1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIA ĐÌNH MẾN THƯƠNG

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi saigon4u, 28/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saigon4u

    saigon4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    GIA ĐÌNH MẾN THƯƠNG

    MẸ

    Mẹ là ngườI gần gũi vớI tôi nhất trong gia đình có 5 ngườI: cha mẹ và 3 chị em tôi. Mẹ mất năm tôi học 11 và cho đến 7 năm sau đó, khi tôi bây giờ đang chuẩn bị tốt nghiệp 1 trường ĐạI học thành phố HCM, tôi vẫn luôn nhắc nhở mình thói quen nhớ đến Mẹ không ngừng nghỉ- đó là một điều thương yêu và cũng là một trách nhiệm tôi tự gán cho mình..

    Mẹ sinh ra lớn lên ở Nghệ Tĩnh, ông ngoạI là ngườI Huế và bà ngọai ngườI Nha Trang- ông chạy tàu vào Nam thờI trai trẻ và đã chọn một thiếu nữ Nha Trang làm ngườI má của Mẹ tôi và các bác các dì tôi. Ông bà chạy giặc từ Huế ra Nghệ Tĩnh và dừng chân để tạo dựng một mái nhà và một gia đình. Ông đi dạy trường làng và bà chạy chợ. Ông bà nộI tôi đã là hàng xóm cạnh nhà lúc đó nhưng đó lạI là một câu chuyện khác sẽ được đề cập tớI sau. Đôi khi cha mẹ vẫn thường thật thật đùa đùa rằng đáng lẽ cha đã cướI một O khác không phảI là Mẹ tôi và làm ruộng như bất cứ một phụ nữ nào ở quê, hai ngườI đã rất gần vớI đám cướI lắm rồI nhưng rồI cha đã chọn một cô gái không quen vớI việc ruộng đồng- Mẹ tôi cũng như các bác các dì trong nhà đều được đi học đúng tuổi. Có có lẽ là một truyền thống gia đình hay là một truyền thống mà ông bà ngoạI tôi tự bắt mình phảI khởI xướng trong khi việc học là hầu như không được chú trọng hoặc chú trọng vớI những mức độ ít hơn là việc thạo cày bừa và làm ruộng làm vườn như hầu hết các gia đình ở nông thôn lúc đó. Cha chọn Mẹ và Mẹ cũng đồng ý vớI lựa chọn đó và rồI chị tôi ra đờI, sau nữa là tôi và em trai tôi. Đến phiên tôi thì sinh ra ở Huế và gia đình tôi ở mãi tạI cố đô đến bây giờ..

    Mẹ khó tính, đảm việc, chịu đựng, và yêu thương chúng tôi. Mẹ có thể đánh tôi rất đau và rồI lạI tự trách mình rất nhiều vớI việc đó. Tôi sợ cha và không sợ Mẹ cũng như tôi ít yêu cha hơn là Mẹ. Các qúy vị phụ huynh xin hãy thành thật vớI tình thương của mình dành cho một đứa con này vớI những đứa còn lạI, qúy vị luôn cố gắng tỏ ra mình công bằng vớI tất cả những đứa con, nhưng điều đó là gần như quá sức họ khi họ đã cố gắng rất nhiều trong công việc, trong quan hệ làm ăn láng giềng và những quan hệ có khả năng sinh lợI khác, và một đứa bé có thể rất tinh tế để biết mình không được yêu nhiều như là anh chị hay đứa em. Tôi biết chắc một điều là Mẹ yêu tôi hơn là cha có thể yêu, nó gần như là một sự bù đắp hay một điều gì tương tự thế. Tôi nhận được nhiều trận đòn từ cha và rất nhiều yêu thương từ Mẹ. Tôi ít khi tỏ ra mình cần thiết những thứ đó cũng như cần thiết Mẹ, và tôi biết tôi đã sai..

    Tôi đã sai, và mắc rất nhiều lỗI trong tuổI thơ của mình. Phần lớn là Mẹ la mắng. phần còn lạI là sẽ có những trận đòn. Mẹ ít đòn và hiển nhiên là đòn rất đau. Một kỷ niệm tôi nhớ mãi về một trận đòn chí tử của Mẹ dành cho khi đang học lớp 6. Tôi thường chơi đùa cùng lũ bạn nhà lân cận trong khu phố, con nít thì dễ thân và dễ uýnh lộn- trong khi ngườI lớn thì ngược lại. NgườI lớn có những khúc mắc riêng vớI nhau không bao giờ có thể gắn lại. Chúng tôi chơi vớI nhau vô tư và nhiệt tình đánh nhau cũng vô tư không kém, hôm đó 2 thằng- tôi và con bác Mây hàng xóm- đang giã nhau cật lực vì 1 thằng cho là thằng kia gian lận trong trò bắn bi, bác Mây xuất hiện rất nhanh kéo cổ thằng con đang đỏ như gà chọI và mặt mày bầm dập về, và bác sẽ rất sẵn lòng cho bà con chòm xóm nghe những của chẳng hay ho gì. ĐốI tôi thì bác nói thế chứ thế nữa cũng..thế, tôi quan tâm đến việc giã thằng kia hơn là được ăn chửI của bác. Tất nhiên là Mẹ tôi bán hàng trong nhà sẽ phảI nghe những lớp những lang bác Mây dành cho tôi nhưng mắt thì nhìn sang nơi Mẹ ngồI nhiều hơn. Mẹ xách tôi về theo đúng nghĩa của từ này, dúi tôi vào góc nhà tát tai tôi rất nhiều và rất đau. Tôi hoảng sợ thực sự khi bị ăn đòn mà gần như không hiểu vì sao. Tôi thấy Mẹ trở nên dữ tợn và xa lạ. Sau trận đòn tôi kiếm 1 góc để gặm nhấm niềm đau và xót của mình, tôi thấy mình cô đơn, tôi thấy mình bị ghẻ lạnh, tôi thấy mình đáng ra không nên sinh ra làm gì, và nghĩ đến việc chết đi cho Mẹ phảI hốI hận đã đánh tôi, đầu óc lan man những thù hằn cô đơn trẻ con như thế rồI thiếp đi trong mỏI mệt..Tiếng nói chuyện càng lúc càng lớn đánh thức tôi dậy. Mẹ đang ngồI vuốt tóc tôi và hình như đã khóc, bên cạnh là cha. Hai ngườI dường như đã có một cuộc chuyện trò từ lâu trước đó và tôi thì đang ngái ngủ chỉ nghe được loáng thoáng tiếng Mẹ nghẹn ngào giảI thích mà như tự phân trần với mình: ?oEm cũng không hiểu được ra làm sao, nghe bà ấy nói thế là không còn suy nghĩ được gì hết, đánh con cứ như bị ma nó xúi, giờ thấy xót xa quá?. Mẹ cúi hôn lên trán tôi nói rất khẽ: ?o Mẹ hứa sẽ không đánh con trai Mẹ nữa- không bao giờ?. Tôi nhắm nghiền mắt cố không để mi rung lên. Tôi biết mình được yêu thương một cách đoan chắc. Đó là trận đòn đau nhất và cuốI cùng từ mẹ..

    Những năm đầu ở Huế Mẹ đi làm trong một công ty Nhà Nước- công ty Gia Súc Thú Y thành phố, đó là công việc hợp lý khi Mẹ học xong Trung Cấp Thú Y và rồI ở nhà trong rất nhiều năm nuôi chị tôi, rồI đến tôi và em tôi khi cha đi học ĐạI học Địa chất tận Thái Nguyên xa xôi. Những đứa con có lẽ là tình yêu của những lần cha nghỉ phép- rồI lạI đi rất lâu. Mẹ kể tên Đạt mà tôi mang là bởi Mẹ đặt- cha có lẽ đã muốn tôi mang một tên khác- bất kỳ và có lẽ không bao giờ là Đạt, cũng là tên một ngườI yêu cũ của Mẹ thuở thanh niên. Tôi không quan tâm lắm đến điều này và chỉ mơ hồ cảm thấy mình hình như phảI tên đó mà không là một chữ có nghĩa nào khác, điều mơ hồ này chắc không bao giờ tôi có thể rõ

    Điều mà tôi có thể rõ ràng những khi nhớ về Mẹ là hình ảnh Mẹ đạp chiếc xe đạp Mifa, áo Măng sông màu sét non những tầm trờI bắt đầu xám tối. Chúng tôi chơi ở trước cổng nhà, và luân phiên từ cổng nhà đứa này sang nhà đứa kia. Giờ tan tầm không đứa trẻ con nào muốn mình vắng mặt khi cha mẹ về nhà, sẽ có những điều thú vị trong những túi xách kia mà những đứa bé không ngờ trước được, ví như một món đồ chơi điện tử, xếp gạch cầm tay hoặc rôbô chiến đấu, không thì một món ăn nào đó trên đường về mua được, hoặc có thể là những nụ hôn. Tôi thích đồ chơi hơn, đồ ăn cũng tạm, và hôn thì xoàng. Ba chị em tôi có thể nhận ra Mẹ từ rất xa bằng chiếc áo măng sông màu sét mớI đó, Mẹ đạp xe chậm và tóc dài xoã tung ra. Thường thì Mẹ sẽ cườI rất tươi khi lũ chúng tôi leo nheo đàng sau xe đạp theo vào nhà, và sẽ có một phích nước chanh có bỏ đá Mẹ làm theo thói quen. Chúng tôi uống nước chanh và ngồI phệt ở hiên nhà, hoặc lăn lóc trên những bậc cấp tùy cảm hứng trẻ con, chiều xám xịt và bóng đèn trong nhà vàng ấm..
  2. saigon4u

    saigon4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngôi nhà có những bóng đèn vàng ấm, cha lúc này đã học xong và chuyển về làm tạI công ty vôi xi măng Long Thọ và nghĩa là chúng tôi có một gia đình hoàn hảo. BuổI tốI cả nhà sẽ ăn cơm ở gian chính giữa có treo ảnh Bác Hồ, phía dướI là tivi đen trắng vỏ đỏ, cạnh nữa là cassette vỏ đen. Cha rất hay đùa trong bữa ăn rằng hôm nay báo có đăng thơ của cha viết về một trong 3 chị em theo thứ tự luân phiên từng ngày. Chị em tôi hăm hở lục lọI báo và tìm rất kĩ rồI biết bị gạt khi cha vớI Mẹ phì cườI sau một thờI gian đủ cho chúng tôi đọc hết chữ của tất cả các số báo trong ngày. Hôm sau cha vẫn được đăng báo và chúng tôi vẫn tìm bài của cha trong báo. Và hôm nào cũng thế
    Năm tôi 11 tuổI học lớp 5 gia đình tôi chuyển chỗ ở ra phố ở, Mẹ nghỉ việc công ty và buôn bán tạI nhà. Đầu tiên là bán bánh kẹo, khách mua thì ít và chúng tôi ăn rất nhiều, sau bán vật liệu xây dựng. Khu phố chúng tôi trở thành khu phố vật liệu xây dựng một cách ngẫu nhiên khi số nhà chuyển từ những công việc khác nhau sang vật liệu xây dựng ngày càng nhiều, trong đó có gia đình tôi. Cha vẫn đi làm, Mẹ buôn bán và nấu nướng có sự phụ giúp của chị tôi đôi khi tùy cảm hứng. NgườI ta thích xây nhà hơn là ăn bánh nên từ khi chuyển đổI mặt hàng thì kinh tế gia đình khá hơn trước, Mẹ ít gắt gỏng hơn nhưng cũng mệt mỏI nhiều hơn trong cái không khí bụI xi măng mịt mù và những vôi những gạch và trăm thứ vẩn bụI đục khác. Ba chị em tôi đi học suốt ngày và những khi về nhà sẽ chui vào phòng đóng cửa thật kín cho cái mùi xi măng nồng nồng khỏI lọt vào phòng. Mẹ thường kéo lấy tôi và em tôi những khi chạy ù té ra khỏI nhà nhập vớI đám bạn chơi ngoài đường, thường sẽ là 1 cái thơm vào má tôi và một cái đáp trả vào má Mẹ, và rồI giữ rịt tôi trong lòng để hỏI han hoặc bắt chấy mặc cho tôi vùng vằng cứ chực giẫy ra. Về chuyện thơm này hồI đó tôi rất ngượng vớI bạn bè, ai đờI lớn (??) tồng ngồng rồI lạI đưa má cho Mẹ thơm, còn gì là khí phách là sĩ diện ngườI trai trong trờI đất. Nhưng Mẹ vẫn cứ thơm và bắt tôi thơm lạI cho đủ một nghi lễ tự Mẹ nghĩ ra rồI mớI được giằng ra khỏI Mẹ nhập bọn cùng bọn bạn la ó ngoài đường kia
    Năm lớp 10 là một năm buồn, và năm sau đó là một nỗI đau. Mẹ cảm nhận được một khốI u hiển hiện trong cơ thể và đưa những chân rết nó ra khắp nơi đi kèm vớI những mệt mỏI nhức nhối ngày càng thường xuyên. Hôm ấy tôi đi học về và không khí gia đình rất trầm mặc, cha ngồI lặng rồI kêu chúng tôi lên chơi vớI Mẹ đang nằm trong giường, căn phòng hằng ngày chúng tôi thân thuộc giờ sao u tịch thế, Mẹ nằm nghiêng xoay người vào bên trong, khi cúi xuống thơm Mẹ tôi thấy như có một điều thảng thốt và níu kéo vừa nảy sinh trong Mẹ. Tôi sợ. Em và chị tôi nằm lạI lâu vớI Mẹ, còn tôi thì lẩn đi. Ngày hôm sau, hôm sau nữa, và những hôm rất lâu sau đó cũng thế, Mẹ đã trở lạI công việc buôn bán bếp núc hằng ngày vớI một vẻ lo nghĩ không che giấu trong ánh mắt. Tôi không nghĩ đến một điều gì mất mát đang thành hình hay là không đủ già dăn để nghĩ đến điều đó. Tôi ngây thơ vớI nỗI buồn tuổI vừa dậy thì.
    Tôi ngây thơ, đó là những lỗI lầm không bao giờ tôi có thể tự tha thứ cho chính mình. Thay vì bên cạnh Mẹ nhiều hơn tôi lạI tự gán cho mình cái cảm giác coi như không có gì sau tất cả mọI chuyện hay đó là một cách tôi bỏ vào vỏ bọc chính mình. Mẹ bắt đầu những đợt điều trị khốI u ác tính, vô hoá chất và xạ trị. Mẹ ngày càng suy giảm sức khoẻ và tăng thêm tình thương đốI vớI những đứa con. Những nước hoá chất và xạ trị bằng laser làm tóc Mẹ rụng nhiều đến rất nhiều, những cơn đau đầu thường xuyên hơn và đi kèm vớI nó là viêc nôn thốc nôn tháo thức ăn ra. Mẹ chuyển hẳn vào Bệnh Viên TW Huế điều trị, công việc buôn bán thờI gian đầu có sự trợ giúp của dì tôi nhà gần cạnh và được điều hành bởI chị tôi. Chị vừa học vừa bếp núc chăm lo chúng tôi và Mẹ, vừa phảI thêm những buôn bán đòi hỏI sự khéo léo tinh tường cũng như già dặn nhu cương hợp lý mà chị tôi chưa có được. CuốI cùng cửa hàng đành phảI đóng cửa vô thờI hạn. Mẹ điều trị ở Khoa Ung Bướu có sự chăm sóc của 2 bên nộI ngoạI, và những niềm yêu lớn từ cha và những đứa con. Tôi bắt đầu làm thơ cho Mẹ để không bao giờ đọc cho Mẹ nghe, em tôi mớI lớp 7 bỗng già dặn hơn rất nhiều, còn chị tôi thì quần quật hết 2 đứa em lạI vào Viện vớI Mẹ làm chị trở nên cáu bẳn và đầy quyền uy. ThờI gian đó kéo dài trong 1 năm rưỡI
  3. saigon4u

    saigon4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Một năm rưỡI, dài và đằng đẵng, Mẹ ngày càng yếu mà khốI u lạI lớn thêm, Nhiều khi Mẹ không tỉnh táo như thường lệ, nhiều di chứng ảnh hưởng các bộ phận cơ thể. Mẹ nằm gần như luôn luôn, khi đứng dây đi vệ sinh hay xạ trị cần có ngừơi dìu đi, chân Mẹ thì cứ chực khuỵu xuống trên đường. Tôi học 11 và bắt đầu những dự định cho ĐạI Học, năm này tôi học không tốt lắm so vớI thờI tiểu học và cấp 2. Chặng đường nhà-trường-Bệnh viện thành quen thuộc đến nhàm chán mỗI ngày. Luôn có 1 ngườI ngày đên túc trực bên Mẹ và ngườI đó là bà ngoạI, chúng tôi đến ngồI đấm đầu cho Mẹ, gọt trái cây hoặc pha sữa hoặc những việc vớ vẩn khác. Một lần Mẹ kể vớI tôi Mẹ đã khóc nhiều đêm qua khi miệng sưng tấy rất đau và không ăn được gì, và tôi cảm thấy một điều gì đó oà vỡ để Mẹ thành con trẻ và để tôi lớn hơn..
    Mẹ chuyển vào Saigon rồI lạI chuyển ra Huế sau mấy tháng. RồI ra Hà NộI để thực hiện một ca mổ cứu sống hoặc là không trong cái xác suất 50% đó. Chị tôi vẫn học trong Saigon và không thường xuyên ra Hà NộI được. Nhà chỉ còn có 2 anh em, cửa đóng im ỉm thường xuyên và nhiều khi mở chỉ vì một khách quen cũ tìm tới. Hai anh em đến ăn cơm nhà bác theo từng bữa, thường chúng tôi đến khi nhà bác đã ăn xong rồI và chừa fần lạI trong mâm có đậy ***g bàn. Hai anh em lặng lẽ nhai cơm hãy còn ấm, những câu đùa trẻ con nhiều lúc thành nhạt nhẽo và chua xót. Đây không là bữa cơm gia đình, không bao giờ là điều tôi muốn mình gặp lại..
    Không bao giờ là điều tôi muốn mình gặp lạI, ngày hôm đó tôi nhấc điện thoạI nghe giọng ông ngoạI nghẹn ngào: ?oCon mất Mẹ rồI con ơi?. Tôi gần như hoảng loạn và không còn tin tưởng vào một điều gì. TốI đó 2 anh em vẫn tớI nhà bác ăn cơm, bác nhìn 2 đứa vớI vẻ ái ngạI và dè dặt không giấu được. Đến đêm tôi có một giấc mơ lộn xộn và kỳ lạ, bà Mây trở thành mẹ chúng tôi ngồI trong nhà và Mẹ thì đứng ngoài song cửa, bấu cửa một cách mãnh liệt và thảng thốt.
    Xe đưa Mẹ từ Hà nộI về tớI Huế lúc hơi chiều, họ hàng tụ họp lạI nhà tôi đầy đủ. Xe tới. Có tiếng nấc nghèn nghẹn và kiềm chế. Tôi đã không khóc từ sáng đến khi xe chưa tới. Nhưng tôi khóc khi xe đến cổng nhà..
    Bảy năm rồI- tôi lớn lên nhiều lắm, đôi khi xảo trá và lọc lõi. Và tôi ít nước mắt dành cho những điều đáng ngườI ta phảI khóc. Nhưng nghĩ về Mẹ tôi chưa bao giờ phảI dành dụm nước mắt mình. Và nghĩ về Mẹ bằng sự chân thành trẻ dạI trong vẻ ngoài bất cần lọc lõi chính mình..

Chia sẻ trang này