1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải cứu binh nhì Ryan (VLV)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 22/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    __________________________________________________
    Cái mà tôi thắc mắc chính là cái chỗ tuơng tác hấp dẫn đuợc truyền đi bằng graviton đó. Tôi không thể hiểu nổi khối vật chất bắn ra một loại hạt graviton nào đó vào một khối vật chất khác mà lại kéo nó về phía mình đuợc.
    Còn nói vật chất làm cong không thời gian thì tôi thấy nó cũng chẳng giải thích đuợc tại sao 2 khối vật chất lại hút nhau. Nếu nói chúng lọt vào vùng không gian cong của nhau và rơi vào nhau thì lại bị tác động của trọng lực rồi mà trọng lực chính là điều ta cần giải thích. [/quote]
    Nói đến thuyết của E mà đầu vẫn nghĩ đến N thì không thể hiểu được. E cho rằng không có trọng trường.
    Nói đến Graviton thì phải quyên cả 2 ông E & N , vì E cho rằng không cần hạt nào tương tác cả, chỉ cần K-T-gian cong là 2 vật thể rơi vào nhau.
    Có lẽ thì sự có mặt của hạt Graviton là có lý hơn cả. Nhận thức của E & N đẵ không còn mới mẽ nữa, cho dù nhiều người vẫn chưa kịp hiểu thấu đáo.
    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 27/11/2006
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thấy sự có mặt của các hạt Gravition để giải thích hấp dẫn là không có lý chút nào . Hiện giờ người ta vẫn đang săn lùng. Tôi e rằng cuộc săn lùng này giống như cuộc săn lùng " ngọn gió erthe " trong lịch sử .
    Trên là những suy nghĩ của kẻ ngoại đạo, có gì các bác chỉ giáo thêm ( trả lời những câu hỏi cụ thể của tôi ở bài trước ).
    Chúc các bác vui , khoẻ , có ích.
  3. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1

    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 27/11/2006
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn NITARID này, cái topic này và topic " chân không là gì?" của bác Haidelft hình như cũng bàn về cùng một vấn đề. Vì vậy nếu đuợc thì ông bạn tham khảo cả 2 topic nhé.
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Sóng hấp dẫn truyền đi trong không gian, có 2 cách truyền:
    1) sóng hấp dẫn là sóng ngang ( đã nói trong topic "thực chất chân không là gì?" của bác Haidelft ) .
    2) Sóng hấp dẫn là sóng dọc: Nếu nó là sóng dọc, thì chân không phải đàn hồi đuợc, mà như vậy thì chân không phải là một môi truờng vật chất. Vậy nó không còn là chân không nữa, mà cái chứa nó mới là chân không. Ngoài ra nếu nó là một môi truờng , tôi gọi nó là Ẻther, thì lịch sử đã lập lại. (và đã bị phủ nhận).
  6. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Sao lại thế này nhỉ? Đang dùng thuyết graviton và thuyết tương đối diễn giải này nọ, quay về món "cơm bình dân" lại phát biểu thế này!!!
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Sao lại thế này nhỉ? Đang dùng thuyết graviton và thuyết tương đối diễn giải này nọ, quay về món "cơm bình dân" lại phát biểu thế này!!!
    [/quote]

    ______________________________________________________
    Cái bác này phê phán ghê thế?
    Thì đang dùng graviton đây, nhưng nếu hạt này truyền đi duới dạng sóng thì có 2 loại sóng dọc và sóng ngang. sóng ngang thì nói bên topic "thực chất chân không là gì " rồi
    còn sóng dọc thì bây giờ mới nói.
    Thí dụ âm thanh chúng ta nói chuyện truyền đi trong không khí là sóng dọc, giao động của không khí trùng với phuơng truyền sóng, tạo ra các sóng áp suất nhỏ và liên tục truyền đi, nhưng phải có môi truờng truyền sóng.
    Nếu sóng hấp dẫn là sóng dọc thì nó cũng cần môi truờng truyền như trên đã nói.
  8. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    ______________________________________________________
    Cái bác này phê phán ghê thế?
    Thì đang dùng graviton đây, nhưng nếu hạt này truyền đi duới dạng sóng thì có 2 loại sóng dọc và sóng ngang. sóng ngang thì nói bên topic "thực chất chân không là gì " rồi
    còn sóng dọc thì bây giờ mới nói.
    Thí dụ âm thanh chúng ta nói chuyện truyền đi trong không khí là sóng dọc, giao động của không khí trùng với phuơng truyền sóng, tạo ra các sóng áp suất nhỏ và liên tục truyền đi, nhưng phải có môi truờng truyền sóng.
    Nếu sóng hấp dẫn là sóng dọc thì nó cũng cần môi truờng truyền như trên đã nói.
    [/quote]
    Bạn định nghĩa thế nào là sóng điện từ dọc? Tại sao môi trường truyền lại cần có tính đàn hồi?
    Còn việc góp ý của tôi (không phải phê phán) hi vọng không làm bạn ...ghê!
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Bạn định nghĩa thế nào là sóng điện từ dọc? Tại sao môi trường truyền lại cần có tính đàn hồi?
    Còn việc góp ý của tôi (không phải phê phán) hi vọng không làm bạn ...ghê!
    [/QUOTE]

    Làm gì có sóng điện từ dọc.
    Sóng hấp dẫn chưa biết nó như thế nào mới giả sử có dao động dọc thôi
  10. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ờ, tui nhầm, bạn đang nói về sóng hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn muốn hỏi thêm, giả sử sóng hấp dẫn là sóng dọc, tại sao môi trường truyền lại cần có tính đàn hồi?

Chia sẻ trang này