1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giả thuyết và kiểm chứng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi TempelTuttle, 10/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RainbowWarrior

    RainbowWarrior Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên tôi xin hoàn toàn ủng hộ đề nghị của TempleTuttle. Đây là một bước đi đúng đắn mang tính khoa học. Lý do rất đơn giản: Tiến bộ của khoa học là nhờ việc không ngừng đưa ra những giả thiết và kiểm chứng chúng trong hoặc bằng thực nghiệm.
    Tranh luận cũng là một phần không thể thiếu trong khoa học. Trong tranh luận người ta dựa vào lập luận (sử dụng lý lẽ mang tính logic) hoặc dùng công thức, tính toán để chứng minh. Trên quan điểm như vậy tôi thấy đề xuất của bạn TempleTuttle là hợp lý và mang tính xây dựng. Việc bạn chứng minh những giả thiết đã nêu là sai và việc các bạn khác tranh luận với bạn là hoàn toàn bình thường và rất đáng hoan nghênh.
    To bigdog30784: xin lỗi, tôi không hiểu rõ ý của bạn. Bạn có thể giải thích rõ hơn không? Bạn đọc ở báo nào vậy? Theo tôi biết người phải lên dàn hoả thiêu vì nói như vậy là Giordano Bruno - nhà khoa học người Ý. Còn Galile bị giáo hội buộc phải công nhận quan điểm của nhà thờ, nhưng sau đó vẫn bực tức nói "dù sao thì trái đất vẫn quay". Tôi thấy việc lấy ví dụ này để chứng minh quan điểm "ý kiến của nhiều người ... của số ít người" là đúng đấy chứ?
    Anyone who has never made a mistake has never tried anything new-Albert Einstein
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    tất nhiên là lấy ví dụ Galilê là đúng nhưng mà nói ông Galilê bị chết vì hoả thiêu thì em cũng không thể bình luận gì hơn được ạ,người bị hoả thiêu là ông Bruno cơ.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  3. vo_hinh

    vo_hinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cái mà bác bigdog nói đến là "tâm lý số đông"
    Em lấy ví dụ như thế này :Bạn đi xe trên đường phố.Đến ngã tư gặp đèn đỏ ,bạn có ý thức dựng xe lại.Nhưng "thiên hạ" người ta vẫn cứ vượt qua.Riêng bạn dừng lại không chỉ bị coi là "hâm" mà nhiều khi còn bị người ta thúc xe vào bạn gây tai nạn.Thì mình cũng tranh thủ mà ào qua.Một làn ,vài lần ,thành thói quen,luật giao thông bị phớt lờ bỏ qua.
    Có một phóng viên trẻ định viết bài về nạn đua xe máy trái phép.Anh ta thâm nhập vào đám đông để viết bài dưới góc độ người trong cuộc .Chính mình cũng bị không khí xung quang lôi cuốn và kích động,đến nỗi anh ta phát biểu có phần thông cảm ,bênh che cho kẻ vi phạm.Chỉ vì anh ta trẻ nên dễ dàng bị tác động bởi tâm lí số đông.
    Việc lập lại trật tự giao thông trên đường phố đã đem lại những kết quả rõ rệt .Ban đầu chưa phải là ý thức tự giác đâu.Người ta sợ bị công an phạt,vì vậy khi thấy công an là họ buộc phải dừng lại.Dần dần đến ngã tư,thấy đền đỏ tất cả chẳng ai bảo ai đều dừng lại .Lúc ấy,ai cố tình bị vượt lên đều bị số đông lên án ,tỏ thái độ bất bình.Từ chỗ không tự giác thành chỗ tự giác.Đó chính là phản xạ có điều kiện theo học thuyết Pavlov.
    Em cũng nghĩ rằng chưa chắc số đông đã đúng so với một người như ví dụ của bác Bigdog .
    Thôi chào mọi người !
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    ôi,em có nói là số đông luôn luôn đúng hơn 1 người đâu nào. ví dụ về Galilê là ví dụ đúng cho sự đấu tranh phát triển khoa học thực nghiệm mà.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  5. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    em xin cống hiến cho cả nhà một lá cải tiếp theo đó là:
    ĐIỀU GÌ XẢY RA CHO MẶT TRĂNG TRONG TƯƠNG LAI
    Việc TĐ xoay chậm lại cũng có nghĩa là tháng sẽ dài hơn.Mặt trăng cũng di chuyển rất chậm khỏi TĐ.Các nhà TVH chỉ không biết điều này có nghĩa là gì đối với tương lai của TĐ-Mặt trăng.Có thể một ngày nào đó mặt trăng sẽ bị mặt trời thu hút và chuyển động quanh mặt trời thay vì quanh TĐ.Hoặc nó có thể đến gần TĐ hơn và bị phá huỷ bởi các luồng trên TĐ.Nếu điều đó xảy ra các mảnh vỡ có thể hình thành một quầng quanh hành tinh của chúng ta giống như quầng quanh sao thổ .Có thể chẳng có gì xảy ra.
    Dù sao cho đến khi xaye ra việc đó cũng phải mất hàng tỉ năm,lúc đó có lẽ chúng ta đã không còn được ngồi đây để huyên thuyên

    TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD

Chia sẻ trang này