1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đáp những kiến thức cơ bản của môn Thiên Văn Học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 31/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghuan_cns

    hoanghuan_cns Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mình rất vui vì được tham gia vào diễn đàn này ! Nói thật là mình rất thích TVH nhưng nếu mà so với các bạn thì kiến thức về TVH của mình còn kém quá ! Nên mình chỉ dám đọc để về suy nghĩ thêm thôi chứ chưa dam có ý kiến gì về mấy vấn đề này cả ! Rất mong được các bạn chỉ bảo thêm !
  2. quyetthang33210

    quyetthang33210 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Chào hoanghuan_cns !!!Box thiên văn học luôn hoan nghênh các thành viên mới tham gia!!!!.Mọi ngươi vào đây để tham gia với những người cùng sở thích và học hỏi lẫn nhau.Bạn cứ tự nhiên trao đổi và cố gắng xây dựng box thiên văn ngày càng vững mạnh
  3. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên tham gia vào box, em cũng ..ngố lắm , đọc cái gì cũng thấy khố hiểu, đó là quy luật tất yếu thui, về sau thấy đầu óc sáng lạng ra nhiều .Hơn nữa mọi người trong box TVH rất quan tâm đến thành viên mới
  4. vudinhthanh

    vudinhthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Theo quan niệm của người xưa: " sao Hôm là sao sáng nhất trong bầu trời đêm". Tuy nhiên theo chúng ta đã biết thì sao Hôm, sao Mai và sao Kim cùng là 1 hành tinh với những tên gọi khác nhau. Từ đó xuất hiện 1 thắc mắc là:
    _ Mặt trời, trái đất và sao Kim gần như nằm trên cùng 1 mặt phẳng.
    _ Trái đất là hành tinh thứ 3, sao kim là hành tinh thứ hai tính từ mặt trời.
    => Vào ban đêm chúng ta KHÔNG THỂ quan sát được sao Kim, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng lúc sáng sớm khi mà ánh sáng của mặt trời chưa xoá mờ đi mọi ngôi sao. Phải chăng đã có sự nhầm lẫn nào đó trong quan niệm của người xưa và khoa học thiên văn? Tại sao lại có sự nhầm lẫn đó?
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi của bạn hơi ... vô nghĩa vì không thể thắc mắc về vấn đề ngôn ngữ như thế được, "bầu trời đêm" không có nghĩa nó luôn là ban đêm, hơn nữa thực tế là sao Kim vào một số thời gian rong năm hoàn toàn có thể thấy từ 3h sáng, có nghĩa là ... vẫn là trời đêm
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thế bạn có biết vì sao lại có tên là SAO HÔM và SAO MAI không ? nằm trên gần như cùng một mặt phẳng nhưng đâu có nghĩa là thẵng hàng. đúng là có những lúc không thấy được sao KIM khi nó gần MT khi nhìn từ Trái Đất. nhưng khi ở góc ly giác khá xa so với MT. có thể nhìn thấy sao KIM ở khoảng 7-8h tối(SAO HÔM) hay 4-5h sáng(SAO MAI)
    Vào lúc này và đến khoảng cuối tháng 6 là rõ nhất khi MT đã lặn bạn thử nhìn về huớng Tây xem có thấy sao HÔM không nhé
  7. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    các bác này, em hỏi 1 tí nhé. Vào các buổi chiều ấy mà, tầm khoảng gần đến 19h, ở hướng tây lên cao khoảng 10 độ ( khoảng 1 gang tay ) có 1 ngôi sao sáng cực, sáng lắm nhé. Các bác có biết đó là ngôi sao gì không vậy
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ah ! đích thị nó là Venus rồi. 26/6 sắp tới đây Sao Kim và Sao Thuỷ sẽ giao hội, Sao Thổ sẽ kề bên. Đó là 1 hiện tượng rất hiếm gặp các bác nhớ xem nhé. Thông tin sẽ thông báo kĩ sau
  9. emyeunhungvisao

    emyeunhungvisao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề này thì em có được biết là người ta giải thích lí do ta có thể thấy Kim tinh vào "đêm" dù quỹ đạo của nó nằm phía trong Trái Đất là vì:
    Thực ra dù các hành tinh trong hệ MT gần như nằm trên một mặt phẳng nhưng nhìn từ TĐ , Kim tinh luôn xê dịch trong phạm vi không vượt quá một góc 48 độ ở phía đông và phía tây Mtrời.Theo sự tính toán của các nhà TVH thì khoảng cách giữa hành tinh và Mtrời cứ cách nhau 15độ thì mọc hay lặn đều hơn kém nhau môt giờ .Vì vậy, Venusluôn mọc sớm hơn và lặn trễ hơn MTrời khoảng 3 tiếng trở lại , nên vào sau hoàng hôn(sao Hôm) hay trước bình minh(sao Mai) ta có thể nhìn thấy nó.
    có cái ảnh minh hoạ cho vị trí của Mtrời , veus và TĐ nhưng mà up lên mãi không được , mong mọi người thông cảm
    to anh Fairy: anh có thể đưa thông tin chi tiết về bài viết trên được không , hồi hộp quá
    Được emyeunhungvisao sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 30/05/2005
  10. tuntunmeo68

    tuntunmeo68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.640
    Đã được thích:
    0
    hì hì, hi mọi người trong clb TVH !
    tuntun là newcomer nè !
    tun muốn đọc để biết về TVH chứ không phải là nghiên cứu chi đâu !! Chỉ cần kiến thức cơ bản thôi.. vậy nhưng ko biết quyển sách nào nói tương đối đầy đủ cả .. !!
    mọi người giúp đỡ với !!
    à, mà có quyển " Thiên văn học đại cương" không ý nhỉ ?! Và trường ĐH nào dạy môn thiên văn học nhỉ ?! - ĐHQG à ?! .. khoa ý tên gì nhỉ?!

Chia sẻ trang này