1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIA VỊ ...tản mạn về cách sử dụng GIA VỊ của người Việt

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi kongcom66, 02/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. holi_war

    holi_war Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    5.477
    Đã được thích:
    0
    ặc ặc
    chẳng còn gì để nói
    mọi người tranh hết phần rồi
    chẳng nhẽ cứ nói đúng đúng đúng đúng
    trong cái phần giấm của bác Kông
    công nhận là giấm nhiều tác dụng thật
    nhưng nếu người nấu ăn không thạo
    thì chính dấm lại là con dao 2 lưỡi
    nên tốt nhất là tránh đc thì nên tránh
    àh mà các bác biết dân tộc nào nổi tiếng với việc sử dụng gia vị trong món ăn không
    Ấn Độ đấy
  2. holi_war

    holi_war Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    5.477
    Đã được thích:
    0
    thêm nữa
    nói về tương bần : tương bần em mua ở Hưng Yên
    là loại tương mà vẫn còn hạt rất lớn
    thực sự em kô thích loại này lắm
    mà tương này để rất dễ thúi
    còn em thì hay sử dụng tương của Trung Thành
    nói chung là kô phải ngon đặc sắc nhưng do tính chất của đồ làm công nghiệp
    ăn khá vừa miệng với đa số mọi người
    tương em pha thì thường nhiều đường nhiều dấm(ăn ngọt ăn chua mờ)
    thêm 1 chút gừng đạp dập băm nhỏ và tý ty lá chanh thái chỉ
    em thấy nhiều người còn cho tỏi vào nhưng em kô thích kiểu này
  3. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Ấn độ nổi tiếng về dùng gia vị, nhưng gia vị Ấn thì không phải ai cũng hợp, món Ấn mình ăn chưa nhiều nhưng xét trên thế giới thì nhà hàng Ấn ít hơn so với Tàu, Ý, Pháp...
  4. goldenland

    goldenland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái vàng vàng này em xác nhận, với khoai tây thì em ko rõ, nhưng với giá thì trăm phần trăm. Đặc điểm của giá là rất nhanh chín, và dễ bị nhũn,nhưng khi có giấm, giá chín (dù bác có hơi quá tay đảo lâu) thì nó vẫn hơi giòn giòn. Thậm chí nếu ăn ko hết, tiết kiệm để hôm sau đảo lại vẫn ok, ko hề bị nhũn ]
  5. kongcom

    kongcom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    2.681
    Đã được thích:
    0
    Tương có nhiều cách sử dụng tuỳ theo từng món ăn cụ thể ,người ta cho thêm vào tương . Lúc thì chút đường , khi thì chút dấm , khi thì lá chanh .... Đố bạn khi ăn bánh đúc , các cụ nhà ta hay cho gì vào tương nào ?
    Tương và tương ớt có gì liên quan không nhở ? Tôi thì thấy chúng hông bao giờ dùng lẫn với nhau thì phải . Bạn nào có ý kiến khác hãy tranh luận tiếp về Tương và Tương ớt nhá !
  6. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin mạn phép đoán là các cụ nhà ta cho đường vào tương. Cũng chỉ là đoán mò thôi vì tớ mấy năm nay không được ăn món đấy rồi. Hồi xưa thích ăn nhưng chẳng bao giờ để ý. Giờ nghe bác hỏi câu này, tự nhiên nhớ vị bánh đúc chấm tương... ở trong miệng nên nhớ là trong tương đó có vị ngọt...
  7. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất la? không du?ng my? chính , trong bột nêm Knorr cufng toa?n my? chính rô?i , nghe nói ca? nước mắm Phú quốc cũng toàn mỳ chính
  8. pretty_Admin

    pretty_Admin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay sẽ về thử cho giấm vào giá xem thế nào
  9. red_rose

    red_rose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc được cái này share với cả nhà.
    "Gia vị trong các món ăn Việt Nam"
    Gia vị là những cái thêm vào, định vị cho món ăn để đạt được hiệu quả cao nhất, có nghĩa là phải thêm vào những gì và như thế nào một cách thích hợp làm cho món ăn trở nên thật hấp dẫn. Nếu có gia vị hợp lý, ta có thể có được nhiều món canh cá. Nhưng nếu không có gia vị thì chỉ có một món cá luộc. Với gia vị, các món ăn sẽ được thay đổi cung bậc và sắc thái, nâng giá trị món ăn lên, hoặc cũng có thể làm giảm chất lượng món ăn đi nếu dùng gia vị không khéo.
    Gia vị phải thích hợp với tập quán, sở thích, khí hậu, sản phẩm của từng địa phương. Nó phải chịu được thử thách và được sự công nhận rộng rãi với một thời gian lâu dài nhiều thế hệ. Vì nếu không như vậy, gia vị không hợp được thay thế ngay. Ở phương Tây người ta gọi gia vị là cái để "làm vui miệng".
    Thịt bò xào, hoặc thịt bò dùng cho phở tái không thể thiếu được gừng. Nước dùng phở bò không thể thiếu được những củ gừng được nướng cháy bên ngoài và được đập dập ra. Gừng làm át đi vị gây, hôi của thịt bò. Nhưng chúng chỉ bị át đi chứ không bị tiêu diệt. Ðiều rất tế nhị là ở chỗ này. Trong thùng nước dùng phở có xương bò, thịt bò, sá sùng, tôm he, chất ngọt thực vật,v.v. là những chất định lượng. Gừng nướng trong nước dùng là chất tán hương. Nó bay lên, thơm ngào ngạt từ đầu phố đến cuối phố. Cà tím, xào thịt ba chỉ phải có tía tô thái mỏng. Bánh đúc cua phải có ngay bên cạnh đĩa gia vị gồm rau ngổ, thân cây chuối thái mỏng và một chút canh giới. Một chút thôi. Rau muống xào có tỏi, ăn với canh giới. Rau muống luộc chấm với nước mắm chanh ớt. Nước rau luộc có lá me hoặc sấu. Thịt chó luộc phải ăn với húng chó (húng giổi), vài lát riềng. Thịt chó vốn nóng, húng làm cho dịu lại. Húng chó vừa thơm vừa điều chỉnh vị thịt chó. Có khi dùng cả củ sả, mơ tam thể. Nhựa mận phải có mẻ. ¡n các loại trai, sò, hến phải có rau dăm, xương sông, lá lốt. Ba ba, ốc nấu với chuối xanh, dọc mùng và đậu rán, phải có chút mỡ và nước nghệ làm cho những miếng đậu và những miếng dọc mùng có mầu hổ phách. Mầu hổ phách đậm nơi đậu và nhạt nơi dọc mùng. Có nơi dùng kèm những sợi tía tô là hợp lý. Thịt lợn luộc phải có cả bì lẫn mỡ, ăn với giá sống, ngổ, chấm nước mắm chanh ớt. Bánh cuốn Thanh Trì ăn với ruốc bông chả quế cùng mấy nhánh mùi, chấm nước mắm cà cuống. Bún thang nên ăn với chút cà cuống hoặc mắm tôm nhẹ. Nhưng chỉ được dùng một trong hai thứ đó. Trên đĩa thịt gà luộc nên có vài sợi lá chanh. Con gà cục tác lá chanh là vậy. Trên mặt đĩa tiết canh phải có chút lạc giã nhỏ, vài miếng gan, rắc hồ tiêu cùng với mấy cánh húng quế. ¡n gỏi phải có mấy quả sung hoặc lá sung non. Thịt băm được bọc bằng lá xương sông. Nem chua bọc bằng lá ổi. Cá luộc phải có vài củ hành để lá dài. Cháo gà phải được rắc hồ tiêu, hành hoa và rau răm thái nhỏ. Bún chả và nem rán (chả giò) ăn với rau muống chẻ nhỏ, rau xà lách, canh giới, tía tô, chấm với nước mắm dấm ớt.
    Thịt chim bồ câu hầm với hạt sen, nấm hương, thịt lợn băm, cho có đủ mùi vị của trời, nước, rừng, đồng. Thịt cừu, dê, bò tái chấm với tương gừng. Dấm cá, dấm ốc phải có thìa là. Chả cá ăn với mắm tôm vắt chanh mới dậy mùi. Món ếch có thể là nấu với măng hoặc tẩm, rán. Gia vị của món ếch là nụ mướp hoa, lá sung. Ếch đặc biệt bổ đối với phụ nữ. Dân gian ta đã có câu: nam lươn, nữ ếch. Món lươn có thể om hoặc xào. Gia vị của nó là nghệ, hành củ, lá ổi, ớt. Lươn là một vị thuốc tráng dương, bổ thận. Ngay cả bánh dẻo và bánh nướng Trung Thu, nhân bánh đều phải được chọn với gia vị. Ðó là những sợi lá chanh thái rất nhỏ (lá non) nhưng chính những sợi lá chanh nhỏ đó làm cho bánh trở nên đặc sắc hơn. Thợ làm bánh cỡ sư phụ mới được pha chế sợi lá chanh vào nhân bánh. Rau canh giới vừa là gia vị, vừa là một vị thuốc. Nó thơm vừa phải, không bốc mà cũng không bị chìm đi ngay. Nó có vị ngọt nhẹ hơi cay nơi đầu lưỡi. Nhưng cái cay này lại rất thú vị. Nó vuốt ve vị giác.
    Quả cà vừa là thức ăn, vừa là một thứ gia vị. Trong bữa ăn có rau muống, canh khoai, canh cải cúc mà không có mấy quả cà là kém ngon. Dư vị của quả cà gây nên sự cảm giác lạ trong khi ăn.
    Nghệ thuật ẩm thực là rất quan trọng. "Thực nhi tri kỳ vị" là một điều hạnh phúc. Ðể chế biến ra được nhiều món ăn ngon phải có đầu óc nhạy bén, sành điệu, tưởng tượng, lãng mạn và có tâm hồn nghệ sĩ.
    Gia vị là những chất thêm vào cho một món ăn. Bàn tới văn hóa ẩm thực là chuyện lớn. Khi ấy không thể không nhắc tới gia vị trong bữa tiệc, bữa cơm gia đình.
    [Sưu tầm]
  10. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    3.538
    Đã được thích:
    0
    Nói đến gia vị lại thấy ngứa tay ...
    Gia vị thì luôn phải tính đến nhóm chiến lược là tiêu ( đen , sọ ), ớt cay ( thường đỏ hoặc vàng, vùng Hải Dương có loại ớt đỏ đẹp mà cay thì đạt tiêu chuẩn, toàn xuất đi Nhật ), gừng ( vàng và trắng ), nghệ ( màu đậm đỏ thường có mùi rất thơm ), sả ( Cát Bà củ to mà thơm điếc mũi ) , hoa hồi , đinh hương, quế ( quế phải là quế miền núi phía bắc trồng mới thơm ), hành ( gồm hành củ và hành lá ), tỏi ( củ càng bé mùi càng đậm, thơm và cay) .
    Sau đó đến các loại khác tuỳ vùng, như lá húng quế, lá húng láng, rau mùi , rau bạc hà, hạt mùi khô, diếp cá, kinh giới ... nhiều loại không nhớ tên được, trước làm thì nhớ nhiều.
    Nói chung xét về độ thơm và đậm đà thì gia vị xuất xứ từ phía bắc luôn được đánh giá cao hơn , cái này không phải phân biệt vùng miền gì, mà do khách hàng đánh giá thế. Tiêu thì vùng gió lào cát trắng thơm hơn hẳn tiêu tây nguyên hay đông nam bộ. Đổi lại thì nếu làm thương mại thì giá thành phía nam rẻ hơn do năng suất cao, phía ngoài này thường đắt vì năng suất thấp.
    Ở Việt nam mình nấu ăn thường cho một vài gia vị chiến lược vào tẩm ướp rồi ăn kèm với một vài loại gia vị khác. Món ăn như thế thường giữ được nhiều mùi vị nguyên bản của thức ăn. Trong khi các món của nước ngoài mà họ đặt hàng cho bọn mình ngày trước, một món xài không biết bao nhiêu gia vị tẩm ướp ... món ăn bày ra trông đẹp, nhưng ăn thì mùi vị nguyên bản của thức ăn không giữ được nhiều mà đó là một mùi vị hoà trộn với các loại gia vị. Thực ra thì với mình cứ được chén là thấy ngon hết.

Chia sẻ trang này