1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giá Trị Thặng Dư ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yu, 11/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ post về vấn đề phát triển theo kiểu cào bằng hay điều tiết của nền kinh tế lên sau, kiến lửa đợi chút nhé. Còn yuyuy thì bạn nên hiểu khái niệm công bằng rộng hơn nữa. Điểm số chỉ là một khái niệm để đánh giá kết quả học tập, nếu nó bằng nhau thì sẽ không còn tính đánh giá nữa. Còn sự công bằng ở đây phải là dù học sinh có giỏi, có dốt, nhà nghèo, nhà giàu, xấu hay đẹp, trai hay gái, ....thì chúng đều có sự công bằng là được đi học.
    ____________________________
    I came, I saw, and I conquer
  2. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    học thuyết giá trị thặng dư là một trong nhưng cái ngố nhất của nền triết học
    người TQ phát hiện ra nó từ ngàn năm trước rồi
    đi nghiên cứu về kinh tế học thì giá trị thặng dư là cái quái gì
    trẻ em 3 tuổi cũng biết
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:26 ngày 14/09/2003
  3. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Quên mất chưa giả nhời câu hỏi này của bạn.
    Đúng Marx là một nhà tư tuởng uyên bác. Nhưng diều đó không có nghĩa là ông không cực đoan . Chuyện ông không nghiên cứu triết học phương Đông chỉ là một giả thiết, nhưng cũng có thể xảy ra, vì nhiều nhà tư tưởng phương Tây vẫn chưa coi phương Đông có một nền triết học . Thậm chí hiện nay có những cuốn Lịch Sử Triết Học mà chỉ viết về triết học phương Tây , không nhắc gì đến Phật, Lão, Nho và các trường phái khác ở Trung Hoa v.v...
    Hơn nữa , đặc điểm chung của Tây triết vẫn là cực đoan đối kháng, hoặc cái này, hoặc cái kia , không Duy Tâm thì phải Duy Vật v.v...không có chuyện đối đãi , hoà đồng như Đông triết.
    Vì thế tư tưởng của Marx cũng có tính chưa đầy đủ.
    Marx nhìn đâu cũng thấy Giai Cấp. Cho nên ngay nhận định đầu tiên đã có phần ko đầy đủ :
    Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
    Thực ra lịch sử thế giới rất phúc tạp và đa dạng , nó không phải chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp ( đó chỉ là lịch sử xã hội mấy nước châu Âu thôi ) mà còn là lịch sử đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hoá, tư tưỏng v.v...
    Marx đã quên hẳn các yếu tố dân tộc, tôn giáo, địa lý, văn hoá v.v...Marx chỉ nhìn thấy Giai Cấp. Ở đâu cũng chỉ thấy giai cấp, ngay cả trong quan hệ gia đình....
    Trong Tuyên Ngôn và Tư bản Luận, Marx cũng chưa chính xác khi chỉ nhìn thấy một mặt xấu của hệ thống kinh tế Tư Bản và giai cấp Tư Sản mà không nhìn thấy những mặt tốt của nó như tính Cạnh Tranh, sự Cải Tiến Kỹ Thuật Không ngừng ... Trong khi đó Marx lại tuyệt đối hoá vai trò của giai cấp công nhân, chỉ nhìn thấy mặt tốt mà không nhìn thấy mặt hạn chế của họ v.v...
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:29 ngày 14/09/2003
  4. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm công bằng ở đây là công bằng về cơ hội: mọi nguời có cơ hội như nhau để phát triển, nếu anh giỏi thì anh có thể đi lên, anh kém thì thôi, không phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân.
    AT76. Nơi bạn có thể bàn luận và học hỏi về kinh tế. Hãy vào đây
  5. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phải chuyên gia về Mác, tớ cũng không am hiểu nhiều về mấy cái này, có lẽ mấy bác bên LSVH sẽ biết nhiều hơn (chắc họ chưa biết bác Yuyu post bài ở đây nên chưa sang đó). Tuy nhiên, theo những gì tớ được dạy ở trường, thì có vài điểm cần trao đổi với Yuyu (tớ ko có ý định tranh luận với bác giống bác Antey hay Modungbac đâu).
    Tuy nhiên ngay trong quan điểm thuần kinh tế của Marx cũng đã có điều cực đoan và sai lầm :
    Dưới con mắt của Marx, dường như giai cấp Tư Sản là Vô Tích Sự , chỉ là một giai cấp ăn bám Xã Hội , làm giàu trên lưng của giai cấp Công Nhân , người thực sự , trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho XH .

    Theo tớ biết thì Mác đánh giá cao vai trò của giai cấp tư sản và vị trí lịch sử của nó, đặc biệt là những đóng góp trong cách mạng công nghiệp. Tớ chưa nghe Mác nói giai cấp tư sản là vô tích sự bao giờ.
    Do cách nhìn phiến diện và cực đoan . Marx cho rằng giai cấp Tư Sản là Vô Tích Sự , là ăn bám XH , cần phải loại trừ để giải phóng g/c CN ....
    Chỉ xét riêng về quan điểm kinh tế thuần tuý không thể cho rằng người chủ chỉ làm giàu trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người Thợ và càng không thể cho là CNTB phát triển được là nhờ bóc lột giai cấp Cần lao và trước kia là sự bóc lột Thuộc Đia .
    Việc xác định chính xác giá trị thặng dư của công nhân, và giá trị thặng dư do lao động của nguời chủ tạo ra là không khả thi, vì vậy không thể nói có bóc lột hay không. Theo tớ nếu đời sống nguời công nhân được bảo đảm tốt, thì có thể coi bóc lột là nhỏ.
    Điều đó có một phần hỗ trợ vào sự giàu có của giai cấp tư sản và chế độ thực dân, nhưng theo tôi, yếu tố quyết định CNTB phát triển được , chính là nhờ vào việc
    Không ngừng sáng tạo ra giá trị thặng dư
    Tức là người chủ cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra Giá Trị Thặng Dự
    Việc bán tấm vải 100 đồng là rất tương đối .
    Làm sao có thể định trước được Giá Trị Thặng Dư sẽ là bảo nhiêu ?
    Giá trị thặng dư của hàng hoá hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường và tài năng của người quản lý
    Giá trị thặng dư có thể tăng lên rất nhiều lần nghĩa là nó có thể làm công ty trở nên Giàu Có , hoặc ngược lại , giảm đi rất nhiều lần, thậm chí biến mất hoàn toàn hoặc trở thành âm có Nghĩa là Giá bán dưới Giá Thành, nghĩa Là Lỗ Vốn, Nghĩa là làm công ty Phá Sản , Sập Tiệm ....
    Tất cả những điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào Tài Năng của ông chủ và qui luật khách quan của thị trường .
    Cùng 1 tấm vải , Có thể ông này bán 100 đồng, nhưng ông khác giỏi làm marketing có thể bán 200 đồng hay hơn nữa .
    Trái lại nếu rơi vào tay ông chủ dở, không biết cải tiến mẫu mã , theo kịp thị trường v.v... có thể chỉ bán được 30 đồng hay không bán được . dẫn đến lỗ vốn, làm ăn lụn bại và đi dến chỗ phá sản .
    Vậy thì cái Giá Trị Thặng Dư là do cả người Lao Động và nhà
    Tư Sản cùng tạo ra .
    Bác Yuyu nên xem lại định nghĩa về giá trị và giá trị thặng dư. Hình như bác đang nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả. Mác nói giá trị thặng dư xét chung cho toàn bộ gia i cấ p tư s ản. Một nhà tư sả n có thể lỗ, có thể lãi nhưng toàn bộ giai cấp tư sản thì không nghèo đi.
    Chỗ này Marx cũng cực đoan khi đi từ tư duy kinh tế san g tư duy Lịch Sử cho là Quần Chúng làm nên lịch sử.
    Giữa Quần Chúng và Lãnh Tụ là mối quan hệ hỗ tương gắn bó . Lãnh Tụ mà không có Quần Chúng thì Lãnh Tụ cũng Bất Lực . Ngược lại hàng Triệu quần chúng mà không có Lãnh Tụ cũng chỉ là các con số 0 vô nghĩa . Chỉ khi Lãnh Tụ giỏi, kết hợp với sức mạnh của hàng triệu quần chúng thì mới làm nên sức mạnh vĩ đại thay đổi thời thế , thúc đẩy lịch sử tiến lên .
    Và thực chất thì trong những biến chuyển lớn của Lịch Sử , Lãnh Tụ đóng vai trò Quyết Định.
    Mặc dù quân lính hy sinh xương máu trực tiếp, nhưng tài năng của vị Tướng, quyết định tầm mức của Chiến Thắng hay Thất Bại.
    Cũng vậy :
    Mặc dù Công Nhân đổ mồ hôi làm ra sản phẩm trự tiếp. Nhưng Giá Trị của nó Cao hay Thấp là do người Quản Lý tạo ra.

    Bác nên đọc lại Triết học DVLS của Mác để biết Mác viết thế nào về vai trò của cá nhân và quần chúng trong lịch sử. Hình như bác đang xuyên tạc lý luận Mác.
    Tôi đồng ý là lý luận Mác có nhiều điểm cần bàn (và tôi cũng không có trình độ và thời gian để bàn với bác). Tôi cũng rất thích đọc lý luận của bác ở một vài bài khác. Nhưng bài này thì ... nói đúng thì không thể chấp nhận được. Bác có thể tranh cãi nó với bạn của bác, ở lớp học hay quán nước, nhưng post lên đây thì có lẽ không ổn. Tớ nghĩ bác có trình độ để có thể viết hay hơn cơ. (àh tớ ko định tranh cãi, nên bác đừng tốn công vặn vẹo tớ nhé . Tớ cho bác biết nhận xét của tớ thôi, bác đồng ý hay ko tuỳ bác)
    AT76. Nơi bạn có thể bàn luận và học hỏi về kinh tế. Hãy vào đây
  6. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cậu có kiến thức mà lại chẳng muốn tranh luận, chả bù có cậu gì kiến thức chưa đâu vào đâu nhưng lại rất máu cãi nhau ? Hay phải chăng là Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri ?
  7. Memory_rain

    Memory_rain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bác yu này chắc già rồi, lẩm cẩm mất rồi, đưa vào vấn đề vớ vẩn quá. Vấn đề chẳng giải quyết cái gì.
    Phân tích bên cái thảo luận về động lực phát triển cũng lập luận lung tung, để cho cái cậu dumb chắc tuổi còn hơi sữa kia bẻ cho mất mặt. Sang thay đổi tình hình đi chứ.
    dumb là đệ nhất box học thuật đó.
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Dumb đi làm đã lâu rồi, cậu ăn nói thì cũng nên cẩn thận hơn.
    Tức nước vỡ bờ
  9. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết về Giá Trị Thăng Dư và Bóc Lột Giá trị Thặng Dư là nến tảng tư tường của chủ nghĩa Marx mà có bạn lại bảo là vớ vẩn thì lạ nhỉ ? Không hiểu bạn ủng hộ hay phe phán nữa ? hay là đấy là một cách ủng hộ kiểu mới bằng cách giảm nhẹ tầm quan trọng những nền tảng tư tưởng để rồi .....
    Mà quả thực thì đó cũng là những thứ lẩm cẩm thật.
    Cả một vấn đề to tát : Người Bóc Lột Người. Thực ra có thể giải quyết một cách đơn giản : Đó là trả Lương đúng với Giá trị Lao Động của người Thợ . Mà muốn làm được điều đó thì phải có Luật . Mọi việc phải dựa trên Luật.
    Chẳng hạn ban gì cho rằng phải cào bằng rồi mới thiết lập được công bằng là một tư duy vô luật rất nguy hiểm .
    Trước tiên phải ý thức được rằng, hiện tượng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, không nhất thiết là bất công, nếu như mọi người có cơ hội như nhau để tiến thân. Khởi đầu những cơ hội ấy là như nhau với tất cả mọi người. Nhưng trong qua trinh phàt triển xã hội phức tạp, nó có thể lệch lạc do nhiều nguyên nhân....Nhiệm vụ của nhà tư tưởng là đề ra một cơ ché để uốn nắn sự lệch lạc ấy, tức là lấy lại cơ hội thăng tiến đồng đều tương đối cho mọi người, tức là đề xướng nhưng phương pháp thiết lập một cơ chế để lập lại sự cân bằng trên cơ sở tôn trọng những sự cân bằng đã có. Ví dụ trong số những người giàu có của xã hội cũng có rất nhiều người, nếu không muốn nói là đa số là do tài năng và sự cần cù của họ tạo ra, cũng như trong số những người nghèo đa số là do họ bất tài lười biếng chứ không phải do bị bóc lột. Chính vì vậy cào bằng là một sự bất công. Đẩy lùi mọi người về mốc zero với lý do để mọi ngưòi chạy đua lại là một ngụy biện , vơ đũa cả nắm, và là đại bất công vì trong đó đã loại biết bao ngưòi tài giỏi và nâng đỡ biết bao kẻ bất tài, ngu dốt ăn theo mà không có sự sáng tạo gì cả.
    Đấy chính là Duy Ý Chí là Cực Đoan. và sự thực đã được chứng minh. Cách làm đó đã làm sụp đổ cả nền kinh tế. Triệt tiêu động lực sáng tạo, loại bỏ những người xuất sắc, khuyến khích những người làng nhàng, bất tài, lười biếng .....
    Muốn thiét lập lại công bằng, trước hết phải có một hệ thống pháp luật dựa trên căn bản dân chủ, chứ không phải là hành động dựa trên ý chí chủ quan ....mà muốn thiết lập một hệ thống pháp luật phải dựa trên sự liên tục và kế thừa của của pháp lý chứ không thể phủ định sạch trơn rồi làm lại từ đầu. Đối với giai cấp vô sản, lúc đầu, xóa bỏ tư hữu, có vẻ rất hấp dẫn vì trong cuộc đấu tranh này, " giai cấp vô sản không có gì để mất, có mất chăng là cái xiềng, còn nếu được lại được cả thế giới ! " ....
    Tuy nhiên đến khi thi hành công hữu hoá thì họ lại vẫn hoàn vô sản như xưa , vì sở hữu tập thể thì cũng coi như không sở hữu.
    Cái kẹt của lý luận chính là ở chỗ đấy. Vì như thế thì không thể ai giàu được và cũng không làm giàu được. Chả nhẽ cả xã hội cú sàn sàn như nhau, ai cũng như ai, phó tiến sĩ cũng như phó mộc và như thế là một sự công bằng hay sao ?
    Nói thế tất nhiên cũng hơi cực đoan, cốt để nhán mạnh sự công bằng giả tạo khi người ta cào bằng xã hội, thực chất là tạo ra sự bất công mới lớn hơn. Trong mô hình công hữu dĩ nhiên trên lý thuyết có chuyện " làm theo năng lực, hưởng theo lao động " Nhưng trên thực tế, điều mà Marx chưa thể tiên đoán được, hoàn toàn đảo lộn và có khi ngược lại, thậm chí rối loạn và nó là bức tường ngăn chặn mọi sáng kiến mọi khát vong vươn lên, nó trái với qui luật tâm lý thông thường của con người. Cha chung không ai khóc. không được tư hữu thì sơ hữu tập thể thực chất chỉ là vô chủ. Không ai thiết tha phấn đấu sáng tạo thực sự nếu họ biết trước mình không đưoc sở hữu thành quả của mình . Ai cũng thờ ơ, ỷ lại và rình cơ hội " chiếm công vi tư " ...Vì thế xã hội nghèo đi, thiếu thốn và không có sức sống ....
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:27 ngày 15/09/2003
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thực ra, về giá trị thặng dư thì không vớ vẩn. Nhưng quan trọng là vận dụng nó như thế nào.
    Như trong cách tính GDP( tổng sản phẩm quốc nội) chẳng hạn, cũng có một cách tính liên quan đến giá trị gia tăng.
    Cái này có lẽ ý nghĩa hơn cái giá trị thặng dư.
    Thế này có bị coi là ít kiến thức không nhỉ?
    Bác nào coi lại Samuelson sửa hộ dùm, học lâu rùi quên béng mất. Thế thì cảm ơn nhìu...
    Mà nói đến ông Mác hình như cái Kinh tế chính trị học của ông không được vận dùng trong thực tế nhiều thì phải. Các bác trường kinh tế đã chuyển sang học thêm kinh tế học của hai cái ông tây gì đó lâu rồi mà.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.

Chia sẻ trang này