1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đáp những kiến thức cơ bản của môn Thiên Văn Học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 31/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    1). Về vấn đề lỗ đen dẫn thông đến một nơi khác của vũ trụ, cho đến nay nó vẫn là một giả thuyết của giới khoa học. Nếu kiểm nghiệm được điều này là chính xác thì loài người rất có cơ hội du hành vũ trụ, vì khi ấy lỗ đen trở thành một lối đi tắt. Có thể từ lỗ đen ở vị trí này chúng ta được dẫn trong một đoạn đường rất ngắn lại thoát ra ở một vị trí khác rất xa vị trí ban đầu.
    2). Vật chất ở vòng ngoài của lỗ đen đổ sụp vào bên trong càng làm cho độ đậm đặc của lỗ đen càng tăng, tức là lực hút của nó càng mạnh. Lực hút của lỗ đen là lực hấp dẫn, vì thế chính khối lượng khủng khiếp của lỗ đen sinh ra lực hút đó.
    3). Đi ngược thời gian là giả thuyết dựa vào thuyết tương đối của Einstein, rằng nếu vật thể du hành với vận tốc lớn hơn vận tốc của ánh sáng thì nó du hành theo chiều thời gian ngược với thời gian bình thường. Có nghĩa là nếu bạn du hành như thế thì con của bạn sẽ sinh ra trước bạn. Thật kỳ quặc phải không?


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  2. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    Ui,vậy tức là lỗ đen khi tốn tại vẫn là 1 khối vật chất thui hả???Nếu thế làm sao thông từ nơi này sang nơi khác???Em tưởng là khi tất cả sụp xuống vì lực hấp dẫn mạnh wá thì sẽ tạo ra 1 lỗ hổng trong vũ trụ,như là 1 khoảng ko có lực hút cực mạnh á,thế còn hy vong là tới nơi khác được...ko biết em nghĩ thế có sai ko?
    Còn chuyện đi ngược dòng thơi gian thì y em mun hỏi là tại sao khi vựot wá tốc đpộ ánh sáng thì lại ngựoc dòng thời gian???Em nghĩ ta chỉ thấy được hình ảnh của wá khứ chứ ko tác động vào nó được....fải vậy ko???Vậy có giả thuếyt nào là con người ngược dòng thời gian và có thể thay đổi lịch sử được ko???
    Alucard Leonhart
    Christina's crazyfan
    Animorphs's member
    ***Còn sống là còn hy vọng***​
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    thời gian đã trôi đi thì không có cách nào lấy lại được kể cả theo Anbe vi theo ông thì thời gian chỉ trôi chậm lại thôi chứ không quoay ngược lại được !
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Cái lỗ sâu đục thì chắc các bác nghe nói nhiều . Nếu có một nền kỹ thuật siêu siêu siêu hiện đại , biết đâu ta có thể chui qua lỗ sâu mà thò mặt vào một không - thời gian khác ? Nhưng con đường này xem ra cũng là không tưởng thôi .
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  5. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    ui,sao ko ai giải đáp thắc mắc của em hít vậy???Bộ chê nó ngu wá à???
    Thui ko trả lời cũng ko sao....
    Uhm,em hỏi 1 tý,có fải chỉ có 1 chiều thời gian thui???1 hay vô số???
    Alucard Leonhart
    Christina's crazyfan
    Animorphs's member
    ***Còn sống là còn hy vọng***​
  6. Irish

    Irish Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    1.098
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thời gian chỉ là tên gọi của một trong số các chiều của không gian, như thế chỉ có một chiều thời gian thôi.


    Rồi thì gió cũng sẽ cuốn đi
    Tóc trên đầu và những chia ly
  7. To_be_or_not_to_be_new

    To_be_or_not_to_be_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Theo toi thi trong tu nhien khong the co vat the nao chuyen dong nhanh hon van toc anh sang duoc ca vi vay du Anbe co noi gi di nua do chi la ly thuyet thoi. Bay gio hay tuong tuong rang co mot tau vu tru chuyen dong nhanh bang van toc anh sang co V1=c phong ra mot chum sang thi theo co hoc co dien chum sang se co van toc V2 =2c nhung thuc te thi khong nhu vay. Vi vay thi chung ta se khong the quay nguoc lai duoc thoi gian dau vi vay dung nghi la ban se co the lam lai bai thi dau nhe
    [red]
    nhimbeo
  8. Kojiro_Hyuga

    Kojiro_Hyuga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi em ngu quá ! Sao lại có thằng ngu như em chú !
    Em chẳng hiểu gì về cực quang cả ! Hic ! Sao lại có cực quang hả các bác ?
    Cho em hỏi nữa ! Các bác có biết cái cục sét hòn không ? Có phải sét hòn sinh ra từ cực quang không ạ !
    Giời ơi ! Loạn rồi ! Chẳng hiểu gì cả !
  9. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Theo như tôi được biết thì lực hấp dẫn theo thuyết tương đối đoán (đoán thôi không phải là chứng minh) là kết quả của sự cong của không gian. Chính vì không gian bị cong cho nên ánh sáng - vốn được coi là không có khối lượng - khi đi ngang qua các lỗ đen thường bị bẻ cong quỹ đạo. Để dễ tưởng tượng, các bác hãy hình dung đến 1 mặt phẳng bằng cao su có chia ô kẻ như giấy tập hoc sinh ấy. Khi để 1 hòn sắt nặng lên mặt phẳng thì mặt phẳng sẽ bị lõm xuống. Lăn 1 viên bi nhỏ qua cạnh chỗ hòn sắt nặng ấy thì viên bi có khuynh hướng bị cong quỹ đạo của nó phải không nào ??? Không gian bị bẻ cong ở gần các hành tinh cũng vậy, chỉ khác là trong không gian 3 chiều thôi.
    Đối với lỗ đen, không gian xung quanh nó bị bẻ cong đến cực độ. Các bác lại tưởng tượng đến mặt phẳng cao su như trên nhé. Vậy khi mặt phẳng đó bị 1 vật thật nặng kéo xuống thì nó sẽ cong như thế nào ???? Không gian xung quanh lỗ đen bị cong giống như 1 cái phễu vậy. Điều khó giải thích là vậy thì cái gì ở cuối cái phễu này ???? Người ta giải thiết đầu kia của cái phễu cũng là 1 lỗ đen nhưng ở 1 nơi khác trong không gian. Vậy lí thuyết du hành dự vào lỗ đen chính là chui vào ở 1 đầu lỗ đen này và chui ra ở đầu kia của lỗ đen...
    Kiến thức của em nông cạn, các bác thấy sai thì lượng thứ.
    To kojiro: sét hòn là điều mà người ta vẫn chưa giải thích được nhưng mà chắc chắn là nó không sinh ra từ cực quang. Người ta ghi nhận là sét hòn thường xuất hiện ở nơi có địa hình gồ ghề. Nó được miêu tả là 1 khối điện tích hình cầu và không có quỹ đạo xác định, cũng không có vận tốc nhất định. Nó có thể đột ngột tăng tốc và biến mất nhưng cũng có thể biết mất bằng cách gây nổ...
    Bây giờ Dino không có sách ở đây cho nên chỉ nhớ được từng ấy thôi. Để về kiếm sách rồi post tiếp
    Âu Dương Lôi
  10. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, có sách rồi.
    Cực Quang: Khi màn đêm buông xuống ở địa cực, trong không trung có thể nhìn thấy các dải sáng màu sắc di động. Đó chính là cực quang.
    Những khu vực gần địa cực 1 năm có thể nhìn thấy cực quang rất nhiều lần. Có lúc cực quang chỉ loé sáng rồi tắt ngấm. Có lúc lại sáng rực rỡ trên không trung hàng mấy giờ, át cả ánh sáng của trăng sao. Màu sắc cũng không đồng nhất. Lúc thì chỗ sáng chỗ tối, lúc thì giống như 1 tấm rèm bạc bất động. Nó xuất hiện lúc thì đơn lẻ như 1 dải sáng hình vòng cung nhưng cũng có lúc giống như hàng lớp dải sáng nhiều màu sắc uốn lượn.....
    Những "tấm rèm" ánh sáng này treo dựng đứng trên không trung và có thể quét qua lại với tốc độ vài trăm km/h. Điểm thấp nhất của các "tấm rèm" này thường vào khoảng trên 100 km so với mặt đất....
    Nguyên nhân tạo ra cực quang là những hạt mang điện được phóng ra từ mặt trời nhắm vào trái đất. Nhưng Trái đất là 1 khối nam châm khổng lồ với cực ở 2 địa cực Nam và Bắc. Những hạt mang điện này khi phóng tới Trái Đất không thể đi xuyên qua khí quyển vì chịu điện-từ trường của Trái Đất cho nên đi vòng lên 2 cực vào khí quyển của trái đất tại đây. Các phân tử khí tại địa cực va chạm với các hạt mang đầy năng lượng này bị chuyển sang trạng thái kích thích. Sau đó chúng chuyển trở về trạng thái bình thường và giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (Cái này có nói rõ trong phần quang phổ của Vật Lí phổ thông). O 2 phát ra ánh sáng màu lục và hồng, N2 : tím , Ag: lam, Ne: đỏ..... Điều này giải thích cực quang có nhiều màu sắc..
    Sét Cầu: ghi nhận nó là quả cầu nhỏ phát ra ánh sáng trắng hoặc xanh rất chói mắt. Đường kính từ vài cm đến vài chục cm. Thường bay chầm chậm trong không trung với tốc độ tương đương 1 người chạy bộ. Đường đi của nó thường xuôi theo chiều gió như "ma trơi". Thường phát ra tiếng kêu "lách...tách" hoặc có tiếng kêu "xì....xì" yếu ớt... Nó sẽ gây nổ nếu gặp phải vật cản đường với sức công phá khá lớn...
    Hiện tượng ghi nhận : 8/5/1916 tại gác chuông Đơretsđen (Đức) xuất hiện 1 chuỗi sáng kỳ lạ. Trên mây trước đó thấy có ánh chớp loé lên sau đó có một chuỗi sáng như một chuỗi ngọc quý sáng chói gồm 32 hạt. "Chuỗi ngọc" này có đường kính khoảng 5 m, hình ovan. Giữa các hạt sáng có các đường nối liền. Lúc đầu màu vàng nhạt sau đó chuyền sang màu đỏ gạch, sau đó thành màu đỏ rực. Sau 3 phút, chuổi sáng này dần dần biến mất.......
    Âu Dương Lôi

Chia sẻ trang này