1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải Copa America 2016

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 06/06/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Achen giờ nhiều cái tôi nhưng thiếu cái tôi có cá tính lớn
    Kéo 1 hlv có cá tính lớn như Simeone về dẫn chắc ổn
    _____Duc_No thích bài này.
  2. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Thật sự là khá buồn, nhưng bóng đá là vậy, chưa đổi vận thì cầu cũng chẳng được.
  3. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    MESSi VIẾT TIẾP ĐIỆU TANGO BUỒN CHO ARGENTINA - HÃY LÀ NỐT OUTTRO CUỐI CÙNG CUẢ ĐIỆU TANGO BUỒN ...

    Bóng đá Argentina thường được người hâm mộ liên tưởng đến làn điệu Tango thơ mộng. Nhưng sau thời "cậu bé vàng" Diego Maradona vĩ đại, thì điệu Tango ấy chỉ còn mang đượm một màu của nỗi buồn miên man , da diết . Từ khi giành được chiếc cúp vô địch Copa America trên đất Ecuador cách đây 23 năm, thì cảnh trắng tay vẫn cứ bám lấy nền bóng đá đất nước này, bất chấp họ đã sản sinh ra không biết là bao nhiêu thế hệ tài năng và ghi đậm dấu ấn trong tâm trí người hâm mộ.

    Biết bao người đã từng mê mẩn với những bước chạy của Vua Sư Tử Batistuta hay nét hào hoa lãng tử của Redondo. Có người kính phục nét can trường của Veron, có người lại bị ám ảnh bởi khuôn mặt khắc khổ của Riquelme. Rồi còn đó cả những cái tên đã quá đỗi thân quen, từ Saviola, Ayala, Crespo, Cambiasso, Zanetti,…cùng nhiều, nhiều lắm những thiên tài, những cá nhân kiệt xuất khác tấu lên vũ khúc của điệu Tango đi vào lòng người. Cùng nhau họ tạo nên một chu kỳ tài năng có lẽ ít thấy ở bất cứ nền bóng đá, ở bất kỳ thời điểm nào. Những cầu thủ lần lượt đứng lên, cùng nhau tạo nên những kỳ tích, đem vinh quang đến cho đội bóng của mình. Nhưng tiếc thay, đó chỉ là những vinh quang bên ngoài lãnh thổ Nam Mỹ. Khi điệu nhảy được xướng dưới lá cờ mặt trời, đó chỉ là đơn thuần là làn điệu đáng quên mang nặng nỗi sầu bi thảm

    Đã 23 năm kể từ lần Batistuta ghi cú đúp trước Mexico ở chung kết Copa America 1993, từng mùa hè trôi qua là từng mùa nước mắt yêu mến màu áo trắng xanh ấy tuôn rơi. Ngay cả Batigol cũng chẳng thể ngờ được ánh hào quang trên đất Ecuador lại là khởi đầu cho một chuỗi những câu chuyện đầy nước mắt cùng với Albiceleste.

    Đã có những thất bại ê chề, tủi nhục. Đó là khoảnh khắc Dennis Bergkamp vờn Ayala như mèo vờn chuột ở trên đất Pháp ... Là sự bất lực của Batistuta trước đường đến khung thành Thụy Điển, khiến đội bóng phải ngậm ngùi chia tay tại Nhật Bản-Hàn Quốc ngay từ vòng bảng ... Là lúc Riquelme đứng như trời tròng khi anh cùng đồng đội bị đại kình địch Brazil giằng xé trong trận chung kết Copa America 2007 .... Là thời khắc Heinze thất thần trước sự thiên tài của Thomas Muller - người lái cỗ xe tăng Đức vùi dập màu áo trắng xanh năm 2014

    Và có cả những thất bại tức tưởi, những lần trượt chân liên tiếp của một thế hệ tài năng. Messi, Mascherano và Aguero đã bước đến một thái cực cảm xúc khác của sự thất bại. Nó không chỉ đến một lần, mà nó đến những ba lần liên tiếp trong ba năm. Những nhát dao chí mạng chỉ chực đâm thẳng vào trái tim những phút cuối cùng, sau hơn cả trăm phút cày ải không biết mệt mỏi, sau cả một mùa giải World Cúp hay Copa America mà họ đã thi đấu quá đỗi ấn tượng, tạo thành những vết thương lòng hằn sâu đau đớn hơn . Ba năm qua, hẳn không một cầu thủ nào chạy nhiều như Messi và Mascherano, nhưng cái họ có được chỉ là những thất bại ê chề. Ba năm qua Aguero , Higuian luôn là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất của bóng đá Argentina, nhưng hình ảnh của các anh trong màu áo tuyển chỉ là một nỗi thất vọng ê chề lớn lao .

    Cứ như thế, suốt một phần tư thế kỷ, những lứa hậu bối của “Cậu bé vàng” Maradona cứ liên tiếp cùng nhau tấu lên những khúc nhạc buồn. Argentina không thiếu những nhà vô địch. Aimar, Riquelme từng đứng trên đỉnh châu Âu với chức vô địch UEFA Cup. Zanetti cùng Cambiasso đã từng giành được cú ăn ba. Aguero cùng Man City thách thức cả Big Four ở Premier League, thậm chí Messi và Mascherano còn có một sự nghiệp quá đỗi lẫy lừng ở Barcelona. Nhưng những thành tích đó chỉ càng khiến cho câu hỏi của người hâm mộ đi vào ngõ cụt. Bao nhiêu lần người hâm mộ Albiceleste chờ mong là bấy nhiêu lần họ ra về trong thất vọng.

    Hình như có cái dớp nào đó về việc khoác áo tuyển và thành công trong sự nghiệp. Những người cuối cùng giành được danh hiệu cùng đội tuyển, mà cụ thể ở đây là Batistuta, những năm sau cuối lại chỉ biết chìm trong nước mắt khi khoác lên mình chiếc áo màu tím đầy thơ mộng của Fiorentina . Khi Redondo lên đỉnh cùng Real Madrid thì những ngày tháng anh gắn bó với Albiceleste cũng không còn nhiều.

    Người ta nói Argentina đang phải chịu quả báo mà chính họ gây ra ở World Cup 1986, khi Maradona với “bàn tay của Chúa” đã cướp đi trắng trợn chiếc vé đi tiếp của người Anh. Nhưng có lẽ chính cái ngày “Cậu bé vàng” từ giã đội tuyển mới là lúc Argentina rơi vào cơn bĩ cực. Cái khoảnh khắc khi anh bị đuổi về nước ngay khi tham gia ngày đại hội bóng đá thế giới trên chính đất Mỹ cũng giống như việc Pele tuyên bố chia tay Brazil vậy. Ngày Vua bóng đá dứt áo đội tuyển cũng là lúc Selecao trải qua giai đoạn đen tối với gần hai thập kỷ trắng tay. Ở đó, có một thế hệ đau thương với những Zico, Socrates, Eder, Falcao đã cướp đi biết bao nhiêu nước mắt của người hâm mộ điệu Samba, cũng như tốn biết bao giấy mực để những nhà chuyên gia có thể phân tích sự thất bại như hôm nay họ đang làm đối với Argentina.

    Messi, Mascherano và cả Aguero đã tuyên bố giã từ đội tuyển, từ bỏ cuộc hành trình tìm kiếm vinh quang cho quê nhà. Và đâu đó, người ta cũng thấy sự chán chường trên khuôn mặt của Higuain. Đó dường như là phát súng báo hiệu cho hồi còi mãn cuộc của một thế hệ tài năng, nhưng cũng đau thương nhất trong lịch sử bóng đá Argentina. Vẫn biết rằng sẽ có những lời than trách khi các anh từ bỏ giấc mơ còn dang dở. Vẫn biết rằng những lá thư đẫm nước mắt hàng ngày được gửi về cho Messi. Thế nhưng, dù sao hãy cũng nên tôn trọng những quyết định của các anh. Hãy đừng phán xét gì cả. Hãy xem sự ra đi nhẹ nhàng đó như của Philipp Lahm vậy. Khi cảm thấy bản thân không còn khả năng giúp đội tuyển hơn nữa, thì việc rút lui, nhường lại sân chơi cho đàn em, đó là điều thiết nghĩ cũng nên làm . Hãy nên trân trọng những gì mà các anh đã thi đấu và cống hiến. Hẹn gặp lại ở màu áo câu lạc bộ. Hãy cứ đơn giản là như thế thôi.

    Ở một nơi nào đó, có lẽ người ta sẽ thấy Batistuta và Riquelme đang vỗ vai an ủi Messi, để anh quên đi những lời chỉ trích và cả những giọt nước mắt trên đất Mỹ. Hai mươi hai năm sau cái ngày Maradona phải ra đi trong tủi hổ, đất nước cờ hoa lại chứng kiến một tấn bi kịch nữa của người Argentina. Người ta chỉ biết trách số phận đã quá bất công với những con người tài hoa ấy, nhưng có lẽ điều đó giờ cũng chẳng còn quan trọng nữa. Rồi sẽ lại có những thế hệ mới tiếp bước các đàn anh, và rồi sẽ lại có những niềm hy vọng mới được nhen nhóm. Để những thế hệ vũ công Argentina sẽ không còn phải thêm một lần lạc nhịp, khi bản Tango buồn có lẽ đã đi vào những nốt outtro cuối cùng.
  4. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Vừa mới đọc thống kê mà... choáng! 2 năm qua Messi đá 20 quả pen thì hỏng tới 9 quả. Vậy là ổng đá pen kém thật :-D
    _____Duc_No thích bài này.
  5. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Cần gì nhiều ngôi sao. Nhìn Ý kìa. Nếu hôm qua Ý có một cầu thủ cỡ Di Maria là Đức đi tàu suốt rồi. Cái Arg cần, đấy là một lối chơi, một triết lý bóng đá.

    Mà lối chơi đấy Arg đã từng có, đội hình 2006 với Riquelme, Saviola đã đá trên chân Đức trong phần lớn thời gian, chỉ thua vì 1 khoảnh khắc của Odonkor. Arg 2006 đâu có nhiều siêu sao như bây giờ đâu.
    _____Duc_No thích bài này.
  6. tieusieu_nguyen

    tieusieu_nguyen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    831
    Đức 2006 mà đòi so với bây giờ à.
    ARG 2014 cũng đá trên chân Đức và thua vì 1 khoảnh khắc của Gotze đấy.
    ARG 2006 vào chung kết không. Trong khi đó từ 2014 họ vào tới 3 trận CK các giải đấu. Thế thì lối chơi vẹo gì ở đây. Một thằng không làm nên cơm cháo gì lại bảo lối chơi tốt hơn thằng 3 lần vào CK thì đến po tay.
  7. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Arg 2006 dẫn trước Đức, sau đó Pekerman dở hơi rút Riquelme ra, mới để Đức gỡ hoà, nhưng vẫn đá hay hơn. Cuối cùng thua Pen. Còn Arg 2014 thẳng thắn mà nói, chỉ đá hay hơn trong 30 phút đầu. Sau đó thua chân thực 0-1 không có gì phải hối tiếc.

    Arg 2006 là giải duy nhất, và sau đó không bao giờ tái hiện vì đấy là giải đầu tiên và cũng là cuối cùng của thế hệ Riquelme, Saviola, Samuel, Cambiasso. Trước đó thì Arg chìm đắm với Veron và Ortega, sau đó thì đến Messi. Trong giải đó có bàn thắng kinh điển của Cambiasso vào lưới Serbia sau 22 đường chuyền. Rồi còn Messi với Tevez lúc đấy đang là cầu thủ trẻ.
    Nói chung hay dở tùy mỗi người nhưng tôi cảm nhận Arg đó là đá trơn tru, thuyết phục, chắc chắn nhất. Cả thế hệ trước đó và sau đó đều đá rất tù.
    _____Duc_No thích bài này.
  8. tieusieu_nguyen

    tieusieu_nguyen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    831
    ARG 2006 đá với Đức dở đem so với 2014 khi Đức cực mạnh đều cả 3 tuyến, cầu thủ phong độ cực cao rồi bảo lối chơi hay này nọ.
    VN đá với Sing ban bật đập nhả ngon lành cành đào, gặp Thái xem có đá được như vậy không.
  9. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Thôi có thời gian cậu xem lại toàn bộ chiến dịch 2006 đi của Arg đi. Nếu ko thay đổi được nhận xét thì chịu, đó cái đầu cậu thôi Hơi đâu tranh cãi lôi thôi.

    Đức bây giờ cũng là may mắn thôi. Đừng thần tượng quá. Lên ngôi vào cái giai đoạn thoái trào của bóng đá, tất cả các nền bóng khác đều suy sụp. Hà Lan, Brazil, Pháp, Anh, Ý, đều chỉ còn là cái bóng. Tây Ban Nhà thì đã quá thời đỉnh cao rồi.

    Mà Đức 2006 thua Đức 2014 nghĩa là Ballack kém Ozil, Klose kém Gomez, Schweinsteiger kém Kroos, Philip Lahm kém Kimmic, Kahn kém Neuer, Podolski kém Muller hả. Tôi thì tôi không thấy như thế.
    _____Duc_No thích bài này.
  10. tieusieu_nguyen

    tieusieu_nguyen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    831
    Năm 2006 thằng hay nhất là một thằng hậu vệ, đủ để nói lên sự yếu kém của một giải đấu.
    Pháp chỉ dựa vào một Zidance qua thời đỉnh cao còn vào chung kết, Ý thì chẳng cần phải nói.
    So với 2014 thì 2014 các đội vẫn còn tốt chán.
    Đức 2006 bắt đầu thay đổi lối chơi tấn công đẹp mắt và trẻ hoá lực lượng mà đòi so với 2014 khi mà cầu thủ đã chín, đồng đều các tuyến. Chỉ có 3 cái tên hay là Ballack, Lahm, Klose.
    Đội hình Đức đá với Ý 2006 đây:
    Đức: Lehmann, Friedrich, Metzelder, Mertesacker, Lahm, Borowski, Ballack, Kehl, Schneider, Klose, Podolski
    Dự bị: Jansen, Huth, Nowotny, Schweinsteiger, Hanke, Neuville, Kahn, Asamoah, Hitzlsperger, Odonkor, Hildebrand

    Kahn mà ông nói già khú đế rồi, Schweinsteiger quá trẻ. Podolski lúc đó chỉ mới nổi lên, chưa so được với thời sau này, mà kể cả đỉnh cao cũng éo đú được với Muller.

Chia sẻ trang này