1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giả thuyết và kiểm chứng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi TempelTuttle, 10/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Giả thuyết và kiểm chứng

    Hãy post lên đây những gải thuyết bạn muốn kiểm chứng và các trả lời của bạn đối với các giả thuyết.
  2. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên tôi muốn nói đến quy chế và đặc thù của box Thiên văn học. Tôi là một newbie của TTVNOL, các bạn cũng thấy tôi register mới được có mươi ngày, nên tôi không biết rõ lắm cơ cấu tổ chức của diễn đàn, hình như admin quản lý toàn bộ, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, có toàn quyền đối với diễn đàn, còn các mod thì có quyền hạn chế đối với box của mình, và có một số nghĩa vụ, trong đó có kiểm duyệt và chịu trách nhiệm trước admin về thông tin có trong box của mình. Các box phức tạp như Thảo Luận thì các mod cần cắt không thương tiếc các bài có vấn đề, thế nhưng đối với box thiên văn thì khác. Thông tin được đưa lên box thiên văn học cũng như nhiều box học thuật khác toàn là các kiến thức, mà các kiến thức cần phải có cách đối xử khác.
    Nếu thông tin được đưa lên mà sai, đương nhiên các mod cần phải xử lý. Để lọt lưới các kiến thức ngụy khoa học là một tội lỗi, nó có thể làm cho nhiều người được trang bị các kiến thức, hiểu biết sai lầm. Việc này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng cần phải nói rằng các sai lầm cũng là một tài sản vô giá của con người, một khi được phân tích rõ ràng, nó sẽ giúp cho người ta phân biệt được đúng sai khi gặp một bài toán khác có liên quan, giúp tránh được các sai lầm khác. Kinh nghiệm và hiểu biết đến sau cả những thất bại và những thành công. Do vậy nếu xoá các bài sai đi cũng là một tội lỗi chẳng khác gì để lọt lưới chúng. Mà tôi dám nói rằng không ai có thể có kiến thức toàn diện về một vấn đề, do đó tôi tin rằng các mod không thể kiểm soát hết được các bài được post lên.
    Từ đặc thù đó của box thiên văn học tôi đề nghị như sau:
    - Tôi sẽ tạo ra một topic mới, tiêu đề ?oGiả thuyết và kiểm chứng?. Tất cả những ai gặp một giả thuyết mà cảm thấy cần xem xét, hãy post nó lên topic này. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét giả thuyết đó một cách cẩn thận và post trả lời lên topic đó.
    - Các mod hãy kêu gọi mọi người cùng nhau hưởng ứng topic này bằng cách tích cực tham gia viết bài cho topic.
    - Và cuối cùng, nếu có thể, đề nghị các mod hãy giữ topic ?oGiả thuyết và kiểm chứng? này luôn nằm trong danh sách các chủ đề cần lưu ý để cho mọi người chú ý đến nó.
    Nếu thực hiện được những việc đó thì tôi tin rằng công việc của các moderator sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, chỉ còn cần phải chú ý những bài có vấn đề về mặt tư tưởng và tất cả chúng ta sẽ trở thành moderator cho box thiên văn học và cùng nhau đóng góp cho box thiên văn học ngày càng phát triển.
    Đề nghị thứ hai của tôi như sau: Box này nói về một trong các lĩnh vực hấp dẫn nhất, khó khăn, bí ẩn nhất của khoa học. Mà chúng ta, theo tôi suy đoán, thì chủ yếu là những amateur. Chúng ta thường xuyên và chủ yếu trích dẫn các kiến thức từ nhiều nguồn (thường gặp nhất là Lược sử thời gian của Stephen Hawking). Thế nên chúng ta cần tôn trọng vấn đề sở hữu trí tuệ: khi trích dẫn thông tin ở đâu, hãy cố gắng chỉ ra nguồn của thông tin đó. Mà tốt hơn cả là chúng ta hãy cố gắng hiểu vấn đề và trình bày lại theo cách hiểu của mình, dù không được hấp dẫn như nguyên bản. Khi đó nếu chúng ta hiểu sai thì sẽ có người chỉ ra cái sai ấy cho chúng ta, tránh được tình trạng sai mà tưởng là đúng, làm hại cả mình lẫn người khác.
    Nếu chúng ta cứ trích dẫn mà không nói rõ là từ đâu thì sẽ xảy ra tình trạng người ngoài nhìn vào sẽ cho chúng ta là một lũ vẹt, lặp lại những gì người khác nói mà chẳng hiểu gì, chỉ biết đọc và đem ra khoe mẽ. Thực ra họ có quyền và có lý khi nghĩ như vậy do trong trường hợp đó chúng ta không chứng tỏ được hiểu biết cũng như năng lực thực sự của mình. Việc này sẽ làm giảm uy tín, làm thương tổn đến hình ảnh của box cũng như là TTVNOL nói chung và tất cả chúng ta nói riêng.
    đoạn này không phù hợp cho lắm
    Được bigdog30784 sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 12/05/2003
  3. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng ta vẫn gặp những bài viết trong các mục khoa học của một số báo như ANTG, TGM? trong đó có những bài viết về thiên văn học. Than ôi! Các CTV của các báo đó chuyên môn dịch từ báo nước ngoài, thế nhưng báo chí thì ai cũng biết là có hai loại: lá cải và ít lá cải hơn. Nhiều CTV không có chuyên môn về một ngành mà lại đi dịch bài về ngành đó, rồi đến ban biên tập lại không hiểu rõ nốt. Thế là bao nhiêu giả thuyết hay ho, mới mẻ xuất hiện trên báo của ta. Lấy vài ví dụ điển hình trong chủ đề thiên văn học:
    Lá cải thứ nhất: Phải chăng khủng long tuyệt chủng vì Neutrino?
    Giả thuyết nói rằng vào thời điểm khủng long tuyệt chủng đã xảy ra một vụ nổ supernova, phát ra rất nhiều neutrino, làm cho khủng long nhiễm phóng xạ và chết.
    Thế nhưng neutrino gần như không tương tác với vật chất, có nhiều neutrino cũng không gây ra vấn đề gì. Ta có thể tính xem có bao nhiêu neutrino đến trái đất từ một supernova, giả thiết cách trái đất 10 năm ánh sáng, vụ nổ tạo ra một lỗ đen nặng gấp 5 lần mặt trời, neutrino không hao hụt trên đường đi (Ai đó tính hộ tôi cái! Một bài toán hình học tầm thường thôi mà. Tôi mất hết sách vở về thiên văn học rồi, không rõ mặt trời nặng bao nhiêu, neutron nặng bao nhiêu nữa)
    Mặt khác ta có thể thấy rõ ngay: nếu có Supernova cách đây 65 triệu năm thì tinh vân do nó tạo ra đã tan rã, không còn nhìn thấy được nữa (các tinh vân chỉ tồn tại khoảng vài trăm ngàn năm sau đó tan vào không gian gữa các vì sao). Do vậy ta không thể kiểm tra được rằng có vụ nổ lớn nào diễn ra vào lúc đó không.
  4. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Lá cải thứ nhì: Các nguy cơ đe doạ loài người.
    Có 6 nguy cơ cả thảy, trong đó ngoài các nguy_cơ_mà_ai_cũng_biết_là_gì như chiến tranh hạt nhân, virus không thể trị được, ô nhiễm môi trường, thiên thạch còn có hai nguy cơ như sau:
    1) Một lỗ đen đến gần mặt trời.
    Một lỗ đen đến gần mặt trời có thể không nuốt trái đất nhưng nó sẽ làm quỹ đạo trái đất bị bóp mé, làm thay đổi cân bằng về mùa trên trái đất.
    OK. Nếu một lỗ đen đến gần trái đất thì quả thực sẽ gây ra hậu quả như vậy thật. Nhưng có cần một lỗ đen để làm việc đó không? Một vì sao lớn đến gần trái đất còn gây ra những hậu quả khác nữa nghiêm trọng hơn nhiều do các sao có thể lớn hơn các lỗ đen chứ. Rồi còn bức xạ của sao nữa. Đây là luận điểm để doạ người thôi. Người đưa ra luận điểm này hẳn muốn đưa cái lỗ đen vào cho thêm phần giật gân đây mà. Ấy là còn chưa nói đến việc chúng ta ở gần rìa của thiên hà, mật độ sao rất nhỏ, khả năng cho hai sao gần nhau tương tác với nhau là rất nhỏ.
    2) Kỹ thuật gia tốc tạo ra các lỗ đen cỡ nhỏ, nó sẽ nuốt cả trái đất!
    Thử tính xem các lỗ đen nặng cỡ vài gram sẽ bay hơi hết trong bao nhiêu lâu? Có lẽ chỉ cỡ nanosec thôi! Nó không kịp nuốt cái gì cả! Hơn nữa lấy đâu ra năng lượng mà tạo ra một lỗ đen nặng đến vậy? Từ hệ thức Einstein E=mc^2 ta có thể suy ra được năng lượng này:
    m = 10gr = 0.01 kg, c = 3.10^8m/s ta sẽ tính được E=9.10^14 Joule.
    Giả thiết rằng hiệu suất của quá trình tạo lỗ đen là 100% và lỗ đen được tạo ra trong 1 giây (quá xông xênh), công suất tiêu thụ của máy gia tốc sẽ là 9.10^14 W, tức chín trăm ngàn Giga Watt! Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình của chúng ta có công suất là 1,920 GW. Để có được năng lượng này nhà máy phải hoạt động khoảng 5 ngày rưỡi.
    Bây giờ tính thử xem kích thước chân trời sự cố của một lỗ đen 10gr xem nó lớn bao nhiêu? Tôi không có công thức, nhưng nó sẽ rất nhỏ, cỡ femtomet hoặc nhỏ hơn nữa. Xác suất để một khối như vậy va chạm với một nguyên tử là bao nhiêu? Là không đáng kể. Sẽ không có nguyên tử nào bay vào trong lỗ đen cả.
    Một khối nặng 10gr có lực hấp dẫn đối với một nguyên tử là bao nhiêu? Theo công thức tính lực hấp dẫn thì đó là một số vô cùng nhỏ, như vậy lỗ đen sẽ không thể nuốt cái gì cả.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bác có những ý kiến rất có lí. Nhưng bác vừa bảo "hi vọng không ai thấy những điều tôi đã viết là một sự xúc phạm" trong khi bác đưa ra rất nhiều giả thiết khoa học rồi phủ nhận nó và luôn mồm nói là quên hoặc không có công thức. Như vậy thì bác mới là người đang nói mà không có cơ sở và tôi e rằng bác đang xúc phạm nghiêm trọng đến tác giả của những giả thuyết bác vừa nêu.
    Niềm tin cho ta tất cả
  6. TempelTuttle

    TempelTuttle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ rằng thế là chưa đủ. Vậy lập luận của tôi yếu ở chỗ nào, bạn hãy chỉ cho tôi biết, tôi sẽ nói thêm.
    Và tôi còn nghĩ rằng một nhà khoa học chân chính thì không có gì phải sợ khi giả thuyết mình đưa ra bị nghi ngờ cả. Đó là chuyện tất yếu
    PS:
    Tôi nói "hy vọng không ai cảm thấy bị xúc phạm" ở đây là muốn nói tới những người hay gửi bài lên box thiên văn học chứ không phải là các nhà khoa học. Bạn không hiểu ý tôi bởi vì bài đó tôi dược bigdog yêu cầu chuyển từ một chủ đề khác nên ngữ cảnh của nó không rõ ràng. Rất xin lỗi bạn.
    Được TempelTuttle sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 12/05/2003
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    những bài viết này vốn là bài trong chủ đề nhìn ra vũ trụ,nhưng nó lạc đề nên em đề nghị bác ấy đưa ra thành 1 chủ đề khác, nhưng bác ấy lại không xoá câu ấy nên em xoá câu ấy đi để mọi người khỏi hiểu nhầm. thực ra,những điều này cũng không phải là không có,sao chúng ta không thảo luận thử về nó nhỉ,em thấy sẽ có nhiều điều hay dấy chứ ạ.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  8. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    thứ nhất,về chuyện tuyệt chủng của khủng long với lý do mà bác cho là lá cải ở trên thì em cũng đã nghe rồi.nhưng mà em tin vào giả thuyết 1 thiên thạch đụng vào trái đất là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long. nếu như theo ý kiến trên đưa ra thì em nghĩ rằng nếu như có 1 vụ nổ siêu tân tinh mà ảnh hưởng mạnh đến trái đất mạnh như vậy thì nó phải ở khá gần trái đất,nếu như các nhà khoa học đã tiên đoán như vậy sao họ không tìm thấy sao neutron hay hố đen nào gần trái đất. tất nhiên,kiến thức của em cũng không đủ để có thể khẳng định rằng nó là không đúng nhưng em tin vào giả thuyết có 1 thiên thạch đâm vào trái đất hơn.
    còn việc bác bảo là không thể xác định được có vụ nổ ở trước đây thì cũng không hẳn là không thể biết được,chúng ta còn có những dự liệu khácđể xác định mà,tuy có hơi khó thôi.
    còn 6 nguy cơ,bác chỉ mới nêu 2 nguy cơ thôi,bác nêu thêm cho mọi người thử tham khảo thử nhé.
    thực ra em nghĩ ở điều người ta bào là lỗ đen tiến gần đến trái đất thì em nhớ là nguời ta phát hiện ra 1 lỗ đen và đúng là nó đang tiến gần tới trái đất thì phải nhưng mà nó chưa thể ảnh hưởng đến chúng ta bởi vì nó còn ở quá xa. như vậy việc nếu 1 hố đen đến gần chúng ta thì ngay cả bác cũng cho rằng những hậu quả của nó gây ra đối với trái đất cũng không sai mà,như vậy nó không có gì sai cả,chỉ có điều theo em nghĩ nó chưa phải là những nguy cơ đe doạ đến loài người thôi ạ,chúng ta có chắc nó sẽ ảnh hưởng đến trái đất trước khi loài người còn sông trên trái đất không.
    còn việc hệ mặt trời nằm ngoài rìa của ngân hà nên mặt độ sao ở vùng này ít hơn,nhưng em nghĩ nó cũng chịu những ảnh hưởng bên ngoài nhiều lắm chứ. nếu 1 vụ nổ siêu tân tinh ở gần chúng ta thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng,còn nhiều hay ít thì tuỳ thôi. mối đe doạ đối với loài người bây giờ mà em nghĩ là nhiều đó là vấn đề dân số,môi trường,còn về mặt thiên vănthì có lẽ nguy cơ nhiều nhất là các thiên thạch, các sao chổi. nêunhứ 1 thiên thạch lớn lớn 1 tí, hay là 1 sao chổi lạc đường nào đấy như sao chổi Shoemaker_ levy 9 thì có mà chít thôi.
    kĩ thuật gia tốc tạo ra lỗ đen thì còn là chuyện viễn vông,nhưng mà nếu tạo được nó thì cũng rất hay đấy chứ ạ,tạo ra nó để mà nó lại hút lại trái đất thì.........chắc chẳng ai lại làm thế phải không ạ.
    đấy chỉ là những ý kiến của em thôi ạ,các bác hay cùng cho ý kiến nhé. Bác TT nếu có thêm hãy post lên cho mọi người có ý kiến với ạ.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  9. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Em xin trả lời câu hỏi thứ 2 của bác :
    1.Lỗ đen ở trung tâm giả ngân hà chứ không phải Một lỗ đen đến gần mặt trời như bác nói .So sánh: Mặt trời của chúng ta nằm cách tâm thiên hà 26.000 năm ánh sáng, quay với tốc độ 220 km/s. Và để quay hết một vòng quanh tâm thiên hà, nó cần 230 triệu năm).Như vậy,là lỗ đen này không ảnh hưởng gì đến Mặt trời hay trái đất của chúng ta vào thời điểm hiện nay.
    2.Kỹ thuật tạo lỗ đen cỡ nhỏ bây giờ chỉ có trên giả thiết ,các nhà khoa học Châu Âu sẽ tạo ra vào năm 2005 khi mà LHC, tổ hợp gia tốc thuộc CERN (Phòng thí nghiệm vật lý hạt của châu Âu, gần Geneva, Thuỵ Sĩ) đi vào hoạt động .
    LHC gồm một đường hầm nhân tạo hình tròn dài 27 km. Người ta hy vọng nó sẽ trở thành máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới. Trong chiếc ống này, các hạt cơ bản bị bắn phá mãnh liệt, chuyển hoá thành dạng hạt khác ở năng lượng tương đương như giây đầu tiên sau vụ nổ Big Bang, khi vũ trụ nóng lên hàng triệu tỷ độ C.
    Ở nhiệt độ khủng khiếp này, các nhà vật lý hy vọng vật chất sẽ bộc lộ những tính chất bí ẩn nhất của chúng, chẳng hạn bằng cách nào chúng thu được trọng lượng và bằng cách nào lực hấp dẫn sinh ra. Cũng trong trạng thái năng lượng cực cao đó,các nhà khoa học phỏng đoán cứ sau mỗi giây sẽ có một lỗ đen nhỏ xíu ra đời. Các lỗ đen này chỉ lớn bằng một phần triệu của nhân nguyên tử và tồn tại trong giây lát, trước khi bức xạ hết cỡ rồi tiêu biến.
    Vấn đề này nói chính xác là trên giả thiết chứ chưa thành hiện thực ,vì vậy không thể cho là lá cải ,nếu mà tành hiện thực thì kỹ thuật tạo lỗ đen cỡ nhỏ sẽ là mô hình thu nhỏ của lỗ đen giúp các nhà khoa học nghiên cứu dễ dàng hơn về cấu tạo cũng như hoạt động của lỗ đen...
    Cám ơn bác rất nhiều vì đã cùng tranh luận ,đưa ra ý kiến của bác .Em chỉ xin góp ý ,nếu bác muôn tranh luận về vấn đề gì đó thì xin bác váo topic đó để tranh luận .
    Hẹn gặp bác ở những bài viết tiếp theo của bác.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  10. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    ôi,hôm qua đọc trên 1 tờ báo,phần trả lời về 1 câu hỏi rằng là có phải ý kiến của nhiều người khi nào cũng đúng hơn 1 số ít người không. câu trả lời là không,em hoàn toàn đồng ý nhưng mà người trả lời lấy ví dụ làm em không thể tin nổi. ông ấy lấy ví dụ như galilê,ông galilê bảo rằng trái đất quay chung quanh mặt trời,điều này bị giáo hội lên án và cuối cùng bị hoả thiêu chết,đọc xong đến đoạn này em không thể bình luận gì thêm nữa ạ, bó tay luôn ạ.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học

Chia sẻ trang này