1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia vị cuộc đời

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi nore, 25/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Gia vị cuộc đời

    Nore mở topic này để chúng ta cùng viết về những đồ gia giảm, gia vị... tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng lại góp phần lớn làm nên một món ăn ngon cũng như tạo nên phong cách ăn uống của từng miền.
    Đó là những quả ớt, cây húng, lá hành... Mỗi miền mỗi vị, mỗi miền mỗi thức. Ai từng mục đích thì mời đóng góp cho rôm rả nhé!
    Cám ơn em Tũn đã góp ý và đặt giúp chị Nore tiêu đề của topic nhé.
  2. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Trái ớt nhỏ nhoi và muôn kiểu ăn ớt
    Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng!
    Có thật như vậy không nhỉ? Nhưng Chắc chắn một điều rằng, tuy cùng là quả ớt thật đấy nhưng mỗi nơi, mỗi người có một kiểu ăn ớt khác nhau. Nore mới chỉ được biết ớt từ miền Trung đổ ra tới Lạng sơn thôi. Ai đã từng đi Nam, đi Bắc ngang dọc dọc ngang xin mời vao góp bài cho thêm phần đa dạng, phong phú nhé!
    Ai từng đi ăn phở Hà nội, chắc không thể không quên lọ tương ớt, cũng như đĩa ớt tươi thái lát nhìn đã thấy cay hăng hăng, hay lọ dấm ngâm ớt tỏi.
    Ớt chỉ là một gia vị, nhưng đôi khi lại quyết định mức độ ngon/không ngon của món ăn.
    Đấy, không tin thì bạn thử ăn ốc luộc không ớt xem! Cái vị cay xé lưỡi cùng với con ốc nóng hôi hổi, tưởng chừng như trái ngược nhau, ấy vậy mà lại hòa quyện vào nhau, bổ xung cho nhau cực kỳ ăn ý, khiến cho thực khách vừa ăn, vừa xuýt xoa cay, nhưng lại vẫn muốn ăn nữa.
    Có một món nữa mà không ớt bất thành ngon, đó là món nộm. Dù là nộm kiểu gì cũng phải có ớt thì mới đủ các vị : chua, cay, mặn, ngọt?theo yêu cầu. Cái lưỡi con người kể cũng lắt léo lắm thay!
    Ở lạng Sơn, thường thấy có món măng ớt. Măng ngâm dấm với ớt, chua đấy, cay đấy, dễ ăn và dễ.. nhớ vô cùng!
    Một sự kết hợp nhẹ nhàng của ớt và muối thấy rõ nhất là món hoa quả dầm. (lại nhớ vụ hoa quả dầm hôm đại hội ttvn!) Dứa dầm, cóc dầm, sấu dầm, khế dầm hay xoài dầm? đều có hoa hoa ớt bột, cay mà lại hấp dẫn lạ. Nói đến muối và ớt thì không thể không nhắc tới kiểu ăn hoa quả chấm muối ớt. Nhất là những loại quả chua chua như mận, bưởi, dứa, xoài, cóc? Nếu nói chi li thêm một chút nữa, muối để trộn ớt bột phải là loại muối trắng (muối tinh cũng được , muối hạt cũng không sao, nhưng bây giờ, người ta hay ưa sẵn nên tiện thì thường trộn bột canh, loại có cả mì chính và tiêu bột trong đó, làm giảm hẳn vị của ớt khi ăn.
    Trong mâm cơm, bát nước chấm cũng nói lên được nét văn hóa ẩm thực của mỗi nhà.
    Nhà Nore, thường thì cũng không mấy ai nghiện ăn cay, nhưng bao giờ cũng có quả ớt tươi cắt lát cho vào bát nước chấm, chỉ hơi cay cay tê tê thôi, nhưng trông bát nước chấm hấp dẫn hơn nhờ những lát ớt đỏ, vàng cùng với vài ánh tỏi đập dập.
    Ớt cay thường được mọi người nhắc đến là loại ớt ?ochỉ thiên?. loại này nhỏ thôi, thường có màu vàng hơn là màu đỏ, chỉ vài lát nhỏ là đủ cay xé lưỡi.
    Có lần, Nore về quê ngoại ở Nghệ An, thấy người dân ở đây phơi ớt ở hai bên rìa dường đỏ ối. Ớt tươi phơi khô, sau đó làm thành ớt bột, hình như có thời được xuất khẩu. Ớt quê Nghệ An cay cha chả là cay! chẳng phải loại chỉ thiên, chỉ địa gì, đỏ chon chót, quả to, mập, dầy quả mà vẫn cay! Ai đã ăn cháo lươn ở Vinh hẳn sẽ còn nhớ mãi.
    Cá kho, tôm hấp, thịt luộc, gà xé phay? hay các món canh như lẩu? cũng đều cần và phải có ớt mới nổi được vịngon của món ăn.
    Có một kiểu ăn ớt nữa là tương ớt. Ớt khi được chế biến thành tương cũng có cái duyên của nó. Như bánh mì cay Hải Phòng chẳng hạn. Không biết tương ót ở đây chế biến kiểu gì nhưng cũng góp phần làm nên nét riêng, đặc biệt của đặc sản Bánh mì cay HP nổi tiếng.
    Cũng chẳng phải ớt nào cũng giống ớt nào! Dù rằng cùng là cay đấy. Ớt vàng, ớt đỏ, ớt xanh. Ớt quả to, quả dài, quả nhỏ, quả tròn. Ớt chỉ thiên, ớt sừng trâu, ớt bi?
    Ai đi chợ mua ớt cay thường bị gán cho thêm một tính là ?ohay ghen?. Có thật vậy không nhỉ?
    Được nore sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 28/04/2004
  3. blueoceanvn

    blueoceanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Nore viết về quả ớt hay quá, lại đúng thứ gia vị mình thích nữa... cay.
    Nói về cay thì quả thực ko chỉ có ớt. Tiêu, gừng, bạc hà (lá bạc hà chứ ko phải bạc hà mà người Nam dùng để gọi tên cây dọc mùng), ... cũng đều cay. Mỗi thứ đều có vị cay khác nhau và đặc trưng. Nhưng quả thật nổi trội hơn cả vẫn là ớt.
    Ngày bé, lần đầu tiên nếm vị cay của gừng qua miếng mứt Tết. Đến nay, có lẽ hơn chục năm rồi nhưng mỗi lần nhìn thấy mứt gừng cũng đều không quên đc vị cay từ miếng mứt gừng đầu tiên đc nếm đó.
    Khác với ớt, gư?ng không chi? có vị ma? co?n la? ca? mu?i hương :) Đến với ớt thi? ca? mu?i lâfn vị đê?u chi? la? một sự cay xốc thă?ng va?o vị giác, khứu giác. Gư?ng thi? không, gư?ng dịu da?ng hơn nhiê?u, các gia vị cay khác cufng thế (có lef vi? thế nên trong số các gia vị cay, thi? có môfi ớt đc ví với sự ghen tuông, nhi?? [​IMG] ).
    Cufng với bát nước ốc ơ? trên cu?a Nore, nếu thiếu miếng gừng đập nát bỏ vào thì chắc một mình ớt ko thể nào vớt vát đc vị ngon của bát nước chấm. Lúc đó hương của gừng quyện với khói nghi ngút của bát nước ốc tạo thành một cảm giác... (híc híc.. thèm quá!!!). Đưa lên miệng thổi nhẹ đi cho bớt nóng và... xì xụp nhè nhẹ.. va?.. hít hà... vị nhàn nhạt của nước ốc lẫn với nước chấm mằn mặn, hăng hăng mùi gừng... Có bát nước như vậy thì mới yên tâm nhầm.. yên... lòng :D
    Ngày xưa ở nhà, có hôm nào đi chợ mà thấy mấy nắm cải xanh mướt thì lại phải nhớ xem nhà còn gừng hay ko. Nếu ko là lại phải mua thêm nhánh gừng và nhúm tôm khô rồi đó. Nồi canh cải nóng nghi ngút khi nấu xong bao giờ mình cũng phải múc một bát ra ăn (húp) nóng. Có nhá nhầm phải miếng gừng lẫn trong rau cải thì có hơi giật mình nhưng cũng thú vị đáo để (dù là sau đó phải nhả ngay cái miếng nhai nhầm đó ra :D ).
    Rồi có khi nào làm món bò kho, bò hấp thì cũng xin ai đó chớ quên đập gừng. Gừng làm gia vị thì chả cay gì đâu, ai ơi không ăn cay xin chớ ghét gừng :) Bò kho mà không có gừng thì cứ đơn điệu thế nào í.
    Sang bên này, tớ lại hay ăn tiêu. Tiêu trắng, tiêu đen. Hôm nào lười, thái vội miếng thịt rồi đem rang lên cho qua bữa, nhưng cũng chả thể nào quên rắc chút tiêu. Cũng kỳ cục cái thứ gia vị này. Cay thì khỏi nói rồi, còn hương vị thì.. nói thế nào nhỉ? Chả như các thứ hương hoa quả quyến rũ ngào ngạt, nhưng vị hạt tiêu cũng có cái gì đó rất... rất khó tả.. khi mà lỡ ngửi thấy hương vị hạt tiêu thoáng qua thì có cái gì đó rất khó chịu, nhưng mà cũng rất ray rứt, nhớ nhung ( :P ) khi hương vị nó ko còn nữa :) Có lẽ chỉ nên thế thôi :) Chứ để cả lọ vô ngửi chỉ mất công hắt hơi xổ mũi :P
    Nhớ hôm trc làm món giò thủ tập hai. Hôm đó là màn đồng diễn của cả tiêu đen và tiêu trắng. Tiêu đen đập vỡ to, tiêu trắng xay mịn. Tiêu trắng thơm hơn tiêu đen nhiều, mà cũng cay hơn nữa. Tiêu đen thôi đành chỉ múa phụ họa, trang trí cho khúc giò đẹp hơn ;) Nhưng khi ăn thì cả hai cùng biểu diễn đó hihì... vị cay của tiêu trắng ngấm đều trong giò, nhưng khi cắn phải miếng tiêu đen nào đó thì... cay cay, ấm ấm thú vị lắm, còn có cảm giác thòm thèm nữa. Thế là cứ nhăm nhăm tìm miếng tiêu đen nào nữa để cắn.. nhầm tiếp :D
    Không như ớt, gư?ng va? tiêu đánh va?o khứu giác cu?a khách â?m thực. Ớt có chút gi? đó chân chất va? dân daf thì gừng và tiêu có cái nét tinh túy và sâu lắng hơn. Cái cay nô?ng na?n cu?a ớt khiến thực khách ngất ngây, say đắm thi? hương vị di?u dịu cu?a gư?ng hay tiêu lại khiến ta có ca?m giác nao nức, lôi cuốn, muốn khám phá đến tận cu?ng cái hương vị quyến ruf kia.
    Vậy khi ghen nên "cay" như ớt hay "cay" như gư?ng hoặc tiêu đây?? ;)
    Được blueoceanvn sửa chữa / chuyển vào 02:30 ngày 26/04/2004
  4. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    Nhân Blueoceanvn (đầy đủ tên rồi nhá!)nói về gừng, Nore cũng nói tiếp về chị em họ với gừng là giềng nhé.
    Vì sao gọi giềng là chị em họ của gừng ư? Này nhé, cũng hình dáng na ná nhau, dù cho bên thon, bên mũm mĩm, cũng cay nhé, nhưng vị cay mỗi bên mỗi khác đấy, và mùi thơm thì đương nhiên là khác rồi, vì thế mới gọi là chị em họ thôi.
    ? Con chó khóc đứng khóc ngồi
    Mợ ơi đi chợ mua mua tôi đồng giềng?
    Hồi nhỏ, Nore được ba dạy cho bài ca dao này và rất thích ngâm nga (đến giờ vẫn vậy), nếu đọc cả bài lên, sẽ thấy dân gian thật tài tình khi sắp xếp món nào, gia vị nấy, không lệch vào đâu được.
    Vâng, nói đến thịt chó, người ta hay nhắc tới mắm tôm, giềng, mẻ? Giềng chỉ là một trong cả chục gia vị cần có khi thưởng thức thịt chó. Thịt chó vỗn thuộc tính nóng, nghĩa là dương, giềng cũng nóng, nhưng khi cả hai kết hợp lại, sẽ là sự không- thể- thiếu- nhau! Cứ nghĩ không có giềng, chắc hẳn người ăn món thịt chó sẽ lấy làm buồn lắm.
    Cá kho giềng. Món cá kho trở nên duyên lạ khi có mặt vài ba lát giềng. Vài lát giềng lót dưới đáy nồi khi kho cá làm nên cả sự tinh tế cho nồi cá kho đấy. Cá kho giềng, mùa hè này ăn với rau muóng luộc, nước rau muống luộc đánh sấu chua thì không gì bằng.
    Có một món ăn -có sự góp mặt của giềng- chỉ là món phụ nhưng đôi khi chính nó lại khơi dậy tinh thần ăn uống của thực khách- đó là món ccà pháo. Muối cà pháo ngon, ngoài việc phải chọn quả cà bánh tẻ, cà Hoàng Mai, đít cà ưng ửng vàng, tai cà không quá dài trùm hết cả quả? thì khi muối, cần phải cho thêm một số lát giềng nữa, cà pháo sẽ càng thơm và trắng.
    Đấy, ai bảo gia vị không quyết định gì nào?
    Tôi học được một thói quen từ mẹ, đó là luôn trữ trong nhà những đồ làm gia vị nho nhỏ này : Vài ba ánh nghệ, một vài củ gừng, củ giềng, ít hành khô, lọ tiêu sọ, hai ba túm tỏi khô treo trước bếp?
  5. kitty85

    kitty85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Gió đưa cây cải về trời
    Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay ​
    Cải trời thì được nghe nhắc đến nhiều lần rồi nhưng mà mắt vẫn chưa được nhìn thấy miệng vẫn chưa được nhai nên chẳng biết đưa ra nhận xét nào về cải trời cả nhưng rau răm thì có lẽ chẳng ai mà lại không biết nhỉ. Trong tập đoàn rau gia vị của Việt Nam như rau mùi, rau húng, thìa là, tía tô, kinh giới, mùi tàu .. có lẽ đây là loại rau rẻ nhất, mua cứ như là cho không . Cái loại rau mà lá nhỏ nhỏ hình mác tuy rẻ như cho không đấy lại không thể thiếu được để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn của các món ăn. Trứng vịt lộn mà thiếu đi rau răm thì coi như chẳng là trứng vịt lộn nữa rồi.
    Chẳng biết là cái câu "rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay "có phải để miêu tả cho tính "đắng" và "cay" của loại rau này không nhỉ?
    Nhưng thật ra , rau răm không "đắng" , nó chỉ hơi cay nồng thơm thơm một cách dễ chịu. Nồi canh thịt bò thăn hay canh trai, canh hến không thể dậy mùi thơm nếu không có rau răm đi cùng.
    Ngoài ra rau răm còn có tác dụng kích thích tiêu hoá, một lọ dưa bắp cải thật chua là đã đủ đưa cơm lắm rồi nay có thêm vài cộng rau răm thì có lẽ sẽ lại càng tốn cơm thêm ấy nhỉ mọi người
    Được kitty85 sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 26/04/2004
  6. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Gia vị của cuộc đời!!?? cuộc đời sẽ chán ngắt nếu không có gia vị , như một tô bún riệu thiếu mắm tôm và rau húng dũi,rau muống xào thiếu tỏi hay là thịt chó thiếu riềng.v.v..
    Cuộc đời này có những gia vị như:
    Tình yêu : vị cay
    Sự nhớ nhung và đợi chờ: vị mặn
    Chung thủy: vị ngọt và nồng
    Phản bội: vị chát
    Ghen tức: vị chua
    Buồn ba_chán nản: vô vị

    (em xin lỗi vì đi lạc đề)
  7. Solitaire

    Solitaire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    1.436
    Đã được thích:
    0
    Dear Nore,
    Nhân nói về trái ớt, Sol past một bài viết về một món ăn độc đáo làm từ trái ớt bên Vnexpress.
    Ớt dầm Câu Nhi
    Đây là thứ đặc sản? đắng cay của làng Câu Nhi (huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Món ăn thường kèm với ớt dầm là ngọn rau lang. Rau trồng ngoài vườn xanh non hái về luộc rồi trộn với ớt dầm. Cái vị chua chua, cay cay của ớt dầm làm cho người ta ghiền không chịu nổi.
    Làm ớt dầm cũng là một nghề lắm công phu, qua nhiều công đoạn. Nếu muốn ăn vội thì hấp ớt, trộn đường, chỉ cần dầm sơ là mang ra ăn ngay. Khoái khẩu nhất là món ớt trái dầm muối.
    Bà Phạm Thị Đớt, năm nay ngoài 70 tuổi, chuyên làm nghề dầm ớt, cho biết: Vào tháng hai, tháng ba ớt chín đỏ đồng. Sau khi hái quả, đem cắt cuống, rửa sạch, để khô rồi trộn muối vào ớt với tỷ lệ bảy ớt một muối. Nhẹ tay, bỏ ít muối, ớt sẽ mau chua, chất lượng kém. Gia muối đúng tỷ lệ, quả ớt dầm lâu ngày vẫn cứng, ngon. Trộn đều ớt xong đem bỏ vào chum sành, phía trên miệng chum được cài kỹ bằng nhiều lớp mo nang tre, nếu là nang của măng cày thì tốt hơn. Ớt dầm để được cả năm, càng lâu càng thơm.

  8. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Ớt cũng là món tủ của mình. Mỗi khi nhìn thấy ớt, không hiểu sao mắt cứ sáng lên, y như là gặp ánh đèn vậy.
    Hồi nhỏ, nhà nghèo, nhiều khi, chỉ lưng cơm nguội rưới mắm ớt là đâu sẽ vào đó. Nhà nghèo, cả quả ớt cũng nghèo, gầy gò, ít ỏi.
    Năm tháng qua đi, đi nhiều nơi, ăn ớt của bao nhiêu miền, vẫn không quên được những bát cơm ăn với ớt ngày đó.
    Ớt chỉ thiên mọc suốt cả quãng đồi trên đường từ nhà bác ra nương. Ớt chỉ thiên mọc dại, quả nào cũng bé như ngón tay út, mũi nhọn đâm thẳng lên trời. Quả ớt nhỏ bé là thế mà cay xé lưỡi, nhâm nhi không được, nhai nuốt cũng không xong. Thế thì, bác mới thái vát quả ớt ra làm 2-3 phần, bỏ hột rồi đem ngâm với măng tre và dấm. Măng và ớt quyện vào nhau, chỉ qua vài ngày, cắn miếng măng đã thấy vị cay xè xè đầu lưỡi. Lọ măng ớt với màu đỏ của mặt trời, màu vàng nhạt của nắng, đẹp cũng không khác gì một tác phẩm nghệ thuật.
    Cũng thứ măng tre ấy, đem luộc lên, thái miếng dày như cỡ ngón tay trỏ, rồi pha chút dấm đường, cùng ớt tỏi đập dập, đem vào ngâm, độ 1-2 tiếng sau vớt ra, để ráo, nhậu cùng với rượu Bắc Hà, thật không có cái thú nào bằng.
    Quả ớt chỉ thiên quả là chỉ bé bằng 1/30-40 của quả ớt xanh Đà Lạt. Đừng ai chê ớt xanh là vô duyên. Ớt xanh, tuy vị không cay nông như ớt chỉ thiên, nhưng lại có cái màu duyên không tưởng. Đem dọc ra, bỏ hạt rồi thái chỉ, xào lẫn với đồ hải sản, hoặc thịt bê non, màu xanh của ớt cùng màu vàng của cà rốt, màu lá rau thơm,...trông quyến rũ vô cùng. Cắn một miếng mồi, đã thấy cái vị hăng hăng nhè nhẹ của ớt xanh thấm vào, hợp lắm.
    Hết chuyện ớt đỏ, ớt xanh, hỏi ai đã ăn ớt tím bao giờ? Ớt tím quả to như ngón tay giữa, trông bầu bầu, khi chín lên màu tím đậm. Ái chà, màu khác loài nhá. Vị cũng thế. Quả ớt ăn cứ ngọt lừ lừ, làm cho kẻ thèm ớt phải choáng váng. Úi cha, hoá ra lại có cả thứ ớt này cơ đấy. Quả ớt ngọt đấy, thử đem mà làm mứt, lại chả yêu quá hay sao? Trông như đánh lừa vậy.
    Hết ớt tím quay sang chuyện ớt vàng. Cây ớt vàng, hình như giống Hải Dương, quả cũng thun thút, tròn tròn, khi ra bao giờ cũng thành từng chùm. Ớt vàng cay không kém gì ớt chỉ thiên. Mấy năm nay, đâu đâu cũng thấy ớt vàng. Thôi thì, vào hàng ốc, hàng hải sản nào, cũng thấy nước chấm đầy cái màu vàng rợm như nắng ấy. Nhưng mẹ bảo, ăn ớt vàng hại lắm. Chẳng biết có phải cái tinh dầu ớt trong đó nồng độ cao hơn hay không? Có bữa, mấy anh em rủ nhau đi ăn bún đậu mắm tôm, mấy ông anh dốc nguyên cả bát ớt vàng của nhà hàng rồi còn gọi nữa, làm bà bán hàng chảy nước mắt vì...sợ và vì...tiếc tiền...
    Đi đâu xa cũng chịu khó ngó quanh xem dân tình ăn gì, vì ăn, tuy là chuyện tầm thường, nhưng lại là thứ phản ánh văn hoá của con người nhiều nhất. Lần vào Sài Gòn, bà chị khệ nệ vác cho mấy cân muối ớt từ Tây Ninh lên làm quà, rồi theo 2000km trên trời, mấy gói muối giờ nằm trong bếp. Đứa em gái, cắt những miếng xoài xanh cho vào một cái tô nhỏ, rồi đổ muối vào, dầm lên, mang ra ăn chơi cả buổi. Hay cái đợt vào Huế, ngó quanh chợ Đông Ba những dãy bán hàng khô, rồi gọi điện về cho mẹ hỏi mua loại ớt nào. Mấy hàng bột ớt khô bán bên chợ Đông Ba trông đỏ rực, đẹp mắt vô cùng. Có loại ớt khô nhiều hạt, dùng để trưng lên, để khô, cho vào canh riêu cho đẹp. Lại có loại, tinh những bột là bột, vừa đưa lên gần mũi ngửi đã thấy nước mắt nước mũi ròng ròng, thì đem về để nhà ăn. Những nồi canh xương bố nấu, bao giờ cũng phải có ít ớt trưng từ Huế gửi ra, thêm mấy cái tai chua mang từ Hoà Bình xuống. Cứ thế, mà hình thành nếp ăn uống của cả gia đình...
    ...Mẹ bảo: Dạo này ăn cay nhiều quá con ạ. Chỉ cười, nhiều khi nghĩ, chẳng hiểu sao mình không ưa ngọt ngào, lại chỉ toàn thích những thứ đắng, cay, chua, chát...Biết đâu, có thêm chút gia vị cũng đỡ được mấy mươi phần buồn tủi của đời sống này...
  9. narsis

    narsis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu sao, cả nhà chẳng ai ăn nhiều ớt. Chỉ là gia vị gia giảm cho miếng ăn, nhưng mình lại thích ăn ớt. Tuy không ăn được nhiều nhưng bữa cơm chẳng có tí cay cay thì không ra mùi vị gì cả!
    Lắm bữa, chẳng cần nhiều, chỉ một miếng cơm, thêm cái trứng luộc (sang hơn Z nhỉ ), tí nước mắm và một trái ớt nữa là đủ. Dù đã "khéo" làm duyên cho trái ớt nấp dưới những hạt cơm, nhưng chẳng hiểu sao, mỗi lần đưa trái ớt vào miệng cắn là y như rằng, được Mẹ bảo "Con gái mà ăn gì cay thế con?".
    Nhà có mảnh đất, không hiểu sao Ba trồng mãi chẳng được cây ớt dù xin giống hay tự gieo hạt. Mình đi xa về, đến bữa, tìm hoài chẳng ra trái ớt, bèn tự tay xách cuốc xẻng, đào đào xới xới, vứt đại một đống hạt trong số hạt giống mà Ba trồng mãi chẳng lên. Chẳng hiểu sao lại lên được mấy cây. Thế là tha hồ, đến bữa cơm mà tìm hoài chẳng thấy cái "chất cay" quen thuộc ấy là lẳng lặng ra đầu hè, tìm một trái.
    Mà cái giống ớt cũng lạ, ăn ớt hiểm thì không lựa trái chín đỏ vì như thế thì thịt ớt đã bắt đầu chín nhũn rồi, ăn không ngon, phải tìm quả vừa từ xanh chuyển sang đỏ, quả ửng lên sắc tím tím lạ thường, khi ăn cắn vào nghe được tiếng "rốp" giòn tan thì mới thật là.... cay thấu trời xanh. Hơn nữa, nếu nhà nuôi gà mà trồng ớt nữa thì cứ thử mang "chất thải" của gà đem bón vào ớt thì khi ăn, sẽ thấy trái ớt chất lượng thế nào! Cay đến độ gọi là nổ đom đóm mắt ấy chứ!
    ....
    Chợt nhớ đến lời Mẹ bảo rằng: "Nhỏ này đến khi lấy chồng thì sẽ ghen lắm cho xem, nó ăn ớt như thế kia mà!". Chẳng biết đúng không, chỉ biết bây giờ chỉ.....
  10. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn mọi người đã viết bài vào topic này nhé. Nore cảm động lắm vì khi mở topic chỉ sợ rơi vào tình trạng độc diễn.
    Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng nếm trải ngọt bùi, cay đắng?Ai cũng mong muốn cuộc đời mình sẽ không phải có những đắng cay. Nhưng đôi khi, một chút cay, một chút đắng nhăn nhẳn lại làm nên thú vị, biển phẳng lặng mãi không thể xô sóng vào bờ. Trải theo dòng thời gian, mỗi người tự tìm cho mình những vị ngon riêng. Có người thích ăn ngọt, có người thích ăn chua, cũng có người thích ăn cay?
    Trong ăn uống cũng vậy, chua, cay, mặn, ngọt và cả đắng nữa tạo nên thế giới Ẩm thực, thế giới mà Nore tự đặt là Phong phú, đa dạng, kỳ diệu, tuyệt vời.
    Nhưng tạo nên cái thế giới hấp dẫn này, không chỉ có vị mà còn có mùi thơm, hương thơm. Một số người nước ngoài khi ăn món ăn Việt nam nói rằng ?olần đầu tiên ăn đồ VN hơi khó ăn vì có nhiều mùi vị quá, nhưng sau này, ăn quen rồi thì lại rất ấn tượng và rất ?nhớ?
    Nore chợt nhớ tới một loại cây dùng làm gia vị chỉ lấy lá và quả - đó là móc mật. Nghe tên chẳng lấy gì làm hấp dẫn nhỉ - Móc mật.
    Tôi được biết đến móc mật quả lời kể của mẹ về món vịt quay Lạng Sơn. Mẹ tôi có một thời tuổi trẻ khá dài sống ở xứ Lạng nên Người kể khá tỉ mỉ về món vịt quay làm thế nào cho ngon và Người kết luận ?obí quyết là ở chỗ lá móc mật?. Lá móc mật được nhồi vào bụng con vịt cùng với các gia vị tẩm ướp khác, lá này không tạo nên vị chua, cay, mặn ngọt gì nhưng lại tạo nên một mùi thơm đặc trưng cho những món quay như vịt quay, lợn sữa quay?(mà bây giờ ở HN có rất nhiều quầy hàng đề Lợn sữa quay Lạng sơn)
    Tôi đã từng nhìn thấy lá móc mật. Trông nó cũng như muôn vàn những cái lá bình thường khác, nghĩa là không có gì đặc biệt, nếu không được giới thiệu đấy là lá móc mật, có lẽ tôi sẽ không để ý đến nó.
    Cùng với lá, quả móc mật cũng được dùng để tạo hương thơm, nhưng không phải món quay mà là món măng ớt. Những lát măng rừng trắng muốt, làm nền nổi bật cho những miếng ớt đỏ thái vát, trông hấp dẫn quá chừng, nhưng nếu thiếu đi quả móc mật ngâm trong lọ măng, măng sẽ bớt ngon đi đấy.
    Cả hai món có sự góp mặt của móc mật đều ở Lạng Sơn, không hiểu còn ở đâu sử dụng móc mật vào món nào nữa không nhỉ?

Chia sẻ trang này