1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải bài toán định tính về Chúa Trời

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 12/02/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Trước hết, tuy nói là giải toán nhưng sau đây chúng ta sẽ dùng toán học như một phương tiện ngôn ngữ chứ không phải phương tiện tính toán. Chúng ta làm công việc của một người dịch thuật để diễn giải các cảm nhận định tính của chúng ta sang ngôn ngữ toán. Rồi từ kết quả của bài toán, ta lại diễn giải sang ngôn ngữ lời. Đã tính toán là phải dùng ngôn ngữ toán. Ngôn ngữ toán sẽ giống như cây thước kẻ để giúp ta kẻ đoạn thẳng sao cho thẳng tắp, hoặc giống cái compa để giúp ta vẽ đường tròn sao cho tròn trịa. Dù dịch từ ngôn ngữ lời sang ngôn ngữ toán hay ngược lại, chúng ta hiểu rằng có thể có nhiều hơn một bản dịch, nhưng các bản dịch này đều phải phản ánh đúng bản gốc. Để đơn giản hết mức, chúng ta sẽ coi mọi sự vật hiện tượng cũng như tính chất của chúng đều tương ứng với một trong hai giá trị 1 và 0. Sự tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng sẽ tương ứng với các phép cộng trừ nhân chia giữa hai giá trị này. Vì phép trừ chính là phép cộng với giá trị âm nên coi phép cộng là đại diện của hai phép cộng trừ. Vì phép chia chính là phép nhân với số nghịch đảo nên coi phép nhân là đại diện của hai phép nhân chia. Như vậy, chúng ta sẽ chỉ diễn giải toàn bộ thế giới quan của mình bằng đúng bốn ý niệm: giá trị 0, giá trị 1, phép cộng, phép nhân.

    Bài toán 1: Chúa là gì?

    Lời giải: Trước hết, hãy ghép một vài từ ngữ với các giá trị số này đã. Các từ ngữ nào mà có thể chứng minh toán học được thì càng tốt. Ví dụ, ta thấy -1 và +1 là khác nhau, còn -0 và +0 là giống nhau. Vậy ta có thể kết luận số 1 là giá trị của sự khác nhau, của sự mất cân bằng, số 0 là giá trị của sự giống nhau, của sự cân bằng. Nếu Chúa =1, vậy Chúa là thế lực tạo nên sự đa dạng vì số 1 là khác nhau. Nhưng Chúa =1 lại tạo nên tình trạng mất cân bằng cho thế giới. Nếu Chúa =1 không mang tới sự cân bằng thì Chúa =1 không đáng tin cậy. Ngài chỉ được coi là một người nghệ sĩ tạo ra các sản phẩm nghệ thuật vô tội vạ nhưng không chịu trách nhiệm gì với các sản phẩm đó. Vì số 0 tương ứng với sự cân bằng nên lòng tin của ta nên đặt vào cái gì đó mang giá trị 0 thì mới có lợi. Trong trường hợp Chúa =1, ta không thể tin Chúa, vậy ta nên tin vào thế lực nào đó không phải là Chúa. Thế lực không phải Chúa đó phải =0.

    Nếu Chúa =0, vậy Chúa không tạo nên sự đa dạng của thế giới nhưng lại đảm bảo sự cân bằng cho thế giới. Trong trường hợp này, Chúa là đáng tin cậy. Vậy có một thế lực nào đó khác mang giá trị 1 đã tạo nên tính đa dạng của thế giới. Thế lực này không đối lập với Chúa bởi giá trị 1 và giá trị 0 không phải là ngược lại của nhau. Nếu không đối lập nhau thì hai thế lực này không phải là kẻ thù của nhau. Vậy hai thế lực này hẳn là bạn của nhau. Cả hai cùng hợp tác quản lý thế giới.

    Từ hai hướng giả thiết trên đây, ta có thể rút ra mấy kết luận:

    +Chúa là không độc tôn, ít nhất phải có một thế lực khác tồn tại song song với Chúa và có tác động ngang ngửa.

    +Chúa và thế lực tồn tại song song đó có mối quan hệ hợp tác, một người kiến tạo để đảm bảo một thế giới đa dạng, một người quản lý để đảm bảo một thế giới cân bằng. Có một chút liên tưởng đến mối quan hệ vợ chồng.

    +Vai trò đảm bảo sự cân bằng quan trọng hơn vai trò kiến tạo sự đa dạng. Sự đa dạng không đồng nghĩa với sự đẹp đẽ. Một bãi rác cũng đa dạng mà! Sự đa dạng phải kết hợp với sự quản lý ổn thỏa thì mới làm thế giới đẹp đẽ. Vậy dù Chúa =1 hay =0, thế lực mang giá trị 0 vẫn đáng tin cậy hơn và là điểm tựa thực sự cho chúng ta.

    Tóm lại, có lẽ ta nên coi Chúa là =1 và =0, tức là có hai vị Chúa tương ứng với hai giá trị này. Vị Chúa =1 là người kiến tạo, mang đến tính đa dạng cho thế giới. Vị Chúa =0 là người quản lý, mang đến tính cân bằng cho thế giới. Vị Chúa =0 đáng tin cậy và là điểm tựa thực sự. Khi cần được giúp đỡ, che chở, hãy hướng tới vị Chúa =0. Còn khi cần sự thú vị, kích thích, hãy hướng tới vị Chúa =1.

    Bài toán 2: Tại sao Chúa lại tạo nên thế giới này?

    Lời giải: Số 1 là bật, số 0 là tắt. Vậy giá trị 1 là giá trị của sự khởi đầu, giá trị 0 là giá trị của sự kết thúc. Chúa =1 đã tạo nên thế giới này. Vì số 1 là mất cân bằng nên có lẽ Chúa =1 đã tạo ra thế giới do trong lòng Ngài có một cảm giác mất thăng bằng nào đó. Đó có thể là sự mất thăng bằng theo chiều +1, cũng có thể mất thăng bằng theo chiều -1. Cảm giác mất cân bằng này thúc đẩy Ngài phải tạo nên thế giới này. Nếu không làm thì có lẽ Ngài không chịu nổi. Khi bạn thấy một căn phòng quá tối để bạn có thể quan sát được mọi thứ bên trong, bạn sẽ có nhu cầu bật đèn. Chúa =1 hẳn phải có một gặp một vấn đề gì đó khiến Chúa =1 có nhu cầu muốn tạo ra thế giới này. Tại sao Chúa =1 muốn ánh sáng xuất hiện? Lý do có thể là bởi Chúa =1 sợ bóng tối. Chúa mà có thể “sợ” thì nghe có vẻ hơi vô lý nhỉ? Nhưng thực tế thì chúng ta ai chẳng trải qua cảm giác sợ. Đó là một trong nhiều cảm giác mất cân bằng khác nhau mà chúng ta đều đã từng trải qua. Chưa biết chừng Chúa =1 cũng không ngoại lệ. Số 1 là khởi đầu, là mất cân bằng. Vào thời điểm ban đầu của sự sống, tức là khi còn nhỏ, chúng ta có xu hướng sợ hãi nhiều. Có những thứ gây áp lực cho chúng ta mà chúng ta chưa hiểu được chúng, không biết phải nhìn nhận thế nào về chúng và không biết phải làm gì với chúng. Có lẽ, thực ra chúng ta chỉ sợ có hai điều: không biết phải nhìn nhận thế nào và không biết phải làm gì cho phù hợp, hiệu quả. Khi lớn dần, có cơ hội tìm hiểu về thế giới, nắm bắt được nhiều cơ sở hơn để nhận định về đặc điểm của thế giới xung quanh, chúng ta bớt sợ hãi hơn. Người lớn biết nhìn nhận hơn trẻ con và có kinh nghiệm trong hành động hơn trẻ con, nên người lớn ít sợ hãi hơn trẻ con. Khi người lớn chẳng may gặp phải sự kiện mà họ không biết phải nhìn nhận thế nào và không biết phải làm gì, họ cũng bị áp lực, thấy căng thẳng sợ hãi y như đứa trẻ con. Vậy thì biết đâu đấy, Chúa =1 của chúng ta có thể không phải là người lớn mà là trẻ con thì sao.

    Nếu Chúa =1 là trẻ con thì sẽ có xu hướng hành động theo phản xạ cảm xúc. Vậy có thể coi cảm xúc mang giá trị 1. Số 0 là cân bằng. Chúa =0 quản lý thế giới, giữ gìn sự cân bằng của thế giới. Chúa =0 hẳn phải là người lớn và có lý trí. Vậy có thể coi lý trí mang giá trị 0. Thế giới mà Chúa =1 tạo ra có cả cái đẹp, lẫn cái xấu. Cái đẹp thì có thể như thiên đàng, còn cái xấu thì có thể như địa ngục. Giá trị 1 có hai chiều là -1 và +1. Khi cảm xúc là +1, Chúa =1 khiến thế giới đẹp đẽ. Khi cảm xúc là -1, Chúa =1 khiến thế giới xấu xa. Nếu ta coi Chúa =1 là trẻ con thì có vẻ Chúa =1 không phải là nghệ sĩ. Nghệ sĩ thì cũng phải là người lớn. Số 1 là hữu hình, số 0 là vô hình. Bạn hãy hình dung hình ảnh một đứa bé đang say ngủ trên tay người mẹ. Trong lúc ngủ, đứa bé mơ thấy nhiều thứ, nhiều khung cảnh. Đứa bé mơ thấy cả việc mình trở thành người lớn. Mọi thứ đứa bé mơ đều được phản ánh vào thế giới hữu hình. Nếu đứa bé mơ một giấc mơ đẹp, thế giới hữu hình sẽ tươi sáng, đẹp đẽ. Nếu đứa bé mơ một cơn ác mộng, thế giới hữu hình sẽ tăm tối, xấu xa. Việc ốm đau là việc thường xuyên xảy ra với trẻ con. Có lẽ khi ốm đau, đứa bé sẽ mơ thấy ác mộng, còn khi khỏe mạnh thì sẽ mơ giấc mơ đẹp. Người mẹ luôn ở bên chăm sóc đứa bé, giữ gìn sức khỏe cho đứa bé. Người mẹ không trực tiếp tác động vào giấc mơ của đứa trẻ nhưng khi chăm sóc tốt sức khỏe cho đứa bé, đứa bé sẽ mơ thấy những điều tốt đẹp, dịu dàng như sự chăm sóc đó. Chúa =1 chính là đứa bé đó. Chúa =0 là người mẹ dịu dàng của đứa bé. Chúa =1 chính là phần mê của vũ trụ, Chúa =0 chính là phần tỉnh của vũ trụ. Biết đâu đó, vạn vật trong vũ trụ có lẽ chỉ là sản phẩm trong giấc mơ của đứa bé này, giấc mơ của Chúa =1 mà thôi. Chúa =0 là người mẹ dịu dàng, phần tỉnh của vũ trụ, đang chăm sóc cho Chúa =1 để giữ gìn sức khỏe, hạnh phúc cho phần mê của vũ trụ.

Chia sẻ trang này