1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giả thuyết mới về vụ Tunguska

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Typoon, 29/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Giả thuyết mới về vụ Tunguska

    Chắc nhiều bạn ở đây biết đến vụ này. Tôi xin Ctrl-C, V lại bài này trên SGGP 12g.
    Ngày 30-6-1908, một vụ nổ vĩ đại xảy ra ở rừng Tunguska, Trung Siberia (Nga), hủy diệt một khu vực rộng 2.200km2... Nhiều giả thuyết cho đó là một thiên thạch va vào trái đất, tuy nhiên không ai tìm ra mảnh vỡ thiên thạch hoặc hố va chạm nào. Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế kỷ 20 mà các nhà khoa học luôn muốn làm sáng tỏ, nhằm tránh cho trái đất một thảm họa tương tự. Sau 99 năm, câu trả lời có thể đã có, với kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italia vừa công bố...
    Vụ nổ thế kỷ
    Trong khoảng 7g đến 8g sáng 30-6-1908, một quả cầu lửa nổ tung ở độ cao khoảng 5-10km bên trên rừng Tunguska. Sức công phá ước khoảng 20 triệu tấn thuốc nổ TNT (cỡ 1.000 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima), làm 80 triệu cây trong khu vực gần 2.200km2 đều ngã rạp. Đến nay, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy mật độ cây cối vùng này vẫn thưa hơn xung quanh.
    Vụ nổ vĩ đại làm sáng cả bầu trời châu Âu. Theo các nhân chứng địa phương, khoảng 7g15, họ thấy một vệt sáng chói như mặt trời xẹt ngang và chừng 10 phút sau nổ lớn, bầu trời sáng lóa, mặt đất rung động dữ dội. Các trạm ghi nhận chấn động tương đương 5 độ Richter. Nếu vụ nổ chậm lại 4 giờ 47 phút, nó đã quét sạch thành phố St. Petersburg, do trái đất quay.
    Các nhà thiên văn học đoán đó là thiên thạch hoặc sao chổi đâm vào trái đất. Do rừng Tunguska quá xa xôi, từ năm 1921 đến 1938 mới có các chuyến thám hiểm của Leonid Kullik, nhà khoáng vật học người Nga, đến tận nơi. Họ rất ngạc nhiên vì không hề thấy dấu vết hố va chạm dù sự hủy diệt rất lớn, trong vùng đường kính khoảng 50km, cây cối bị ngã rạp theo hướng từ trong ra, một số cây gần giữa còn đứng nhưng cành và vỏ bị tước sạch. Kullik cho chụp cả không ảnh nhưng vẫn không phát hiện hố va chạm. Từ đó bắt đầu ?obí ẩn Tunguska?: vật thể nào gây nổ và vì sao không để lại dấu vết?
    Nguyên nhân vụ nổ mãi gây tranh cãi, thiên thạch hay sao chổi, thậm chí có giả thuyết còn cho là UFO (đĩa bay) bị rơi hoặc do vũ khí của sinh vật ngoài trái đất...
    Giải mã sau 99 năm
    Hồ Cheko có thể chính là hố va chạm, theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu Italia vừa công bố. Hồ sâu chừng 50m, cách tâm vụ nổ chỉ khoảng 8km về phía Tây Bắc. Nhóm của nhà vật lý Giuseppe Longo, Đại học Bologna (Italia), đã dùng máy dò bằng siêu âm khảo sát địa hình đáy hồ rồi dùng máy tính hiện đại tái tạo. Họ bất ngờ phát hiện cấu trúc hình nón (phễu) của lòng hồ, không giống bất cứ hồ nào trong khu vực.
    Điều này chưa ai phát hiện trước đó và theo họ, chỉ có thể giải thích là hình dáng hồ được tạo nên do một vật thể (thiên thạch) từ trên đâm xuống với vận tốc thấp. Nhóm Longo đã thám hiểm khu vực từ năm 1999 nhưng lúc đó không nghi hồ Cheko là hố va chạm, họ chỉ tìm bụi thiên thạch trong trầm tích đáy hồ.
    Sóng siêu âm phản xạ từ đáy hồ còn phát hiện cấu trúc ?olạ?, được cho là do thành phần của thiên thạch. Các nhà nghiên cứu đã khoan lấy mẫu sâu khoảng 1,8m từ đáy hồ và thấy có lớp trầm tích mới. Để xác định hồ Cheko đúng là hố va chạm, cần khoan lấy mẫu sâu 10m, nơi đất đá bị nén lại do va đập hoặc nơi thiên thạch đang nằm. Nếu có vật thể này, đường kính nó phải hơn 9m và nặng cỡ 1.700 tấn.
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh lòng hồ Cheko được tái hiện lại bằng máy tính.
    [​IMG]
    Hình ảnh cây cối ngả rạp trong vụ Tungúka do đoàn thám hiểm đầu tiên chụp lại.
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Mình tình làm một bài phản bác nhưng bận đột ngột nên chỉ nói ngắn gọn các bác vụ giải thích dùm nhé.
    - Không phải đoàn thám hiểm đầu tiên ngẫu hứng chọn đại một chỗ làm tâm vụ nổ. Thực tế, chưa bao giờ người ta cãi nhau về tâm vụ nổ theo kiểu chỗ nào trên mặt đất (vì họ cho rằng vụ nổ diễn ra trên không). Việc đoàn thám hiểm chọn được tâm đơn giản là vì cây cối ngã rạp ra chung quanh tạo thành một vòng trong mà tâm rất dễ phát hiện ra. Sau này thì người ta cho rằng đó chính là vị trí mà ở phía bên trên đã diễn ra vụ nổ chính.
    - Không thể có chuyện thiên thạch phang xuống đất ở một chỗ cách đó 8km mà cây cối lại ngã rạp theo kiểu chân hướng về một chỗ khác được. Tất nhiên là có ngoại lệ nhưng không thể ngoại lệ toàn bộ 2200km2.
    -Người ta cho rằng tảng thiên thạch đã vỡ tung vì với sức nổ cỡ như vậy cộng với khoảng thời gian chưa lâu (10 năm so với vài chục triệu năm của một số thiên thạch khác) thì cái hố cỡ vậy quá bé. Đó là chưa kể năng lượng vụ nổ theo kiểu va chạm sẽ đốt cháy toàn bộ cây cối ở gần chứ không xô ngã như thực tế.
    .....
    Post tiếp sau nhé, bị hối quá
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, đó là một thiên thạch, khi bay vào khí quyển nó bị đót nóng do ma sát, và nhiệt độ đã làm cho băng giá trong lòng khối thiên thạch bốc hơi, gây nên vụ nổ ở độ cao chừng 8 -10 km. Áp suất của vụ nổ làm ngã rạp cây cối , tạo ra những vòng trong đồng tâm. Và một phần đáy của khối thiên thạch này bị sứ nổ đẩy dạt ra xa cách tâm vụ nổ chừng 8 km, rơi xuống, tạo thành cái hồ Checko mà đoàn khảo sát Ý đã nói tới.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thiên thạch có ba vào trái đất theo phương pháp tuyến đâu, nó bay chệch một góc đấy chứ.

Chia sẻ trang này