1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Già? ThuyĂ?́t mới là? . Ai cò? già? thuyĂ?́t riĂ?ng cù?a mì?nh thì? tha hĂ??? phà?t biĂ???u nhè?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kongcom, 18/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn @daoviet8384 viết lúc 11:27 ngày 23/06/2007
    ====
    Về mô hình không gian thời gian của vũ trụ:
    Đây cũng là mô hình lý thuyến cơ bản của vật lý học cụ thể là cơ học. Thật vậy Cơ học cổ điển của NEWTON đã mô hình hóa về một hệ quy chiếu của vũ trụ không thời gian tách biệt nhau, không thời gian là bất biến và không thừa nhận nó là một thuộc tính của vật chất mà không thời gian như cái bình lớn trong đó ta có thể kéo hoặc nhấc vật chất ra ngoài.
    Với sự phát triển của cơ học lượng tử vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã mở ra quan niêm mới về không thời gian đó là mô hình không thời gian hình học của ANHSTANH lần đầu tiên vũ trụ có 4 trục 3 không gian và một trục thời gian->4 chiều không gian ăn cơm đã
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các bạn thử tưởng tượng chúng ta là một hạt vật chất có không thời gian bị vặn xoắn, có giới hạn là một hình cầu, nằm trong dòng xoáy của vật chất tiến vào lỗ đen. Chúng ta nhìn ra xung quanh và có thấy là các vật chất xung quanh đang chạy ra xa chúng ta không ??? lưu ý là vật chất càng vào gần lỗ đen, vận tốc của nó ngày càng tăng. Mọi người suy nghĩ nhé.
    Đấy tại sao chúng ta lại cứ phải băn khoăn với việc trông thấy các thiên hà đang ngày càng rời xa chúng ta nhỉ? Vậy không thời gian là đang nở hay đang co hẹp lại như hạt vật chất đang vào gần vào lỗ đen vây???
    Người ta bảo là lực thuỷ triều đấy.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 29/06/2007
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trong quá trình chạy vào lỗ đen, vật chất chạy theo đường xoắn ốc. Đối với người ngồi trên chất điểm ấy, quá trình chạy vẫn diễn ra như trên đường thẳng (Ví dụ như sống trong không gian hai chiều phẳng như chúng ta chạy trên bề mặt trái đất vậy, vẫn thấy là chạy trên đường thẳng), có điều anh ta sẽ cảm thấy lực hướng tâm " lực trọng trường thay đổi. Đương nhiên ta gọi là " lực hấp dẫn của hố đen thay đổi". Càng vào sâu, càng nặng. Không gian xung quanh bị biến đổi có thể ví như vỏ con ốc biển vậy. một chiều chạy theo chiều xoáy vào hố đen, một chiều hướng tâm hình tròn mặt cắt vỏ ốc, một chiều là tiếp tuyến hình tròn mặt cắt đó. Hiển thị cho việc không thời gian bị méo mó như vậy là hướng của ánh sáng. Nó cũng phải đi theo các chiều không gian của vỏ ốc ( Ta đang đứng ở ngoài để xét). Ánh sáng mà chúng ta thấy được là ánh sáng đi theo phương hướng tâm mặt cắt vỏ ốc. Và cái ánh sáng mà chúng đến được mắt chúng ta, ta phải xem xét đến điểm đến và không thời gian nó đến với chúng ta đấy. Nó không đi theo đường thẳng đâu.
    Có một giả thuyết về không thời gian nữa như vậy! Có lẽ việc nghiên cứu không thời gian thành nghiên cứu vỏ con ốc biển vậy nhở. Coi lực hấp dẫn là áp lực nước xung quanh. Và con ốc đã tạo ra điều kiện không thời gian tốt nhất cho nó.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 29/06/2007
  4. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết này cũng hay đấy! Vũ trụ đang nở ra hay chúng ta đang thu hẹp lại!
    Thực tế thì hai cái này cũng giống nhau thôi ! Bởi kích thước lớn nhỏ là so sánh tương quan với các vật khác!
    Nếu vật chất đang thu hẹp lại vào lỗ đen thì tức là đến cuối cùng nó sẽ tạo nên vụ co "cục bộ" toàn thể vũ trụ co lại dẫn đến "vụ co lớn"! Và như vậy nảy sinh tiếp theo là vụ nổ lớn ngay sau đó ... sự việc xảy ra như các nút sóng dừng trên một sợi dây dài vô tận
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ta xét "quả" vỏ ốc của chúng ta nhé. Đầu ra của "lỗ đen" vỏ ốc là gì? Là toàn bộ môi trường nước bên ngoài nó. Hay đúng hơn là toàn bộ vũ trụ bên ngoài nó. Và cuối cùng lại quay về cái miệng của nó. Khà khà.
    Để ý cái đường sinh bên ngoài cái "hình nón" của con ốc. Nó là một đường cong (độ cong bé hoặc lớn, có thể nhận ra bằng mắt thường). À, đường cong này đi đến đâu, nếu con ốc phát triển mãi mãi. Một lúc nào đó đường cong đó có quay về cái "phần cuối" của con ốc không? Như vậy là có hai con ốc quay ngược vào nhau và miệng của nó cuối cùng lại nối với nhau. "giống như đường sức của từ trường"
    Trong con ốc này có tồn tại những con ốc con không nhỉ? Có chứ.
    Ta tưởng tượng không thời gian trên mặt đất của chúng ta là một không thời gian trên bề mặt của một chất điểm trên quá trình tiến vào lỗ đen. Nếu xét theo tương quan không thời gian trên chất điểm đó, ta thấy tương quan quan hệ giữa các không thời gian nếu giữ ở một mức độ bình thường, đặc trưng là E1 (xét khách quan, ngoài hệ lỗ đen đó) thì sau một khoảng thời gian nhất định (ở vị trí khách quan) do tác động lỗ đen là E2. Nếu vật muốn giữ được mức độ tương quan không thời gian bình thường E1, nó phải phát đi một lượng {E2-E1} vào vị trí ''khách quan''(vị trí coi như không thay đổi không, thời gian). Lượng E2-E1 Đó là gì: Đó là tương quan của không gian và thời gian như sau: 2 hình thái xuất hiện. Hoặc dạng hạt hoặc là sóng.
    Nếu xem là dạng hạt (hình khối và khối lượng), thời gian trôi rất lâu. Nếu xem dạng sóng (chuyển động, nó đặc trưng bằng năng lượng) thì hạt có năng lượng rất cao , vận tốc rất lớn và khối lượng, kích thước rất bé.
    Đó là hệ quả của S=F.
    E1 đặc trưng cho sự liên hệ giữa hai điểm trước và sau quả đất trong quá trình tiến vào "lỗ đen". Các vật thể xung quanh chuyển động xa nhau (xoắn ốc vào một tâm , kể cả mặt trời) làm ta có cảm tưởng trái đất quay quanh trục của nó.
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu quan niệm vũ trụ sinh ra từ Big Bang. Tức là toàn bộ vật chất nhét vào một cái lỗ. Xét cả cái lỗ thì năng lượng quá lớn [E].
    Nhưng trong cái quá lớn thì lại vẫn có cái đủ bé E1.
    À, quên. Theo công thức S=F thì mọi con đường đều đi tới thành Rome đấy.
    Thông tin có thể phát đi theo mọi hướng nhưng cuối cùng khi đến một điểm ở không thời gian xác định, nó đều như nhau. Giống như bạn quan sát chuyển động của ngôi sao này thì bạn lại đoán ra có vật thể gì tác động lên nó ấy. Phù hợp với kết quả của thí nghiệm giao thoa ánh sáng nhé.
    Ờ, từ nãy đến giờ đi qua lỗ đen rồi mà không hay nhờ.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 29/06/2007
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu trái đất quay là do như vậy theo các bạn trục của trái đất sẽ theo phương nào với lỗ đen?
    Còn đây là các mô hình vũ trụ:
    [​IMG]
    Giống cái của tôi mô tả đấy chứ??
    Lần sau tôi sẽ nghiên cứu tiếp vật chất di chuyển trong không gian thế nào, chân không là gì. Từ chân không xuất hiện các thành phần lượng tử ra sao ( theo thuyết này nhé). Ai đồng ý xin có ý kiến để lấy hứng thú. Cái này mất thời gian và sức lực ghê.
    Để ý mấy con ốc nho nhỏ kia nhá, không lại bảo là chỉ có một lỗ đen thôi à!
    Cái ảnh này vừa search được trên mạng về, up luôn.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 30/06/2007
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Theo cách nghĩ, tất cả [​IMG]
    [​IMG]
    Trước tiên ta tưởng tượng không thời gian của chúng ta là phẳng trên mặt phẳng thiên hà. Song Càng vào gần, mặt phẳng đó càng lõm vào hỗ đen. Ta biết 4 năm có một năm nhuận. Đó là ngày thời gian dư ra trong quá trình vào lỗ đen. Nó đã nhảy từ mức năng lượng này đến mức năng lượng khác. Nếu các vật thể cùng là trên mặt cắt ngang của "con ốc" thì tốc độ bức xạ năng lượng tỉ lệ với khối lượng của chúng.
    Vậy tại sao tỉ lệ mặt trời với chúng ta không thay đổi??? Mặt trời cũng là một ''hố đen'', ''trái đất'' bản thân cũng là một hố đen. (Trái đất nó cũng hấp thụ một số loại sóng radio đấy chứ, có điều là ở mức năng lượng nào). Xét về mặt nào đó hệ mặt trời lại có không thời gian bị méo mó của nó làm cho cảm giác như nó đang hút các vật vào Cụ thể trái đất đang nằm trên mặt phẳng không thời gian của lỗ đen mặt trời (hoàng đạo) và nghiêng một góc. Nó vừa xoay, vừa tịnh tiến và vào gần mặt trời. (con ốc cục bộ)
    Gọi mức trao đổi năng lượng giữa trái đất và mặt trời là E. Vậy muốn tương quan E không thay đổi, Trái đất và mặt trời phải có toạ độ không thời gian và năng lượng nào đó thích hợp để khi tiến vào lỗ đen lớn của cả thiên hà, cả hai cùng bức xạ và cùng thu nhỏ lại, duy trì sự sống cho con người - E.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sự mô tả không thời gian nhiều chiều trên máy tính.
    [​IMG]
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vũ trụ: Mời các bạn xem đoạn phim rất hay. Chu du vào vũ trụ tí nhờ. Xem ảnh ở trái đât mãi, chán rồi.
    http://www.youtube.com/watch?v=b8zrlOGKI2E
    http://www.youtube.com/watch?v=azxAImp9z6k
    Heaven on Earth
    http://www.youtube.com/watch?v=zJ8CUz4MZ1M
    And BIG BANG through the time
    http://www.youtube.com/watch?v=Jf8NXpp6FDs
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 30/06/2007
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 30/06/2007

Chia sẻ trang này