1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIA VỊ ...tản mạn về cách sử dụng GIA VỊ của người Việt

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi kongcom66, 02/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kongcom66

    kongcom66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    GIA VỊ ...tản mạn về cách sử dụng GIA VỊ của người Việt

    Con gà cục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
    Con chó khóc đứng khóc ngồi
    Mẹ ơi ! Đi chợ mua tôi đồng giềng ...

    Trong văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt nam ta , Gia vị luôn đứng sau các món ăn nổi tiếng và kinh điển . Nó làm cho món ăn trở nên đáng nhớ ...đến mức khó quên . Một chút hạt tiêu trong bánh trưng , tí tẹo thảo quả , đôi lá hoa hiên vài lát gừng trong bát nước mắm ...Vậy mà làm cho bao thế hệ đời nối đời tiếp tục duy trì kế thừa và sáng tạo nên ...

    Tôi xin được lập nên topic này để chúng ta , những người yêu văn hoá ẩm thực Việt nam bàn riêng cho những cái tưởng như rất nhỏ là GIA VỊ ấy . Rất mong sự ủng hộ và đóng góp của các bạn .

    Chào mừng bạn đã ghé thăm nhà GIA VỊ
  2. kongcom66

    kongcom66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết về kinh nghiệm sử dụng một vài gia vị
    Nên cho mỳ chính vào khi thức ăn đã chế biến xong. Nếu nêm quá sớm, quá nhiều, thức ăn sẽ có vị đắng, không tốt cho sức khỏe. Các món trộn cần cho mỳ chính thì nên hòa tan trước rồi mới đổ vào.
    Sử dụng gia vị đúng phương pháp, thứ tự và thời gian không những làm tăng sự thơm ngon mà còn giúp thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất. Các bà nội trợ nên tham khảo những hướng dẫn sau để có thể làm bữa ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng.
    Cho gừng và hành vào món cá lúc nào để nổi vị nhất?
    Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa làm cả con cá được chín đều và không bị vỡ.
    Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?
    Theo thói quen, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng. Nhưng như vậy trứng và hành có thể chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp tỏa ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành tỏa mùi thơm mới cho trứng vào để hai thứ đều có mùi thơm.
    Hầm gà nên cho những thứ gì?
    Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần thêm hạt tiêu, hoa hồi.
    Thời gian thích hợp nhất để cho rượu
    Tác dụng của rượu là khử mùi tanh, thời gian cho rượu vào phải căn cứ vào từng loại nguyên liệu và cách thức nấu. Ví dụ: Kho cá, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh thì đổ rượu vào lúc canh đã sôi.
    Giấm
    Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn. Nó không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn Vitamin của nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm Cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong. Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá, nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm Cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa giảm vị ngấy.
    VH NTAU

  3. pretty_Admin

    pretty_Admin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    0
    Em rất ủng hộ topic này của bác KongCom.
    Tuy nhiên, em muốn hỏi bác, cái này là do kinh nghiệm của bác hay bác lấy ở đâu ra ạ.
    Nếu là kinh nghiệm của bác và đã qua nhiều lần thử thách rồi thì em xin cắp cháp theo học bác ạ.
    Mấy cái trên thì em ko có ý kiến vì em ko bít , dưng mừ cái vụ xào giá thì em chưa cho giấm vào bao giờ, và mục đích là để nó mềm thì em cũng chưa làm bao giờ. Đặc điểm của giá là chín rất nhanh thế nên khi xào em muốn nó chín tới và khi ăn vẫn còn giòn giòn cơ
  4. kongcom66

    kongcom66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải là chuyên gia nấu ăn ...nhưng hay ăn . Nên mình hay đọc các trang báo nói về ăn uống . Nhiều lúc mình thưởng thức các món ăn mình cũng thấy rằng chỉ một chút gia vị thôi đã làm nên sự khác biệt của món đó rồi . Còn bài viết trên mình cũng có cảm giác như vậy khi đọc nó giống như bạn nhưng sau khi làm theo thấy hiệu quả là đúng nên mình cứ thế làm theo . Nhiều chuyên gia nấu ăn hoặc đầu bếp họ có những chiêu gia vị rất quái kiểu bí truyền chẳng bao giờ họ công bố cả . Topic này có lẽ sẽ là nơi mọi người chia sẻ cách sử dụng gia vị dân tộc của những người không chuyên như chúng ta chăng ?
    Các bạn có chiêu gì hãy chia sẻ cùng chúng tôi !
  5. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Cái này em đồng ý
    Cho gừng và hành vào món cá lúc nào để nổi vị nhất?
    Cái này em đồng ý
    Hầm gà nên cho những thứ gì?
    - Đồng ý
    Giấm
    .
    . -> chắc là đúng
    Được greenlily2505 sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 04/07/2007
  6. kongcom66

    kongcom66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    "Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương "
    Chủ đề hôm nay là Tương các bạn nhé !
    Nghe nói Tương Bần rất ngon và quả là ngon ngon . Khi ăn các món bò cuốn , dê , bê vv... người ta hay dùng loại gia vị rất đặc trưng này . Bạn nào biết về Tương Bần và cách dùng Tương trong nấu ăn hãy chia sẻ cùng chúng tôi !

  7. red_rose

    red_rose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hic hic mặc dù quê ngoại nhà em ở Hưng Yên,hàng ngày vẫn ăn tương Bần có cái này share cùng cả nhà.
    "Tương Bần"
    Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
    Câu ca dao xưa đi vào lòng người gợi nhớ tới đồng quê, biển lúa. Dân ta có câu ?otương cà gia bản?, chỉ cần một ao rau muống, một chum tương với một vại cà thì yên chí cả năm không phải lo đến việc ăn uống thường nhật.
    Tương ngon phải kể đến tương Bần, tương Phố Hiến. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Rang đỗ là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. Ủ mốc người ta dùng lá khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hòe, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.
    Ngả tương là một ngày trọng đại. Chum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt vớt bỏ ra ngoài. Vào một buổi sáng mát lành, liều lượng đã thuộc, thì ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần.
    Người ta gọi tương ngọt không phải ngọt như nước đường, mà vì có độ đạm cao, chế biến tinh khiết, nguyên liệu chọn lọc, để lâu không hỏng. Nhìn mâm cơm có bát tương gừng, người ta nghĩ đến đĩa thịt luộc, hoặc bát thịt bò tái với cút rượu Trương Xá. Cái béo ngậy của thịt, đậm ngọt của tương, thơm cay của gừng thêm nhánh rau thơm, mấy thứ ấy bổ sung cho nhau bữa ăn có thể nói là nhớ đời.
    Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không xốc nổi, sắc sảo như các thứ nước mắm miền biển, được coi là gia bản, xứng đáng được người Hưng Yên ưa chuộng
    (Sưu tầm).
  8. kongcom

    kongcom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    2.681
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn rất nhiều !
    Chủ đề tiếp theo nhá ! Chữa ?
    Trong gia đình chúng ta ai cũng muốn ăn vừa miệng . Nhưng khẩu vị mỗi người lại có phần khác nhau . Có thể với người này thì hơi mặn , người kia thì lại hơi nhạt . Vậy dân gian có những mẹo gì để chữa mặn , ngọt , chua cay ??? Bạn nào có xin hãy chia sẻ cùng chúng tôi bạn nhé !
  9. red_rose

    red_rose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Chữa Mặn
    Nếu nồi canh hay nồi hầm mà mặn thì hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh. Trường hợp không có khoai sẵn ở nhà thì cũng có thể lấy một nhúm gạo, vo sạch, bọc vào một túi vải sạch rồi thả vào nồị Gạo nở dần lên cũng sẽ hút bớt chất mặn trong canh.
  10. pretty_Admin

    pretty_Admin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    0
    Chữa mùi cơm khê:
    Khi trót nấu cơm bị khê, để chữa hết mùi bạn lấy đũa cả chọc vào nồi cơm thành từng lỗ sâu tới đáy nồi. Sau đó rửa ít than củi đặt vào lỗ trống đó, đậy nồi cơm lại.
    Khi đó than củi sẽ hút hết mùi khê của cơm.

    (Ngoài ra có thể cho vài cọng hành vào nồi cũng có tác dụng:
    cái này mình chưa chắc chắn lắm
    )
    Được pretty_admin sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 05/07/2007

Chia sẻ trang này