êm đẹp". Thật sự nàng không nói gì, việc ra vào xuôi ngược của hai người nhiều năm sau nầy và đã như một thứ nhịp điệu, yêu và thương, văn chương và con cái cần sự riêng tư để chúng lớn lên một cách an toàn... nếu nàng thúc bách Đính thì nàng có bỏ được con trong lúc chúng đang tuổi vị thành niên không? Đã mười năm hơn, cả hai giống như hai con cá mắc cạn, thỉnh thoảng được tưới tắm bằng một ít nước từ những chuyến Bắc Nam nhiêu khê mà vẫn không ít hương vị của trăng mật.
    Sau cái tin tang mẹ, Đính lại tin và bảo đã mua được một cái "tổ tò vò" ở một nơi có tiếng nhóc nhen và tiếng quốc kêu vào những đêm thanh vắng. Tiệp hình dung được cái bàn thờ gia tiên đang cần một bàn tay chăm chút, cảnh Đính nằm co quắp trong những đêm đông... Rõ ràng một sự chuyển động lặng lẽ nhưng ráo riết và nhất định sẽ xảy ra một cuộc chia ly của mẹ con nàng.
    - Mẹ ơi, mình hổng thoát cảnh ở nhờ nhà cơ quan thì sao mẹ yên tâm mà đi được mẹ?
    Nếu nàng bứt rứt mười thì Thu Thi cũng bứt rứt chừng ấy khi nó cảm thấy, chỉ còn chờ cái giấy tự do phía Đính là nàng sẽ ra đi, ra với Hà Nội của Đính, không có con đường nào khác.
    Nàng cũng không có lựa chọn nào khác ngoài giải pháp đi cầu cạnh một người.
    Buổi tối thứ nhất, ôm quyển tiểu thuyết mới in gói kỹ trong tay, Tiệp ngồi chồm hổm bên cánh cổng sắt lớn tướng của nhà riêng chủ tịch tỉnh, như một con cóc lì lợm dưới ánh đèn đường lúc nầy đã được nâng cấp, đúng thứ đèn cao áp sáng cả trong sương mù. Buổi tối thứ hai cóc mẹ kèm theo cóc gái con, chỉ để cho có bạn, đỡ buồn. Buổi tối thứ ba nàng cũng ôm sách nhưng để sách trần cho thấy cái bút danh của mình được in đậm một cách lẫm liệt ngoài bìa, bên trong nhét sẵn lá thư ngắn thay cho tấm các-vi-dít có vẻ khó gàn, cả hai mẹ con đối phó với thời gian bằng cách lót dép ngồi trên hè đường cho đỡ mỏi. Nàng trấn an con:
    - Nhất định bữa nay phải gặp cho kỳ được, không mẹ cũng tông cửa lao vô!
    Cuối cùng gã bảo vệ có bộ mặt của tay công an mẫn cán cũng hé cổng chuyển quyển sách và thư đi, sau đó trở ra nới cổng rộng hơn một chút cho mẹ con Tiệp lách vào. Hình như chủ tịch tỉnh luôn có lối khác để ra vào nhà hay có tài thăng thiên độn thổ nên ba tối liền nàng ngồi canh mà không thấy chiếc Mercedes nàng buộc phải thuộc mặt ấy ra vào, giờ ông đã sẵn trong nhà, có lẽ vì nàng ngay thơ khờ khạo đã một mực cổng chính mà mai phục. À nàng đã hiểu ra, những vị quan to như chú Ba đây bao giờ biệt thự cũng có hai ba mặt đường, có cổng chính ắt phải có cổng hông, cổng phụ chứ.
    Chú Ba quần đùi áo thun lá tự nhiên trên bộ salon nệm dày phfng khách, thím Ba hiện thoáng ra chắc để xem con người kiên trì cầu cạnh kia là cái con nào rồi biến vào với nhà ngang dãy dọc bên trong. Tiệp nghe rằng chú Ba là người tâm huyết, thấy dân đội đơn đón đầu xe là dừng lại mở cửa đi bộ tới đỡ lấy đơn về nhà nghiên cứu ngay, nhưng nàng cũng nghe rằng thím Ba đã biết buôn hột xoàn từ hồi Bảy mươi lăm và giờ thì chuyên buôn thuốc lá lậu đến nỗi công an đành liệt vào đối tượng "bắt cóc bỏ đĩa", hơi đâu!

    Tiệp nháy con ngồi chỉnh tề sát vào bên mẹ trên salon, nàng muốn đệ đơn với một cái ghế chứ không phải với cái áo thun lá và quần đùi và dù chú Ba có thím Ba hay đi buôn lậu đi nữa thì cũng không việc của nàng. Nàng đã chuẩn bị một bài tâm thư ngắn trong lòng bằng những tre đầu dòng mà họ cho là quan trọng, rằng hồi đó cháu lên Cứ từ năm mười bốn tuổi, ba của cháu là liệt sĩ Côn Đảo, cháu chưa có cái án nào trong lý lịch cũng như trong lương tâm, chồng cũ của cháu đã cưới vợ, thăng tiến và được cấp nhà mới đúng tiêu chuẩn đầu ngành, cháu là nhà văn nữ đầu tiên của đất nầy, nhà văn có thẻ hẳn hoi đây, cháu có hai con nhỏ, thật sự cháu đã nuôi hai con từ nhiều năm nay trong căn phòng của trụ sở cơ quan quanh năm thiếu nước, cháu dù bảy năm nay không được lên lương thì đã lặng lẽ làm việc mà làm việc cũng là cống hiến và đây là đầu sách thứ ba của cháu. Nói xong như một người vừa chạy qua sa mạc, nàng chìa ra một là đơn đánh máy sạch sẽ, lời lẽ ôn tồn, nhiều năm qua nàng đã thấm thía rằng không biết kêu đòi thì không ai gọi mình đến mà cho cả! Chú Ba lướt nhanh qua tờ đơn rồi lại cầm lên cuốn tiểu thuyết còn thơm mùi mực in của "đương sự".
    - Cái chú nhà thơ chỗ cô giờ sao rồi?
    - Dạ, ảnh xin nghỉ về vườn tiếp với chị sau nuôi con nhỏ!
    - Vợ bé vợ mọn chớ trước sau gì! Các vị quanh đi quẩn lại cũng chỉ có cái tội đó, tổ chức nương tay sao được?
    Tiệp thầm cãi: chắc nó không lớn bằng tội buôn hột xoàn với buôn thuốc lá lậu! Nhưng thôi, trả treo làm gì, đi xin xỏ chứ đâu phải hầu toà mà cao giọng!
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    - Gần đây chú Ba có in tập thơ nào không? - chả là cùng với Hai Khâm, ông ta cũng là một múi bi kịch của Sếp nhà thơ, cũng thuộc diện tác giả được in để lấy lòng là chính.
    Chú Ba vãnh tay xe xe mớ lông chân trên bộ đùi rõ ràng gốc gác nông dân:
    - Từ hồi cái ông nhà thơ bên cô bị bãi chức, phong trào thơ phú xuống luôn, thiệt tai hại cho tỉnh nhà hết sức! - chủ tịch cúi người trên bàn nước, ngoáy mấy chứ vào góc đơn - Sáng mơi cô vô Uỷ ban gặp tay phó của tui nó giải quyết cụ thể hơn.
    Một căn hộ, thật ra một căn hộ cũng không khác gì một mớ rau khi người ta muốn ban bố cho ai đó. Tiệp có ngay "mớ rau" sau buổi sáng ở Uỷ ban, khấp khởi, bộn bề, một trong những nỗi mừng ngây ngất ấy là Vĩnh Chuyên sắp vào cấp Ba, nó sẽ không xọt qua xọt lại giữa ba và mẹ hoài nữa vì nó không thể viện vào cái lý "mẹ ở cảnh cơ quan nước nôi nhỏ giọt, mẹ có nhà riêng đâu mà bắt con yên một chỗ!" Nó không biết nó đang tuổi nổi loạn nhưng nàng thì phải biết, nếu nàng không kiên nhẫn đội đơn và dùng thanh thế nhà văn hội viên để thu xếp chuyện chỗ ở thì nó sẽ ở miết bên ba rồi cảnh dì ghẻ con chồng, rồi những cơn sốc sẽ đẩy nó ra đường bằng chiếc xe DD Nữ hoàng đỏ chót mê tơi và rồi...
    Khu chung cư mới toạ lạc trên một khu nghĩa địa lớn, vương quốc của cỏ ống, ma trơi và chuột cống. Mấy mẹ con Tiệp là một trong vài ba hộ sốt ruột được yên chỗ nên hôm mới dọn về nàng còn thấy nhiều mảnh ván thôi lăn lóc trên mép mương nước thoát, nàng và Thu Thi phải đi cặm nhang dài dài hú hoạ vào lúc chập choạng để cầu an. Những căn hộ thiết kế liền tường, bề ngang bị ăn gian năm tấc để cánh xây dựng dư ra mỗi dãy một miếng đất bán lấy tiền chia nhau, nhà đâm ra chật chội một cách oan uổng và nền nhà tráng xi măng - dĩ nhiên cũng đã bị ăn cắp lấy được - Vĩnh Chuyên dộng gót chân là mặt nền rạn ra như bánh tráng nướng.
    - Nhà vầy mà cũng là nhà! - nó phỉ báng - Bên ba hả, nhà thênh thang mà lót gạch, có dột cũng có người lo. Nhà nầy chỉ được cái nước mạnh hổng phải thức canh từng giọt như đằng trụ sở, đỡ cho Hai chớ con thì... Chắc con về lại đằng ba quá!
    Hôm hai mẹ con cầm được chìa khoá nhà, vừa mở cửa, Thu Thi đã chạy a vào tận gian bếp mở nước để cho rô-mi-nê chảy ồ ồ xuống hai bụm tay, ngây ngất. Chấm dứt cảnh nó và em thay nhau canh thau nước dưới vòi để múc đổ vô xô khiêng lên cầu thang, chấm dứt tiếng từng giọt nước nhỏ xuống chiếc thau nhôm tong tong khắc khoải, buồn rũ trong đêm, chấm dứt tâm lý tạm bợ không biết đâu là của mình, đâu là tự do được phép, đâu là không "nhầy nhụa" nếu ba Đính của chúng vào thăm.
    Mấy hôm sau, lại một niềm vui nữa cho mấy mẹ con nàng: bà cụ tóc ngắn, bà ngoại Hai của chúng, ân nhân của chúng hồi ở Điệp Vàng bỗng trở thành hàng xóm bên tay trái của chúng. Thật không thể nào tưởng tượng hết sự kỳ ngộ của cuộc đời. Đã chín năm trôi qua, ngoại Hai của chúng đã sún hẳn mấy cái răng cửa, mái tóc ngắn đã bạc ròng, lưng đã tôm hơn nhưng tinh thần thì vẫn còn ráo lắm.
    - Bữa thằng con chở bác qua chỗ Nhà đất coi sơ đồ, thấy tên cô, tui hỏi Tiệp nào vậy, phải Tiệp nhà văn không, vậy cho tui ở kế bên luôn không cần đầu hồi đầu hiếc gì cả. Thì sau nầy thấy ảnh trên báo hoài mới biết, thôi từ rày có bà có cháu rồi, vậy cũng phước đức cho tui lắm rồi. Không, thằng con tui nó sẽ vìa Sài Gòn với vợ con nó trên đó, nhà nầy là chế độ liệt sĩ Ba mươi bốn lăm của ba nó đó chớ!
    Một hôm nàng nhìn thấy chú Ba đi thị sát xây dựng, từ chiếc bàn bên cửa sổ trổ đúng hướng tây nhức nhối mặt trời, nàng bước ra mừng và định nói mấy lời cảm ơn. Vị chủ tịch tỉnh nhận ra nàng, vẻ ngạc nhiên:
    - Cô nhà văn ở đây sao? - đúng là người ta đã cho nàng một mớ rau và người ta không cần nhớ đến việc đó - Có bảng Bán đá cục nữa, nhà văn mà phải bán đá cục sao?
    Tiệp đứng lại bên cái cây trứng cá nàng mới trồng:
    - Bán đá cục để khỏi bán lương tâm chớ, chú Ba!
    Từ thời điểm Tiệp đối đáp đá cục với lương tâm ấy, thời gian vvẫn thản nhiên với mọi người mà lại như giẫm chân tại chỗ với Đính và nàng.
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đã mấy năm nữa trôi qua, cho tới buổi trưa mà nàng không thể nào quên. Đó là một buổi trưa có thể có bong bóng phập phồng nếu trời đổ một trận mưa, Vĩnh Chuyên đi xe đạp từ bên nhà Tuyên sang, vừa mở chốt rào, không kịp khép kín cổng lại, nó vứt xe đổ chùi xuống góc sân rồi đi thẳng vào gian bếp lặng lẽ đứng khóc. Mười bảy tuổi, nó không cao hơn sợi dây phơi trong bếp, vai nhỏ ngực lép, hồi nhỏ thì uống sữa đặc có đường phân phối cầm chừng và  luôn luôn quá đắt, lớn lên gạo mốc bo bo hầm, lớn chút nữa thì "ở với mẹ có no đủ tình thương thật nhưng cái nghề của mẹ quanh năm chẳng thấy ai cho chác gì trơn, một trái chuối cũng thiếu". Lúc đầu chỉ có Tiệp đi theo nó vào bếp và nhìn thấy nó khóc, thật ra nó ít khi khóc mà lại hay cười, cái khoé miệng dễ tính và cởi mở. Nó khóc với chiếc khăn của mẹ trên sợi dây, lặng thầm, kềm nén, cùng cực, chắc vì tự dặn là không được khóc vật khóc vã như chị Hai mỗi khi đụng chuyện, mình phải khác chị Hai, mình là tu mi nam tử! Nhưng mẹ nó không thấy như vậy, một đứa ít khi khóc, một đứa con trai mười bảy tuổi mà phải khóc thì chắc chắn là chuyện dì ghẻ con chồng rồi, sâu xa, vì nguồn cơn ba mẹ bỏ nhau nên mới thành nông nỗi. Hồi xưa nó chỉ hay tỉ tê: "Ba với cô Tàm sợ con bỏ nhà đi chơi hàng xóm nên ti-vi hay cát-xét gì cũng để trong phòng ngủ, hai người có đi đâu là khoá lại, hết coi luôn!", hoặc "Ba với cô đưa cháu gái của cô lên ở học chiếm phòng của con, con toàn học bài bằng đèn đường đó chớ". Bây giờ, chắc chắn phải là chuyện gì đó ghê gớm hơn.
    - Sao, chuyện gì thủng thẳng nói mẹ nghe?
    Chờ đợi, tự vấn, đau khổ, bất lực, nàng ngồi bẹp xuống góc nhà lấy ống quần lau nước mắt, y như má mình khi có một trận khóc ập đến không chống đỡ nổi.
    - Hai ngày nay ba với cô đi về trong quê cô đám giỗ nhà hết gạo mà con không có tiền!
    Phừng phừng như mọi khi, Tiệp thấy mình bỗng ráo tạnh như một trận cuồng phong vừa kéo đến làm bùng lên ngọn lửa âm ỉ trong nàng: nàng nguyền rủa cái ghế mà Tuyên đang chễm chệ nhờ bộ mặt như là đạo cao đức trọng của anh ta. Nàng gắt với con:
    - Vậy sao không khoá cửa chạy qua bên nầy ăn cơm?
    - Chẳng lẽ chuyện gì cũng chạy qua? Nói thì mẹ nổi giận đùng đùng!
    - Còn hàng xóm chi, chạy qua hàng xóm mượn gạo không được sao?
    - Con mà đi mượn gạo hả? Để người ta biết nhà của ba hết gạo mà cô Tàm hổng hay sao?
    Tiệp làm một cử chỉ tuyệt vọng. Một mệnh phụ phu nhân lên xe xuống ngựa ăn diện ngất trời mà không hay nhà hết gạo? Hay người ta cố ý bỏ đói thằng nhỏ để rồi nó "tháo chạy" sang mẹ nó, thế là nhổ được một cái gai? Có thể suy diễn theo hướng đó chứ không lẽ nào nhà một người quyền cao chức trọng mà lại hết gạo, chắc chắn là không bao giờ hết các thứ gạo cung tiến từ các nông trường và các huyện.
    Nghe em trai to tiếng, Thu Thi từ ngoài chạy vào, một tờ giấy gì đó trên tay.
    - Cưng sáng mắt chưa, vậy sao cưng ở miết bên đó chi?
    Thằng nhỏ thấy như bị tấn công, đáp trả:
    - Chuyên không thích ở với Hai! Chuyện gì Hai cũng sồn sồn!
    - Vậy còn chạy qua đây khóc lóc chi?
    - Chuyên khóc với mẹ chớ không khóc với Hai!
    Thu Thi ngồi phệt xuống nền gạch cạnh mẹ, bắt đầu tấm tức:
    - Mẹ coi con lo cho nó mà nó cứ cái giọng đo hoài. Chị em ruột mà hổng ở được, lại đi ở với người dưng được? Để coi rồi đây mầy khóc với ai!
    Nói xong, nó chìa cho mẹ tờ giấy nhìn qua là biết tờ điện tín, chỉ có Đính hay sử dụng loại thông tin nầy và mấy năm qua mẩu giấy hình chữ nhật nằm ngang đã quá quen thuộc với mấy mẹ con nàng. Tiệp như không tin vào mắt mình: bức điện khẩn báo tin Đính đã xong thủ tục ly dị sau khi phải cầu viện tới một phiên chung thẩm. Chín năm ly thân, ba năm sau sự kiện bà mẹ qua đời, tang chế cũng đã mãn nhưng nàng Mác-ta quyền lực đã thắng anh ở phiên sơ thẩm nhờ nhiều chân rết tổ chức trong ngành toà án và anh đã phải gửi đơn lên chung thẩm. Cũng như Tiệp đã liều thân đi gõ cửa chủ tịch tỉnh để có căn hộ trên đất nghĩa địa nầy, Đính cũng đã "liều thân" với nhà riêng của vị chánh án của thành phố, một hành động cầu cạnh chắc là duy nhất trong đời anh. Có xin thì có được, có hạ mình thì có thi ân, có kêu thì mới có nghe thấy. Thế nhưng, tại sao cái tin Đính được tự do lại không làm mấy mẹ con vui nổ trời như nàng hằng tưởng tượng? Vốn dễ bốc đồng, Thu Thi bỗng chồm sang ôm chầm lấy mẹ khóc lặng. Hai mẹ con xoắn lấy nhau, không nói nên lời, vui và buồn, được và mất, không lúc nào hết tâm trạng lẫn lộn đó, nó giống một cái bánh xe và nó lăn mãi theo hai mẹ con và nó để lại dấu vết, mãi mãi.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    - Con mừng cho mẹ - nó nói bằng cái giọng thành thật mà nghe như là giao đãi - Con mừng mình thoát búa rìu dư luận rồi, mẹ tới bờ tới bến rồi. Nhưng mà...
    Nó không nói tiếp được nữa. Vĩnh Chuyên đi đến chỗ mẹ và chị, cầm tờ giấy lên đọc, cơn tủi hờn ban nãy chừng đã biến mất, thay vào là nỗi buồn mà nó linh cảm được.
    - Giờ út suy nghĩ đi - Thu Thi đã có vẻ ráo hơn nhờ xả được nước mắt ra - Út về đây với Hai hay là út ở bên ba?
    -...
    - Út ở đây thì út đỡ mà Hai cũng đỡ. Mẹ có sổ tiết kiệm, mẹ hứa để lương lại cho Hai trong lúc chờ xin việc ngoài Hà Nội, cộng với tiền hàng tháng ba góp nuôi út nữa thì hai chị em cũng đủ hui hút rồi. Út thích có chị có em hay là thích bổng lộc mà bị người ta hứ háy?
    Vĩnh Chuyên đi đi lại lại, thói quen khi phải học bài dưới đèn đường, tờ điện tín trong tay, nó như chững chạc ra:
    - Chuyên tính vô nhà tập thể chỗ cơ quan ba ở. Chỗ đó có nhiều phòng trống, lại có bếp ăn tập thể, tiện hơn.
    Tiệp bối rối, cơ quan Hội có vị chủ tịch ngay ngắn hiện nay, những bạn bè thân thiết của nàng, bà má, bà cô, ông anh và các bà chị của nàng thảy đều suy nghĩ: đất lành chim đậu, trong khi biết bao người chạy vạy bon chen, gầy dựng, lôi kéo để đưa dòng tộc vào Nam nhưng sao nàng lại đi ngược như vậy? Thực sự Đính và nàng đều cảm thấy sợ hãi cái khung tỉnh lẻ có những con người quanh năm không đọc một cuốn sách cho ra hồn và thản nhiên gọi nhạc thính phòng là thinh phòng trong khi họ, những người giàu quyền sinh sát ấy cũng không chấp nhận lũ nhà văn ỷ vào cái tài chữ nghĩa mà gai góc. Một trong hai người ai phải di chuyển, chắc chắn người đó là nàng, nàng có Đính và có cả Hà Nội nhưng các con thì tính sao đây?
    - Sao Vĩnh Chuyên không chịu ở đây với chị? - nàng nói gần như là cầu khẩn con trai - Chị em mỗi đứa một tánh, lý do không hợp với chị không thuyết phục đâu con.
    Vĩnh Chuyên ngồi xuống trước mặt mẹ và chị, vẻ người lớn:
    - Con thấy Hai có người yêu rồi. Với lại, không có con thì Hai rủ bạn gái trong lớp tới người ta ở chung, người ta còn cảm ơn nữa.
    Vẻ cương quyết của em làm cho Thu Thi lạnh hẳn:
    - Hai biết thừa, cưng ở lang thang để ba cám cảnh rồi ba kêu về cho nguyên cái nhà đó chớ gì?
    Vĩnh Chuyên đứng hẳn dậy, ngoảnh nhìn chị, xẵng giọng:
    - Thì đại hội tới nầy ba vô thường vụ, ba lên trưởng Ban, mấy suất đất ba có sẵn chỗ nào chỗ nào Chuyên biết hết. Chẳng lẽ ba lên mà ba hổng xây biệt thự? Đương nhiên sau nầy cái nhà chung cư  bây giờ sẽ về tay Chuyên. Hôm rồi ông nội lên, ông nội nói riêng với ba: Mầy có hai bề con mầy tính sao thì tính, thằng Vĩnh Chuyên mà hổng có phần đừng có trách tao! Chuyên đâu có như Hai, phải biết nhịn nhục để được cái lớn chớ Hai!
    Tiệp đau khổ khi thấy mình chưa chi mà đã văng ra khỏi bài toán của con trai. Nàng biết từ khi ẳm con vòng tay, khi nó cười bằng khoé miệng giống Tuyên và khi nó lẳng lặng xa dần nàng để chạy về với ba và cô Tàm để chịu cảnh "mấy đời bánh đúc có xương", nàng biết nó hướng về Tuyên do điện sinh trường, do tình thương âm thầm huyết thống và do một sự chọn lựa hết sức thực tế: nó sẽ là công dân chết sống với cái tỉnh lẻ nầy và vị trí thường vụ của ba nó là hậu phương dát vàng cho công danh của nó.
    Thời gian lại thấm thoát và lại tiếp tục làm cái việc vô tư lặng lẽ của nó. Đính lại thư vào báo đã "cháy túi vì góp với tầng dưới nới một cái sân cho em dễ thở, em thu xếp tự ra chứ anh sẽ không vào đón như kế hoạch được". Thu Thi làm cứng:
    - Dù gì con cũng có ngoại Hai đây, có dì Mỹ Nghĩa nữa. Ba Đính gần sáu chục rồi, một mình quá lâu rồi. Trước sau gì mẹ cũng ra thì lên lịch đi!
    Nó đưa một thanh niên vê,phải buổi tối, từ bên chiếc bàn cạnh cửa sổ ngó ra, Tiệp không khỏi sững sờ khi cậu bạn nó chốt rào bước vào: cao to, trắng hồng, ngời sáng trong chiếc áo đen đẹp như Alain Delon, Thu Thi đang bước sang tuổi hai mươi, cô sinh viên Ngữ văn năm thứ hai với chàng sinh viên Kinh tế cùng tuổi, cả hai thanh tân, hoa mộng, rạng hồng nhưng sao nàng không an lòng, như nàng vừa bắt gặp sự bấp bênh, ngập ngừng và non nớt trong sự chọn lựa của chính mình hồi đó?
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Một bữa tiệc nhỏ để Tiệp cúng nhà cúng cửa cho con, một ít sớt qua mời bà ngoại Hai của chúng để gửi gắm. Độc một mâm vừa khách vừa chủ: Sếp nhà thơ với cái xắc cốt ka ki không còn cái "văn phòng di động", tóc bạc phừng ph ừng, một bên răng sún thêm và vẫn giọng cười nghèn nghẹn cùng đôi mắt rân rấn đa cảm; Quý đến nhẹ nhàng nhưng uống có vẻ sành hơn xưa, uống một hồi thì hỏi: "Tiệp thích nghe lại mấy bài hồi ở Cứ không, coi vậy chớ hát còn ngọt lắm à nghen"; Bá Biên chừng mực và ý tứ như xưa nay vẫn vậy, chỉ hứa "để món tiếng Anh của hai đứa nhỏ cậu Biên lo cho, bảo đảm nghe cậu Biên thì về sau đỡ vất vả"; An Khương trông thật sự đàn bà từ khi yêu một cậu chung một Bộ môn, vẫn để tóc suôn rẽ ngôi giữa, vẫn rầu rầu mà vẫn líu lo: "Mỗi lần nghĩ tới cuộc tình của Tiệp tụi em như được an ủi, hy vọng sau khi em đi làm tiến sĩ ở Mỹ về thì cái ông bồ của em cũng ly dị xong". Thu Thi ngồi cạnh người yêu đẹp mã, nâu giòn sắc sảo và quyến rũ lạ lùng. Vĩnh Chuyên chưa hết thời kỳ bể giọng, cứ đòi thử trọn một chai bia nhưng các cậu bạn của mẹ không cho, khi nó ngồi yên thì vẫn là cái bộ dạng còi còi, côi cút của nó. Cuộc tiễn đưa như chỉ có được phân nửa, cò nguyên gia tộc mà nàng không dám với tới: nàng chỉ đưa Đính về ra mắt và làm lành với cô Ràng có một lần và từ hồi tang mẹ tới giờ Đính không bước chân đi đâu; má đã nhiều lần ghé qua căn hộ bánh tráng nướng của mấy mẹ con nàng nhưng má sẽ không chịu nổi cảnh nàng ra đi mà hai đứa con ở lại; nàng càng không dám báo tin cho chị Hoài vì chị mình quá hay mau nước mắt và lần nào chị cũng nhân lúc Tiệp quay lưng là dằn thúc Thu Thi không biết giữ mẹ cho ba, con ngu lắm, phải ba với mẹ không bỏ nhau thì giờ tụi con cũng lên xe xuống ngựa rồi; ông anh Năm Trường thì từ lâu đã không ý kiến gì, bề nào cô em mình cũng nổi tiếng mà cũng tai tiếng quá mức nếu tham gia thì dễ thành đấu khẩu; chị Mỹ Nghĩa thì đang bận bịu cuộc tình muộn màng của mình với một ông anh kết nghĩa vừa chết vợ với một bầy con riêng quậy ngất trời, cuối cùng là Mỹ út, cô em giàu út ăn khó chịu ấy đang loay hoay với cảnh vừa bồng chống nhau chạy khỏi vườn đất hương hoả để cứu lấy sự học cho các con và cứu lấy chính mình khỏi bi kịch bị lãng quên như mọi nông dân những vùng xa xôi hẻo lánh.
    Khách lục tục ra về, bà cụ tóc ngắn bên kia vẫn ngóng sang bên nầy xem xem tự dưng mưa gió đùng đùng quá trời mẹ Thu Thi có đi không? Thu Thi chạy ra:
    - Vé tàu mua rồi, hoãn sao được ngoại?
    Mấy lần mẹ con thay nhau ra vào phòng tắm, người nầy biết người kia vào đó để khóc riêng, để rửa mặt mũi rồi mới dám bước ra với việc khác.
    Xe lửa những năm đầu thập kỷ chín mươi chỉ phải mất có bốn mươi tám giờ, Tiệp đi vé nằm để mang được nhiều đồ gồm áo quần, nhiều đồ cũ mùa đông hàng thùng, chiếc máy chữ bất ly thân, mấy thùng sổ tay tư liệu và những quyển sách gối đầu giường gần như là kỷ vật. Khi còn trong cổng rào với Thu Thi và Vĩnh Chuyên thì sự ray rứt tranh đấu với nỗi thương yêu thèm nhớ Đính, nhưng khi tàu đưa nàng xa dần, xa mọi thứ có tên là sự sống trong nàng. Nàng nung nấu ý tưởng phải mang Thu Thi đi sau khi nó vượt rào đại cương, nàng phải có một đứa con bên cạnh, không thể khác được, nàng sẽ phải làm cho nó khác với thế hệ thua thiệt của mình, nó phải có nhiều bằng cấp, nó phải lấy chồng muộn và nhất thiết không được lấy cái cậu đẹp như diễn viên điện ảnh kia, nó cần một người thực sự cầm cương được nó.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đính thuê nguyên cỗ ô tô của Đường sắt vào tận đường ray đón nàng. Anh gầy rộc vì tiền nong, nhà cửa và lằn mức như là giới hạn cuối cùng của tình cảnh độc thân dở dang quá lâu. Trên xe anh ôm chặt lấy nàng như sợ nàng đã biến mất, sẽ thăng tiến, hay là sẽ lẩn trốn để phản thùng mà quay về. Hà Nội đã quá quen thuộc với Tiệp, Hà Nội đang thu của biết bao nhiêu kỷ niệm lãng mạn mà Đính tạo ra cho nàng nhưng mùa nầy thì Nam bộ đang mưa lút trời lút đất. Hà Nội có Đính và gia tộc anh nhưng Hà Nội không có các con nàng, không có ai là người thân của nàng ngoài Đính. Nàng nghẹn thở bên Đính không phải vì tâm trạng một nàng dâu, một người vợ chính dang mà vì nàng là một người mẹ đang bỏ vãi các con ở xa mình hàng nghìn cây số để đi lấy chồng, ý nghĩ đó càng lúc càng cộm lên như giữa Đính và nàng đang có một cái dằm.
    "Tổ tò vò" của Đính quả là nhiều gió và dễ dàng nhìn thấy cánh đồng để nàng có thể tha hồ nhớ má nhớ cô và chị Hoài. Căn hộ độc một phòng, vuông sân cơi nới hùn với bên dưới chưa có tiền láng xi măng trông lỗ chỗ nghèo khó, bàn làm việc kê sát với chiếc giường thước hai, chiếc ban thờ gá vào vách tường, nơi từ nay nàng sẽ chính danh ôm hương khói cùng với Đính. Bà mẹ Đính từ trên cao nghiêm nghị nhìn xuống, chắc là bà đã mãn nguyện vì Đính đã rõ ràng thủ tục theo di chúc miệng của bà, Đính đã có người nâng khăn sửa túi. Đính bồi hồi:
    - Anh từng mơ mẹ được sống với chúng mình nhưng không thực hiện nổi.
    Tiệp đứng lớ xớ giữa phòng mặc Đính lăng xăng thu dọn đồ đạc của nàng để gọn vào một góc. Anh quay lại, hai cánh tay tình tứ đầy tràn dang ra, nàng đứng yên và bỗng dưng ôm bụng đổ ập xuống. Nàng đổ xuống một cách thê thảm, quằn quại, như một cái cây trong cơn bão, nàng muốn được gào khóc, được đào bới, nàng muốn vạch đất xé trời để được nhìn thấy các con, giá có thể chạy bộ mà trở về được, giá có thể được nhìn thấy chúng nó một lần nữa, lúc nầy.
    - Em sao vậy? - Đính định dìu nàng đứng lên đưa lại ghế.
    Tiệp vùng vằng:
    - Em không tha thứ cho mình được. Sao em có thể bỏ con mà đi như vậy được?
    Đính không ngờ, Đính bối rối và cũng méo vẹo thảm hại như nàng:
    - Thì... thì chúng mình đã từng mơ ước, mơ ngày mơ đêm cái cảnh chung sống nầy.
    - ...
    - Các con nó cũng lớn rồi, em sẽ nguôi mà chúng nó cũng sẽ quen dần.
    - Anh đang mồ côi mẹ, anh có quen với tâm trạng mồ côi mẹ không?
    Đính ôm lấy nàng dỗ dành:
    - Em đang sống, em đang hạnh phúc, em có anh, anh sẽ cùng em lo cho các con, từ xa mà biết lo thì chúng sẽ không đến nỗi nào đâu.
    - Nhưng sao không là Sài Gòn mà cứ là Hà Nội thì mới có hạnh phúc?
    - Sài Gòn thì nhà cửa đâu, hộ khẩu đâu, chỗ dựa đâu, anh và em cùng châng vâng thì rồi sẽ mải chuyện cơm áo gạo tiền không văn chương gì nữa hết, em hiểu không, chúng mình nói với nhau mãi rồi, chúng mình chỉ có hai trái tim và hai bàn tay, chúng mình đang bắt lại từ đầu, tất cả!
    Tiệp cố vùng khỏi tay Đính:
    - Nhưng mà hai ngàn cây số, em không chịu nổi cảnh xa xôi mịt mùng nầy, anh biết không, lâu dần em sẽ không chịu nổi!
    Nàng nhớ buổi hừng đông mấy ngày trước, Vĩnh Chuyên lủi thủi quay vào nhà, nhỏ nhắn xương xẩu thiếu thốn, Thu Thi phong phanh trong chiếc áo váy bông lấm chấm đứng dạt dưới bóng cây trứng cá để chiếc xe chính sách của cơ quan đưa nàng vọt đi, ngay lúc nầy, khi đã có Đính rồi thì nàng không ước mình được xẻ ra, được phân thân ra mà ước được quay về để được nhìn thấy các con một chút.
    - Thì mình đã lên phương án đưa Thu Thi ra đó thôi.
    Tiệp rên rỉ:
    - Nhưng còn Vĩnh Chuyên, không có Thu Thi thì Vĩnh Chuyên mồ côi hoàn toàn.
    Nàng để cho Đính dìu lại chiếc giường, anh nằm ghé theo dịu dàng lau mặt mũi cho nàng. Để được sống với người mình yêu cũng có nghĩa là phải thường xuyên gào khóc với lương tâm làm mẹ như vầy sao, cái giá nầy nàng đã ước lượng hết chưa và phải trả đến bao giờ? Ai đó nói rằng: người nào có được cùng lúc ba thứ thì người đó sẽ hạnh phúc: một công việc để làm, một người để yêu và một cái gì đó để hy vọng. Nàng có công việc của tư chất, có người đàn ông của số phận, còn hy vọng thì nàng hy vọng gì, hy vọng rồi các con sẽ tha thứ cho nàng ư? Giống với nhiều lần đi Hà Nội, xa miền Tây và sau đó thì lại xa Hà Nội, nàng nằm vật vã với tâm trạng bập bênh của mình như một con bệnh đang lắng nghe cơ thể mình tự chiến đấu và đang tự vượt qua. Nàng khóc rỉ rả trong tay Đính và lại nghĩ, như muôn ngàn lần trong mười mấy năm qua, rằng nếu có kiếp sau thì nàng sẽ chọn gì, tình yêu hay tình mẫu tử? Phải, nếu như có cái kiếp sau ấy thì nàng sẽ chọn sao cho hai thứ tình ấy có trong nhau, sinh ra cho nhau và vì nhau, mãi mãi, suốt đời.
     
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    20
     
    Một chiếc cặp xách để choàng trên giỏ nhựa, một chiếc túi áo quần và mọi thứ vật dụng linh tinh ràng rịt kỹ ở yên sau của chiếc Chaly mua từ hàng "nghĩa địa" Nhật. Vốn cẩn thận, cẩn thận hơi quá mức với cửa nẻo và của nả - để bù cho việc không thể cẩn thận thường xuyên với mồm miệng - Đính bắt nàng phải đội lên chiếc mũ bảo hiểm "mết-dờ-in" không rõ nguồn gốc.
    - Không, em hãy nghe anh. Dù là xe năm mươi phân khối không cần bằng lái thì em vẫn cứ phải đội mũ bảo hiểm lên đi!
    Tiệp để cho chồng chụp chiếc mũ khả nghi về chất lượng lên đầu, nghe thấy những ngón tay to nhám của anh nhồn nhộn dưới cổ mình khi anh bấm đi bấm lại cái nút gài màu đỏ - trước khi hai người đưa nhau đi đăng ký kết hôn, nàng đã tự lấy cỡ để đặt cho anh một chiếc nhẫn và bà chủ hiệu vàng đã cười ngất ngất khi đeo thử chiếc nhẫn ấy vào ngón chân cái của bà. Nàng nhìn chồng bịn rịn qua tấm kính màu của chiếc mũ trong khi Đính nhìn tránh đi, bứt rứt, rầu rầu, y như hồi trước, lúc hai người luôn phải xa nhau kẻ Nam người Bắc. Hai mươi năm sau kể từ thời điểm Đồng Đưng, chín năm cuộc sống vợ chồng mỹ mãn chính danh, tại sao vẫn cứ là không khí ngậm ngùi như hễ có một người đi là mọi thứ bỗng thành trống rỗng và vô nghĩa?
    Nàng yêu chiếc Chaly khiêm nhường và thua sút nầy không chỉ vì đường sá Hà Nội tồi tệ, hay vì người ta lúc nào cũng sẵn sàng tranh nhau nửa vành bánh mà còn vì nó được mua từ nhuận bút của những đêm thức trắng mà Đính bảo là "đi cày". Nhiều người hay hỏi độp "Trong nhà hai cỗ văn xuôi rồi, vung vinh tiền bạc rồi sao không lên đời đi?" - làm như họ không có chuyện gì hơn để thắc mắc hoặc là thấy ai không "lên đời" cho bằng với xe của hàng xóm hay của ai đó trong cơ quan là họ không chịu nổi! Thông thường, gặp những câu hỏi đại loại thế, Đính và nàng chỉ cười nhạt, nàng biết vì sao mình yêu chiếc Babetta vẫn còn cất trong góc nhà và yêu chiếc Chaly trung thành nầy, trong khi người ta thì không thể nào hiểu nổi vì sao nàng và Đính không sinh một đứa con chung, vì sao cả hai không đổi xe xịn, vì sao cả hai vẫn yêu nhau một cách dị thường và vì sao cả hai lại phải tìm cách xa ra khi muốn viết một cái gì đó?
    Thế là Đính đã ở lại sau lưng, giường trống, gạo lứt vừng đen và  luôn luôn không chấp nhận nổi cảnh trong căn hộ - đã khá rộng rãi và tiện nghi - của hai người mà Tiệp lại đi vắng. Khu tập thể bụi cát xây dựng rơi vãi mịt mù, sông Tô Lịch vẫn đen ngòm như hai mươi năm trước, chỉ khác là đã có bờ kè nhưng mãi mãi dở dang, mãi mãi không bao giờ thôi đào bới, sửa sang, xây dựng. Nàng cho xe đi tắt ra đường Nguyễn Trãi rồi đi chéo sang con đường bê tông hướng lên Cầu Giấy - Thăng Long. Lần đầu tiên nàng đi xa bằng xe máy mà không có Đính phía trước, không có đôi bàn tay vững chãi và cái mùi mồ hôi có hương vị thuốc lào của anh. Tâm trạng cô đơn xoắn xuýt nàng, tại sao cứ rời Đính ra là nó đến và tại sao nàng lại không vui thích với nó trong khi nàng đang đi tìm nó, đi kiến tạo ra môi trường sống cho nó và mong mỏi nó đồng hành với nàng một cách có ích nhất trong chuyến đi nầy?
    Con đường các nhà đương cục gọi là đường cao tốc lồ gồ nhưng vô cùng quen thuộc. Nhiều năm qua, từ khi nàng đứng chân được trên mảnh đất của số phận mình, nàng đã có đủ tiền để xa dần những con tàu của ngành Đường sắt quốc doanh mãi mãi màu xanh lá viền nẹp đỏ, hôi hám, thiếu nước và hà tiện với khách từng cuộn giấy vệ sinh. Thường thường, mỗi khi ngược lên Nội Bài để về với các con, Đính như một viên đá ở phía sau cứ kéo tâm trạng nàng trĩu xuống, vì bởi không có nàng trong căn hôộấy thì anh giống như một cái cây bị bỏ quên, thế nhưng những chuyến taxi ấy thường là ban ngày, nàng được đi và sắp được bay lên cùng nỗi khấp khởi vì sắp có trong vòng tay các con và gia tộc. Chuyến ra, bao giờ cũg là tâm trạng đáp xuống, trở về, buổi tối, đường xá chập chùng, Đính ấm áp bừng bừng phía trước trong khi các con thì đã lại xa, mịt mùng, không sao nhìn thấy được. Cứ như thế, dù có được đi đôi ba chuyến trong năm thì mãi mãi vẫn là tâm trạng bập bênh như thế, y như xưa, y như hồi hai người kẻ Nam người Bắc, tâm trạng lúc nào cũng khắc khoải lùng nhùng không sao giải toả được.
    Trời đang bắt đầu xế. Đáng lẽ nàng đã lên đường hồi sáng nhưng sau bữa điểm tâm, sau cữ cà phê với đủ thứ chuyện không bao giờ ngớt và không bao giờ chán nói với nhau, Đính kéo nàng nằm lại bên nhau hồi nữa, cái kiểu khi thì giống như đam mê, khi thì giống như ích kỷ mà khi thì thấy rõ ràng là yếu đuối trẻ thơ. Sự bịn rịn của anh làm cho nàng chần chừ, hay là ở nhà, không viết lách không văn chương gì cho mệt, hãy như mọi người, ban ngày công sở, ban đêm "đi cày" hay "bơm xe đạp" (nghĩa là viết báo vặt) và thong dong, rủng rỉnh..., vui thú, tận hưởng như mọi người đang ở vào lứa tuổi có thể mặc nhiên với mọi thứ?
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ngay lúc đó Đính bỗng chép miệng "Thôi thì ở nhà anh cũng phải viết một cái gì" và thế là nàng lại thấy chính mình cũng phải ra đi dể mà có một cái gì. Đã xong giai đoạn vui bù, rong chơi bù, ái ân bù, no nê bù khi nàng mới ra Hà Nội, cũng đã xong thời kỳ đêm đêm vật vã mỗi người một chiếc bàn như bị cột vào bên càng cối xay gió, người nầy chỉ nhìn thấy lưng của người kia trong im lặng khổ sai, chết tiệt. Lúc đầu là sự rễnh roãng vui thú, sau đó là sự lèn nén cực nhọc để có tiền đi lại, cơi nới sửa sang tự cứu mình trước khi trời cứu, giờ thì cả hai đều thấy phải trở lại với những thứ mình từng có, từng yêu và từng tôn vinh. Bây giờ, bây giờ mọi thứ đã trở thành nhịp điệu trơn tru, bằng phẳng và chính nàng, nàng đã nảy ra cái ý cả hai phải rời nhau  ra một thời gian để sự cô độc được trở lại, cả hai sẽ cùng làm cái việc của mình một cách thong dong, thiền định, tĩnh tại. Đúng hơn, điều nầy nàng không nói trắng ra, tình yêu của Đính, sự hiếu động của Đính, sự viên mãn của Đính đã nuốt mất không gian sống mà nàng đã cố dành dụm cho mình trong căn hộ lúc nào cũng khách khứa cùng, ăn cùng, ngủ cùng, chuyện vãn cùng, e sợ cùng, thoả hiệp cùng... mà thời gian thì đâu có dài hơn hay rộng ra được, mỗi ngày là một cái chớp mắt, nàng đã loay hoay quá lâu với những khát vọng đàn bà của mình và nàng giống như con cá hồi, đã đến lúc phải ngược dòng để được xả thân, được dâng hiến, được làm cái việc hết sức tự nhiên là sinh nở.
    Vì lần đầu nàng ra ngoại thành một mình, hay vì nàng đi vào giác xế, hay vì heo may quá gợi mà nàng cứ muốn quay về bên Đính. Tại sao lại như vậy, tại sao một người đang có một căn hộ nhiều cửa sổ, có một ông chồng đúng nghĩa và một bầu không khí lý tưởng lại phải chạy đi đâu đó để cặm cụi một mình với một trò chơi vô tăm tích là văn chương? Chẳng lẽ sự cô độc lại quan trọng và khắc nghiệt như vậy sao? Nàng biết rõ điều đó là khổ ải nhưng nàng vẫn cứ đi, như một tín đồ với tôn giáo của mình mặc dù người đời khó bề hiểu được sức mạnh tinh thần của thứ tôn giáo ấy.
    Lúc qua cầu Thăng Long nàng mới thấy chiếc Chaly quả là chật vật và không cân sức với đường đất. Nàng bỗng nhớ Thu Thi, nhớ hôm Đính chở nó đi cho biết cầu Thăng Long bằng "con cào cào đỏ" - chiếc Mobylette Cá Xanh hồi xưa là "cào cào xanh" - chiếc xe đã giở chứng ngay khi hai cha con dợm lên dốc cầu. Cô sinh viên năm thứ hai ý tứ không nói gì, nhưng sau đó nó cương quyết không ra Hà Nội cùng mẹ như Đính và nàng thiết kế. Có lẽ vì cầu Thăng Long chớn chở quá, cũng có lẽ vì mùi than tổ ong nhà mẹ sặc sụa quá, cũng có nghĩa là cuộc sống của mẹ và ba Đính chật vật quá, hay thuần tuý vì thế giới của mẹ và ba Tuyên quá xung khắc nhau, nó như bị chẹt ở giữa và tình thế bắt buộc nó phải lựa chọn một chỗ quen thuộc, không gần hẳn với ai cả. Thế rồi nó và người thanh niên đẹp bồng cùng tuổi ấy sống thử trong căn hộ sẵn mọi thứ của nàng để lại, thế rồi một đám cưới "hoành tráng" diễn ra có cả cảnh sát đến giữ xe cho các quan đầu tỉnh đầu huyện khách mời của ba nó. Nàng cảm thấy nàng và con gái như đã bị lạc nhau, liệu sự thất lạc nầy là tạm thời hay là vĩnh viễn?

Chia sẻ trang này