1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giá Trị Thặng Dư ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yu, 11/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay đọc lại tớ mới thấy buồn cười về câu này của ban x2000. Không hiểu là bạn chế nạho tôi hay chế nhạo Marx ?
    Đúng thế , một chân lý hiển nhiên "Giá Trị Thặng Dư là do cả người Lao Động và nhà Tư Sản cùng tạo ra" như 1+1=2 , thế mà Marx lại không nhìn ra ?
    Một bộ óc vĩ đại mà không giải được một con toán lớ^p 1 là 1+1=2 .
    Đối với Marr thì 1+1 =1 !
    Vì Marx hoàn toàn không coi nhà Tư Sản có công lao gì trong việc sáng tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, nên đã chủ trương xoá bỏ tầng lớp đó.
    Một việc đơn giản là người chủ trả lương không đúng với công lao động của người thợ, được Marx nâng cao quan điểm thành người bóc lột người , và lẽ ra có thể giải quyết đơn giản bằng việc thiết lập một thể chế Luật Pháp , thì Marx giải quyết một cách Vô Luật là xóa bỏ giai cấp tư sản, xoá bỏ tư hữu, xây dựng công hữu một cách Duy Ý Chí ,đồng thời Tuyệt Đối Hoá vai trò của Gia Cấp Công Nhân . Nghiễm nhiên coi Giai Cấp này là Tiên Phong và Tin Tưởng ở sự Trong Sạch cũng như Năng Lực của họ để trao cho họ quyền Lãnh Đạo Xã Hội . Về điểm này ta phê phán Marx là không có tư duy xây dựng một nhà nước Pháp Quyền là như thế. Vì đó là Tư Duy Đức Trị Phong Kiến . Khổng Tử nghiễm nhiên coi giai cấp Quân Tử là giai cấp Tiên Tiến trong xã Hội Phong Kiến và trao họ " thiên mệnh" cho họ " thế thiên hành đạo " , tin tuởng vào " Đức "của người Quân Tử mà không dùng Pháp để cai trị xã hội.
    Sự trì trệ trong các xã hội gia trưởng phong kiến Đức Trị đã được nhắc lại trong các xã hội Marxism Vô Luật chuyên chính duy ý chí và dẫn đến kết quả là sụp đổ. Đó là một bài học sơ đẳng và sáng giá mà ai cũng nhận thấy nhưng có lẽ nhiều người mắc bệnh đà điểu nên cố tình không thấy hoặc ngụy biện để tránh né .Lý do thông thường nhất người ta hay dùng để bào chữa cho viên thuốc không hiệu nghiệm là do người bào chế sai, chứ không phải do công thức sai .
    Vậy chúng ta cần phân tích xem nhà đổ là do ai ? Do Kỹ Sư Thiết Kế Sai hay do Đốc Công Thi hành không đúng mẫu Thiết Kế ? Điều đó cần thiết đêr tránh những vụ đổ nhà về sau ....
  2. x2000

    x2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Chưa có một xã hội nào cho đến nay là"CNXH" tất nhiên là như vậy rồi. Tôi cũng không muốn bàn thêm về cách chơi chữ rẻ tiền của Yuyu nhưng trong bài viết trước tôi chưa chứng minh luận điểm này vì vậy trong bài viết ngày hôm nay tôi muốn chứng minh rằng xã hội Liên Xô trước đây chưa phải là xã hội XHCN:

    - Chúng ta hãy xuất phát từ khái niệm "XHCN" thực ra khái niệm về CNXH không phải là do Mác sáng tạo ra nó đã được phát triển bới những nhà tư tưởng trước Marx như Toma More, Robert Owen, Saint Simon . . . Các nhà tư tưởng này trình bày học thuyết của mình về XHCN một cách mơ hồ thông qua những câu chuyện và thậm chí cả những thực nghiệm nữa, chỉ đến Mác ông mới nghiên cứu XHCN một cách khoa học theo phương pháp duy vật lịch sử.
    Xã hội loài người cũng giống phát triển như những quy luật tự nhiên khác bất cứ một loại hình xã hội nào cũng sẽ có những giai đoạn: Sinh - Lão - Bệnh - Tử, và do đó chế độ tư hữu tư liệu sản xuất cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Chế độ THTLSX sinh ra từ khi công cụ lao động của con người phát triển đủ để con người có của cải dư thừa nó đã phát triển qua những giai đoạn khác nhau và ở giai đoạn CNTB theo Marx thì là thời kỳ phát triển đỉnh cao nhất của chế độ tư hữu và sau thời kỳ đỉnh cao này thì nó sẽ già cỗi suy yếu và cuối cùng là sẽ biến mất (quy luật phát triển này không phải là tài sản riêng của CN Marx mà nó cũng là nội dung của một số trường phái triết học phương Đông). Và sau khi Chế độ tư hữu chấm dứt thì "cái ngược lại với nó" sẽ thay thế và phát triển (giống như quy luật "cái gì quá thì sẽ trở thành cái ngược lại" của lão tử) và cái xã hội sau thời kỳ tư hữu đó người ta gọi là "CNCS". Theo Lênin thì CNCS gồm 2 giai đoạn:
    + CNXH: Làm theo năng lực hưởng theo lao động
    + CNCS: Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu
    Đến đây khi đã có một chút khái niệm về CNXH chúng ta hãy xem xét lại xã hội Liên Xô. Sau cuộc cách mạng tháng mười Nga GC Công Nhân Nga giành được chính quyền và tiến hành công hữu hoá TLSX nhưng sau đó một thời gian nhận thấy vấn đề trong chiến lược này Lênin đã điều chỉnh hướng chiến lược bằng chính sách kinh tế "NEP" nhưng sau đó cuộc nội chiến xảy ra GC công nhân muốn giành chiến thắng thì phải nhờ đến sự giới quân sự, trong giới quân sự thì một phần khá lớn là những quân chức quân sự thời Nga hoàng. Sau nội chiến những binh sĩ và sĩ quan có công trong cuộc chiến trở về có một địa vị chính trị, đồng thời trong nội bộ phát triển những phần tử chủ nghĩa cơ hội những phần tử này cùng với tầng lớp sĩ quan và công chức có quyền lợi chung là hưởng những đặc quyền sau khi giành được chiến thắng, lực lượng này mâu thuẫn với những người CS chân chính đại diện cho lợi ích của GCCN do đó một cuộc thanh trừng nội bộ đã xảy ra và phe đại diện cho giới quân sự và công chức là Stalin đã chiến thắng và tiêu diệt phe đối lập. Những người tổ chức cuộc CMT10 như: Kamanev, Bukharin, Zinonev. . . đều bị sát hại.
    Sau đó Stalin đã tạo ra một xã hội với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Ở hình thức sở hữu này thì nhà nước hoàn toàn độc quyền trong sản xuất và phân phối do đó những người trong bộ máy lãnh đạo bỗng dưng có một đặc quyền đặc lợi về kinh tế, nhưng người công nhân lao động thì về hình thức là sở hữu chính tư liệu sản xuất của mình thông qua nhà nước nhưng vì thực chất thì họ không có quyền quyết định đến những sản phẩm do mình làm ra và do đó hình thức XH này cũng chẳng khác CNTB là bao. Chỉ có khác là đem sự bóc lột một cách trắng trợn theo kiểu tư bản vào bóng tối của tham nhũng. Thay vì sự bóc lột của cá nhân một nhà TB bằng một tập thể. Công nhân tiếp tục bị áp bức nhưng kiểu áp bức này còn tinh vi hơn vì nó đã đem giấu sự bóc lột vào trong CN Marx một công cụ chiến đấu của giai cấp công nhân làm cho GCCN căm ghét chính vũ khí chiến đấu của mình, chẳng khác gì Virus HIV tiêu diệt chính những tế bào đề kháng.
    Và cuối cùng thì như các bạn đã thấy chính giai cấp công nhân Liên Xô và các nước Đông Âu là người đứng lên lật đổ chế độ chứ không phải một thế lực nào khác.
    Như vậy xã hội LX trước đây hoàn toàn không phải là một XHCN. XHCN vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của các đảng CS và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Chấp nhận những sai lầm trong quá khứ là cách để tiến lên và ĐCS Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân VN đổi mới và hướng dất nước theo con đường XHCN
    Never say impossible

Chia sẻ trang này