1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gia vị cuộc đời

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi nore, 25/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Quả móc mật đúng như bạn nói . Cây móc mật có lá như lá chanh, mùi thơm. Quả móc mật cũng như quả chanh, nhưng nếu so với quả chanh, đó chỉ là một anh tí hon.
    Quả móc mật đem ngâm măng ớt, ăn rất ngon. Ngoài ra, có thể dùng để kho cùng cá nữa, vì nó khử được mùi tanh và làm cá thơm hơn.
    Lá móc mật có thể dùng nhồi vịt làm món vịt quay nổi tiếng, cũng có thể thái chỉ cùng với lá mùi tàu (ngò gai), cho thêm chút xì dầu vào làm đồ chấm cho thịt lợn quay, thịt vịt quay. Nếu bạn đã qua vùng biên giới phía Bắc sang bên kia, đất Trung Quốc, bạn sẽ được thưởng thức món vịt quay với món nước chấm này.
  2. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Hay tuyệt ... Xem trang 1 , thấy toàn chữ là chữ , định không đọc , nhưng lại bị cuốn hút bởi huơng vị ớt nên ráng ngồi xem mọi người viết thế nào ... , cuối cùng chỉ biết fán một câu : " Hay tuyệt " mà thôi ... hì hì ...
    Lúc nhỏ đã được cả nhà luyện cho ăn ớt và tỏi , bữa ăn nào không có chén mắm tỏi ớt là không thấy ngon roài ... , đến bữa là bố đi bóc tỏi , giã tỏi và fa mắm ( về sau thì đến lượt ông anh mình và rồi đến KID ... hì hì ... ) Hồi ấy , thấy bố ăn ớt mà nghĩ thấy kinh thật ... cứ cầm trái ớt mà cắn cái rốp , nhai rột rột ... hì hì ... đến khi mình lớn một chút ... lại thấy thấy chén mắm ớt ngon lạ ... thích cái hương vị cay cay của nó ... lúc đầu chỉ dám ăn ớt đã ngâm mắm vì nó có thểm chút mặn mặn nên đỡ cay ... về sau ... hay chạy sang bà nội xin ớt trái về ... cứ thế mỗi chén cơm lại 1-2 trái ớt .... hì hì ... , không ớt xanh thì cũng ớt đỏ ... không ớt to thì cũng là ớt chỉ thiên cứ thế mà rột rột theo bố .... hì hì ... ( ăn ớt thường hay bỏ hột ... hì hì ... , bẻ đôi ra rồi bỏ hột đi ... ) Về sau này ... ra HN , được ăn cái loại ớt vàng ... híc híc ... cay kinh ... còn hơn cả ớt chỉ thiên nữa ... híc híc ... ( nói không ngoa đấy ... híc híc ... tại KID cũng nhai gần đủ các loại ớt dã được giới thiệu trong này roài ... hì hì ... ) , mình cứ tưởng ăn cay nhất nhà roài ... nhưng khhi nhìn ông chú ăn ớt thì thôi roài ... híc híc ... sợ tím mặt .... híc híc ... hổng dám hó hé cái gì nữa ... : ớt vàng cứ thế dằm ra với tỏi , chả thêm cái gì ... ( có vắt tí chanh và đường thì fải ) và bên cạnh cứ để mấy quả nguyên đấy ... mình nhai một chén cơm chưa hết 1/2 quả thì thấy ông chú xơi đến quả thứ mấy roài ... híc híc .... mặt vẫn tỉnh như ruồi ... hì hì ... còn mình thì cứ thế mà thở fì fì í ... hì hì ...
    Quả thật loại ớt làm KID kinh hoàng nhất cho đến bây giờ vẫn là ớt vàng , mặc dù thử qua nhiều loại ớt , ăn nhiều nhưng khi đến ớt vàng thì .. từ từ mà xem lại thôi ... hì hì ...
    Đọc các bài viết về riềng , gừng thấy rất hay nhưng lại thiếu mất sả ( đúng chính tả không nhỉ ... hì hì ... ) .... híc híc ... sả cũng là một huơng vị hay tuyệt đấy chứ ... , nhưng KID chẳng biết viết thế nào ... nhờ chị Nore hay ai có mối quen thâm giao với sả viết hộ vậy ... hì hì ... Thằng bạn nó vác mấy bao sả khô từ VN sang , cái mà nó mất công mua sả tươi về , thái và fơi khô ... hì hì ... , nhưng như vậy anh em ở đây mới có cái mà nhai chứ ... hì hì ... , mấy món giả cầy hay kho thịt ... thiếu sả cũng thiếu một huơng vị quan trọng roài .... hì hì ...
  3. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Có thể nói, cây sả là loại cây rất thân thuộc với người dân quê. Ngôi nhà ở quê nội nằm giữa một khu vườn lớn, lúc nào cũng ngan ngát hương cây sả. Những bụi sả không biết là bà hay bố trồng, tùm tùm bên cạnh hào nước. Mới lúc đó, đang rậm rạp là vậy mà cũng lại lụi nhanh phải biết.
    Thường thì bà hay lấy sả về đun nước gội đầu. Mùi sả thơm thoang thoảng, tinh dầu lấp lánh trong nồi nước đang bốc hơi âm ấm. Bà múc riêng ra một chậu nhỏ, còn lại để gội đầu. Cái chậu nhỏ đó, rồi bà vò thêm chút hoa hương nhu cho vào, dùng để rửa mặt, hương thơm còn lưu lại mãi.
    Cây sả không có gì là không dùng được. Lá sả dài, như là cỏ mọc dại trên đồng, đôi khi vô tình chạm phải mà cứa tay cháu còn non nớt đến chảy máu. Mỗi khi trong nhà có người mệt mỏi, trúng gió, lên cơn sốt, bà vẫn hay lấy từng búi lá to, cuộn lại như cuộn len nhỏ, đem đun nước kỹ cùng với lá cúc tần, hương nhu, lá bưởi, lá tre,...làm thành nồi nước sông. Chỉ làm một hai lần, trong người thấy nhẹ nhõm hẳn, bệnh tật theo nhau mà đi...Cũng nồi nước ấy, nhưng chỉ có lá sả, với lá mùi già, lại làm thành nồi nước thơm dùng cho mấy ngày Tết...
    Bà cũng kho cá biển với lá sả nữa. Quê nội ở biển, không ngày nào không ăn cá. Bà chọn lấy những lá già, thơm gắt hơn và vị cay cũng đằm hơn, dùng để lót ở đáy nồi. Cá kho không có chút tanh nào, chỉ thấy mùi thơm của sả, lại trong thịt cá, như thấy có chút gì cay nhè nhẹ của tinh dầu sả.
    Rồi bà dùng củ sả, đập dập, rồi băm nhỏ, nhuyễn ra, dùng để rang cua, kho cá. Ngay cả muốn ăn một ít tôm hấp, mực hấp, thì cũng củ sả đó, thái vát dài mỏng, rồi đặt lên hấp, tức thì hết ngay vị tanh. Nhưng đừng tưởng chỉ đồ thủy hải sản mới cần đến sả, sả còn được dùng nhiều trong các món xào.
    Thì đó, cứ mỗi chủ nhật cuối tuần ăn tươi, khi thì mẹ làm món bê xào xả ớt, lúc lại làm gà nướng sả, gà nấu củ sả...Không có sả, thật là thiếu sót lớn. Cùng với giềng, sả làm cho món ăn trở nên thơm và hấp dẫn lạ thường. Mẹ cũng bảo, sả còn rất có lợi cho sức khỏe.
    Thế nhưng, nhìn bố ăn sả lúc nhắm rượu với thịt cầy là tuyệt nhất. Từng tép sả dài khoảng 20 cm, cứ mỗi lớp lá bóc ra lại là một lớp phấn vẫn còn trắng nuột bên trong. Và khề khà, một tợp rượu, một miếng sả, trông thòm thèm sao ấy . Cũng có khi, mẹ dùng sả đập giập, và để sống như vậy cho vào nước chấm. Món nước chấm mẹ làm bao giờ cũng tuyệt nhất, về cả màu sắc, hương vị và chất lượng .
    Giờ thì nội đã mất lâu rồi, ngôi nhà ở quê cũng đã sang tên cho người khác, năm ngoái về thăm, mấy bụi sả vẫn lây lất mọc dưới gốc dừa già. Bố bảo lấy mấy gốc lá nếp và mấy gốc sả mang về nhà trồng, rồi cũng lên nhưng không thể nào um tùm như những bụi sả mọc dọc hào nước ngày xưa nữa. Có lần, mẹ nhắc, lâu rồi không thấy ai dùng sả gội đầu, thấy chạnh lòng sao sao ấy...
  4. duduxanh99

    duduxanh99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Có một món mà mình thấy có đầy đủ hương vị của cuộc đời đó là món lẩu cá thác lác, khổ qua (mướp đắng).
    Đủ cả nhé vị ngọt của cá và sườn non, vị đắng của khổ qua, vị mặn của chén nước mắm, vị cay của ớt trong nước mắm để chấm cá, và vị cay của hạt tiêu quết chung với cá thác lác.
  5. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Húng Láng (Thơm Láng)​
    Vải Quang, Húng Láng, Ngổ Đầm
    Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây

    Cứ chiếu theo câu ca trên thì húng thơm Láng cũng được coi là một đặc sản.
    Đất Láng trồng nhiều loại rau thơm nhưng có lẽ không có loại rau thơm nào đặc biệt như húng thơm Láng. Đặc biệt ở chỗ, tên gọi của nó gắn liền với nơi đã trồng ra nó và nó mang tên của cả loài rau thơm. Mà kể cũng lạ, cũng cái giống rau ấy đem đi trồng ở vùng khác thì cây rau lại không có được hương thơm đặc trưng như cây rau thơm trồng trên đất Láng (không hiểu đất nơi đây có gì khác thường đến vậy?)
    Cây thơm Láng nhỏ cây, màu tim tím, lá cũng tròn nhỏ màu xanh đậm, thoạt trông tưởng như cây hơi cằn nhưng không phải vậy, cái cây rau nhỏ ấy có mùi thơm rất tinh khiết và rất riêng.
    Húng Láng ?" thơm Láng được dùng vào rất nhiều món, nhưng chắc chắn có hai món mà nếu thiếu thơm Láng sẽ coi như thiếu một phần quan trọng của món ăn, đó là Phở bò và bún chả.
    Phở Hà nội nổi tiếng khắp nơi nơi, trong Nam ngoài Bắc, cả Tây, cả Tàu?ngoài những bí quyết của mỗi ?ođại gia? Phở, còn có sự góp mặt làm nên cái đặc trưng của món phở Hà thành ?" đó là cây thơm Láng. Theo cụ Nguyễn Tuân, phở HN gốc không phải là môn phở tái lăn, tái liếc hay phở gà ngồn ngộn, hay phở bò tái?mà là phở bò chín. Cụ Nguyễn cho rằng bát phở chín có thịt, có chất đạm đây nhưng vẫn thanh thanh, nhẹ nhàng, nước phở trong vắt nóng hôi hổi nổi rõ mùi thơm của rau húng Láng? Có lẽ chính bởi cây rau nhỏ nhoi không chịu ?orời? sang vùng đất khác mà bất kể quán Phở mọc lên ở xứ nào, dù biển đề rõ to là Phở Hà Nội thì vẫn không thể nào sánh được với bát phở trên đất HN, quê hương gốc gác của thơm Láng.
    Bún chả thì rõ rồi. Ăn bún chả, bao giờ cũng có kèm theo rổ rau sống, rổ rau sống ấy không thể và không nên thiếu thơm Láng. Cứ như duyên-phận vậy, chúng hợp nhau một cách kỳ lạ. Thứ này gợi nhớ thứ kia, đưa đưa đẩy đẩy nhau. Cũng chính thế cho nên bún chả cũng được coi là một món quà nhất nhị của Hà thành.
    Không rõ ngày xưa đất trồng thơm ở xứ Láng rộng chừng nào, nhưng bây giờ người ta dẹp cây thơm nhỏ ấy đi để xây nhà, dựng vila phần lớn. Chả thế mà càng ngày, càng thấy ngoài chợ vắng vẻ thứ rau thơm này. Thôi thì đành chịu, mua húng bạc hà hay loại húng lai căng, hăng hắc nồng nồng về ăn tạm. Nhưng cơ quan cảm nhận vị giác và khứu giác của ta nó vẫn chối từ!
  6. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Dọc bằng đòn gánh, củ bằng bình vôi
    Ai mua hành tôi, thì thương tôi với

    Nore tôi chả thuộc câu ca nào về hành nên đành mượn tạm câu này để mở bài viết về hành, hành hoa.
    Hành hoa là loại hành chỉ lấy lá, nên không có củ, lá nhỏ, cây hành cũng nhỏ (lạ thật, ở VN mình, hình như cứ cái gì nhỏ cũng thơm ngon thì phải, tức là những thứ gắn chữ ?ota? vào cùng ấy, khi nào có thời gian, Nore sẽ quay trở lại bàn về cái này) và thơmmmmmm!
    Hồi còn bé, Nore ở quê cùng mẹ. Mẹ Nore thường để một luống con con đất trồng riêng hành hoa. Hành đành hanh, chả chịu ở chung với loại rau nào khác, cứ trồng hành hoa là phải một mình một luống. Thích mắt nhất là khi nhìn ngắm cả luống hành lên đều tăm tắp, bao nhiêu lá nhọn chĩa hết lên giời.
    Thật tội nghiệp cho ai không ăn được hành. Cứ nhìn một bát phở không hành (tất nhiên là hành hoa rồi ạ) mà xem, dù có nhiều thịt thà đến mấy đi nữa cũng không thể ngon được, mất đi cái thơm, cái thảo của hành rồi còn đâu. Cho nên phở tái, phở chín, phở bò phở gà?gì đều cần có hành cả. Hình ảnh một bó hành lủng lẳng treo trước quán phở cùng tảng thịt bò đã được coi là hình ảnh quen thuộc cho môn phở bởi chẳng cần biển hiệu gì cũng dễ dàng nhận ra từ xa.
    Cái hành này thì muôn món đều cần, chả thể nào liệt kê ra hết được. Các thức canh cũng cần hành, các thức xào cũng cần hành, thậm chí đến những món ăn kiểu ghém cũng cần hành? Món thì thái lá hành thật nhỏ, món lại thái dài độ 2 đốt tay.
    Nghĩa là ăn hành cũng rất đa dạng : sống, chín đều có mặt. Nhưng hành cũng như bao loại gia vị khác, nghĩa là ẻo lả lắm, không cầu kỳ nhưng cũng khó tính lắm. Để hắn ta chín quá thì sẽ bị nồng, mất hết mùi thơm, để sống quá thì sẽ bị hăng.
    Hành còn được coi là một vị thuốc cùng với tía tô chữa giải cảm rất hiệu nghiệm. Mà cứ hễ nhắc đến là người ta gọi là cháo hành tía tô. Ấy đấy, nói đến cháo hành, lại nhớ đến bát cháo hành của thị Nở nấu cho Chí Phèo. Hành ta đã theo chân các nhân vật lên cả văn chương, tiểu thuyết, mà thử hỏi, có ai lại không biết đến bát cháo hành thị Nở?

  7. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Đang buồn ngủ quá, viết linh tinh cho đỡ bùn ngủ đây, ai đọc thấy "gì" thì cấm cười nhá!
    Ở trên, Nore nhắc tới cháo hành tía tô. Vậy thì xin viết tiếp về tía tô.
    Ơi, cái lá tía tô, tím tím, xanh xanh, sao mà công dụng của ngươi nhiều thế? Dù là loại tím hay xanh thì khi ăn cùng rau sống khi chén bún chả, bún nem cũng tuyệt. Thế mà thái sợi nhỏ, kèm cùng với lá lốt, hành hoa rắc vào nồi ốc chuối đậu hay ốc giả ba ba thì càng cũng tuyệt. Lại còn cái món ếch nấu măng, hic, có thêm chị tía tô lẫn với anh lá lốt, hành hoa?thì thơm nức mũi, đúng là món ngon nhớ lâu! Chả thế mà người ta giành lại chồng về từ tay kẻ khác cũng bởi món ăn dân giã này : Măng chua nấu với gà đồng, chơi nhau một mẻ xem chồng về ai!
    Tía tô có mùi thơm đặc biệt. Cái lá màu tím tím này không chỉ góp thêm một mùi thơm vào làng rau thơm, vào thế giới gia vị mà còn nổi bật bởi màu tím sẫm rất ấn tuợng.
    Khi bị cảm ăn bát cháo hành thật nóng rắc tía tô tím thái nhỏ trộn đều sẽ thấy nhẹ hẳn người, khỏi bệnh ngay. (lưu ý, chỉ trong trường hợp cảm nóng, còn các loại cảm khác không có tác dụng)
  8. khongsaurang

    khongsaurang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/08/2001
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    0
    Bác Nore ơi, hôm nào bác làm món ếch nấu măng thì gọi em với nhé, sắp tới mùa mưa rồi thì chắc là nhiều ếch béo bác nhỉ.
  9. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Dùng dằng xương sông, lá lốt!
    Cứ nhắc đến xương sông, thì phải nhắc luôn đến lá lốt.
    Ừ! Chú răng không sâu nói phải, mùa này trở đi là nhiều ếch lắm đây. Nhưng gọi là nhiều thì cũng chỉ nhiều hơn mùa khô thôi, chứ bây giờ, nhu cầu ăn ếch tăng cao vòi vọi, ếch nhảy lên làm đặc sản từ lâu rồi, lấy đâu ra mà nhiều mãi được!
    Ếch nấu măng là cần lá lốt đấy nhá.
    Lá lốt dễ mọc lắm, cứ cắm cái cành bánh tẻ một chút xuống đất là mọc rễ ngay, bám vào đất mà sống, mà tốt, mà um tùm. Có một bụi lá lốt thì ăn quanh năm, cả nhà hàng xóm nữa cũng vẫn thừa. Cái giống lá lốt khỏe và dễ thích nghi mà.
    Gọi lá lá lốt nên thường chỉ ăn lá thôi. Cái lá lá lốt to bản, xanh mướt, bóng nhoáng như thoa mỡ. Thoạt nhìn thoáng giống lá trầu không.
    Nồi ếch nấu măng thái chỉ thả vào này, ốc chuối đậu cũng thái nhỏ sợi cho vào này, nấu chuối lươn, hay lươn om cà cũng cho vào này... đại khái, lá lốt thuộc loại ?onóng? nên khi nấu những đồ ?olạnh? như lươn, ốc, ếch?đều cần cho vào.
    Gần nhà Nore có một hàng bún ốc có cả ?onóng?, cả ?olạnh?, có cả ?ochan? và ?ochấm?? nhưng ăn cách gì thì cũng phải có lá lốt thái sợi cho vào. Hic, Nore chỉ thích ăn ?ochấm?, nghĩa là bún lá (không phải bún rối) để riêng ra đĩa, khi ăn chấm vào bát nước dùng có nước ốc (chắc thế), cà chua, ít mắm tôm, các thứ cho vừa vặn, rồi thả một nắm tía tô, lá lốt thái sợi vào! Khi ăn, vừa chấm vừa ăn, vừa húp nước!
    Gì nữa nhỉ? A, món chả lá lốt, chả xương sông! Chả này có thể rán hoặc nướng trên than hồng đều thơm ngon cả
    Lá xương sông thì ngược lại với lá lốt, lá dài, cứng hơn, đúng như tên gọi ?oxương?. Xương sông có mùi thơm hắc, ai không quen ăn thì sẽ bảo xương sông có mùi dầu hỏa!
    Cả hai loại này đều rất tốt cho việc chữa đau thấp khớp, đau lưng.
  10. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Chanh. Nói đến chanh người ta thường nghĩ đến thứ trái cây chua, dùng để giải khát rất tốt vào mùa đông, nhưng bên cạnh đó, chanh còn là một thứ gia vị rất tuyệt cho bữa ăn phong phú của người dân Việt Nam ta.
    Trước hết, chanh dùng để tăng thêm vị chua mát của bát canh rau muống. Thiếu chanh, chúng ta có thể dùng những gia vị khác, nhưng ko thể phủ nhận rằng, chanh làm cho nồi nước rau của chúng ta thêm ngon và trong hơn. Như một nhà phù thuỷ, nước rau đang từ xanh thẫm, dần chuyển sang màu cam trong vắt, nhìn đã muốn ăn cơm, nhất là trong những ngày mùa hè nóng nực này. Canh rau muống chanh chua đã đi vào điển tích trong những món ăn dân giã của Việt Nam.
    Thứ nữa, khi nhắc đến mắm tôm, hẳn ai cũng phải nghĩ thêm đến chanh. Chanh cộng với đường, làm nên bát mắm tôm vô cùng hấp dẫn. Từ một chút mắm tôm đặc quánh, thêm một chút chanh vào, đánh lên, bạn đã có thể có một bát mắm tôm bông đầy, thật hấp dẫn. Đúng, có thể gọi chanh đúng là một nhà phù thuỷ. Nó làm cho mọi thứ hoà quyện vào nó phải thay đổi hình dáng và mùi vị. Nào thì là bún đậu mắm tôm, nào thì là lòng lợn chấm mắm tôm ... hẳn ai nhắc đến cũng phải ứa lên chút nước bọt.
    Gì nữa nhỉ. Nhắc đến thịt gà, thì hẳn ai cũng phải hiểu là : "Con gà cục tác lá chanh". Thịt gà luộc mà ko có lá chanh thì mất hẳn đi vị ngon, vị thơm của nó. Ko những lá chanh làm tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn, mà còn làm vật tô điểm cho đĩa thịt gà béo ngậy. Lá chanh ko chỉ dừng ở công dụng đó, mà còn hỗ trợ rất nhiều cho món ốc luộc của chúng ta. Nước chấm ốc luộc sao thể thiếu lá chanh được. Ốc luộc lá chanh hình như cũng làm lên điển tích của nó. Đúng là trong các bộ phận của cây chanh, thì ko có gì có thể vứt đi được. Đến gai của cây chanh cũng được người xưa hái vào để khều ốc.
    Ngoài ra, chanh còn làm gia vị cho các nhiều loại nước chấm nữa. Nước mắm cũng vắt chanh, gia vị cũng vắt chanh, mắm cáy cũng có thể vắt chanh... Và chanh đúng là món gia vị ko thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam.

Chia sẻ trang này