1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia đình bé mọn - Dạ Ngân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 14/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đường cao tốc dạo nầy có rất nhiều biển quảng cáo để giúp vui khách lại qua. Nàng cho xe rẽ vào địa phận Phúc Yên. Một lần Đính đã đèo nàng bằng "con cào cào đỏ" lên đây để giới thiệu với nàng "sào huyệt của các ngài Quốc dân đảng" xưa và cũng để lượn lại với những kỷ niệm chắc chắn anh còn chôn giữ kỹ trong bộ nhớ nổi tiếng trường túc của anh. Hồi đó anh đã tình nguyện ôm hai đứa con ở nhà cho vợ đi lớp đại học nào đó ở vùng nầy và đứa con gái út cũng được hình thành ở đây. Người ta bảo đàn ông lưu giữ ký ức của cảm xúc rất bền còn đàn bà thì luôn hết mình cho một thời điểm cụ thể. Nàng hay nói về Tuyên trong khi Đính thì hay im lặng khi bị khơi lại chuyện cũ, suy ra, nàng có thể gạt hẳn Tuyên sang một bên lề nhưng Đính thì vẫn không làm như vậy được vợ cũ chỉ vì nàng ta là mẹ của những đứa con anh, người đã cùng anh sinh cho dòng họ một đích tôn tầm cỡ là cậu cả Hoàng, người đã bị anh bỏ rơi cho dù đó là lý do chính đáng gì. Tiệp nhớ lần đầu tiên nàng và người đàn bà ấy gặp nhau bằng sự thu xếp của Hoà, em gái Đính, "nhà từ thiện không bao giờ có tiền", nói theo cách của Đính. "Phải cho chị Cẩm và chị Tiệp gặp nhau, phải xoá bỏ hận thù, phải hoà hợp dân tộc, phải hàn gắn chiến tranh", đủ cả. Thật sự Tiệp muốn một giai đoạn mới, muốn hai đứa con của Đính an lòng với trời Tây, muốn cô con gái út đi lại bình thường với bố và cô, vả lại nàng bước đi quen rồi, nàng dấn lên chút nữa cũng đâu có kiệt sức. Phòng khách quen thuộc của nhà cô Hoà, cô em môi giới lăng xăng ở cửa giữa quay ra quay vào với hai bà chị, cô con gái út của Đính cũng có mặt một cách căng thẳng, ngập ngừng nhưng người đàn bà ấy không chịu bước ra. Nàng nghe thấy tiếng cô Hoà: "Chị Cẩm mà không chịu ra em nhất quyết không coi chị là chị nữa đấy!". Cuối cùng, Cẩm cũng xuất hiện, một cái xoáy tóc trên trán, đôi mắt còn khá hương sác dại đi vì đang tự chiến đấu với mình, cái miệng từng tươi hoa đờ ra trong nụ cười máy móc, gượng gạo. Tiệp bước tới nắm lấy bàn tay đã từng được chồng cưng chiều bao biện, bàn tay đã từng khua những lá thư quyền lực tổ chức với nàng, giờ nó là bàn tay của người đã rời bỏ công sở, tham vọng và ghế đẳng, bàn tay lạnh nhẽo vì mất hết sinh khí mà vẫn âm ỉ hận thù. Cuộc gặp ngắn ngủi, trúc trắc nhưng không có sự cố nào. Bức tường đã được tháo dở, tình yêu với Đính đã đẩy nàng bước tiếp, lần nữa rồi lần nữa, ở chỗ căn hộ của cô con gái út. Những cuộc gặp khi không có Đính thì chừng như không khí trơn tru hơn nhưng cũng như thiếu vắng một cái gì đó quan trọng, đó là sự cần thiết của một người đàn ông trong ngôi nhà mà họ từng là một cái nóc. Càng ngày Tiệp càng hiểu ra rằng, một người đàn ông đi lấy vợ lần nữa tức là họ có thêm một mái nhà trong khi người đàn bà đi lấy chồng khác thì phía sau họ là một sự đổ sập. Chị Hoài kể rằng, sau chuyến đi Hà Nội, chủ yếu là để xem qua cảnh thân cô thế cô của nàng, cô Ràng hay nói nước đôi "Thôi thì rổ rá cạp lại, được như vậy là phúc đức ông bà!", trong khi đó má nàng khóc dài từ Bắc về Nam và chỉ nói độc một câu: "Bề nào thì nó cũng khổ". Sau nầy, mãi mãi về sau nầy khi nàng quen với cảnh con thoi hai đầu đất nước, thế nhưng lần nào tiễn nàng, chị Nghĩa của nàng, chị Mỹ Nghĩa muộn màng và cũng cảnh con chồng bên nách luôn tiễn nàng bằng nước mắt như thể có đi là không có về vậy.
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Thu vàng, nắng thu vàng như những ngày áp Tết trong Nam, nắng như có mật và gió như có nhạc có thơ. Lại ý nghĩ, thời tiết tình tứ nầy mà tại sao phải xé lẻ nhau ra để cặm cụi với một thứ việc như thể là ra biển vậy. Tiệp nhìn thấy một vạt đồng trơ rạ bên đường, bờ mẫu có cả bông cỏ may mà một nữ sĩ từng sơ ý. "Áo em sơ ý cỏ găm dầy. Lời yêu mỏng mảnh như màu khói. Ai biết lòng anh có đổi thay?". Nàng dừng lại, tháo mũ, đứng nhìn vơ vẩn một mình trong sự đơn độc đã có thể nghe thấy, sờ thấy. Hồi bé nàng thích những vạt đồng đang chín ở quê, bên kia là ven cây nhà ngoại, bên nầy là vườn cây lưu niên của nội, vì con cháu không phải bán lưng cho trời bán mặt cho đất ngoài ruộng nên nàng luôn ao ước được lèn chân giữa những hàng lúa sắp gặt của nhà người. Sau đó, lớn lên mơ màng thiếu nữ thì nàng lại thích những gốc rạ vàng sáng để đi chân trần trên đó, nghe thấy rạ bị khuất phục và gan bàn chân ram ráp, ngồ ngộ. Giờ khi đã đứng tuổi, nàng lại thích một cánh đồng rạ cũ trước mặt, một miền ra cũ: đồng chiều, cuống rạ, váy chùng. Không cưỡng được ý muốn ngồi lại bên góc đồng và được nằm lăn trên đám cỏ may nầy mà nhấm nháp một cọng rạ vô danh. "Cuối trời mây trắng bay. Lá vàng thưa thớt quá. Phải chăng lá về rừng. Mùa thu đi cùng lá. Mùa thu ra biển cả. Theo dòng nước mênh mang. Mùa thu vào hoa cúc". Tại sao không phải vàng hoa cúc mà lại vào hoa cúc? Nàng độc thoại mà như đang tâm sự với nữ sĩ cỏ may đã thành người thiên cổ với người đàn ông vĩnh viễn của mình. Nàng thấy chạnh lòng quá, chính vì chữ vào nầy mà cuộc đời mới cần nhà thơ, vì vậy mà nhà thơ mới đa đoan bởi tài và mệnh của mình. "Tình ta như hàng cây. Đã yên mùa bão gió. Tình ta như dòng sông. Đã xa ngày thác lũ. Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại. Chỉ còn anh và em, cùng tình yêu ở lại".
    Nàng hình dung không gian tình tứ của Đại Lải mà lát nữa nàng sẽ đi đến, thuê hẳn một phòng như đã thoả thuận với họ trên điện thoại. Một cái dốc thanh thanh  dẫn lên đồi, một con đường ven cái hồ Đính từng đưa nàng sang một cái đảo nhỏ bằng một chiếc hô-bo phế thải đi bằng thứ buồm nilông làm từ cái đầu hiếu động của anh. Nàng sẽ ngồi sau cửa sổ nhìn ra những bậc thềm sỏi gợi cảm của một ngôi biệt thự, sẽ trải thếp giấy lên bàn, sẽ gặp lại cảm giác đơn độc xưa bên chiếc cửa sổ có nhiều bông mận ở cái thị xã có các con nàng ở đó. Chắc chắn sẽ là nõỗ cô đơn êm dịu, mọi sự đã đi vào quỹ đạo, an bài, thong thả, như miếng da lừa đã ở đó trên tường, như một cuộn chỉ lăn mãi rồi thì cũng có lúc chấm hết, như xong thác xong ghềnh thì thế nào cũng là dòng sông phẳng lặng bãi bờ trước khi ùa ra biển cả.
    Dù sao cũng thấy dễ chịu khi nằm một cách vô định chốc lát như thế nầy mà không phải viết lách gì. Rồi nàng nghe thấy tiếng xe máy ai đó dừng lại rất gần, tiếng chân gấp gáp đàn ông và Đính lù lù ngay trên chỗ nàng nằm. Anh ngó xuống, chòng chành, như từ một giấc mơ, hơn mơ vì anh bằng xương bằng thịt và lúc nào cũng quặng vỉa tình tứ lộ thiên, như anh vừa bắt gặp lại được nàng trong một cuộc săn đuổi phập phồng:
    - Trời ơi, nghiêng ngả hớ hênh thế nầy mất xe mất trinh mất tiết như chơi!
    Nàng ôm choàng lấy người đàn ông hai mươi năm của mình:
    - Anh tính theo lên Đại Lải nầy để phá em hả?
    Anh ngồi hẳn xuống, bỗng trở lại nghiêm nghị, nói ngay:- Vừa có chuyện nầy, em phải bình tĩnh. Em đi một lát thì có thư phát nhanh của con gái. Thư đây.
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Điện thoại và hệ thống phát chuyển nhanh của ngành bưu điện độc quyền dù sao cũng đã giúp hai mẹ con thấy đỡ diệu vợi hơn trước. Thư ngắn, vỏn vẹn mấy dòng: "Mẹ ơi, con cần mẹ, con khổ quá. Chồng con ảnh có người khác, người ta còn gọi điện đòi con nhường chồng nữa, mẹ. Phải chi hôồ đó con theo mẹ, con nghe lời mẹ, nhưng mà con cần mẹ, lúc nào con cũng cần mẹ, mẹ ơi!"
    Giống như những lần hai đứa con xa của nàng có chuyện, Đính và nàng lại thấy như trời đang quang bỗng có tin bão tới, một trận bão bao giờ cũng bắt đầu khi trời im ắng nhất. Nàng ngồi dậy, lưng gập xuống rõ ràng bộ dạng trời đày. Đính nói thêm:
    - Chồng trẻ người non dạ, không lấy được bằng nên phải sống bằng mánh mun, con đường nầy cũng tất yếu thôi. Anh cho rằng chuyện nầy không tai hại bằng chuyện cả hai học mà không lấy được bằng, chúng nó như ở ngoài luồng, bấp bênh nên nguy cơ sa sẩy rất cao.
    Nàng nhớ hôm hai vợ chồng biết được một sự thật kinh hoàng: Thu Thi thiếu nợ môn quân sự mà nó cho là "ngớ ngẩn", anh chồng đẹp trai thì nghĩ là giỏi chạy chọt nên xin điểm khó gì, thế là mọi thứ trôi qua, sĩ diện, phụng phịu, rồi đổ lỗi cho giáo trình và bệnh thực dụng của thầy cô. Đính và nàng cay đắng như chính mình bị mắc nợ và cho rằng đó là thất bại lớn nhất của hai vợ chồng dù trước nay cả hai cùng quan niệm bằng cấp không là cái gì cả.
    Biết nàng đang đau lịm đi, Đính lặng lẽ giúp nàng đứng lên:
    - Chắc em phải thu xếp về ngay, văn chương tiểu thuyết gì cũng gát lại đã. Nhưng mà phải rắn rỏi lên, đời có số hết!
    Thật ra Đính đã quá lo lắng, nàng đã giỏi chịu đựng hơn xưa nhiều, mọi thứ đều có thể xảy ra trong hoàn cảnh nàng. Dù vậy khi đã được Đính áp về lại nhà, khi đã được nằm chùi xuống chiếc giường của hai người thì nàng lại bắt đầu tự vấn mình: Cha ăn mặn con khát nước, nàng đang được thì con nàng phải mất, đúng không? Bù và trừ, lẽ nào cuộc đời lại nhẫn tâm với nàng như vậy? Đây là cái giá nữa cho sự đèo bòng của nàng - nói theo ngôn ngữ của chị Hoài - hay vì cái sự học của nước nhà quá nhem nhuốc và con nàng đã ngụp lặn, đã vùng ra và rồi nó bị nhấn chìm bằng tai hoạ khác? Tại vì nàng bỏ rơi con hay tại vì thế giới bổng lộc của ba nó làm cho nó buông thả, uất ức, quáng mắt, tiêm nhiễm và đã đến lúc chính nó phải trả giá?
    Không còn cách nào khác, trong lúc lóp ngóp ngồi dậy để chuẩn bị cho chuyến về Nam vào sáng sớm mai, nàng lại hồi nhớ lúc nàng và Đính thở phào sau đám cưới của Thu Thi vì tưởng thế là vợ chồng chúng đã xong đại học, đã có nhà, đã có nhau, đã có con và rồi sẽ có tất cả. Một người mẹ như nàng thì bao xa nữa mới hết con đường mẫu tử của mình - nàng nghĩ, nghĩ mãi như mọi khi những cái cuống nhau của nàng trong kia động đậy, thôi thúc. Hình như con đường ấy quá dài, nó trải ra, thác ghềnh, sông ngòi, biển cả và tận cùng chắc chắn sẽ là một nắm đất mệt nhoài đi nữa thì hành trình ấy chắc gì đã kết thúc. Chắc chắn nó sẽ, tình mẫu tử ấy, sẽ tồn tại và nối dài trong con gái Thu Thi của nàng và cứ thế, mãi mãi, gánh nặng và niềm vui, vinh danh và cay đắng, một bà mẹ của cõi đời nầy.
    Tình duyên lận đận, học hành dở ương, con cái nhỏ dại, cái vòng tròn của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng đã chồng lên, cái bóng của nàng, cái bi kịch của nàng và đó cũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi còn chưa hết con đường mẫu tử của mình.
    Nhà sáng tác Đại Lải tháng 7 -
    Hà Nội tháng 11 - 2004
  4. ngochungarch

    ngochungarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    tiếp đi cưng ...

Chia sẻ trang này