1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

'Già? ThuyĂ?́t mới là? . Ai cò? già? thuyĂ?́t riĂ?ng cù?a mì?nh thì? tha hĂ??? phà?t biĂ???u nhè?'

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi FromtheStars, 18/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    'Già? ThuyẮt mới là . Ai cò già? thuyẮt riĂng cù?a mì?nh thì? tha hĂ? phàt biĂ?u nhè' - Chuyfn từ box thiĂn vfn học

    Theo yêu cầu của các bạn, tôi sẽ chuyển giả thuyết về vật chất và vũ trụ từ bên box thiên văn học sang bên này. Giả thuyết đang trong giai đoạn phát triển, còn nhiều bất cập. Nếu có gì không hay mong các bạn post bài lên có ý kiến, để hoàn chỉnh và tránh sai lầm đáng tiếc.

    PHần I​

    I. Vũ trụ
    1. Nghiên cứu thế nào?

    Người ta nói với tôi rằng vũ trụ là do một vụ nổ Big Bang. Chỉ dựa vào một vài dữ kiện và phỏng đoán mang tính chủ quan mà chúng tôi có thể tin ư???
    Hay vũ trụ là dạng chuỗi các vũ trụ hoặc là nhiều vũ trụ song song gì đó. Cũng chỉ là phỏng đoán thôi. Mà phỏng đoán thì có nhiều lắm. Khác gì mò kim đáy bể đâu. Thật là mênh mông quá. Trí tưởng tượng của con người mà. Nghĩ ra cái gì chả được, tuy nhiên chân lý vẫn chỉ có một.
    Trước khi đi vào chi tiết, xin đưa ra một số nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình:
    + Chúng ta được quyền tự do nghĩ điều mà chúng ta nghĩ. Không phụ thuộc và bị áp đặt bởi bất cứ giả thuyết hoặc định lý vật lý nào từ trước tới giờ mà người ta tạm hoặc đang chấp nhận.
    + Sử dụng các phép toán logic và các tiên đề trong toán học. ( Kể cả việc suy luận bằng văn xuôi vì thực ra các công thức toán học cũng là sự diễn giải một cách hình tượng cho văn phong thôi).

    2. Cơ sở của vấn đề:

    Vậy bắt đầu từ đâu??
    a. Từ lý luận:
    Anh, tôi, chúng ta là những con người, là một thực thể trong không gian này, trong vũ trụ này. Vậy vũ trụ đối với chúng ta là gì??? Chúng ta nghiên cứu gì???
    Chắc hẳn chúng ta phải nghiên cứu những cái gì gọi là vật chất, hay nói đúng hơn là tất cả những thứ mà tác động đến chúng ta, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Những cái đó gọi là vũ trụ. Còn những cái gì mà không tác động được đến chúng ta thì chúng ta không cần quan tâm bởi nó không thuộc về vũ trụ này. Hay nói cách khác rằng đối với chúng ta nó không tồn tại.
    *Vũ trụ là ở trong đầu của chúng ta*. Câu nói quá chí lí. Chúng ta nghiên cứu vũ trụ bằng cách chúng ta nghiên cứu chính chúng ta.
    Anh nhận biết tôi, tôi nhận biết anh, chúng ta nhận biết vũ trụ. Và sự nhận biết của anh tương đồng với nhận biết của tôi, ở sự chênh lệch về ý thức không nhiều. Tôi chấp nhận anh là một thực thể và ngược lại. Chúng ta cùng ở trong vũ trụ này. Chúng ta nghiên cứu vũ tụ chính là chúng ta nghiên cứu bản thân chúngt ta: Con người, các mối liên hệ của bản thân con người với vũ trụ. Con người càng tăng sự cảm nhận được các mối liên hệ với vũ trụ(các kênh liên lạc), càng tạo ra được các thiết bị quan sát nhận biết thì càng nhận thức được vũ trụ nhiều hơn.
    Một vũ trụ đang tồn tại. Rõ ràng là phải có một cơ chế nào đó để nó tồn tại. Đó hẳn phải là các quy luật, các phương trình. Các quy luật, phương trình ở một điểm này sẽ có thể khác ở một điểm khác. Nhưng tựu chung vì là nằm trong một vũ trụ nên phải có mối liên hệ với nhau. Hay nói đúng hơn nó nằm trong một quy luật, phương trình, hay xu hướng chung của cả vũ trụ.
    Có thể nào các quan hệ đó đã được lập trình???

    Nếu không phải là các quy luật và phương trình thì chúng ta không cần phải nghiên cứu cái gì cả. Lúc đó sẽ không có một cái gì để chúng ta chọn làm mốc để so sánh với cái khác. Và sẽ có thể không tồn tại loài người và không có câu hỏi * Vũ trụ là gì* như bây giờ. Và vũ trụ là mớ hốn độn, biến hoá khôn lường.

    Vậy các quy luật và phương trình đó viết thế nào???



    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 18/07/2007
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    II.Phương trình tổng quát?
    Ta có thể thấy trạng thái của mọi vật tại một vị trí có một toạ độ về không gian 4 chiều, và có thể hơn ( vì chúng ta chưa biết nó là bốn hay nhiều hơn). Trong đó có ít nhất là 4 chiều cơ bản mà chúng ta đã biết đó là 3 chiều của hệ toạ độ đề các và một chiều của thời gian. Trạng thái của mỗi vật ở trong không thời gian đều khác nhau ( về toạ độ và tính chất về năng lượng, khối lượng) . Vậy xem một trạng thái của một chất điểm trong vũ trụ này có thể viết như sau:
    S(i)= F(x(x0, #x); y(y0, #y); z(z0, #z); t(t0, #t); &(&0, #&);??.)
    Trong đó:
    S: Trạng thaí của một vật. Trạng thái nó thế nào??: Nóng sáng, tối, nguội, to, lớn, bức xạ, là lỗ đen là hữu hình hoặc vô hình hoặc thể hiện bằng các thông số mà con người nhận biết được. (Là lý tưởng). Thậm chí chỉ là ý thức.
    i: toạ độ đang nói tới (toạ độ về n chiều)
    F: Quy luật.
    X, Y, Z: Chiều không gian tại chất điểm i. 3 chiều này vuông góc với nhau.
    T: Chiều thời gian tại chất điểm i.
    & và ... các chiêu còn lại mà chúng ta chưa cảm nhận được mà phải tìm hiểu.
    x(xo,#x), y(yo,#y), z(zo,#z), t(to,#t)... : toạ độ của không thời gian tại i (xét trên hệ toạ độ chung của vũ trụ). Nó là hàm của các biến xo,yo,zo,to.... được biết ở trái đất (so với ở hệ quy chiếu trái đất).
    Xo, Yo, Zo: 3 chiều không gian ở trái đất.
    To: Chiều thời gian ở trái đất.
    &0... Các chiều còn lại ở trái đất.
    #x, #y, #z: Các hệ số biến thiên phụ thuộc vào nhiều biến trong vũ trụ. Nó là một hệ số tổng hợp của tác động của vật chất tối, hoặc do cả tác động từ một chiều nào đót tới hệ quy chiếu 4 chiều mà chúng ta đang ở, dẫn đến tác động, bẻ cong hoặc co hẹp không gian . Chúng ta chỉ có thể nhận biết được chuyện đó khi đứng ở hệ quy chiếu cấp cao hơn. Ở trái đất hệ số này bằng 1.
    #t: Hệ số biến thiên về thời gian. Tương tự như hệ số của không gian. Hệ số này liên quan mật thiết tới hệ số không gian( Chắc cũng bởi các biến tương tự). Nó kết hợp với không gian tạo thành những đại lượng vật lý thông thường ở trái đất ma chúng ta được biết. Đó là vận tốc, gia tốc, động năng, năng lượng...Ở trái đất, hệ số này bằng 1.
    #& và ... các hệ số biến thiên của các chiều còn lại. Ở trạng thái của trái đất chúng ta chúng cũng bằng 1.
    Tại sao tôi chỉ nói có ba chiều không gian x,y,z như ta đã biết ??? Nếu có một chiều thứ 4, thứ 5 hoặc nhiều hơn thế thì hẳn chiều đó phải vuông góc với hệ quy chiếu này và do đó thuộc nhóm những chiều thứ 5 trở lên.( vuông góc với hệ quy chiếu thấp hơn)
    Nhưng vì cũng là thuộc vũ trụ này nên tuy không nhìn thấy nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng hoặc tác dụng của nó tới hệ quy chiếu của chúng ta.
    ( Ví dụ bạn ở không gian một chiều thì không thể thấy vật thể ở không gian hai chiều, và không thể va chạm với nó được trừ khi nó có toạ độ nằm trùng vào không gian một chiều của bạn. Cũng như vậy đối với không gian hai chiều ứng xử với không gian ba chiều)
    Vậy: Chúng ta đi tìm các chiều còn lại.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 18/07/2007
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    III. Đi tìm các chiều còn lại:
    1. Lý luận :
    Nghịch lý của *ĐỊnh Mệnh*:
    Ý thức: Chúng ta biết rằng tồn tại "ý thức". "Anh nhận biết tôi, tôi nhận biết anh, chúng ta nhận biết vũ trụ. Và sự nhận biết của anh tương đồng với sự nhận biết của tôi, ở một sự sai khác về ý thức không đáng kể. Tôi chấp nhận anh lamột thực thể và ngược lại. Chúng ta cùng ở trong vũ trụ ngày". Đó là "ý thức". Tôi khẳng định. Vậy ý thức là như chúng ta, biết thu nhận thông tin, xử lý, phản ứng, và truyền thông tin. Và cách truyền thông tin cũng rất vật chất trong vũ trụ của chúng ta, trong các chiều của vũ trụ chúng ta.
    Nhưng vấn đề là thế nào??? Ý thức điều khiển chúng ta hay vũ trụ điều khiển ý thức. Vật chất quyết định ý thức???Nếu vật chất quyết định ý thức thì cái gì điều khiển mớ vật chất kia quyết định ý thức??? Chúng ta bắt đầu giải quyết vấn đề *nghịch lý về định mệnh*.
    *Định mệnh*: Nếu ta xem vật chất là quyết định ý thức thì chắc chắn là có định mệnh. Định mệnh đã an bài. Chúng ta sống, ăn uống, ngủ nghỉ và chết đi như một quy luật, một phương trình lập sẵn. Thôi thì khỏi lăn tăn. Có số mệnh!!!
    Nhưng chả nhẽ chương trình lập sẵn là đến ngày kia, ở trạng thái kia, cái cơ thể kia nâng bát cơm lên miệng rồi ăn??? Rồi trạng thái của anh ta gật gù, tấm tắc khen cái bát vật chất kia ngon thế. Rồi cái trạng thái kia đang hướng tới nhà hát, khoác trên người cái đám vật chất bảnh choẹ. Rồi thì đám vật chất khác ở trạng thái đang quay các kính thiên văn về các thiên hà xa xôi, viết viết lách lách. Khó có thể chấp nhận được nhỉ.
    Vậy ta thử xem không có *ĐỊNH MỆNH* xem sao: Tồn tại ý thức. Ý thức quyết định vật chất ở không thời gian 4 chiều. Vậy ý thức phải là một biến của phương trình, tác động vào trạng thái của một toạ độ của không thời gian 4 chiều. Nó ít nhất có thể nằm ở không gian năm chiều. Nó tồn tại ở không gian ngoài không gian bốn chiều của chúng ta, nó vẫn có thể tác động tới chúng ta vì nó cùng vũ trụ nhiều chiều tổng quát của chúng ta. Mặc dù chúng ta không sờ mó, va chạm được song chúng ta sẽ có cách cảm nhận được.
    Còn nếu có "ĐỊnh mệnh" thì sao???? thì đương nhiên ý thức chúng ta vẫn bị định mệnh tác động, phải tiếp tục thích nghi và phát triển đến một ý thức cao hơn tiệm cận với định mệnh. Tức là định mệnh cũng là một ý thức. Nó là con số cao nhất hoăc thấp nhất trong dãy ý thức của chúng ta.
    Vậy cả hai trường hợp đều tồn tại chiều ý thức tác động vào 4 chiều không thời gian. Không ai có thể nhìn thấy được ý thức. Nhưng chỉ có thể cảm nhận được thông qua hình chiếu trạng thái xuống hệ quy chiếu không thời gian. Ví dụ tôi nhìn thấy bạn thông qua hình chiếu là cơ thể, gương mặt và cử động của bạn.
    Ý thức có quan hệ mật thiết với hệ quy chiếu không thời gian này.
    Ý thức có tính chất áp đặt quy luật mà quy luật thì phải nói đến nguyên nhân và kết quả. Tức là phải cân bằng cho cả hai vế. Do đó cân bằng là quy luật cao nhất và cũng là cơ bản nhất. Nó tồn tại cho mọi hệ. Nếu chỉ có nguyên nhân mà không có kết quả, coi như nguyên nhân đó không tồn tại, ngược lại.
    Vậy ý thức có tương tác với nhau không? Có thể. Song chúng tương tác với nhau thông qua vật chất hay gọi là năng lượng.
    Hai khái niệm tương đương. Mỗi một năng lượng tượng trưng cho một ý thức nhất định. Ý thức có thể không phân biệt được cao thấp, song năng lượng lại là một đại lượng có thể phân biệt được độ lớn bé trong thế giới không thời gian. Do vậy chiều ý thức có thể quy về một chiều năng lượng tương đương.
    Ngoài hệ 5 chiều này còn hệ nào khác không? Giả sử có một chiều khác tác động vào hệ 5 chiều nội suy ra, chiều ấy vẫn liệt được vào chiều năng lượng.
    Vậy vũ trụ của chúng ta tồn tại gồm 5 chiều: x,y,z,t ,E
    Nhận xét:
    Năng lượng luôn có xu hướng: Hệ năng lượng cao luôn tác dụng vào hệ năng lượng nhỏ hơn và theo quy luật nhân quả. Trong bất kỳ hệ năng lượng nào luôn tồn tại không gian. Đó là quy luật của thế giới này bởi nếu không tồn tại không gian nó sẽ không thuộc thế giới này và nó sẽ không tác động được thế giới của chúng ta, nó thuộc không gian một chiều vì Si = (x,y,z,t,E).
    Độ lớn của E chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào cái mà ta đặt làm đơn vị.

    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 20:12 ngày 18/07/2007
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    IV. Mô hình vũ trụ:
    1. Xét chiều thứ năm theo bản chất quy luật. Ta chú trọng đến vấn đề *luật nhân quả*
    Xét ý thức của chúng ta: Nó đang thuộc trạng thái Si của vũ trụ này. Nó có quy luật của sự sống là:
    *Tiếp nhận thông tin==> xử lý thông tin ==> phản ứng ==> truyền thông tin*
    Có *đầu vào* và có *đầu ra* phù hợp với luật nhân quả, . Thông tin ở đây là một ý thức, thể hiện dưới một năng lượng.
    Mô hình hệ không gian 5 chiều
    [​IMG]
    Tiếp nhận thông tin: Chu kỳ này có vẽ dể rồi. Tôi chỉ cần gán cho nó một hằng số E ban đầu la được.
    Xử lý thông tin: Cái thông tin E đó qua hệ Si, nó sẽ ra sao? Cái gì diễn ra trong quá trình xử lý ấy. Một loạt quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin đã diễn ra liên tiếp trong hệ, lan truyền. Thông tin đó tác động vào hệ Si bằng môt hằng số E, siêu hình, nó đi qua hệ.
    Phản ứng: Nó làm đã làm hệ thay đổi. Ngược lại hệ cũng làm nó thay đổi. Cả hai đã trải qua một sự thay đổi thông tin.
    Nó làm hệ thay đổi về mặt năng lượng và toạ độ không thời gian. Bởi vì các bạn biết đấy phương trình tổng quát là S=F(x,y,z,t,E), trạng thaí năng lượng của hệ là E đã thay đổi nên ảnh hưởng tới các đại lượng x, y, z, t khác. Tức là sau cú va chạm vừa rồi trạng thái S1 của ở hệ 5 chiều, các thông số của hệ đã tương ứng với một trạng thái điểm khác là S2 mất rồi. Vậy hệ đã dịch chuyển. Và trong hệ 5 chiều đó tôi có các đại lượng x2, y2, z2, t2 đặc trưng. Có tính hạt.
    Còn nó, cái thông tin kia, nó bị cái gì. Đơn giản cái hằng số đó phải bị trừ đi một lượng do hệ hấp thụ và phát triển trong thời gian t1. Nó giảm xuống còn giá trị E*
    Truyền thông tin: Vậy đại lượng E đã đi qua hệ, nó lợi dụng hệ mà di chuyển qua một không thời gian 5 chiều. Nó ko có khối lượng, hình dáng hoặc đặc trưng nào cả (không có các thông số x,y,z,t . Nhưng nó đã có đại lượng E*'''' đặc trưng) ngoài một con số E*. Nó có tính sóng.
    Vì sao có tính sóng? Vì nó di chuyển từ điểm này tới điểm kia trong không thời gian 4 chiều một cách vô hình. Có tính lan truyền.
    Hậu quả quá trình sống của hệ như trên là việc để lại hai thứ trên cõi đời là một thứ mang tính sóng và một thứ mang tính hạt.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 18/07/2007
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    IV. Mô hình vũ trụ:
    1. Xét chiều thứ năm theo bản chất quy luật. Ta chú trọng đến vấn đề *luật nhân quả* (Tiếp)
    Vậy ta đã có khái niệm về điểm kỳ dị trong học thuyết BIG BANG rồi đấy.
    Vũ trụ là tất cả các điểm kỳ dị trên thế gian này. Cấu tạo nên cơ thể ta và mọi vật xung quanh ta. Ở đâu cũng có. Nó có tính chất truyền thông tin qua chúng bằng dạng sóng và hạt. Tất cả các điểm kỳ dị là con số {0}. Cấu trúc của nó cân bằng.
    Hệ đã tiếp nhận một năng lượng từ thời điểm t1 đến t2 là: E* - E. và Đặc trưng trạng thái của hệ tại t2 đó là S(x2,y2,z2,t2, Eo+E*- E) . Do vậy tại t1 nếu có một Thông tin cực lớn tác động vào tôi thì tôi cũng chỉ tiếp nhận có một lượng là E*-E mà thôi.
    xét theo dạng quy luật trong vũ trụ. E và hệ tại thời điểm t1 là hai phản vật chất của nhau. Hai phản vật chất này tác động vào nhau gây ra một hệ quả là: Cả hai cùng biến mất tại 1 toạ độ trong hệ 5 chiều và xuất hiện ở một toạ độ khác, với thông khác là S(x2,y2,z2,Eo+E*-E).
    Trong đó Eo gọi là năng lượng ban đầu của hệ Si (toạ độ trên trục E) và gọi là năng lượng nghỉ của hệ.
    Tại toạ độ i1. Trạng thái Si1=F(x1,y1,z1,t1,E1)
    Đặc trưng bởi không thời gian tại điểm t1 và mức năng lượng tại điểm đó là E1.
    tại toạ độ i2.
    Đặc trưng bởi không thời gian tại điểm t2 và mức năng lượng tại điểm đó là E2
    Quá trình sống của hệ được biểu diễn là.
    = Si2-Si1= {(x2-x1);(y2-y1);(z2-z1);(t2-t1);(E2-E1)}
    Một véc tơ!
    Quá trình đó sẽ được thể hiện ở không thời gian và năng lượng
    bằng việc khi hệ tồn tại ở i1 tương đương với thông tin E1 (dạng sóng) và F(x1,y1,z1,E) ( dạng hạt) và khi hệ dừng ở i2 tương ứng với E2 (dạng sóng) và F(x2,y2,z2,E2) (dạng hạt)
    Dạng hạt tượng trưng cho hình khối ở không gian này, còn dạng sóng tượng trưng cho giá trị năng lượng (vô hướng).
    Các bạn thử tưởng tượng chúng ta là một hạt vật chất có không thời gian bị vặn xoắn, có giới hạn là một hình cầu, nằm trong dòng xoáy của vật chất tiến vào lỗ đen. Chúng ta nhìn ra xung quanh và có thấy là các vật chất xung quanh đang chạy ra xa chúng ta không ??? lưu ý là vật chất càng vào gần lỗ đen, vận tốc của nó ngày càng tăng. Mọi người suy nghĩ nhé.
    Đấy tại sao chúng ta lại cứ phải băn khoăn với việc trông thấy các thiên hà đang ngày càng rời xa chúng ta nhỉ? Vậy không thời gian là đang nở hay đang co hẹp lại như hạt vật chất đang vào gần vào lỗ đen vây???
    Người ta bảo là lực thuỷ triều đấy.
    Tuy nhiên *nguyên nhân* E1 đến với Si phải là *kết quả* của một hệ khác, và *kết quả* của hệ Si lại là một nguyên nhân của một hệ khác. Vậy hệ không gian và vật chất ngoài Si là một hệ đối nghịch với hệ Si và là nguyên nhân cũng đông thời là kết quả cho Si.
    Nó là một vòng tuần hoàn!
    [​IMG]
    Nếu quan niệm vũ trụ sinh ra từ Big Bang. Tức là toàn bộ vật chất nhét vào một cái lỗ. Xét cả cái lỗ thì năng lượng quá lớn [E].
    Nhưng trong cái quá lớn thì lại vẫn có cái đủ bé E1.
    Thông tin có thể phát đi theo mọi hướng nhưng cuối cùng khi đến một điểm ở không thời gian xác định, nó đều như nhau. Giống như bạn quan sát chuyển động của ngôi sao này thì bạn lại đoán ra có vật thể gì tác động lên nó ấy.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 18/07/2007
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phần II
    I. Vật chất - lượng tử năng lượng.
    1. Lý luận:
    Vũ trụ được tạo ra bởi ý thức con người. Tôi tự khảo sát bản thân tôi. Trước năm 19... tôi chưa sinh ra. Vũ trụ đối với tôi chả là cái khỉ gì cả. Nó chẳng mang một ý nghĩa nào. Nhưng rồi sau 19... tôi bắt đầu tham gia một cuộc chơi, với một không gian kết cấu chặt chẽ và các quy luật, quan hệ chặt chẽ của toán học,vật lý...xã hội. Từ hư vô tôi trở thành hiện hữu. Tôi biết chắc chắn điều này. Xác suất để từ hư vô thành hiện hữu là 1. Giả sử tôi sẽ sống rất thọ và sẽ lại trở về hư vô. Và lúc đó, thời gian không còn là ý nghĩa nữa. Chắc chắn từ hư vô tôi sẽ lại trở về hiện hữu và lại sống trong một thế giới với các quan hệ và quy luật chặt chẽ của nó - Đó là thế giới hiên nay của chúng ta. Song ở hình thái nào?
    Tinh thần của tôi là gì? Đó là một đoạn mã. Một chương trình được lập. Nó đặc trưng bởi trạng thái Si với một kết cấu không thời gian (x,y,z,t) và năng lượng E. Cuộc sống của tôi là gì? Đó là một chuỗi biến đổi từ E1 -> E2 -> E3... tương ứng với thay đổi thời gian t1 -> t2 -> t3 .... Sự biến đổi từ Ei --> Ej trong thời gian tij, nhanh hay chậm là do tinh thần ban đầu Si. Cuộc sống là môt trò chơi của dãy số tự nhiên và tinh thần được tạo bởi một kết cấu tập hợp của dãy số tự nhiên đó. Tôi không ngạc nhiên khi thấy năng lượng của vũ trụ này quá lớn bởi đơn giản nó chỉ như 5 = 5 hay 7 = 7 vậy thôi. Nhưng tôi sẽ lại ngạc nhiên nếu kết cấu của vũ trụ lại không được cân bằng.
    2. Kết cấu vật chất và không gian:
    Xem không thời gian và vật chất được tạo ra thế nào.
    Trước tiên phải đưa ra trước các giả thuyết sau để làm sườn:
    - Tổng năng lượng của hệ vật chất và không gian phải bằng 0.
    - Tương tác về mặt ý thức tức là tương tác về năng lượng. Cái này đảm bảo kết cấu Si chỉ có 5 chiều. Thực tế chưa có chứng minh về tương tác ý thức qua chiều thứ 6. Hoặc nếu có thì nó không liên quan đến chúng ta tức là nó không thuộc vũ trụ của chúng ta.
    - Không gian không phải là không có gì, mà nó có năng lượng. Giống như thế năng của sợi dây cao su bị giãn. Năng lượng không gian là năng lượng âm.(Vậy đó, chúng ta sẽ làm rõ ý này ở phần sau).
    - Không gian hệ gồm có không gian chung và không gian riêng. Không gian riêng cơ bản là không gian một chiều, là không gian nằm giữa 2 hệ năng lượng.
    - Áp dụng được nguyên lý cộng tác dụng.
    Xét hệ Si gồm có 2 thành phần năng lượng E1+E2 = E. Không gian được tạo trong hệ là L. Năng lượng E1 có hình thái Si1 và E2 là Si2. Về Nguyên tắc tổng năng lượng của cả hệ phải bằng 0 (năng lượng dương, cùng dấu E1,E2). Hay nói cách khác trong không gian này, tồn tại một điểm mà năng lượng của Si1 đối với nó là E1, của Si2 đối với nó là E2. Điểm đó gọi là điểm 0(năng lượng dương). Chính là trọng tâm của hệ. Tuy nhiên hệ cân bằng. Để tồn tại khoảng cách của E1 và E2 và để năng lượng của cả hệ bằng 0, L phải là đại diện cho một năng lượng, ta gọi là năng lượng âm hoặc dương ngược chiều với năng lượng Si1 và Si2. Gọi L1, L2 là khoảng cách Si1 và Si2 đến 0.
    Năng lượng của dây *cao su* này phân bổ như sau: Tại điểm gần 0: năng lượng dương của không gian -->0, năng lượng âm tiến tới cực đại. Tại điểm Si1 năng lượng dương của không gian tiến tới E1. Tương tự cho Si2.
    [​IMG]
    Vậy Si1 = F(xL1,ct1,E1) và Si2 = F(xL2,ct2,E2) là trạng thái vật chất mà chúng ta thường thấy. còn trạng thái của không gian hệ Si là
    Si = (XL, ct, E) và là trạng thái không gian chung của cả hệ.
    Vậy không gian cũng là một dạng vật chất. Tại mọi điểm trong không gian ấy đều có năng lượng (âm). Chúng ta không thể nhìn thấy nó được nếu chúng ta nằm trong hệ Si. Chỉ có thể nhìn thấy nó khi ta ngoài hệ. Nó là không gian chung của hệ Si nhưng lại là không gian riêng khi ta quan sát từ bên ngoài.
    Vậy vật chất và không gian là hai khái niệm tương đối!
    Nó chỉ là hai pha của một năng lượng. Vật chất mà ta nói đến là pha năng lượng dương. Tất cả mọi trạng thái vật chất trên trái đất này (Si) đang chuyển động trong một không gian chung (cưỡi sóng ) có tần số, năng lượng xác định, giao thoa theo quy luật không đổi nào đó để vật chất luôn tồn tại trước mắt ta. Mọi chuyển động địa phương là thăng giáng năng lượng từ hệ bên ngoài đưa vào (From the Stars).
    Đây là hệ cơ bản nhất của không thời gian và giả sử đó là năng lượng của một photon thì sao nhỉ? Nếu xem nó là không có khối lượng (Không thời gian riêng của nó =0), đương nhiên nó có năng lượng E (đường chấm chấm). Nếu xem nó là hạt (có không gian riêng) thì bản thân nó cũng có thể có nhiều thành phần hạt bên trong ( như Si1và Si2 ). (Hình trên)
    Còn đây là quan hệ giữa không gian chung và riêng ( xét hệ một chiều thôi nhé. Hệ hai chiều, ba chiều phức tạp hơn)
    [​IMG]
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 18/07/2007
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    3. Thời gian riêng của hệ: Quan hệ giữa thời gian và không gian, năng lượng: Cái này đang suy nghĩ, post sau. Sẽ cho hệ một phát dE vào S1 hoặc S2 hoặc vào giữa hệ, xem không gian nó giãn nở ra làm sao. Bí nhất bây giờ là quên mất tính tích phân hàm sin mất rồi.
    Bạn nào nghe tiếng Anh giỏi dịch bài này xem họ nói gì vậy??
    http://www.universetoday.com/2007/07/17/podcast-the-important-numbers-in-the-universe/
    4.Lực hấp dẫn, lực điện từ, casimi v..v...: Sau khi giải ra sự liên quan của ct và E ở phần trên. Ta sẽ có khái niệm về gia tốc và lực hấp dẫn (Từ việc vận tốc giãn nở của không gian suy ra). Lực điện từ cũng là một dạng giãn nở không gian v..v..v
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 19/07/2007
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đang đọc qua một lượt nhưng thấy "Vũ trụ được tạo ra bởi ý thức con người" nên không đọc nữa!
    Bác FS có thể giải thích tại sao ý thức mỗi cá nhân là khác nhau nhưng nhận thức về vũ trụ lại giống nhau không???
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Khái niệm giống và khác nhau của bạn là tương đối. Tôi không biết ý thức của bạn như thế nào nhưng ý thức của tôi nhận thức vũ trụ theo cách riêng của mình.
    Điểm chung cho ý thức của bạn và của tôi là tương tác qua năng lượng.
    Bạn nên quan tâm tới các đề tài sinh học hiện nay. Người ta đã làm thí nghiệm cho nhiều người và kiểm tra nhận thức của mỗi người về màu sắc, sự nhìn nhận về tốc độ v...vv.. Và có kết luận là mỗi người quan sát và nắm bắt hiện tượng mỗi vẻ. không giống nhau.
    Mỗi người có tinh thần riêng của mình. Có trạng thái riêng của mình (kết cấu không thời gian riêng và năng lượng đặc trưng) Một thông tin đầu vào sau khi qua người đó sẽ được xử lý, mã hoá và sẽ đưa ra một thông tin khác đặc trưng cho người đó.
    Ví dụ: Một vòng tròn A, trong đó có 2 vòng tròn B = C không trùng nhau. Vậy Diện tích của phần ngoài B = diện tích phần ngoài C, nhưng người ta không thể nói hai diện tích đó giống nhau được, vì hình dáng và vị trí.
    Xin trích một tiên đề tôi đã phát biểu phần cuối mục IV - 1
    Thông tin có thể phát đi theo mọi hướng nhưng cuối cùng khi đến một điểm ở không thời gian xác định, nó đều như nhau. Giống như bạn quan sát chuyển động của ngôi sao này thì bạn lại đoán ra có vật thể gì tác động lên nó ấy. Phần nào để bạn hiểu
    [​IMG]
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 19/07/2007
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 19/07/2007

Chia sẻ trang này