1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đáp những kiến thức cơ bản của môn Thiên Văn Học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 31/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    em chỉ mới làm quen với thiên văn học được 1 tuần.Có vài vấn đề thắc mắc cần đuợc giải đáp
    1)vì sao các hành tinh chuyển động hình elip(tại sao ko tròn)
    2)elip đó có 1 tiêu điểm là mặt trời ,còn tiêu điểm còn lại là ở đâu và có điểm gì đặc biệt
    3)trục Trái đất có vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo của nó ko?
  2. hotximuoi

    hotximuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    em cũng muốn hỏi: khi quan sát sao trên trời ta có thấy 3 ngôi sao rất sáng (hình như chúng tạo thành 1 tam giác cân á)em muốn biết chúng là các hành tinh nào .
    sao và hành tinh có khác nhau ko , nếu có thì tại sao lúc thì bảo là sao lúc thì bảo là hành tinh?
    em cũng mới tìm hiểu nên có nhiều thắc măc lắm
    có đọc sách thì cũng ko ai giải thích mấy câu này
    làm ơn help me!!!!!!!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn không nói rõ là quan sát sao vào lúc nào nên tôi chỉ đoán nhé:
    Trên bầu trời đêm có một tam giác sao nổi tiếng : ba ngôi sao rất sáng hình thành nên một tam đều ( hơi khác cái từ cân của bạn) đó là do các sao Sirius(-chòm Đại khuyển- Chó bự-Đại cẩu-Canis Mayor ) sao sáng nhất trên bầu trời. Sao Procyon trong chòm Canis Minor trong chòm tiểu cẩu. Sao Betelgeuse thuộc chòm Orion. Ba sao này tạo thành một tam giác cân rất sáng. Vào buổi tối trong thời gian này bạn không thể thấy được chúng, chỉ thấy được khoảng 4 h sáng nếu bạn chịu khó dậy sớm. Hiện nay đang có câu chuyện do Maruko viết về Orion Sirius và Tiểu cẩu cũng khá hay bạn đọc thử xem

    còn các hành tinh mà chúng ta vẫn thường gọi là Sao Hỏa Sao kim hay Sao thuỷ. chữ sao ở đây trong dân gian vẫn dùng có lẽ nên viết hoa để phân biệt với khái niệm sao trong thiên văn. Sao là một vật thể có thể tự páht sáng được còn các hành tinh phát sáng là do phàn chiếu ánh sáng cùa Mtrời mà thôi.
    có thể nói nôm na là các hành tinh là các ngôi sao di động vì chúng không chịu ở yên một chỗ so với các ngôi sao khác. Nếu quan sát hàng đêm bạn có thể thấy qua từng ngày chúng dịch chuyển vị trí so với các chòm sao. Một số hành tinh di chuyễn khác chậm như sao Mộc phải mất 11 năm mới đi hết một vòng trên nền trtời sao
    Hiện nay sao Mộc đang nằm trong chòm SưTử-Leo còn Sao Thổ đang trong chòm Gemini.,đó là những hành tinh rất dễ quan sát. vào lúc sáng sớm bạn có thể quan sát được Sao Kim Ngôi sao sáng rực trên bầu Trởi- trong lúc này nói còn có một tên gọi khác là Sao Mai ( Điểm Hẹn )
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Câu trên cùng thì bạn phải nói rõ bạn quan sát vào thời gian nào, hướng nào. Hiện tại thì buổi tối bạn có thể thấy 3 sao rất sáng lập thành tam giác mùa hạ gồm:
    Vega (chòm sao Lyra) - tức sao Chức nữ
    Altair (chòm sao Aquila) - tức sao Ngưu Lang
    Deneb (chòm sao Cygnus)
    Một thiên thể được gọi là sao khi nó có thể tự phát sáng. Để tự phát sáng được thì nó phải có khối lượng tối thiểu bằng 80 lần khối lượng của Mộc tinh Jupiter để áp suất hướng tâm đủ lớn gây ra phản ứng nhiệt hạch
    Hành tinh thì chỉ là các vệ tinh của sao, như sao Thuỷ, sao Kim... là các hành tinh, gọi chúng là sao chỉ là do quen miệng. Trái Đất của chúng ta cũng là một hành tiunh trong số 9 hành tinh của Mặt Trời. Còn Mặt Trời của chúng ta chỉ là một sao cỡ trung bình. Sao loại như Mặt Trời sau khi chết (hết nhiên liệu) sẽ phình to thành một sao khổng lồ đỏ rồi co lại thành sao lùn trắng và có thể cuối cùng sẽ là một sao lùn đen mất hút trong vũ trụ (yên tâm, khi đó tôi và các bạn đã chết hết rồi)
    Nếu bạn có thắc mắc gì liên quan đến hệ Mặt Trời và Trái Đất thì có thể xem trong topic "Bạn biết gì về Trái Đất và hệ Mặt Trời"
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Câu 1, rất tiếc rằng tôi không thể trình bày ra đây vì rất dài với rất nhiều phương trình chuyển động, bạn nên đọc kĩ trong cuốn giáo trình thiên văn và áp dụng các phương trình chuyển động trong sách vật lí đại cương tập 1(phần động lực học) là sẽ thấy.
    Câu 2: tiêu điểm kia chẳng có gì đặc biệt. Đơn giản đó là quĩ đạo chuyển động. Còn nó ở đâu ư? Tất nhiên nó chỉ có thể là một vị trí duy nhất vì một elip chỉ có 2 tiêu điểm mà thôi mà một trong 2 cái đã là vị trí của Mặt Trời rồi (Bạn có thể đọc kĩ lại 3 định luật Kepler và phương trình của chúng)
    Câu 3: Mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất cũng là mặt phẳng Hoàng Đạo, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng này một góc 23o27''
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây là hình minh hoạt cho bài của Rag. Hotximuoi xem thử có giống những gì bạn thấy không nào

  7. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Tiep tuc van de phôtn co kl = 0 ben chu de "Trai Dat va he MT"
    Theo mình thì việc Photon có khối lượng bằng 0 là đúng . Mọi vật có khối lượng chuyển động càng nhanh thì khối lượng vật đó càng tăng , do đó vận tốc chỉ tăng đến một giới hạn nào đó thôi , ngay cả máy gia tốc hạt cũng không thể nào đạt đến vận tốc ánh sáng , vì nếu gần đạt đến V ánh sáng thì khối lương sẽ tăng tỉ lệ thuận nên làm giảm vận tốc .Khi đạt đến vận tốc ánh sáng thì khối lượng sẽ tăng vô hạn đối với vật có khối lượng nên vật đòi hỏi một năng lượng vô hạn để di chuyển .Ngày nay người ta đã công nhận V ánh sáng là V nhanh nhất trong vũ trụ , một vận tốc nhanh tuyệt đối . Để đạt được vận tốc nhanh tuyệt đối như thế chỉ có thể giải thích rằng photon không có khối lượng . (hình như mình giải thích hơi lòng vòng)     
     
    Vậy nếu Photon có khố lượng bằng 0 thì quả là photon không thể bị "hút" được vì khi thế vào công thức về sự hút nhau giữa muôn vật của Newton  F=GMm/d^2 có m=0   =>F=GM0/d^2=0 , vậy F=0 thì không thể nào "hút? được .
    Theo mình sự chuyển động của photon bị cong đi do vật chất vì photon bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cấu trúc không gian cong xung quanh vật chất chứ không bị "hút" .     
     
    Cuộc khảo sát thực chứng của Eddington : 
    Năm 1919 nhật thực xảy ra ở Nam Phi Châu , Nhà thiên văn học Eddington dẫn một phái đoàn khoa học rời Luân Đôn đi xuống đảo Principe để quan sát cho rõ . Khi bầu trời tối dần , những vì sao dần hiện rõ . Mặt Trời cũng di chuyển từ vị trí A đến vị trí B , nơi đó có mấy vì sao . Nhưng khi Mặt Trời lên đến vị trí B , những vì sao ở B thay vì bị Mặt Trời che khuất , đã như nhảy lên một vị trí C để Eddington còn có thể nhìn thấy chúng thêm vài phút nữa . Hình ảnh những vì sao ở vị trí C thật ra là những ảnh ảo , vì những vì sao thực sự vẫn ở B, nằm khuất phía sau Mặt Trời , nhưng ánh sáng chúng phát ra khi đến gần Mặt trời đã bị bẻ cong một góc nhỏ 0.0005 độ để vẫn xuống đến Trái đất . Thực nghiệm này đã chứng minh cho thuyết tương đối tổng quát của Eintein là trọng lực bẻ cong không gian .

  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vì sao khối lượng tăng sẽ làm vận tốc giảm? Ai bảo rằng càng chuyển động nhanh thì khối lượng càng phải tăng nhỉ? Anh chẳng thấy điều đó bao giờ, có nhảy xe phóng hết tốc cũng chẳng bao giờ anh thấy mình nặng cân thêm. Chưa học kĩ cơ học cổ điển, lại càng chưa đọc thuyết tương đối thì đừng nên khẳng định những điều này Orion ạ!
  9. dreamdestroyer

    dreamdestroyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    1
    ???
    phóng xe với tốc độ mấy trăm nghìn km/s?
  10. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    à cái anh tuấn sơn nói thì là thế này đây
    khối lượng củamột hạt ở vân tốc v2 là bằng khối lượng nghỉ của nó chia cho căn bậc hai của c bình phương trừ cho v2 bình phương (không biết đúng không)

Chia sẻ trang này