1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải cứu binh nhì Ryan (VLV)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 22/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. socialistme

    socialistme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    hệ quy chiếu của mình = hệ quy chiếu của người quan sát
    <!--Sign_Start-->Socialistme[/sign]
    [/QUOTE]
    à không, cái này socialistme lộn, cái socialistme nói ở trên về sự chuyển động tạo ra sóng người ta gọi là gravitational wave
    http://en.wikipedia.org/wiki/Gravitational_radiation
    Còn graviton là biểu diễn của trường hấp dẫn trong quantum physics , sorry bạn ragnarok
    http://en.wikipedia.org/wiki/Graviton
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    khối lượng làm cong không - thời gian, độ cong đó tạo ra cái người ta gọi là trọng trường.
    Graviton là loại hạt đóng vai trò như là những phần tử tạo thành những đường cong đó.
    Với lực điện cũng thế, hút hay đẩy đều do chuyển động của các photon, đường sức chỉ biểu diễn mật độ tương tác chưkhống có nghĩa nó là một dạng thực thể nào đó mà lôi cai hướng ra, hướng vào của nó ra để giải thích được, không có loailưcj nào lại không truyền qua các hạt cả.
    Vì chưa bao giờ phát hiện Graviton bằng thực nghiêm nên bản chất của hấp dẫn đúng là chưa giải thích đến cùng được, nhưng sự tồn tại của Graviton theo dự đoán cho ra những kết quả đẹp và đáng tin cậy vì nó hợp lí với mô hình vật lí chung.
    Còn một điều nữa: nói rằng trong vũ trụ có nghĩa là chân không là sai!</FONT>[/bigchar]<!--Sign_End-->
    [/quote]
    ___________________________________________________________
    Như vậy bác Rag công nhận là khoảng không gian trong vũ trụ không phải là chân không? Vậy thì các ngôi sao , các thiên hà xem như nằm trong một môi truờng mà bây giờ nguời ta gọi là " không - thời gian " và chịu sự chi phối , lôi cuốn của môi truờng đó. Vậy thì cũng giống như ngày xưa các nhà bác học xem như vũ trụ nằm trong 1 loại thuợng khí gọi là Esther , mà sau này nguời ta đã loại bỏ. Lịch sử đuợc lập lại.
    <!--Sign_Start-->[/sign]
    Cũng có thể là truờng hấp dẫn không cùng chung mô hình như truòng điện từ do đó không thể xếp nó chung nhau đuợc.
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 23/11/2006
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói vũ trụ không phải chân không vì trong vũ trụ không phải không có sự tồn tại của các hạt. Mật độ vật chất tại bất kivùng nào của vũ trụ không thể là zero được (chắc bác biết khái niệm chân không lượng tử rồi nhỉ). Sự có tồn tại của Mật độ vật châtnhâts định chi phối phần nào tương tác giữa các thiên thể trong vũ trụ. Tuy nhiên nó không phải Ether, 2 cái này khác nhau mà, bác đừng có cố ý hiểu nhầm thế chứ
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    ______________________________________________________
    Như bác nói thì khoảng không giữa các vì sao không phải là chân không, mà là có một lớp vật chất rất loãng (về mật độ) ?
    Nếu có thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc tác động của lực cả. ( truờng hợp này là bản chất của lực hút chưa đuợc xác định)
  5. Georgevn

    Georgevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì nó (lớp vật chất rất loãng đó) chẳng ảnh hưởng gì cả, tương tác hấp dẫn được truyền đi bằng graviton, cũng giống như tương tác điện từ bởi photon. Phía trên mọi người đã giải thích rõ dựa trên độ cong của không thời gian rồi, bác còn thắc mắc gì nữa?
    Tiện đây hỏi luôn 1 câu, không biết VLV đã trả lời chưa, nếu rồi thì ai đó nhắc lại giùm với, tại không có thời gian xem hết. Đó là: theo ASC thì cái gì giữ cho mặt trăng quay quanh mặt trời?
    <!--Sign_Start-->[/sign]
    Được Georgevn sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 23/11/2006
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trích
    Thật ra thì nó (lớp vật chất rất loãng đó) chẳng ảnh hưởng gì cả, tương tác hấp dẫn được truyền đi bằng graviton, cũng giống như tương tác điện từ bởi photon. Phía trên mọi người đã giải thích rõ dựa trên độ cong của không thời gian rồi, bác còn thắc mắc gì nữa?
    [/quote]
    _________________________________________________________
    Cái mà tôi thắc mắc chính là cái chỗ tuơng tác hấp dẫn đuợc truyền đi bằng graviton đó. Tôi không thể hiểu nổi khối vật chất bắn ra một loại hạt graviton nào đó vào một khối vật chất khác mà lại kéo nó về phía mình đuợc.
    Còn nói vật chất làm cong không thời gian thì tôi thấy nó cũng chẳng giải thích đuợc tại sao 2 khối vật chất lại hút nhau. Nếu nói chúng lọt vào vùng không gian cong của nhau và rơi vào nhau thì lại bị tác động của trọng lực rồi mà trọng lực chính là điều ta cần giải thích.
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác xem vật mang điện cũng phát ra các hạt rồi cũng hút vật mang điện khác dấu đấy thôi?
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Nếu thắc mắc vậy thì tại sao 2 thanh nam châm hút/đẩy nhau??? Từ trường đâu có phát ra hạt "magneton" nào
    Các hạt cơ bản tương tác cũng phải "truyền" qua môi trường vật chất như máy hút bụi ạ
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 23/11/2006
  9. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác.
    Các bác tranh luận hay quá.
    Tôi xin hỏi chút về các graviation.
    Tôi chưa rõ mô hình "ứng xử" của loại hạt này mong bác nào giải thích.
    Cụ thể có vật m1, m2.
    Thứ 1: Do tính bình đẳng thì m1 và m2 phải "phối hợp" với nhau.m1 bắn các hạt gravition đến m2. Bản thân m2 cũng vậy. Vậy cơ chế nó thế nào để cuối cùng chỉ có 1 lực hấp dẫn. Nếu theo suy luận thì có 2 lực f1 và f2.
    Thứ 2: Các hạt này được bắn liên tục hay gián đoạn?
    Thứ 3: Số lượng của nó là vô tận ( vô lý ) Nếu không vô tận, bắn hết thì lực hấp dẫn cũng hết à? Các photon thì có thể giải thích được vì không có vật nào bức xạ mãi mãi ( mà không hấp thụ ).
    Thứ 4: Ở cấp độ nào mới "có quyền" bắn Gravition ( neutron, Quark hay lepton)?
    Chỉ có vài thắc mắc mong các chuyên gia giải thích.
    Ngoài lề: Có bác nào lại định câu kéo VLV, xin bác 2 chữ bình yên.
    Chúc các bác vui, khoẻ , có ích.
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hay , câu hỏi của Royal hay. Tôi chưa thấy một thiên thể nào cứ đứng đó, phát ra các graviton để hấp dẫn các vật chất khác mà nó tự mòn đi, rồi từ từ biến mất hết cả. Điiều đó chứng tỏ rằng các graviton đó là không có thật. Còn nếu có thì phải xảy ra hiện tuợng trên. Còn nếu các bác nói vật chất phát ra các graviton mà tự nó không tiêu hao đi thì vi phạm định luật bảo toàn năng luợng rồi.

Chia sẻ trang này