1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giá trị của một Linh Hồn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi zerokun, 15/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zerokun

    zerokun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Giá trị của một Linh Hồn

    Đây là một bài viết mà tôi đã gửi cho diễn đàn ue-global.com, xin được chia sẻ thêm với quí bạn ở diễn đàn này:

    ---------------------
    Giá Trị của một Linh Hồn

    Trở lại đề tài vô hình, hôm nay tôi xin kể một câu chuyện mà qua đó tôi muốn chia sẻ những suy tư, những trăn trở của bản thân tôi về thế giới vô hình. Mong mọi người cùng xem và chia sẻ ?

    Câu chuyện xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Vào thuở ấy có 2 vị tu sĩ rất đạo hạnh, tu hành tinh tấn, phước đức nhiều, đông đệ tử và uy tín rất cao. Với lòng kính yêu và sùng bái, học trò đã dần dần mang lại sự giàu sang và quyền thế cho hai Thầy, đã đưa thầy họ đến chỗ tự cao, ngã mạn, phạm nhiều giới luật và luật pháp. Rồi cuối cùng hai vị thầy đã bị chính quyền thời bấy giờ bắt giam vào ngục tối.

    Nơi tù lao, trong sôi sục căm hờn và ước muốn trả thù, hai ông đã nguyền rủa những ai đã đẩy mình vào tình cảnh thê thảm thế này. Hai ông đã nhờ những đệ tử thân tín cuối cùng mang hết của cải vật chất đã thu gom được, cúng dường cho những người đang tu tập và xin họ cầu nguyện rằng: ?ocầu cho vị thí chủ này đạt thành tâm nguyện.?

    Việc chúc cho thí chủ đạt thành tâm nguyện là chuyện rất thường nên không một ai biết rằng chính lời cầu nguyện xuất phát từ những đức hạnh và định lực thâm sâu của họ đã mau chóng giúp cho 2 ông đạt thành tâm nguyện kinh khủng: ?oHai ta nguyện đời sau sẽ làm quỉ vương để trả mối hận này?.

    Sau cái chết, hai vị thánh tăng năm xưa bây giờ trong bộ mặt của những con quỉ dữ với sức mạnh vô song của lòng thù hận điên cuồng. Hai con quỉ này đi đến đâu thì làng mạc nơi đó nhuốm màu chết chóc và đọa lạc. Chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai? bắt đầu lan tràn khắp nơi.

    Sư tổ đời thứ 3 sau Đức Phật, trong đại định nghe chấn động tâm can. Ngài liền quan sát thế gian, thấy 2 con quỉ đang gieo rắc tai họa khắp nơi. Động lòng từ bi và quán thấy nhân duyên của mình với 2 người này, Ngài bèn rời khỏi sơn động để đi nhiếp phục 2 con quỉ này.

    Một cuộc đọ sức giữa hai thế lực thiện ác đã diễn ra. Ánh sáng của sự giác ngộ, của lòng đại bi và định lực kiên cố đã từ từ cảm hóa và nhiếp phục được 2 con quỉ vương hung tợn. Họ sụp người cúi lạy và sám hối với *****. Sự cố chấp đã buông xuống, từ đó họ đi theo sư tổ để tu tập. Câu chuyện đến đây chấm dứt nhưng tôi đoán rằng chẳng bao lâu sau, họ cũng sẽ trở thành những vị thánh đức với lòng đại bi và trí huệ sáng suốt. Họ sẽ trở lại với con người trong một hình thức khác của một tâm thức Giác ngộ và tràn ngập yêu thương.

    Câu chuyện này đã đánh thức tôi về tâm bình đẳng và lòng yêu thương trọn vẹn, bớt đi sự phân biệt giữa các chúng sanh dù họ đang mang hình thái của sự tàn ác, dã man, dù họ là chúng sanh hữu hình hay vô hình. Chuyện nầy cũng nhắc tôi nhớ đến hình ảnh đáng yêu của một vị bồ tát tên ?oThường Bất Khinh?, một tiền thân của đức Phật. Ngài ?oThường Bất Khinh? đi đến đâu, gặp ai, lớn nhỏ, giàu nghèo, cao hạ gì Ngài cũng cúi đầu rất thành kính. Ngài biết rằng ?obản thể? của mỗi chúng sinh là ?oMột Vị Phật?, chỉ bởi mê lầm mà còn lặn hụp trong các nẻo thiện ác liên miên đó thôi.

    Cái gọi là thiện ác, tốt xấu, âm dương? luôn chuyển hóa không ngừng. Trong cực âm đã bắt đầu sanh dương và cực dương đã sanh âm. Người Tây Tạng cũng thường mô tả việc nầy một cách giản dị qua những vở kịch dân gian: từ những nhân vật cực thiện, đại diện cho lòng từ bi và trí huệ, vừa mới đó, trong trang phục và bộ mặt của bồ tát Văn Thù, dỡ bỏ cái lớp nặt nạ này xuống là hiện ra khuôn mặt hung tợn của một quỉ vương trong điệu múa điên cuồng, rồi động tác ?olột mặt nạ? ấy lập lại, bỗng chốc từ khuôn mặt hung thần biến thành một khuôn mặt nhân từ của một bồ tát.

    Cách đây vài năm, tôi có dịp viếng thăm một trại tù, khi ấy tôi nghe trong tôi bừng lên một sự thức tỉnh. Nhìn những tù nhân trong khuôn mặt đăm đăm, sự hung dữ, ánh mắt sáng quắc như thể muốn nuốt trọn người đối diện, tôi như đọc được một nội tâm dữ dội đang gào thét từ trong sâu thẳm tâm hồn họ. Tư thế của họ không bao giờ thong dong tự tại mà luôn sẵn sàng chiến đấu và giành giật. Những người khác thì trông buồn rười rượi, ánh mắt nhuốm đầy một nỗi oan khiên nào đó của quá khứ tàn nhẫn và bất công. Số phận đã xô đẩy cuộc đời họ vào chốn lao tù mà họ không làm sao thoát được. Họ dúi vội vào trong tay tôi những mảnh giấy nhỏ để bộc bạch về một thân phận đau thương bị người ta hãm hại và vu oan rồi đẩy họ vào chốn tù đầy. Họ không những thiếu thốn về vật chất mà sự ?ohỗn loạn? của những tâm thức đang liên miên gào thét, oán hờn? cũng không cho phép họ tìm thấy được một tia sáng hạnh phúc nào trên cõi đời. Trong cái năng lượng nặng trược, âm u và giận dữ lan tỏa khắp nơi, họ không có cơ may nào để tìm thấy một dòng năng lượng của yêu thương, hay một tấm lòng cảm thông nào cả. Có lẽ suốt cuộc đời họ chưa bao giờ được cảm giác an toàn, bình yên và đầy đủ. Tất cả những điều kiện ấy làm sao họ có khả năng thức dậy được tình người? Làm sao họ có khả năng làm một con người bình thường có nhân cách và đạo đức? Tôi cảm thấy mình thật may mắn; may mắn làm sao khi tôi sinh ra mà không bị bỏ rơi giữa chợ đời để tranh giành từng miếng cơm manh áo, tôi may mắn vì được giáo dục đàng hoàng biết điều hay lẽ phải, tôi may mắn được sáng đạo khi biết sự thật về nguồn gốc của khổ đau để tự cứu lấy mình. Nhưng còn họ thì sao? Tôi hoang mang mãi cho đến khi thấy họ luyến tiếc từ giã chúng tôi để trở vào trại, tôi chỉ biết lặng lẽ cúi đầu đảnh lễ và cầu xin ánh sáng, niềm vui đến với họ?

    Hình ảnh trên làm tôi liên tưởng đến những cảnh giới vô hình tương tự: những cảnh giới của địa ngục tối tăm, những cảnh giới tràn ngập sự thù hận, oán hờn của những tà ma, quỉ mị, cảnh giới của những linh hồn lang thang phiêu bạt không một nơi nương tựa, cảnh giới của những tâm thức chưa bao giờ hiểu được ánh sáng và niềm vui. Tôi thể nhập vào những tư tưởng của sự thù hận, của sự tối tăm bị vây hãm bởi bốn vách tường tư tưởng trong cơn điên loạn, hoang mang, sầu não? để nghe lòng mình đang bị dày xéo và không tìm thấy một tia sáng nhỏ nhoi, không một lối thoát. Tôi chợt hiểu rằng mình cũng là một phần của họ và họ cũng không xa rời bản thể của mình. Lúc đó, tôi chỉ thầm ngưỡng mộ và ước gì mình có đủ dũng khí để nói lên lời đại nguyện như Ngài Địa Tạng bồ tát: ?oĐịa ngục không rỗng thề không thành Phật?. Xin đảnh lễ và cầu nguyện cho tất cả linh hồn được nhìn thấy ánh sáng và mở tâm.

    Thân ái,
    (^_^) zerokun

    Được zerokun sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 16/11/2007
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bài viết rất hay; rất ý nghĩa; và nhân văn ! Cảm ơn bạn!
  3. trai-ban

    trai-ban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    bản chất là vậy nhưng mọi người có chịu hiểu đâu, cứ gây nghiệp, thì cứ theo nhân quả mà thi hành>> đó là 1 bộ máy hoàn hảo xử lý hàng tỉ phép tính ( trong khi đó dân trên quả đất được là bao)
    còn nữa là do nghiệp luân hôì nó mới sinh ra cái oan trái, đó là câu trả lời cho sự oan uổng kiếp này????mình nhìn vào thì tưởng là vô tội, nhưng khi có định lực thì đều có nguyên nhân cả.
    Được trai-ban sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 18/11/2007
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Khoảnh khắc quyết định để giở trò lừa đảo chính là lúc ta nghĩ rằng ta vô tội!
    Cho nên hiền nhân luôn kiểm điểm mình nhưng không bị giằn vặt mà lại hết sức thư giãn "Cốt cách ngài thơ thái; sắc diện ngài hòa vui"
    Các học trò miêu tả về Đức Khổng Tử như vậy
  5. trai-ban

    trai-ban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Được trai-ban sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 18/11/2007
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Linh hồn là một giá trị vĩnh cửu, thân xác giả tạm,nhưng thân xác mang đến cho con người nhiều khoái lạc, chủ nghĩa thân xác hay thực dụng đang rất phát triển mạnh mẽ, một trào lưu mới hay còn gọi là một chặng đường tiến hoá của loài người.
    Hưởng thụ khoái lạc sẽ gây nghiện, khi thiếu vắng khoái lạc ta sẽ thèm muốn và đau khổ, những kinh nghiệm khi thực hiện khoái lạc thật tuyệt vời mà bất cứ ai là con người củng muốn.
  7. BONJOVI.

    BONJOVI. Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Câu truyện trên có 2 điểm: Thứ nhất 2 vị tu hành kia đã đi sai con đường tu hành: tham về giàu sang quyền thế. trong tù lao sôi sục căm hờn và ước muốn trả thù: đây ko phải là những tu sĩ rất đạo hạnh, tu hành tinh tấn, phước đức nhiều. Nên ko thể gọi là thánh tăng được.
    điểm thứ 2: Lời cầu nguyện như vậy của một vị đi sai con đường tu hành chỉ nhận lấy trả kiếp sau thôi.
    Có câu truyện thế này: Có 1 vị tu sĩ nọ tu hành ở 1 vùng nọ được dân chúng rất quí mến, nhưng vì nhà tu hành kia tu hành ở 1 nơi đơn sơ có nhiều chuột quá, đêm đêm chúng quấy nhiễu rất ảnh hưởng đến sự tu hành của nhà sư.
    Dân chúng thấy thương vị nhà tu hành kia bèn tặng 1 con mèo nuôi để bắt chuột, nhưng vì nuôi mèo ngày ngày nhà tu hành lại phải có thêm 1 công việc vào làng xin sữa để nuôi mèo.
    Một thời gian sau, dân chúng bèn tặng nhà tu hành kia 1 con bò để vắt sữa nuôi mèo, thế là nhà tu hành kia lại phải thêm 1 công việc nữa là nuôi bò và vắt sữa nuôi mèo.
    Nhưng vì nuôi bò phải cho nó ăn rau, cỏ dân chúng lại cho nhà tu hành kia 1 mảnh đât canh tác để trồng rau cỏ nuôi bò. Thế là nhà tu hành lại phải chăm bón. Nhưng mảnh đất kia ngày càng màu mỡ dưới sự chăm sóc của nhà tu hành, và ngày càng được mở rộng trồng rau quả. Nhà tu hành kia bèn thuê thêm người canh tác, và mở rộng ngày càng phát đạt. Rồi vị tu hành kia xây thêm chùa triền để mở rộng. Nhưng vì quá nhiều việc bận rộn lên nhà tu hành kia không thể chuyên tâm vào vệc tu hành được.
    Khi vị sư phụ kia về nhà tu hành kia kể rằng mình tu hành trong thời gian qua mà còn xây được cn nhùa triền nữa.
    Chỉ vì những cái lo mà người tu hành kia đã đi nhầm đường tu hành như vậy đó.

  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Nhà tu đó không lạc đường, anh ấy đã đi đúng đường, chỉ những con người mãi mê trong mộng mị kinh kệ mới lạc đường.
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh có một vài thắc mắc mà ko biết hỏi ai đây ? Chắc trong topic này có nhiều ng có thể giúp mình.
    1.Các bác cho em hỏi tục đốt nhang khi cúng cho ng chết có từ khi nào và ở đâu ?
    2. Tại sao phải đốt nhang và việc đốt nhang có ý nghĩa gì ?
    3. Khuấn vái thế nào để sinh linh cỏi khác nhận đc ? Cần đọc thành tiếng hay chỉ đọc trong tâm ?
    4. Câu cuối quan trọng: mình chỉ cần lòng thành hồi hướng, mà ko đốt nhang lẫn khuấn vái thì có chuyển đc những gì ko ?
    Các bác thông cảm cho sự "lúa" của em, em thấy ng ta làm, ông bà làm mà hỏi thì chả ai trả lời đc hết ! Ít ra thì họ cũng ko thể giải thích rõ ràng, chỉ nói là "nó là thế" thôi !
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    em ko biết trả lời bác đâu, chỉ có vài lời thế này:
    + người phương Tây ko dùng nhang để cúng, vậy đốt nhang là 1 phương thức giao tiếp (với ng chết) của phương đông ta.
    + Ng chết nhận được gì?
    Họ nhận được năng lượng (tư tưởng) phát ra từ người thân khi làm lễ (thành tâm).
    + Luồng năng lượng đó cần phù hợp với họ (truyền thống văn hoá, tâm linh), tức là cần có phương thức giao tiếp phù hợp.
    tạm thế đã, ko biết đã đủ chưa, bác nào bổ xung hộ nhé.

Chia sẻ trang này