Gia sư môn Hóa đại học Ngoại Thương Gia sư hóa giỏi liệu có phải là một người thầy giỏi. Không hẳn thế, người thầy giỏi đơn giản chỉ biết giải thích cho học sinh tại sao lại phải làm như vậy. Nhà văn William A. Warrd từng nói "Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ." Nếu chỉ cần một người thầy giỏi, người chỉ biết giải thích cho học sinh thì các em học thêm là đủ. Nhược điểm của việc học thêm là lấy người thầy làm trung tâm, lượng học sinh quá đông khiến 1 người thầy giỏi đến mấy đi nữa cũng không thể chăm chút cho từng em. Hơn nữa phương pháp của thầy giáo dạy thêm chỉ phù hợp với một bộ phận học sinh. Vậy mục đích của gia sư là gì? Chúng tôi không phải là người thầy vĩ đại nhưng chúng tôi luôn cố gắng hết mình truyền cảm hứng cho thế hệ đi sau. Gia sư Ngoại Thương được tuyển chọn và đào tạo bải bản về các phương pháp dạy hiệu quả. Chúng tôi không thể bắt ép học sinh làm điều gì, mục tiêu của chúng tôi là phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn trong họ, khiến họ có đam mê với môn Hóa. Mỗi học sinh đều có 1 thế mạnh riêng, chúng tôi phát triển điểm mạnh của học sinh đồng thời bù đắp những thiếu sót trong kiến thức. Có thể phương pháp này không phù hợp với học sinh, nhưng với phương pháp khác học sinh lại trở nên dễ hiểu và áp dụng vào bài tập một cách dễ dàng. Quan điểm của chúng tôi là: Đối với một người gia sư giỏi, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Học sinh chỉ trở nên giỏi về 1 điều gì đó nếu họ có đam mê học hành. Gia sư Ngoại Thương với môi trường đào tạo đặc biệt năng động, khả năng giao tiếp tốt luôn biết truyền cảm hứng cho học sinh. "Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên ." Gôlôbôlin Thông tin liên hệ Hot line: 0165 628 6659 Tel: 04 6655 8890 Địa chỉ: 60 ngõ 105 Láng Hạ Đống Đa
Gia sư hóa lớp 8, tìm gia sư hóa lớp 8 Lớp 8 là giai đoạn bắt đầu các em học môn Hóa, giống như đứa trẻ tập nói, các em còn bỡ ngỡ với kiến thức Hóa, đôi khi còn lẫn lộn giữa các khái niệm Hóa đó là lúc các em cần 1 gia sư Hóa thực sự. Bạn Lê Quang Phát sinh viên năm 4 trường đại học Ngoại Thương và có 3 năm kinh nghiệm trong việc gia sư Hóa có chia sẻ như sau: Học hóa không khó, vấn đề cơ bản nhất của Hóa là liên kết và xâu chuỗi kiến thức Hóa với nhau vì các phần của Hóa liên kết chặt chẽ với nhau, muốn học hóa tốt người học sinh phải có tư duy logic cao. Còn bạn Nguyễn Việt Đức sinh viên năm 3 (9,6 điểm hóa) có quan điểm rằng: Học hóa cần làm nhiều bài tập rèn luyện từng phần sau đó liên kết các phần lại với nhau, đồng thời luyện nhiều phương pháp nhằm tăng tốc độ giải bài. Gia sư hóa đại học Ngoại Thương với đội ngũ gia sư hùng hậu bao gồm trên 10.000 sinh viên Ngoại Thương, có trình độ chuyên môn cao, gia sư nhiệt tình, phát âm chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy Hóa. Việc nắm vững nền tảng là rất quan trọng. Giống như ngôi nhà cần có 1 nền móng vững chắc. Những vấn đề phức tạp đều được đi lên từ những thứ cơ bản nhất. Gia sư Hóa Ngoại Thương cam kết cung cấp đầy đủ nhất cho các em học sinh những kiến thức căn bản của chương trình Hóa lớp 8. Dưới đây là một số phương pháp giảng dạy mà nhiều gia sư có kinh nghiệm đã chia sẻ: - Trình độ sơ đẳng: Học sinh trung bình - yếu tốc độ giảng dạy chậm chỉ đi vào kiến thức cơ bản, rèn luyện nhiều kiến thức cơ bản mới được phép đưa kiến thức nâng cao. - Trình độ khá: Học sinh trung bình - khá ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản cần đưa ra những kiến thức chuyên sâu về dạng bài tập đó. - Trình độ cao cấp: Học sinh giỏi việc đưa ra kiến thức cơ bản là dư thừa lúc này cần hệ thống những phương pháp giải cho học sinh, đồng thời đưa ra nhiều phương pháp giải cho 1 dạng toán, đặc biệt là những phương pháp giải nhanh. Một khi học sinh đủ đạt đến 1 trình độ nhất định mới được phép áp dụng phương pháp dạy cho trình độ đó. Gia sư hóa giỏi là một gia sư tận tâm, biết được trình độ học sinh và áp dụng đúng phương pháp giảng dạy. Cuối cùng chúng tôi xin chúc các em học sinh học tập tốt, các quý phụ huynh tìm được gia sư như ý. Gia sư hóa Đại Học Ngoại Thương Website : [B]http://giasuhoa.weebly.com[/B] Hotline : 0165 628 6659 Máy bàn : 04 66 55 88 90 Địa chỉ : SN 60 Ngõ 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
TRÊN BỤC GIẢNG (Món quà ý nghĩa dành tặng những người tâm huyết với giáo dục) Khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, ai là người thầy người cô mà bạn yêu quý nhất, hay ít ra là người tạo ấn tượng tốt nhất với bạn? Đa số chúng ta, nếu có cơ hội được cắp sách đến trường, đều có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này. Nhưng đối với Brad Cohen, tác giả của quyển sách Trên Bục Giảng, thì không dễ chút nào! Tác giả: Brad Cohen cùng Lisa Wysocky Dịch giả: Uông Xuân Vy – Vi Thảo Nguyên TRÊN BỤC GIẢNG “Bị chối bỏ, tôi quyết tâm trở thành người thầy mà tôi chưa bao giờ có được!” Tác giả: Brad Cohen cùng Lisa Wysocky Dịch giả: Uông Xuân Vy – Vi Thảo Nguyên Món quà ý nghĩa dành tặng những người tâm huyết với giáo dục Khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, ai là người thầy người cô mà bạn yêu quý nhất, hay ít ra là người tạo ấn tượng tốt nhất với bạn? Đa số chúng ta, nếu có cơ hội được cắp sách đến trường, đều có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này. Nhưng đối với Brad Cohen, tác giả của quyển sách Trên Bục Giảng, thì không dễ chút nào! Từ nhỏ, Brad đã mắc phải một hội chứng rối loạn thần kinh tên là Tourette. Anh thường xuyên bị co giật và phát ra những âm thanh ồn ào, có khi nghe như tiếng chó sủa, ngoài mong muốn và không thể nào kiểm soát được. Vào những năm 1980 khi Brad lớn lên, các bác sĩ không biết nhiều về chứng rối loạn thần kinh này, và xã hội hầu như chưa biết đến sự tồn tại của nó. Hậu quả là anh bị mọi người chung quanh kỳ thị, chế nhạo, thậm chí đánh đập, có người còn nghĩ anh bị ma ám. Anh bị cấm bén mảng đến rạp chiếu phim, rạp hát, nhà hàng… chung quy là tất cả những nơi đông người. Tệ hơn cả, những người thầy, người cô mà anh hết lòng tin tưởng cũng nhiều lần đuổi anh ra khỏi lớp. Những tưởng một đứa trẻ bị cô lập và đối xử tàn nhẫn như thế sẽ lựa chọn trốn ru rú trong nhà, tránh xa những ánh mắt mỉa mai soi mói, như bao người tật nguyền khác. Nhưng không, chính thời thơ ấu khắc nghiệt lại càng thôi thúc anh trở thành một người thầy biết động viên và cảm thông với học trò – người thầy mà chính anh chưa bao giờ có được. Đi học còn khó, huống chi là đi dạy. Hiển nhiên, cuộc hành trình trở thành người thầy của anh đầy rẫy những chông gai trắc trở. Vậy thì làm cách nào anh hiện thực hóa được ước mơ cháy bỏng của mình? Có lẽ đây là một phần câu trả lời của anh: “Mỗi chúng ta đều có lựa chọn nhìn ly nước cuộc sống nửa đầy hoặc nửa vơi. Riêng về phần tôi, từ lâu tôi đã chọn cách nhìn ly nước của mình lúc nào cũng đầy ắp. Mỗi người chúng ta đều có một khiếm khuyết nào đó. Một vài dạng khiếm khuyết như tôi mắc phải rất dễ nhận thấy. Những khiếm khuyết khác như sợ độ cao hoặc thiếu tự tin thì khó nhận ra hơn. Cho dù hoàn cảnh của bạn thế nào đi nữa, tôi vẫn mong câu chuyện của tôi sẽ khơi nguồn cảm hứng trong bạn. Hy vọng nó có thể giúp bạn nhận ra rằng bất kể bạn có khiếm khuyết gì, hay gặp khó khăn ra sao, bạn vẫn có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực.” Diễn giả Trần Đăng Khoa đã từng nói, “Nếu cuộc đời này đáng sống, thì cũng đáng được ghi lại.” Và đây chính là quyển sách lưu lại một cuộc đời như thế! Về tác giả: Brad Cohen là một diễn giả, giáo viên và tác giả đầy nhiệt huyết, chủ nhân của giải thưởng Giáo viên giỏi nhất năm, bang Georgia. Anh sáng lập nên trung tâm dành cho trẻ mắc hội chứng Tourette và được đưa lên chương trình Oprah. Năm 2006, quyển sách Trên Bục Giảng giành được giải thưởng sách giáo dục dành cho những nhà xuất bản tự do. Cuộc đời của Brad là chủ đề cho bộ phim của hãng Hallmark Hall of Fame. Cảm nhận về quyển sách Trên Bục Giảng: “Quyển sách Trên Bục Giảng là câu chuyện dành riêng cho những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống, những người từng vấp ngã trên đường đời, những người cho rằng cuộc đời này gây cho mình quá nhiều khó khăn trắc trở.” - Jim Eisenreich, cựu vận động viên bóng chày Major League, mắc hội chứng Tourette “Tác giả Brad Cohen đã biến hội chứng Tourette thành tài sản quý giá, và biến cuộc đời anh thành nguồn cảm hứng vô tận.” - Nghị sĩ Johnny Isakson, bang Georgia “Câu chuyện về một đứa trẻ gặp trở ngại to lớn trong việc học, cuối cùng lại giành được giải thưởng Giáo viên giỏi nhất năm ở bang Georgia là một minh chứng cho ý chí bất diệt của con người.” Theo: Gia sư Hóa đại học Ngoại Thương Đọc thử tại đây: http://www.mediafire.com/view/?fxzn7bnet898j7g
Tác hại của rượu Ngày xưa, các cụ có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đã nói lên tác dụng hưng phấn của rượu. Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc dùng để chữa bệnh và tẩm bổ cơ thể. Cái nguy hiểm là ai cũng biết uống nhiều rượu là có hại nhưng hay bị “quá chén” và dễ nghiện khi đã nghiện thì rất khó từ bỏ . Đối với một số người nó như tình yêu. Nhà thơ Tản Đà đã viết: “Say sưa nghĩ cũng hư đời Hư thì hư thật, say thời (thì) vẫn say” Trong các cuộc vui chúng ta nên “tửu bất khả ép” vì ngạn ngữ Nga có câu: “Khi say biển chỉ đến đầu gối” mà nghiện thì “Trời chỉ bé bằng vung”. Lý Bạch một nhà thơ lớn đời Đường ở Trung Quốc, đã quá say khi làm thơ mà nhảy xuống sông vớt ánh trăng vàng. Vì sao rượu giả có thể làm chết người? Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử vong. Những người làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm nước vì làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt. Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc. Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng khác nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không độc. Rượu metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong suốt rất độc, nó có nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu nhưng không dùng để pha đồ uống. Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong. Phần rượu các bạn có thể đọc thêm sách giáo khoa lớp 11 Các bạn muốn học giỏi hơn về môn Hóa có thể tìm đến chúng tôi gia sư hóa đại học Ngoại Thương
Gia sư Lý đại học Ngoại Thương Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, theo tôi cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý : - Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè… KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, theo tôi cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý : - Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè… - Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phảihọc đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý. Nhân đây, tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm học tập môn Vật Lý như sau: 1/. Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học - có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt mônnày. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lýdù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó. 2/. Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là :trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay. 3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa. 4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao - không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công! Chuẩn bị cho việc làm bài thi trắc nghiệm. Khi đã nắm vững kiến thức, các em cần phải chuẩn bị sẵn những đồ dùng họctập được phép mang vào phòng thi như bút mực, bút chì mềm, thước kẻ, com – pa, tẩy chì, ... và tất nhiên đều có thể sử dụng tốt. Riêng về bút chì, công cụ chính để làm bài trắc nghiệm, các em nên chọn loại chì từ 2B đến 6B (tốt nhất nên chọn loại 2B), nên chuẩn bị từ hai hoặc nhiều hơn hai chiếc được gọt sẵn, đồng thời cũng cần dự phòng thêm một chiếc gọt bút chì. Các em không nên gọt đầu bút chì quá nhọn đặc biệt không nên sử dụng bút chì kim, mà nên gọt hơi tà tà (đầu bằng hơn), có như thế mới giúp việc tô các phương án trả lời được nhanh và không làm rách phiếu trả lời trắc nghiệm. Có như vậy, các em mới tiết kiệm được vài ba giây hoặc hơn thế nữa 5 đến 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 15 câu các Em có thể có thêm thời gian làm được 1 hoặc 2 câu nữa. Nên nhớ rằng, khi đi thi, thời gian là tối quan trọng. Để tiết kiệm thời gian, em nên chuẩn bị nhiều bút chì đã gọt sẵn, hạn chế tối đa việc phải gọt lại chì trong khi đang làm bài, không nên sử dụng tẩy liền với bút chì mà nên sử dụng gôm tẩy rời. Nếu có thể, các Em nên tập tô thử các ô ở nhà. Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm. Đề thi gồm có nhiều câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy nhất đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó, dễ (với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm, thời gian làm bài thi Đại học là 90 phút). Các em hãy rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây: • Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có qui chế thi. • Làm bài theo lượt: * Đọc trước toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; Đánh dấu những câu mà Em cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó. * Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn...: Em có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi. * Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô có lấp đầy diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi. * Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng, đánh dấu (trong đề) những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều. • Sử dụng chì và tẩy (gôm): Thời gian tính trung bình cho việc trả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút (dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời gian hơn, còn câu khó sẽ cần nhiều hơn). Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả lời, tay trái cầm tẩy để có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi chấm, máy sẽ báo lỗi • Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí. Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. Trong nhiều trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại chỉ còn 01 phương án đúng! (chẳng hạn, ở đề thi tốt nghiệp THPT 2009, có câu hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân U, Cs, Fe và He? Nếu nắm được những hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70 thì chọn ngay Fe, song nếu không nhớ, chúng ta thấy Fe trong đời sống hằng ngày là khá bền vững, vậy ta loại trừ các hạt nhân kia!) • Trả lời tất cả các câu (“tô” may mắn!): Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm câu đó. Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời (cái này nếu nói bình dân là “tô lụi” nhưng có “cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”). Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêm điểm số, nếu may mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị trừ điểm (ngoại trừ trường hợp bị trừ điểm âm, mà ở Việt Nam ta, chưa áp dụng!). Song, các Em không nên lạm dụng cách làm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp. Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”) • Loại trừ những phương án mà Em biết là sai: Nếu được phép, Em đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai. • Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án: Bằng cách này, Em có thể giảm bớt các lựa chọn của Em và tiến đến lựa chọn chính xác nhất. • Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,40 (μm) đến 0,76 (μm). Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. • Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối. • “Tất cả những ý trên”: Nếu Em thấy có tới ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác! • Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số Em tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. • Những phương án trông “giông giống”: Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt. • Hai lần phủ định: Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó. • Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác! • Ưu tiên những phương án có những từ hạn định: Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời. • Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng: So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì. Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn. • Em phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có Em chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi! • Các Em có 2 cách để tìm đáp án đúng: * Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng được. * Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng. * Lưu ý rằng, nhược điểm lớn nhất của các Em khi làm bài là các em thường hiểu sai hiện tượng Vật lí, vì vậy dẫn đến chọn phương án trả lời sai. Vật lí khác với Toán họcvà chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lí không nằm trong phương trình toán. Phần lớn các em không để ý đến bản chất Vật lí. Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe Thầy cô giáo giảng bài, khi vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em mới làm tốt được bài. Khi làm bài trắc nghiệm Vật Lí, trước hết Em cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây: Chuẩn xác – cách giải/hướng đi/phán đoán đúng + Nhanh – Hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các câu khác + Hoàn thiện – Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của đề để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích đầy đủ câu trả lời của mình. Nhanh – Hoàn thiện thường đi song hành với nhau trong khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (trong đó bao gồm cả khâu tô vào trong phiếu trả lời). Trình tự làm một bài toán vật lý Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào. Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu. Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này). Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp). Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải. Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội thế số). Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng. Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không. Về việc tóm tắt đề bài, tôi thấy một số học sinh không làm bước này mà tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Điều này dễ làm rối học sinh vì trong đề có rất nhiều chữ và những con số cần thiết thì không nhiều. Việc tóm tắt sẽ làm học sinh biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán. Nguồn : Kinh nghiệm học tập - Gia sư Lý đại học Ngoại Thương
Nếu chỉ cần một người thầy giỏi, người chỉ biết giải thích cho học sinh thì các em học thêm là đủ. Nhược điểm của việc học thêm là lấy người thầy làm trung tâm, lượng học sinh quá đông khiến 1 người thầy giỏi đến mấy đi nữa cũng không thể chăm chút cho từng em. ____________ Ban nha quan 7 | can ho hoang anh an tien | can ho phu hoang anh