1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải bài tập Vật Lý phổ thông.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kankuli, 30/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phuong_Thao_new

    Phuong_Thao_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Cho bác thêm buổi nữa đấy, chính bởi vì bác nghĩ nó là bài toán nên không sử dụng một đặc tính riêng của Vật lý trong bài này=>không tìm ra được( em cho bác thêm cái thang ).Bác thử nghĩ lại xem, và nhớ dùng Vật lý chứ đừng chăm chăm nghĩ là toán nhé.

    yêu là chiêm ngưỡng bằng trái tim,....
    chiêm ngưỡng là yêu bằng trí tuệ
  2. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bài hai quả cầu nếu tôi nhớ không nhầm thì trong quyển BT vật lí quốc tế tập 1, ở ngay đầu.
    Còn bài 3 bóng đèn thì có thể làm như sau : bật công tắc thứ nhất rồi để một lúc ,sau đó tắt đi ,rồi bật công tắc thứ 2 .Ra ngoài hành lang kiểm tra : nếu bóng đèn sáng thì là công tắc thứ 2, nếu ko sáng thì sờ tay lên bóng đèn nếu thấy nóng thì là công tắc thứ nhất ,còn ko nóng thì công tắc thứ 3.
    For the good of the game
  3. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cần cái thang thật . Câu này thế là xong rồi phải không em Phương Thảo.
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể nghĩ ra bao nhiêu cách đo gia tốc trọng trường? Một phép đo tốt là một phép đo chính xác, dễ thao tác và rẻ tiền, có thể làm với những dụng cụ không quá đắt đỏ.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này hay đấy bác farmer. Vote cho bác 5*. Em dùng con lắc đo chiều dài của nó và cho nó dao động nhỏ đo chu kỳ --> gia tốc trọng trường (chắc bác nào cũng làm được khâu tính toán nhỉ).
    Tiền dây và con lắc : tối đa là 3000VNĐ, tiền đồng hồ điện tử bấm giờ của TQ 23'000VNĐ. Tổng cộng là 26'000VNĐ, cách của em rẻ đấy chứ
    Được kakalot sửa chữa / chuyển vào 06:19 ngày 05/12/2002
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, tiện nói về con lắc, tôi kể cho các bác nghe một câu chuyện rất buồn cười. Năm đó tôi học năm nhất ở khoa Vật Lý trường ĐH KHTN Thành phố Hồ Chí Minh. Trường tôi xài cái máy đo gia tốc trọng trường do ĐH Bách Khoa Hà Nội chế tạo. Máy này dùng con lắc Vật Lý, người ta dùng một cảm biến hồng ngoại để xác định chu kỳ con lắc. Vì đồng hồ được kích hoạt bằng cảm biến nên rất chính xác, theo tính toán, sai số của phép đo là ở khoảng chữ số thứ năm. Thế mà sau một hồi tính toán, tôi ra gia tốc trọng trường là ... 9.75. Tôi buồn vì phép đo của mình kém chính xác hơn phép đo của các học sinh phổ thông, tôi đem kết quả hỏi thầy (hình như là một sinh viên ra trường), thầy bảo 9.75 mới là đúng, ai ra 9,81 là... sai. Về sau, bằng những phép đo khác, hoặc sử dụng máy khác, tôi lại ra 9,81. Từ đó trở đi tôi nghi ngờ các dụng cụ đo của Việt Nam, nghi ngờ cả cách hướng dẫn thực hành, đánh giá kết quả của các thầy trẻ. Năm đó tôi thi rớt thực hành thí nghiệm.
    Nhưng nói chung phương pháp con lắc là phương pháp vừa dễ thực hiện lại vừa chính xác. Nó rất thích hợp cho trường phổ thông. Tiếc là hiện nay ít trường khai thác thí nghiệm này. Phương pháp này cho chính xác đến khoảng chữ số thứ ba (tức khoảng 9,81).
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng vừa mới đo gia tốc trọng trường .... nhưng không phải ở Hà Nội mà là ở Budapest. Và tôi theo tôi nghĩ một phép đo tốt còn phụ thuộc vào sai số nữa... Sai số càng nhỏ , kết quả càng sát vời thực tế càng tốt phải không bác farmer?
    Tôi đo gia tôc trọng trưòng bằng con lắc vật lý....
    Thí nghiệm đươc trình bày khá phức tạp nhưng trên giấy tờ thì những người yêu thích Lý đều có thể luận ra được kết quả cuối cùng mà tôi sẽ viết ra sau đây...
    Dụng cụ bao gồm một con lắc vật lý có hai nơi để treo (hai điểm tựa). Cái khó là trọng tâm của con lắc nằm trên đường nối hai điểm tựa với nhau.
    Giữa hai diểm tựa là một khoảng hình trụ có gắn một vật thể m... tính chất của vật thể m là có thể dịch chuyển vị trí theo ý thich của người đo. Tất nhiên trên khoảng hình trụ đó có đánh các số ...
    Phép đo:
    Ban đầu dịch chuyển vật m những khoảng đủ lớn và làn lượt đo chu kì của con lắc tại một điểm tựa. Sau đó đảo đàu con lắc (thay đổi điểm tựa) và làm y như thế, các số liệu về vị trí của vật là không thay đổi.
    Trên giấy kẻ ô li (nếu như bạn nào đã quen dùng máy tính thì có thể dùng grapher để vẽ , còn nếu không thì cần làm một file dat , hoac txt rồi dung gnuplot để vẽ....vv) vẽ hai số liệu nhận được về chu kì theo vị trí của vật m.
    Ta sẽ nhận đuợc hai đò thị cắt nhau. Chọn nơi cắt nhau của hai đồ thị và lại làm như thế nhưng lần này trong khoảng ngắn hơn ... như vậy là ta có thể làm trên nhưng khoảng nhỏ hơn , chi tiết hơn. Làm tương tự như vậy thì ta nhận được hai đồ thị gần như hai đường thẳng (có thể coi như là đường thẳng vì trong khoảng nhỏ)... Khi đó ta chỉ cần làm gần đúng hai đồ thị với hai đường thẳng và sẽ tìm được điểm cắt nhau.
    Nếu như khoảng cách giữa hai điểm tựa là l, thì tại điểm cắt nhau(thường là có hai điểm cắt nhau nên thay vì có hai đồ thị ở trong phép đo sau thì có 4 đồ thị) chu kì dao động của con lắc là T:

    T^2 = 4*pi^2*l/g
    Như vậy là có thể đo được g.

    Câu hỏi của mình là... phép đo này so với phép đo con lắc đơn hơn và kém ở chỗ nào ... nếu như độ chính xác của các dụng cụ khác là giống nhau.
    -----------------------
    To cac mod và cac admin: Mình nghĩ nên có một chức năng trong trang là attach hình (post hình) để tác giả đễ dàng trình bày ý của mình... Có thể mình chưa biết chức năng này đã có trên TTVN online nên chưa post hình ảnh lên được. Có ai biết thì chỉ cho mình với.
    Ngoclong80
  8. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Bài tập tôi đưa ra như sau:
    Hãy tìm momen quán tính của hình lập phương nếu như biết trục quay của nó đi qua khối tâm. (tất nhiên nếu bạn nào tìm tổng quát cho mọi hướng của trục quay là tuyệt nhất)
    Ngoclong80
  9. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Bài này muốn làm tổng quá thì bác cứ vứt vào cái tích phân 3 lớp mà tình thôi
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy. Về mặt thí nghiệm mà nói thì theo tôi các trường ở Việt Nam đều rất yếu. Vì thế sinh ra lắm chuyện rất chi là chuyện bịa như thật, à quên chuyện thật như bịa chứ .
    Ví dụ cái kiểu đo gia tốc bằng con lắc đơn như bác farmer nói : cái máy đo chu kì theo tôi nhớ phải có đến 4 chữ số, hai sau dấu phẩy nghĩa là sai số tuyệt đối là phần trăm giây nếu đo 50 chu kì thì sai số tương đối ít nhất phải phần nghìn (tôi nói gần gần thôi vì lâu rồi khó nhớ rõ) đại khái rất chính xác. Rồi đo chiều dài con lắc, vẽ biểu đồ v...v... phức tạp lắm. Sau đó mọi người ngồi tính lại sai số tương đối bé tí, nhưng ... mà lại ra g lúc đầu 10 lúc đầu 8 .
    Nói thật chứ tôi nghĩ không phải ai cũng làm thí nghiệm được đâu. Làm gì có chuyện cứ giở sách ra làm theo phương pháp trên mấy cái máy có sẵn kiểu BK mà chính xác được, kể cả nếu có ra 9.81 giống hệt lý thuyết đi nữa. Ví dụ nếu trong thí nghiệm vừa rồi nếu bạn đặt cái máy ấy trên bàn là hỏng vì lúc ấy mặt phẳng dao động nó đã bị xiên đi (tôi đã từng bị buộc phải thí nghiệm với một cái máy đặt trên bàn , cái bàn cũ xì mà bốn cái điều chỉnh ở chân đế cái máy cũng không làm cho nó đứng thẳng lên được chút nào ). Hơn nữa nhiều khi bản thân cái máy (trong trường hợp dùng máy) đã sai lè ra rồi.
    Thí nghiệm (nhất là các thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao như quang học hoặc các thí nghiệm có thao tác con người như dùng mắt để đánh giá/ghi nhận hoặc đòi hỏi tốc độ thực hiện, nhất là thí nghiệm nhiệt) thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà đôi khi ta không thể ngờ đến, trong quá trình thí nghiệm nó còn đẻ ra lắm vấn để nhỏ hơn. Nó có thể cho sai số tương đối lên đến hàng chục trong khi ta cứ chăm chăm với các con số chính xác đến phần nghìn.
    Vì thế tôi cho rằng người làm thí nghiệm phải là người rất toàn năng cả về lý thuyết lẫn đôi bàn tay, và cả đạo đức nữa. Họ phải có cái nhìn bao quát và đánh giá đầy đủ các yếu tố khách quan, biết được (mà cái này thì chỉ có được từ kinh nghiệm) yếu tố nào ảnh hưởng đến mức nào, phải có khả năng vứt đi những số liệu đẹp nhất khi đánh giá sai số trên giấy hoặc không có trên giấy của nó làm cho phép đo mất ý nghĩa (xem ra tôi cũng không đủ điều kiện ) . Thực tế tôi đã thấy rất nhiều người "chạy theo số liệu đẹp" trong khi làm thí nghiệm, khi trong tay có nhiều số liệu thì họ sẽ chọn cái mà theo nó tính ra thu được kết quả gần lý thuyết nhất. Họ có thể được điểm 10 nhưng mà thật đáng buồn sẽ chẳng bao giờ họ trả lời được câu hỏi tại sao lại phải như thế ? Hơn nữa người hướng dẫn không phải là bao giờ cũng đủ khả năng giải đáp những thắc mắc của hs/sv, lại có trường hợp gây khó khăn cho người làm. Vấn đáp thí nghiệm mà gặp phải mấy ông hỏi mấy câu củ chuối thì chẳng có đường nào trả lời (** ai ma` biết được ý mấy ông ấy thế nào ??? ). Mong rằng sau này phương pháp giảng dạy thí nghiệm sẽ thực tiễn hơn.
    Phù hôm nay tôi nói năng hơi dài dòng , chấm dứt thôi ...
    It's better to burn out than to fade away

Chia sẻ trang này