1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Già? ThuyĂ?́t mới là? . Ai cò? già? thuyĂ?́t riĂ?ng cù?a mì?nh thì? tha hĂ??? phà?t biĂ???u nhè?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kongcom, 18/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đương nhiên là việc so sánh hai hệ trên là khập khễnh. Ta đứng ở hệ quy chiếu nào mà so sánh chúng chứ. Ý chính ở đây tôi muốn nêu bât lên là: Cuộc sống của chúng ta hiện tại, mọi quy luật hiện tại là được cấu tạo ở một mức năng lượng E. Còn quy luật E=m.c^2 là chung cho toàn vũ trụ. Thời gian trôi đi, chúng ta giỏi hơn, thông minh hơn, ý thức cũng cao hơn và dĩ nhiên E cũng tăng hơn. Bạn nói đúng ý tôi, việc vật chât co lại chưa hẳn là khối lượng tăng. Nhưng năng lượng của nó sẽ tăng với hệ quy chiếu ngoài (do tác dụng lỗ đen). Để thấy được nó co lại đương nhiên nó phải bức xạ năng lượng. Còn nó mà không co lại, bạn sẽ thấy tốc độ ánh sáng của nó chậm lại hay nói cách khác thời gian của nó ( đối với bạn) là dài lê thê.
    Post mấy cái video ấy để thấy rằng khi ta tăng đến một tần số nhất định (năng lượng), vẫn ngần ấy vật chất (khối lượng ko đổi) ta sẽ thấy được ''sự sống'' thật là sinh động. Trong ''sự sống'' đó nó có đầy đủ mọi quan hệ trao đổi năng lượng.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu trái đất to ra các bạn bảo là do các vật thể đâm vào trái đất từ ngàn xưa thì hãy giải thích cho thì hiện tại xem:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=101904&ChannelID=17
    Trái đất hiện nay lại đang nhỏ đi!
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tạm thỏa hiệp với bạn là photon đã "chậm lại" nhưng so với 1 photon bay song song và không chịu ảnh hưởng của hốc đen, giống như 2 anh em song sinh vậy . Nhưng ta cũng nên phân biệt 1 điều là 1 chiếc xe chẳng hạn khi chạy chậm lại thì E của chiếc xe đó giảm và nếu ta ở trên chiếc xe đó ta sẽ cảm nhận được sự chậm đi đó (do quán tính). Nhưng với 1 photon thì nó sẽ...cương quyết phủ nhận việc chậm đi đó, vì nó vẫn luôn ngẩng cao đầu tự tin nó là chúa tể của tốc độ trong mọi hệ qui chiếu, hơn nữa E của nó không những giảm mà con tăng...
    Truy bạn thêm cái câu mà tớ phóng lên đấy...!!!???
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tạm thỏa hiệp với bạn là photon đã "chậm lại" nhưng so với 1 photon bay song song và không chịu ảnh hưởng của hốc đen, giống như 2 anh em song sinh vậy . Nhưng ta cũng nên phân biệt 1 điều là 1 chiếc xe chẳng hạn khi chạy chậm lại thì E của chiếc xe đó giảm và nếu ta ở trên chiếc xe đó ta sẽ cảm nhận được sự chậm đi đó (do quán tính). Nhưng với 1 photon thì nó sẽ...cương quyết phủ nhận việc chậm đi đó, vì nó vẫn luôn ngẩng cao đầu tự tin nó là chúa tể của tốc độ trong mọi hệ qui chiếu, hơn nữa E của nó không những giảm mà con tăng...
    Truy bạn thêm cái câu mà tớ phóng lên đấy...!!!???
    Hì hì, không phải là tạm chấp nhận đâu, mà khoa học thực sự đã chứng minh ánh sáng bị bẻ cong và làm chậm lại bởi các vật thể có khối lượng lớn. Tôi không nhớ ở báo nào, khi nào thấy sẽ post cho bạn, bạn vào thử mấy trang science daily.com hoặc các trang của Nasa, universe today...
    Không ai có thể nói là một photon có khối lượng cố định là bao nhiêu, và chỉ có thể biết là năng lượng của nó được thể hiện theo công thức E=m.c^2. Hai cái này có tương quan với nhau, bởi vì con người chưa có thiết bị thật chính xác để đo được nó. Nếu bạn coi là tốc độ nó không đổi cũng được thế thì đương nhiên m nó phải thay đổi. khối lượng nó phải tăng, giảm tương ứng với độ tăng, giảm của E. Còn để nhận biết được E tăng hay giảm còn phụ thuộc bạn đứng ở hệ quy chiếu nào.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Công thức tính năng lượng photon trên là sai. Nó chỉ áp dụng cho những vật có khối lượng nghỉ m. Photon không có khối lượng nghỉ.
    Công thức M Plank :
    E = h.f
    h: hằng số plank.
    f : tần số ánh sáng.
    Cái mâu thuẫn ở trên là họ xem photon là hạt sánh sáng nhưng lại tính E theo tần số.....
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    h, f là ở dạng thể hiện khác, đó là đồ thị sóng. Cái đó là do người nghĩ ra để biểu diễn cái không biết, không trực quan. Bởi vì họ thấy ánh sáng có tính chất sóng. Tức là gì, nó có thể lan truyền theo mọi hướng, mọi điểm. Do đó họ đưa về một hàm số sóng.
    Theo công thức của tôi, Si=F(xi,yi,zi,ti,Ei) thì trạng thái Si của năng lượng Ei thể hiện tại không thời gian (xi,yi,zi,ti) là khác nhau đấy (Biểu diễn bằng một năng lượng Ei và khối lượng xi,yi,zi,ti). Trạng thái ấy là đặc trưng của toàn bộ không thời gian của vũ trụ.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Để tìm đồng minh cho mình, tôi vừa search trên mạng cái này cho đồng chí nghiên cứu.
    http://www.khoahoc.net/baivo/levancuong/221205-suadoithuyettuongdoi.htm
    Không phải mình tôi có ý kiến về vận tốc c = 300k m/s dâu nhé. thử gửi một xung ánh sáng, một xung thôi nhé, không liên tục rồi xem xét nó xem.
    Nếu chấp nhận c=300k m/s thì chấm hết, không thể tiến xa hơn được nữa. Đó chỉ là vận tốc ánh sáng đo ở hệ quy chiếu trái đất. Mà ánh sáng khi đến trái đất, bị mất năng lượng và chuyển tần số rồi đấy.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 06/07/2007
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn đã nghĩ ra 1 công thức vật lý ? Nhưng có lẽ cái công thức ấy chỉ nói lên điều dĩ nhiên ai cũng biết và chẳng giải quyết được vấn đề gì.
    Phần bôi vàng thì bạn nên xem lại về M.Plank và biến thiên năng lượng trong miền tử ngoại...(hơn trăm năm rồi nhé).
    Cũng xin nói thêm về tính "nhanh chậm". Tớ nghĩ 1 vật chậm đi là chậm đi so với các vật xung quanh trong cùng 1 hệ qui chiếu. Nếu hiểu như vậy thì ánh sáng không hề chậm đi trong mọi hệ qui chiếu.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Công thức Planck dựa vào rất nhiều giả thuyết ví dụ giả thuyết về nguyên tử, về tốc độ ánh sáng không thay đổi trong chân không..., giả thuyết về. Và công thức của ông cũng gọi là ''giả thuyết của Planck'' sử dụng để giải quyết cái gọi là ''tai biến vùng tử ngoại''.
    Trích từ http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/coluongtu/ch1.htm
    ''....năm 1900 Planck (người Ðức ) đã đề ra giả thuyết rằng :
    Một dao động tử điều hoà có tần số riêng là chỉ có thể có những giá trị của năng lượng là gián đoạn và bằng một số nguyên lần một đại lượng (gọi là lượng tử) ứng với tần số góc và bằng ...''
    Bạn không thể bắt tôi lấy một giả thuyết này để chứng minh cho giả thuyết kia là sai được. Chỉ có thể, hoặc theo một giả thuyết này hoặc giả thuyết kia, hoặc tổng hợp được.
    Hệ quy chiếu là gì, trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_quy_chi%E1%BA%BFu
    ''Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện''.
    Trong vũ trụ, lực hấp dẫn bẻ cong không thời gian, do đó hệ quy chiếu này sẽ khác hệ quy chiếu khác. Không thể nói đúng cho hệ quy chiếu này thì đúng cho mọi hệ quy chiếu được. Nếu muốn dùng phép quy nạp thì bạn phải chúng minh được nó đúng ở hệ quy chiếu này, và giả sử đúng cho hệ quy chiếu n thì sẽ đúng cho hệ quy chiếu n+1,(Giả sử có một quy luật tăng dần nào đó của hệ quy chiếu (0,1,2,...n...k...) ví dụ thời gian chậm dần theo một gia tốc nào đó chẳng hạn).
    Nếu mà ai cũng biết công thức của tôi rồi thì hay quá.
    Tôi gọi nó là tổng quát mà. Đương nhiên tôi đã có mô hình của mình và để triển khai thì hơi bị chi phí đấy bạn ạ, tôi không có thời gian và tiền bạc, và quan trọng lại không phải là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Thấy cái topic hay hay thì vào viết thôi. Ở đây tôi có thể nói sơ qua là chỉ có thể dùng phương pháp hội tụ để đưa ra công thức gần đúng và quan điểm của tôi là không cần nghiên cứu đâu xa, hãy nghiên cứu trái đất (xem như bọc trái đất lại) và solar là đủ. Bởi ngoài kia có vấn đề gì thì ở hệ này đều có một phản ứng đối lại. Thuyết nhân quả mà.
    Ở trái đất cũng có thể biết hết đấy. Bạn biết không gian xạ ảnh rồi chứ? Ở đây tôi nói không gian ấy là 5 chiều và quan niệm của tôi trái đất chính là thiên đường.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 22:15 ngày 07/07/2007

Chia sẻ trang này