1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đáp những kiến thức cơ bản của môn Thiên Văn Học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 31/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thưa với bạn là tôi chẳng muốn quá lời tí nào đâu nhưng nếu có ai đó dở hơi ở đây đưa ra một câu ngớ ngẩn thì rất lấy làm tiếc rằng đó không phải là tôi đâu ạ. Nếu có ý kiến gì thì cứ nói rõ ràng xem nào, thế bạn hiểu vận tốc của cái xe của tôi và vận tốc vài trăm nghìn km/s như bạn nói khác nhau ởđiểm nào nhỉ????
    Đã bảo là đã không biết thì đứng đó mà nghe, cứ cố nói làm gì cho khổ ra cơ chứ.
    to Pizza: cái công thức đấy khác cơ, với lại anh nói rồi, suy nghĩ cho kĩ về cái câu anh hỏi Orion ở trên đi. Hãy nhớ rằng không phải Einstein bị dở người đâu mà lại đặt tên cho cái thuyết của mình là "tương đối" nếu không có ý nghĩa gì.
    Người ta nói khi đọc một thuyết vật lí như thuyết tương đối thì con người thường trải qua 3 giai đoạn sau (đây là kết quả do người đọc rút ra sau 3 lần nghiền ngẫm)
    1- Đã hiểu tất cả, quá dễ]
    2- Chẳng hiểu gì ráo
    3- bắt đầu hiểu một cái gì đó
    Tôi nghĩ rằng (các bạn đừng giận) các bạn đang ở giai đoạn 1
    Thông cảm, mấy hôm nay đang nóng nên nói thẳng, trên đời này có một điều tôi đã thấy là phải nói, đấy là những thằng không biết lại cứ thích tỏ ra ta là hiểu biết tất cả. Một lần nữa xin lỗi vì hơi quá lời, nhưng tôi sẽ không sửa chữa lời nói đâu ạ!
  2. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    ông bà ta có câu "Trăng quần thì hạn,trăng sáng thì mưa"
    câu này em thắc mắc lâu lắm rồi,từ hồi lớp 4 cơ
    bây giờ mới hỏi được.Theo em thì ko phải là như thế.
    Trăng quần thì nó có mây---->mưa,trăng sáng--->ko mây---->ko mưa
    mọi người nghĩ sao?
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chết chưa bạn nghe ông bà của ai nói như rứa:
    thật ra câu này đúng là :" Trăng quầng thì hạn , trăng tán (not sáng) thì mưa".
    tôi cũng chưa rõ lắm nhưng có lẽ là thế này.
    khi trời hạn không khí khô ánh sáng của mặt trăng đi qua lớp không khí đó tạo ra một quầng sáng tròn xung quanh mặt trăng khá to - tôi nhớ hồi bé lần đầu tiên nhìn thấy cái quầng của mt to ơi là to tôi cứ tưởng là tận thế đến nơi rồi.
    Khi trời sắp mưa không khí có nhiều hơi nước ánh sáng của mặt trăng bị tán xạ rất nhiều khi qua lớp không khí này .bạn co thể thấy xung quanh Mt có một dám ánh sáng vàng nhạt như mây bao phủ vậy.
    Ông bà ta nói cấm có sai điều này tôi đã kiểm tra qua thực tế rồi
    Nhân đây cũng nói về cái quầng trăng, hoi bi đẹp đấy. có cái màu vàng, màu hồng đôi khi cũng hơi xanh xanh
  4. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Ây chà ... theo tôi nhé:
    các bạn đã bao giờ ngấm trăng thật kỹ chưa (vào đêm trăng tròn ấy) hãy ngắm thật kỹ nhé .. .. sẽ thấy hình như mắt mình mờ đi ..sao xung quanh đĩa Mặt Trăng lại có cái gì loá loá ---> đấy đấy... quầng đấy . Chỉ khi trời trong không mây đen trắng gì hết thì mới có quầng... mà không mây thì nắng chứ sao... dẫn đến "hạn" theo ông cha ta nói
    Tiếp nhé, trăng tán... các bác đã bao giờ nhìn trăng qua một đám mây chưa ? trông nó thế nào nhỉ? thì ánh sáng của nó bị mây phân "tán" ra làm cho ta chỉ trông thấy một đĩa tròn mờ ảo... thế là hiểu rồi nhé... có mây thì có mưa đúng không !
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói chung mấy hôm nay có nhiều nguời thắc mắc với tôi tại sao tôi lại nói có đi nhanh đến mấy tôi cũng chẳng thấy tôi nặng thêm, họ cho rằng tôi sai. Giải thích đến mỏi cả tay, vậy ai còn thắc mắc thì đọc bài sau, bài này tôi post bên vật lí cách đây mấy hôm
    http://www.ttvnol.com/f_304/373129/trang-6.ttvn
  6. Alphacachiusa

    Alphacachiusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Phù, thế là đọc xong hết cái chủ đề này. Cho mình đặt câu hỏi nhé.
    Cho mình hỏi về việc vũ trụ không có tâm và vũ trụ có giới hạn nhưng không có biên nhé, mình không hiểu rõ lắm.
    Thanks trước.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vũ trụ không có tâm là một điều kết luận đưa ra từ quan điểm cho rằng vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng. Điều đó có nghĩa là ở qui mô lớn, vũ trụ là thống nhất ở mọi điểm, đứng từ một diểm bất kì ta đều thây vũ trụ là như nhau và cho dù về hưóng nào ta vẫn thấy vũ trụ như thế, không có gì khác nhau cả. Đó chính là sự đồng nhất và đẳng hướng (lưu ý là chỉ ở qui mô lớn thôi)
    Thứ hai, hôm qua tôi cũng vừa giải thích tại cuộc họp về việc vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên. Thực ra rất dễ hiểu. Tôi xin lấy một so sánh hơi khập khiêng nhưng cũng rất dễ hiểu như sau:
    Bạn đang đi trên Trái Đất, bạn biết Trái Đất có kích thước chính xác và bạn có cả một bản đồ thế giới trong tay, như thế bạn biết Trái Đất là hữu hạn. Nhưng bạn không làm cách nào đi khỏi cí hữu hạn đó được, bạn cứ đi mãi , đi mãi và bạn thấy bạn vẫn đang trên Trái Đất. Như thế bạn lại có thể nói Trái Đát không có bien (ít nhất là đối với con đường của bạn) Tại sao lại như vậy? Đó là vì không gian mà con đường của bạn trải ra là không gian 3 chiều, bạn là sinh vật 3 chiều, thế nhưng con đưòng của bạn lại là một mặt 2 chiều (xét trên mỗi phạm vi đủ nhỏ của nó) Bạn cú tiến tới trên đường 2 chiều trong khi đường đoc thực chất bị đặt trong không gian 3 chiều, bạn thấy con đường bạn đi là thẳng trong khi thực chất nó rất cong. Cũng như vậy, trong vũ trụ, người ta cho rằng không gian thực chất co nhiều hơn 3 chiều, bạn có thẻ tìm đọc về chiều thứ 4 trong topic "Vũ trụ trong hẹ toạ độ 11 chiều" của anh Vũ Xuân Hà (hình như nó ở trang 3). Như vậy cũng như trong ví dụ tôi nếu trên, vũ trụ là hữu hạn nhưng khi nó tồn tại nhiều hơn 3 chiều ta đã biết thì nó sẽ là vô biên vì ở đây ta se chỉ có thể biết đến những dường thẳng 3 chiều, nó thẳng trong không gian 3 chiều thông thường, hay nói chính xác nó là thẳng trong một không gian phẳng, ta cho rằng cứ kéo dài mãi nõ ra ta ẽ cho nó đam thủng biên giới của vũ trụ trong khi thực ra không gian lại không phẳng như thế. Do đó dù ta quan sát vũ trụ bằng hình thức nào thì nó vẫn cứ là vô biên.
    Vấn đề này tôi sẽ trình bày kĩ hơn trong chủ đề tháng 10 tôi đã nhận trình bày rong cuộc họp tháng tơúi, nếu bạ có thời gian và đang ơt Hn thì mời tham gia với chung tôi, còn nếu không bạn có thẻ đăng kí nhận tài liệu tháng 10 tại topic "chủ đề các tháng, thông báo về việc quản lí và gửi tài liệu của CLB".
    Chào mừng bạn đến với CLB Thiên văn học!
  8. Alphacachiusa

    Alphacachiusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hi, cám ơn bạn nhé, cho mình hỏi thêm nữa.
    Kích thước hiện tại của vũ trụ các nhà khoa học tính được là bao nhiêu?
    Phần vũ trụ đã quan sát được là bao nhiêu?
    Thấu kính hấp dẫn trong quan sát vũ trụ là hiện tượng thế nào?
    Người ta có thể tính được khoảng cách đến các vì sao và khối lượng của các vì sao đó bằng cách nào thế?
    Hiện tại theo các nhà khoa học hiện tượng nở ra của vũ trụ đang được tăng tốc lên có đúng không? Nguyên nhân vì sao thế?
    Hi, hơi tham lam quá rồi. Bạn trả lời giùm nhé, mình rất yêu thích thiên văn học và vật lý nhưng về kiến thức thì còn thiếu rất nhiều, mong được giúp đỡ. Thanks.
  9. tmhung

    tmhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    cho H hỏi 1 tí , đó là tại sao ánh sáng của các ngôi sao xa xôi khi chiếu đến chúng ta thì lại mờ đần đi ....uhm , như vậy đến 1 lúc nào đó nó có mất hẳn đi luôn ko , nghỉa là tia sáng lúc đó sẽ có trị số chính xác là bằng 0 .
    nếu nói là những tia sáng đó ko song song mà nó là những tia phân kỳ nên sẽ mờ dần thì lại có thắc mắc ...liệu ánh sáng có phải vật chất ko .nếu là vật chất thì thật sự nó sẽ ko bào giờ mất đi , và dù có phân kỳ thì đó chỉ là sự di chuyển xa nhau dần của các đơn vị photon ( nếu coi photon là 1 đơn vị nhỏ nhất của ánh sáng )
    nếu nói ánh sáng là sóng thì có thể hiểu được , nhưng như vậy là phủ định rằng ánh sáng là những hạt ???
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hiện chưa ai tính được chính xác kích thước của vũ trụ. Còn về quan sát thì nếu nói là quan sát theo nghĩa quang học thì chả được bao nhiêu vì ánh sáng từ những nơi quá xa sẽ không thể thấy được do ánh sáng nhìn thấy có bước sóng khá ngắn. Tuy nhiên sóng vô tuyến lại có bước sóng rất dài, ta biết rằng bước sóng càng dài thì song càng truyền đi được xa do chúng ít bị hấp thụ hơn. do đó người ta có thể xác định được những vùng rất xa ngoài vũ trụ. Xin lỗi ngay bây giờ tôi cũng không nhớ rõ lắm chính xác là bao nhiêu nữa.
    Thấu kính hấp dẫn là hiện tượng có thể quan sát được khi có nhật thực. Đó là hiện tượng ánh sáng từ một ngôi sao nào đó đến Trái Đất bị bẻ cong khi đi qua gần các thiên thể nặng mà ở đây là Mặt Trời. Việc này làm vị trí ta quan sát được các ngôi sao không phải vị trí thật của nó mà chỉ là một ảnh ảo của ngôi sao. Đây là một hệ quả được suy ra từ lí thuyết tương đối hẹp của Einstein.
    Khoảng cách đến các thiên thể ở gần ta có thể xác định bằng phương pháp thị sai (vài năm ánh sáng trở lại)
    Còn với các ngôi sao ở xa, ta sử dụng phương pháp xác định phổ bức xạ của chúng. Cũng như trên đã nói, các sao càng xa thì ánh sáng càng khó đến được với chúng ta. Điều đó đồng nghĩa rằng sao càng xa thì bước sómg ta quan sát được càng dài, có nghĩa là phổ của nó càng gần vạch đỏ. Từ đó ta xác định đưọc khaỏng cách của các sao đến Trái Đất.
    Khối lượng của ngôi sao cũng tương tự, chính phổ của ngôi sao cũng nói lên thành phần cấu tạo của nó , nhưng chỉ là cấu tạo lớp ngoài, còn các lớp trong mà muốn xác định thì chỉ có cách lấy trực tiếp mẫu về nhưng điều đó là không thể.
    Đúng là hiên vũ trụ đang nở ra với gia tốc dương, có nghĩa là ngày càng nở nhanh. Điều đó suy ra từ công thức Hubble:
    V = Hr
    với H là hằng số Hubble, r là khoảng cách từ thiên thể đang xét tới Trái Đất và v là tốc độ dời xa của chúng so với chúng ta. Như vậy thì rõ ràng khi thiên thể cáng ra xa ta, tốc độ của chúng càng tăng. Và tất cả mọi thiên thể đều luôn dời xa ta như vậy (vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng) nên điều đó cho thấy tốc độ dãn nở đang gia tăng. Ngoài ra tương lai của vũ trụ cũng có thêlả co lại hoặc dãn nở vĩnh viễn, điều đó phụ thuộc vào các tham số về mật độ tới hạn và cả chính hằng số Hubble nữa. Tuy nhiên thực ra hằng số Hubble cũng chưa hoàn toàn chính xác và mật độ tới hạn của vũ trụ thì hiện vẫn chưa tính được.

Chia sẻ trang này