1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia nhập WTO, công lao của nhà ngoại giao chuyên nghiệp Lương Văn Tự

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi humde, 30/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Gia nhập WTO, công lao của nhà ngoại giao chuyên nghiệp Lương Văn Tự

    Việt Nam đã gia nhập WTO, từ nay, đa số nguỵ biện sẽ không dùng từ "đặc thù Việt Nam như thế nên phải làm thế" nữa. Mà đã bước vào sân chơi toàn cầu với nhiều thử thách và muôn vàn cơ hội để nước Việt "sánh với năm châu".
    Trở ngại lớn nhất khi đưa dân tộc làm cuộc canh tân này là những quyền lợi của các nhóm độc quyền thể hiện trong các bản chào các nhà thương thuyết mang đi.
    Khó khăn lớn nhất là trong các cuộcđàm phán với Mỹ. Bởi vì Việt nam là một thị trường quá nhỏ để họ quan tâm và bởi vì gần như chỉ cần ký được với họ thì coi như các cuộc đàm phán với các nước khác chỉ còn là thủ tục.
    Ai đã là người có công lao lớn nhất trong việc đạt được thoả thuận song phương với Mỹ ?
    Xin đọc :


    Washington D.C ngày 14/5: 2 giờ 47 phút sáng 13/5/2006, tại trụ sở của Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) số 1724 phố F, cách Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ và Nhà Trắng chỉ một khối phố, các nhà đàm phán Mỹ, Việt điềm đạm bắt tay nhau chia vui "đúng cách" của các quan chức, các nhà ngoại giao chuyên nghiệp: vòng đàm phán thứ 12 đã kết thúc với một thỏa thuận song phương, theo đó Mỹ đồng ý Việt Nam có thể gia nhập Tổ chức Mậu dịch thế giới (WTO).

    Không rượu, không hoa, không người chứng kiến ở thời khắc quá sớm của một ngày mới, không lời chúc tụng ồn ào, nhưng rõ ràng, nhất là từ phía các nhà đàm phán Việt Nam, sau gần 4 ngày 3 đêm căng thẳng, ai cũng cảm nhận được tính lịch sử của khoảnh khắc mà họ vừa trải qua: cả hai phía Việt Nam và Mỹ đã có một "bước nhảy của niềm tin".

    Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, ta đã nộp đơn gia nhập WTO, mong muốn "ra sân chơi toàn cầu", hòa vào xu thế thời đại, xông ra "biển lớn" với đầy những cơ hội và thách thức.

    Năm 2001, sau nhiều lưỡng lự, hoài nghi, chủ yếu vào chính nội lực của mình, ta đã ký được Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Mỹ và chỉ không đầy 5 năm sau, nền kinh tế hàng đầu thế giới này trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhưng, hằng năm, chính quyền Mỹ vẫn phải đề xuất, Quốc hội Mỹ vẫn phải xem xét để "miễn áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik" trong quan hệ làm ăn, buôn bán, đầu tư với Việt Nam vì chúng ta chưa có quy chế "quan hệ thương mại bình thường vĩnh Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Đặc phái viên của Thủ tướng quyết định đột ngột rời khỏi phòng họp, tỏ rõ thái độ không chấp nhận "những đòi hỏi không thể chấp nhận được" của phía Mỹ. Một vài nhà đàm phán đứng dậy cùng Bộ trưởng - không khí trong phòng như đặc lại.
    viễn? (PNTR) với quốc gia này.

    Và như thế, môi trường đầu tư của ta, trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng, vẫn chưa hội đủ những điều kiện bình thường.

    Vượt qua rào cản này, trở thành đối tác bình đẳng, chủ thể kinh tế quốc tế đầy đủ dường như chỉ còn một lối đi: trở thành thành viên của WTO.

    Sau nhiều vòng đàm phán với Mỹ, vòng đàm phán 12 này, phía Việt Nam tỏ ra tự tin với những gì có trong tay, hy vọng đây sẽ là vòng đàm phán cuối cùng, suôn sẻ. Nhưng chỉ vài ngày trước khi đoàn ta đến Washington, một cản trở lớn lại xuất hiện: phía Mỹ phản đối quyết định No55/2001/QDTTG, cho rằng đây là bằng chứng pháp lý khẳng định việc Chính phủ ta "bao cấp" cho các doanh nghiệp dệt may với số tiền huy động lên tới 4 tỉ đô la và rằng dệt may chỉ là một trong nhiều ngành kinh tế của ta được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ, bao cấp của chính phủ... Phía Mỹ đòi ta phải hủy quyết định này, nhanh chóng chấm dứt "các chương trình bao cấp" và tỏ ý nếu ta không chấp nhận, họ có thể hủy bỏ vòng đàm phán 12.


    Với tư cách Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã gặp hạ nghị sĩ Mỹ Rob Simons - đồng Chủ tịch nhóm nghị sĩ Mỹ vì quan hệ Mỹ - Việt ngày 11/5 tại Washington


    Thử thách lớn đòi hỏi quyết tâm cao. Đoàn đàm phán Việt Nam đến Washington sẵn sàng đương đầu với những khó khăn lớn. Nhưng có lẽ không ai tiên lượng được rằng vòng đàm phán chung cuộc này lại diễn ra căng thẳng, nhiều lúc tưởng chừng đứng bên bờ đổ vỡ như thế. Đêm 11/5, tình hình nóng lên từng giờ trong phòng đàm phán tòa nhà tĩnh lặng trên phố F, nó càng nóng hơn với những cú điện thoại dồn dập của các phóng viên báo chí từ trong nước gọi sang thăm dò tình hình đàm phán, với câu hỏi khắc khoải "sắp có kết quả chưa ?"; câu trả lời từ nhiều nguồn thường là "chưa, vẫn đang chờ. Đặc phái viên của Thủ tướng đang hội kiến với phía Mỹ...". Sức ép dư luận trong nước đè nặng lên vai các nhà đàm phán. Họ hiểu rằng cả nước đang dõi về phía họ, trông đợi ở họ kết thúc được đàm phán, nhưng không được để chúng ta lâm vào tình thế quá bất lợi, bị chèn ép bất công.

    Một nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán cho biết khoảng 3 giờ sáng 12/5, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Đặc phái viên của Thủ tướng, người chúng tôi nói vui là "mang Thượng phương bảo kiếm" của Chính phủ, quyết định đột ngột rời khỏi phòng họp, tỏ rõ thái độ không chấp nhận "những đòi hỏi không thể chấp nhận được" của phía Mỹ. Một vài nhà đàm phán đứng dậy cùng Bộ trưởng - không khí trong phòng như đặc lại. Trưởng đoàn đàm phán Lương Văn Tự không đứng lên, tiếp tục ngồi lại. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Tự lúc đó cũng đứng dậy ra về? Quyết định "đứng lên" của ông Tuyển, và "ngồi lại" của ông Tự là chiến thuật đàm phán đã chuẩn bị trước hay chỉ là phản ứng đầy kinh nghiệm của Thứ trưởng Lương Văn Tự trong khoảnh khắc ấy? Hay đó là cách "hợp đồng theo tiếng súng" như người Việt Nam vẫn hay nói thời chiến tranh: không chuẩn bị trước, nhưng "dĩ bất biến, ứng vạn biến" đã thành câu tâm niệm của các nhà đàm phán Việt Nam ? Cái "bất biến" là mục tiêu mở đường cho Việt Nam vào WTO, cái "vạn biến" là tất cả những gì cản trở việc đạt được mục tiêu đó. Ở đây là những đòi hỏi "không thể chấp nhận được" của đối tác. Các nhà đàm phán của ta, trước hết là ông Trương Đình Tuyển và ông Lương Văn Tự đã có cách "ứng xử" đem lại hiệu quả là duy trì được cuộc đàm phán, nâng nó lên một cung bậc mới, hướng tới kết quả hai bên "cùng thắng" hay nói như người Mỹ là "win-win solution", chứ không thể kẻ thắng, người thua.

    Sáng sớm 12/5, chúng tôi nghe được tin Bộ trưởng Tuyển đã có cuộc nói chuyện với Hà Nội, với Phó thủ tướng Vũ Khoan và ông đã quyết định đổi vé máy bay, không đi Manila, Philippines dự hội nghị theo kế hoạch cũ, mà ở lại để có thêm các cuộc gặp với phía Mỹ và thúc đẩy cuộc đàm phán tới đích.

    Chiều 12/5, sau các phiên làm việc của hai đoàn, tình hình trở nên sáng sủa hơn, khả năng kết thúc đàm phán trong đêm 12, rạng ngày 13/5 đã trở nên chắc chắn hơn với những nhượng bộ nhất định của hai phía.

    Đoàn đàm phán Mỹ không chỉ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, giới doanh nghiệp Mỹ, những người đã tỏ rõ quyết tâm chính trị "ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO", mà còn trước Quốc hội Mỹ trong năm bầu cử giữa nhiệm kỳ, với không ít các nghị sĩ "không ưa tự do mậu dịch, chẳng mặn mà với WTO", chưa kể đến một nhóm nhỏ các nghị sĩ, vì những lý do khác nhau, thường tỏ ra khắt khe, thậm chí thù địch với Việt Nam, sẵn sàng "bới lông tìm vết" để cản trở mọi bước tiến của Việt Nam. Hơn nữa, bà Susan Schawb, Đại diện thương mại mới được bổ nhiệm của Mỹ, còn chưa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Mọi "sơ sểnh, hớ hênh" trong vòng đàm phán này sẽ là cái cớ để các "ông nghị" không ưa bà hay không ưa chính quyền Bush "đàn hặc, hạch hỏi" trong phiên điều trần dự kiến diễn ra vào ngày 16/5. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến phía Mỹ quản lý rất chặt thông tin về cuộc đàm phán.

    Là các nhà đàm phán chuyên nghiệp, phía Mỹ khó có thể có sơ suất, hớ hênh. Trải qua hơn chục cuộc "tao ngộ chiến" kéo dài trong nhiều năm, các nhà thương thuyết hai bên dường như đã hiểu và tin nhau. Chỉ có niềm tin ấy cùng với những điều kiện, hoàn cảnh mới trong quan hệ hai nước, quyết tâm của hai chính phủ, giới doanh nghiệp và đa số người dân hai nước mới dẫn đường cho họ đến được với những thỏa hiệp "chấp nhận được", mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO rạng sáng ngày 13/5/2006.
    Nguồn:
    http://www.mpi.gov.vn/showTinvan.aspx?lang=4&ma_tinvan=10852

    Bình luận: Bất cứ lý giải nào cho việc hùng hổ đứng dậy của Trương Đình Tuyển cũng không thể chấp nhận được về mặt ngoại giao. Điều đó thể hiện sự non kém và "làng xã" trong đàm phán. Hơn nữa đây là một đối tác có thể nói là quyết định cho sự phồn vinh của đất nước mà mình đại diện.
    Cử chỉ ngồi lại của Lương Văn Tự thể hiện một bản lĩnh ngoại giao chuyên nghiệp và có thể trong đó có cả trách nhiệm với dân tộc. Cá nhân tôi, tôi xúc động vì cử chỉ ấy và cảm ơn ông, mặc dù trước khi đọc bài trên tôi chưa biết ông là ai.

    Vậy rồi :
    Geneva - Thụy Sĩ : ?oGõ búa? tuyên bố kết nạp Việt Nam vào WTO
    Cập nhật lúc: 07-11-2006 07:57 AM



    Đúng 11 giờ (giờ Geneva, khoảng 17 giờ VN) hôm nay (7-11), tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva diễn ra phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng WTO để 149 thành viên biểu quyết thông qua Nghị định thư cũng như toàn bộ hồ sơ gia nhập của VN.
    Đại sứ Eirik Glenne - Chủ tịch Đại Hội đồng, Chủ tịch Ban Công tác về việc gia nhập WTO của VN - chủ tọa phiên họp. Trước đông đảo đại diện (đại sứ) của 149 quốc gia thành viên WTO, Đại sứ Glenne tóm tắt quá trình và kết quả việc đàm phán của VN trong quá trình gia nhập WTO.

    Một thành viên của đoàn đàm phán VN đang ở Geneva cho biết, theo thông lệ, Chủ tịch Ban Công tác WTO trình bày bộ hồ sơ cam kết của VN trước Đại Hội đồng. Bộ hồ sơ gồm: Báo cáo của Ban Công tác gồm 260 trang về hoạt động của Ban Công tác hỗ trợ VN trong 11 năm để trở thành thành viên WTO; bản cam kết trong lĩnh vực hàng hóa gồm 560 trang, liên quan đến thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp nông nghiệp cùng lộ trình cắt giảm; bản cam kết trong lĩnh vực dịch vụ gồm 60 trang, liên quan đến quyền tiếp cận thị trường của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, các điều kiện đi kèm cùng giới hạn quyền sở hữu của phía nước ngoài. Cuối cùng là dự thảo Nghị định thư về việc gia nhập WTO của VN do Ban Thư ký WTO soạn thảo.

    Sau khi trình bày mỗi dự thảo văn kiện, Chủ tịch Ban Công tác Eirik Glenne sẽ hỏi: Có thành viên nào không thông qua báo cáo này không? Nếu có thì giơ tay. Đây sẽ là thời gian mà cả đoàn đàm phán VN ?onín thở? theo dõi diễn biến của các thành viên. Các quyết định của WTO phải được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Do đó, mỗi khi trình dự thảo văn kiện, vị chủ tọa sẽ đặt câu hỏi xem có ai phản đối không. Nếu không, coi như văn kiện được thông qua. Nếu có ý kiến khác thì Đại Hội đồng tiến hành bỏ phiếu về vấn đề đó. Từ 2/3 phiếu trở lên đồng ý, dự thảo được thông qua. Thông thường chưa có trường hợp nào trình văn kiện ra rồi mà còn bị phản đối. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, có thể có trường hợp một nước nào đó tuyên bố phản đối việc kết nạp VN, họ tuyên bố không áp dụng nghị định gia nhập của VN với họ. Như vậy VN sẽ không được nước này đối xử như một thành viên của WTO và chúng ta cũng không cho nước này sử dụng cam kết của VN trong các văn kiện gia nhập WTO.

    Khoảng 5 phút sau, nếu không thấy ai có ý kiến phản đối, Chủ tịch Ban Công tác WTO dùng búa gõ xuống mặt bàn chủ tọa, kết thúc phần biểu quyết thông qua từng văn kiện.

    Lúc 19 giờ Geneva cùng ngày (rạng sáng 8-11 theo giờ Hà Nội), lễ ký Nghị định thư VN gia nhập WTO do Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cũng sẽ diễn ra.

    Sau đó, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội VN để xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI và gửi lại cho Ban Thư ký của WTO. 30 ngày sau kể từ ngày Ban Thư ký WTO nhận được văn bản phê chuẩn này của Quốc hội VN, VN sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội có thể sẽ tổ chức cuộc họp vào tối 22-11, thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc gia nhập WTO và cố gắng đến ngày 28 hoặc 29-11 trình ra Quốc hội để thảo luận, xem xét, thông qua.
    Nguồn : http://www.saigonnews.vn/sncdetailnews.aspx?Item=7085&Kind=3
    Không thấy ông Tự đâu trong buổi tưng bừng này.
    Thật khôi hài .
    Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, các bạn nghĩ thế nào?
  2. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Sẽ thấy... trong nhiệm kỳ tới của BT Bộ TM
  3. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Chú đếch biết gì thì đừng to mồm , mịa chuyện ngoại giao và chuyện thương mại là 2 vấn đề cần tách bạch . Anh ghét nhất mấy dạng bài bốc thơm cá nhân lên cho dù đó là ông nào : Tự hay Tuyển .
    Bây giờ nói về cái tầm nhìn của chú : nó lùn tì và ngốc nghếch .
    Quyền lợi quốc gia là tối thượng , đó là câu châm ngôn của bất cứ nhà ngoại giao hay chính khách nào . Do đó nếu quyền lợi này bị xâm phạm thì ba cái nghi lễ màu mè ngoại giao nên đạp mịa nó xuống đất .
    Trường hợp này ông Tuyển đúng ( nhưng ông Tự cũng đếch sai ) . Suy cho cùng thì đây là chiến thuật ngoại giao xưa như trái đất và hai ông đã cùng bỏ nhỏ nhau áp dụng và hai ông đã phối hợp rất nhịp nhàng : " cương cho mình nhưng cũng thủ một đường nhu cho chính mình " . Nói theo ngôn ngữ chợ búa là : " vẫn để thòng một lối thoát cuối đường hầm " hay cũng có thể nói là : " để dành một đường binh" .
    Nét mặt ông Tuyển hướng ngoại và cứng rắn : phù hợp cho động tác cương
    Nét mặt ông Tự bầu bĩnh và mềm mại : phù hợp cho động tác ngồi đồng một chỗ , tức là nhu đấy .
    Chiến thuật ngoại giao này thời xưa giống ông Lê Đức Thọ đếch thèm bắt tay Kissinger và bỏ ra khỏi phòng họp , nhưng vẫn cho ông Xuân Thủy đẹp trai hào hoa ngồi nán lại trong phòng đàm phán đó thôi .
    Thời xưa tổng bí thư Nikita Khrussov của Nga lên diễn đàn UN còn tháo giày gõ ầm ầm ngay bàn cử tọa nữa kìa .
    Còn tổng thống Pháp Chirac từng bỏ ra khỏi phòng họp hội đồng khi viên phát ngôn nói tiếng Anh ( thay vì nói tiếng Pháp ) .
    Nói chung là cứ quyền lợi quốc gia cái đã , sau đó mới là chuyện ngoại giao . Đếch có gì phải xấu hổ cả .
    Hoan hô cả hai ông : Tuyển và Tự
  4. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Em thì em nghĩ ngoại giao kinh tế cũng chính là thương mại.
    Em lại trộm nghĩ ông Tuyển đại diện cái thị trường mà Mỹ mỗi năm nó xuất khẩu vào được hơn 1 tỷ đô (1,15 tỷ năm 2005) so với hơn 1000 tỷ đô xuất khẩu của nó thì tinh tướng cái khỉ gì? Cương với Nhu (!) Bày vẽ! Nó ngồi nói chuyện cho là ơn lấm rồi.
    Xin lỗi các bác có máu yêu quốc gia nồng nàn ( không biết có nộp đồng thuế nào cho quốc gia không nữa), nhưng cái gì nó cũng phải thực tế chút.
  5. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là trí óc chú có vấn đề , thằng Mỹ là thằng thực dụng số 1 , cái gì lợi nó không bỏ qua .
    Thằng nào cũng muốn kiếm tiền , muốn thì phải ngồi chứ làm đếch gì mà ơn với nghĩa .
    VN vào WTO + PNTR thì Mỹ sẽ xuất được nhiều hàng vào VN hơn , chú nghiên cứu biểu thuế WTO sẽ thấy rất rất nhiều hàng Mỹ thuế suất =0 là những mặt hàng kỹ thuật cao chủ lực , một món nhỏ made in USA giá = cả trăm ngày công lao động của một anh công dân Việt . Sức mạnh kinh tế trí thức là ở chỗ đó .
    Thằng Mỹ ngồi và muốn ngồi với ai là nó tính trước cả rồi , đừng nghĩ nó ngu hay nó đi ban ơn cho ai , tất cả vì đô la ...
    Chú nên tập mở mang đầu óc tí , bớt phát biểu mấy câu trình độ lớp 3 hộ anh .
  6. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Em humde: Tìm đọc bài nói về: WTO với VN - cái lỗ sâu răng ngọt ngào của Võ Văn Thuận, giảng viên kinh tế bên Nhật, hay cộng tác với TBKT SG...
    khongcoviecgikho: đừng bỉ em í nhiều, phân tích tí ti cho các em í viết bài chứ...
  7. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Khongcoviecgikho viet
    Nói chung là trí óc chú có vấn đề , thằng Mỹ là thằng thực dụng số 1 , cái gì lợi nó không bỏ qua .
    Thằng nào cũng muốn kiếm tiền , muốn thì phải ngồi chứ làm đếch gì mà ơn với nghĩa .
    VN vào WTO + PNTR thì Mỹ sẽ xuất được nhiều hàng vào VN hơn , chú nghiên cứu biểu thuế WTO sẽ thấy rất rất nhiều hàng Mỹ thuế suất =0 là những mặt hàng kỹ thuật cao chủ lực , một món nhỏ made in USA giá = cả trăm ngày công lao động của một anh công dân Việt . Sức mạnh kinh tế trí thức là ở chỗ đó .
    Thằng Mỹ ngồi và muốn ngồi với ai là nó tính trước cả rồi , đừng nghĩ nó ngu hay nó đi ban ơn cho ai , tất cả vì đô la ...
    Chú nên tập mở mang đầu óc tí , bớt phát biểu mấy câu trình độ lớp 3 hộ anh .
    [/quote]
    -------------------------------------------
    Nghe anh nói ào ào về PNTR , về kinh tế tri thức, về kỹ thuật cao như thế chắc anh học trên lớp 3, cho nên em không dám cãi vì em chẳng học đến lớp nào trong cái hệ thống giáo dục của anh. Nhưng em nhớ mang máng là vì mục tiêu gia nhập WTO năm nay nên chúng ta đã phải viện đến các nhóm vận động hành lang để Mỹ nó ngồi cho vào tháng 5 , nếu Mỹ gật thì đàm phán đa phương tháng 10 ở Geneva coi như xong. Thực ra đó là thời điểm mà Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
    Em không hỏi nhưng em đoan chắc anh là thạc sỹ hay tiến sỹ (nhiều khả năng về khoa học xã hội)gì đó trong cái hệ thống giáo dục VN. Nghe giọng tranh luận thấy rõ.
    Kính!
    Được humde sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 01/12/2006
  8. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Anh bonie 3 gửi cho em cái link của bài trên em đọc thử xem sao.
    Nhưng cũng báo trước là từ nhỏ em được dạy dỗ là phải luôn hoài nghi và phán xét, không có phát ngôn của ai là tín điều đối với em nếu không kiểm chứng bằng thí nghiệm hay thực tiễn. Dù đó là lời giáo sư hay Chúa. Một tiên đề còn sai nữa là một bài báo.
    Thân!
  9. conang_racroi

    conang_racroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    hehe
    nói về bác Tuyển trước nhé. Em có vinh dự phỏng vấn và đi theo dự hội nghị với bác nhiều lần, Em kết luận là thế này, để viết báo cho hay và kêu, phỏng vẫn bác rất thích. Vì bác ăn nói mạnh bạo, dạng đếch biết trên đầu có ai và có cách nói rất bốc. Báo chí bây giờ cứ phải bôc, giật gân người ta mới đọc
    Nhưng về phương diện ngoại giao thì em nói thật, bác như thể anh nông dân mới ra tỉnh ý. Cái tính tuỳ tiện, tiểu nông và nói như vỗ vào mặt người khác là đặc trưng của bác ý đấy. Là em nói về biểu hiện cư xử thôi chứ con người bác thì em ko dám kết luận. Cách đây 4 năm, lúc em mới đi làm, em theo đoàn Phó Tổng thổng hay Thủ tướng Thụy Sỹ nhg kiêm Bộ trưởng Thương mại (xlỗi em ko nhớ chính xác) đến Bộ Thương mại. Em lần đầu tiên nhìn thấy 1 ông Bộ trưởng thú vị như bác ý. Tiếp khách tầm cỡ đó mà bác cứ nói được vài câu, lúc dừng lại cho phiên dịch dịch là lại dang 2 tay ra, vắt sang thành ghế 2 bên của 2 ông bên cạnh. Hik, thiếu nước bác vắt chân lên bàn thôi. Trông hết sức thiếu nghiêm túc. Khi ông Phó TT hay phó Ttg kia thắc mắc về vấn đề hễ cà fe lên giá là dân VN phá hợp đồng, bán cho đối tác khác, bác Tuyển độp lại ngay "ông về bảo các tập đoàn nhà ông mua cafe đúng giá đi, cứ ép nông dân chúng tôi, lúc cafe lên, nó bán cho người khác là phải" .
    Kết thúc cuộc họp phía Thuỵ Sỹ ra xe còn nói với "ông là bộ trưởng rất gây ấn tượng"-chả biết họ thấy bác ấn tượng ở khoản bốp chát hay nông dân nhg bác ý khoái chí tường thuật ngay cho các nhà báo là người ta vừa khen chú thú vị
    Còn trong các cuộc họp của Bộ THương mại, bác Tuyển ko bao giờ ngồi yên, lúc người ta phát biểu, bác ý cứ đi đi lại lại trong khán phòng, có khi tay vung vẩy điếu thuốc, thỉnh thoảng lại độp 1 câu vào mặt người ta kiểu "anh nói thế là ko đúng, tôi thấy...".
    Tóm lại, bác rất gây ấn tượng ko bình thường về ngoại giao. Chứ còn cá nhân, em thích vẻ cá tính của bác ý
    Về bác Tự nhé. ôi giời em chán bác Tự nhất trên đời. Bác ý trả lời báo chí như là bò nhai lại rơm ý. Là em nói nó tẻ nhạt và chán chứ ko có ý chê bai trình độ bác ý nhá. Em ko nghĩ bác ý tẻ đến thế nhưng mà bác ý thận trọng quá thể nên câu trả lời của bác ý nó tròn vo. Chán lắm, y như sách. Bảo bác kể chuyện hậu trường, bác ý nghĩ mãi chả ra chuyện gì. em nghi ko thiếu chuyện hay nhưng mà chắc bác ý sợ đụng chạm.
    Cuối cung, em ghét nhất hai bá này ở chỗ ko ăn ảnh. Ui giời ơi, đi phỏng vẫn về khổ nhất quả chọn ảnh. Vì cả 2 bác chụp góc nào cũng...xấu. Chụp 20 kiểu mỗi bác nhg chọn mãi mới được mỗi bác 1 kiểu tạm được.
    Dù sao, trên cương vị 1 công dân, em kính trọng cả 2 bác nhé. Còn là nhà báo thì em thích bác Tuyển. Nhà ngoại giao em nghĩ bác Tự đỡ nguy hiểm hơn. Thế thôi ah.
  10. Mr_phuckism

    Mr_phuckism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí nhà báo này nên nghiên cứu thêm về nonverbal communication đi nhá. Ông Tuyển là ***** của nghệ thuật sử dụng body language đấy. Nếu chịu khó tìm hiểu bác sẽ hiểu ý nghĩa của việc vắt tay sang hai ghế bên cạnh như bác tường thuật - không phải ngẫu hứng đâu nhá. Nếu để ý tí nữa bác sẽ thấy mỗi khi trả lời báo chí hay trong đàm phán bác Tuyển cũng rất hay chúi đầu về phía trước, lại một bài hay! Góp ý vậy thôi... Là nhà báo rất nên có cách đánh giá khách quan và khoa học!
    Cheers,

Chia sẻ trang này